Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bình ngân...

Tài liệu Phân tích tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bình ngân

.PDF
119
347
149

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ HOÀNG ÁNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG BÌNH NGÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hà Nội - Năm 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- ĐẶNG THỊ HOÀNG ÁNH PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG BÌNH NGÂN Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Vân Anh Hà Nội - Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn: Tôi – Đặng Thị Hoàng Ánh, xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn, cụ thể là những phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân, cùng những giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty này là do tôi tự nghiên cứu và thực hiện, không sao chép nội dung của công trình nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo để thực hiện luận văn đều đƣợc trích dẫn nguồn gốc đầy đủ và rõ ràng. Hà Nội, tháng 11 năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN ĐẶNG THỊ HOÀNG ÁNH LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô, Giảng viên Trƣờng Đại học kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và hƣớng dẫn cho tôi nhiều kiến thức bổ ích trong suốt thời gian tham gia lớp cao học Tài chính – Ngân hàng Khóa 22 đƣợc tổ chức tại Hà Nội 2013-2015. Đặc biệt, Tôi xin trân trọng cảm ơn Cô giáo - TS. Trần Thị Vân Anh, ngƣời đã nhiệt tình hƣớng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn này. Ngoài ra, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc tới Ban Lãnh đạo và các anh chị cán bộ nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân đã hỗ trợ tài liệu và thông tin cho tôi thực hiện luận văn này. TÓM TẮT LUẬN VĂN Tên luận văn: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân Tác giả: Đặng Thị Hoàng Ánh Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Bảo vệ năm: 2016 Giáo viên hƣớng dẫn: TS. Trần Thị Vân Anh Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Hệ thống các nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài nghiên cứu và các vấn đề lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân giai đoạn 2013-2015, từ đó chỉ ra thành tựu cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân trong thời gian tới. Những đóng góp mới của luận văn: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp . Trình bày đƣợc hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu nhằm đánh giá quy mô, kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, hiệu suất hoạt động của DN. - Trên cơ sở lý luận đã trình bày, tác giả phân tích tổng quan thực trạng tài chính của Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân trong giai đoạn 3 năm gần đây 2013-2015. - Thực hiện đánh giá và so sánh vị thế của công ty với đơn vị khác cùng ngành để đƣa ra điểm mạnh và điểm yếu về hoạt động tài chính của công ty. Trên cở sở đó và chính sách chiến lƣợc của công ty trong thời gian tới, tác giả dự báo tài chính của công ty trong giai đoạn 2016 – 2017. - Đƣa ra các giải pháp thiết thực nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty nhƣ tăng cƣờng quản lý khoản phải thu, quản lý hàng tồn kho hợp lý, nâng cao khả năng thanh toán tức thời, huy động cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................................. i DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................... iii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1 .................................................................................................................... 4 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ........................................................................... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................................. 4 1.1.1. Một số công trình tiêu biểu ................................................................................... 4 1.1.2. Kết luận về khoảng trống cần nghiên cứu............................................................. 8 1.2. Khái quát chung về phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................... 10 1.2.1. Khái niệm ............................................................................................................ 10 1.2.2. Mục tiêu .............................................................................................................. 11 1.2.3. Nhiệm vụ ............................................................................................................. 13 1.3. Quy trình và phƣơng pháp phân tích tài chính ....................................................... 14 1.3.1. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích ......................................................................... 14 1.3.2. Quy trình phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................................... 18 1.3.3. Phƣơng pháp phân tích tài chính ......................................................................... 19 1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................................... 19 1.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính ................................................................................. 19 1.4.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán .......................................... 23 1.4.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................................................ 28 1.4.4. Phân tích rủi ro tài chính ..................................................................................... 32 1.5. Dự báo tài chính ..................................................................................................... 34 1.5.1. Khái niệm, mục đích và quy trình dự báo tài chính ............................................ 34 1.5.2. Nội dung dự báo tài chính ................................................................................... 35 CHƢƠNG 2 .................................................................................................................. 40 PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ....................................................... 40 2.1. Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu ................................................................... 40 2.1.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 40 2.1.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu ................................................................................... 41 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 42 2.2.1. Phƣơng pháp so sánh........................................................................................... 42 2.2.2. Phƣơng pháp tỷ lệ ............................................................................................... 43 2.2.3. Phƣơng pháp phân tích Dupont........................................................................... 44 2.3. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................................ 46 CHƢƠNG 3 .................................................................................................................. 49 THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG BÌNH NGÂN ................................................................................... 49 3.1. Tổng quan Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân................. 49 3.1.1. Giới thiệu chung .................................................................................................. 49 3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty ................................................................................. 50 3.2. Phân tích tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân .... 53 3.2.1. Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp .................................................... 53 3.2.2. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán .......................................... 62 3.2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh ............................................................................ 69 3.2.4. Phân tích rủi ro tài chính ..................................................................................... 76 3.3. Đánh giá chung về tình hình tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân ............................................................................................................ 78 3.3.1. Các kết quả đạt đƣợc ........................................................................................... 78 3.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân................................................................. 79 3.4. Dự báo tài chính Công ty CP XNK và XD Bình Ngân ......................................... 81 3.4.1. Dự báo doanh thu bình quân giai đoạn 2016-2017 ............................................. 81 3.4.2. Dự báo báo cáo tài chính ..................................................................................... 85 CHƢƠNG 4 .................................................................................................................. 88 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ XÂY DỰNG BÌNH NGÂN ................................... 88 4.1. Định hƣớng phát triển của công ty trong thời gian tới ........................................... 88 4.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty................................................ 90 4.2.1. Tăng cƣờng quản lý khoản phải thu .................................................................... 90 4.2.2. Quản lý hàng tồn kho hợp lý ............................................................................... 92 4.2.3. Nâng cao khả năng thanh toán tức thời ............................................................... 94 4.2.4. Huy động cơ cấu vốn hợp lý ............................................................................... 95 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 98 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 DT Doanh thu 3 LN Lợi nhuận 4 TS Tài sản 5 VCSH Vốn chủ sở hữu i DANH MỤC BẢNG STT Bảng Nội dung Trang 1 Bảng 3.1 Phân tích tình hình biến động tài sản 48 2 Bảng 3.2 Phân tích tình hình biến động nguồn vốn 53 3 Bảng 3.3 Phân tích tình hình công nợ 57 4 Bảng 3.4 Phân tích khả năng thanh toán 59 5 Bảng 3.5 6 Bảng 3.6 Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 63 7 Bảng 3.7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 65 8 Bảng 3.8 Ảnh hƣởng của các nhân tố tới ROE 66 9 Bảng 3.9 Phân tích hiệu quả quản lý chi phí 67 10 Bảng 3.10 11 Bảng 3.11 Phân tích rủi ro tài chính 71 12 Bảng 3.12 Tốc độ tăng trƣởng doanh thu giai đoạn trƣớc 75 13 Bảng 3.13 Báo cáo kết quả kinh doanh dự báo 80 14 Bảng 3.14 Bảng cân đối kế toán dự báo 81 So sánh khả năng thanh toán Công ty CP XNK và XD Bình Ngân với các công ty trong ngành So sánh ROA, ROE của Công ty CP XNK và XD Bình Ngân với các công ty trong ngành ii 61 69 DANH MỤC HÌNH STT Hình 1 Hình 3.1 Nội dung Sơ đồ tổ chức công ty Trang 45 Cơ cấu tài sản của Công ty CP XNK và 2 Hình 3.2 XD Bình Ngân và các công ty cùng ngành 51 tại 31/12/2015 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty CP XNK 3 Hình 3.3 và XD Bình Ngân và các công ty cùng 55 ngành tại 31/12/2015 4 Hình 3.4 Khả năng thanh toán giai đoạn 2013-2015 60 Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty 5 Hình 3.5 CP XNK và XD Bình Ngân với các công 62 ty trong ngành năm 2015 Chỉ tiêu ROA của Công ty CP XNK và XD 6 Hình 3.6 Bình Ngân với các công ty trong ngành năm 2015 iii 70 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Hệ thống các doanh nghiệp có sự thay đổi lớn, nhất là sự lớn mạnh và phát triển không ngừng của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, trong quá trình đó, các doanh nghiệp cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Môi trƣờng cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, mất khả năng thanh khoản và trả nợ ngân hàng. Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp cần phải chủ động hoạch định hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và tình hình tài chính nói riêng. Phân tích tài chính có vai trò hết sức quan trọng trong việc đánh giá chính xác tình hình doanh nghiệp. Việc phân tích tài chính thƣờng xuyên cho phép doanh nghiệp đánh giá khái quát và toàn diện các mặt hoạt động của mình, thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu và tiềm năng phát triển trong tƣơng lai. Đây chính là cơ sở giúp nhà quản trị doanh nghiệp đƣa ra các dự báo và các quyết định tài chính thích hợp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý kinh tế, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù việc phân tích tài chính có vai trò rất quan trọng nhƣng hiện nay giống nhƣ nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác ở Việt Nam, Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân chƣa thực sự chú trọng và quan tâm đúng mức đến hoạt động này. Ban lãnh đạo công ty mới chỉ coi phân tích tài chính nhƣ một bộ phận nhỏ trong công tác tài chính - kế toán; mới chủ yếu dừng lại ở mức phân tích đơn giản về diễn biến tài sản, nguồn vốn và lợi nhuận. Việc phân tích tài chính cũng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và đầy đủ; đội ngũ cán bộ kế toán còn thiếu, hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên việc phân tích tài chính chƣa thực sự chuyên sâu. Các thông tin đƣa ra chỉ khái quát, sơ lƣợc, thiếu sự gắn kết liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích trong việc tìm ra bản chất của vấn đề và phƣơng hƣớng giải quyết. Do 1 vậy, kết quả phân tích tài chính chƣa trở thành nguồn thông tin hữu ích giúp ban lãnh đạo trong việc ra các quyết định tài chính, kinh doanh. Hơn nữa, do hoạt động trong lĩnh vực đặc thù về xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị công nghiệp nên vấn đề quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng của công ty cũng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Ngoài các yếu tố tác động trong nƣớc, công ty còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố nƣớc ngoài nhƣ biến động của thị trƣờng quốc tế, tỷ giá, chính sách thuế xuất nhập khẩu… Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá hoạt động tài chính của công ty là hết sức cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế trong nƣớc có diễn biến thay đổi khó lƣờng trong thời gian qua. Hiện nay có rất nhiều đề tài về phân tích tài chính nhƣng với Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân chƣa có một công trình nghiên cứu nào về vấn đề nêu trên. Xuất phát từ thực trạng đó và nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của phân tích tài chính trong các doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ sự cần thiết phải phân tích tài chính tại Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân nói riêng, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Câu hỏi nghiên cứu:  Tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân giai đoạn 2013-2015 nhƣ thế nào?  Thành tựu và hạn chế về mặt tài chính của công ty là gì?  Để cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân cần phải làm gì? 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục đích: dựa trên phân tích thực trạng về tình hình tài chính, đề xuất các giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân. 2  Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống các vấn đề lý thuyết về phân tích tài chính doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân giai đoạn 2013-2015, từ đó chỉ ra thành tựu cũng nhƣ hạn chế và nguyên nhân. - Đề xuất giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu  Đối tƣợng nghiên cứu: tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân.  Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu số liệu giai đoạn 2013-2015 tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân trong mối tƣơng quan so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành hoặc trung bình ngành. 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm những chƣơng sau: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp Chƣơng 2. Phƣơng pháp và thiết kế nghiên cứu Chƣơng 3. Thực trạng tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân Chƣơng 4. Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân 3 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Phân tích tài chính có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng không chỉ cho các đối tƣợng bên trong doanh nghiệp mà còn cả các đối tƣợng bên ngoài doanh nghiệp. Nhận thức đƣợc vai trò và ý nghĩa thực tế đó đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của một số tác giả viết về hoạt động này. Mỗi công trình nghiên cứu đều mang những nét đặc trƣng riêng và có tính khả thi cao. Đó có thể là những nghiên cứu lý luận, cũng có thể là những nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn doanh nghiệp. 1.1.1. Một số công trình tiêu biểu - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích tài chính của Công ty Cổ phần Xây dựng Tasco” của tác giả Trần Ngọc Vân (2014), Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở kế thừa cơ sở lý luận của các nghiên cứu đi trƣớc và bổ sung thêm phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tình hình tài chính thông qua mô hình 5 áp lực (Porter’s Five Force), tác giả đã làm rõ thực trạng tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Tasco trong khoảng thời gian từ năm 2010-2013. Cụ thể, tác giả đi sâu vào phân tích tình hình nguồn vốn, tài sản, doanh thu, chi phí, dòng tiền cùng các nhóm chỉ tiêu tài chính về khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, khả năng sinh lời, đòn bẩy tài chính. Trên cơ sở đó, tác giả đã đƣa ra những điểm mạnh, điểm yếu và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính Công ty Cổ phần Xây dựng Tasco nhƣ cải thiện quản lý tài sản, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, hoàn thiện bộ máy tài chính, nâng cao trình độ cán bộ kế toán... Tuy nhiên luận văn này chƣa làm rõ nội dung về đánh giá rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. 4 - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần PVI” của tác giả Hồ Thị Khánh Vân (2013), Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đi sâu nghiên cứu hệ thống số liệu và báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần PVI trong khoảng thời gian từ năm 2010-2012. Phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu là phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp tỷ lệ với hệ thống sơ đồ, bảng biểu, số liệu và các chỉ số tài chính để thể hiện các nội dung lý luận và thực tiễn. Cụ thể, tác giả tập trung phân tích các chỉ tiêu về biến động tài sản, nguồn vốn, các chỉ tiêu về khả năng thanh toán, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ ROA, ROE để đƣa ra đánh giá về mặt tích cực và hạn chế trong tình hình tài chính của Công ty cổ phần PVI. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên luận văn này chƣa thực hiện đƣợc các nội dung về phân tích dòng tiền, về dự báo tốc độ tăng trƣởng. - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Kinh Đô” của tác giả Vũ Thị Bích Hà (2013), Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã khái quát đƣợc những vấn đề lý luận liên quan đến phân tích tài chính doanh nghiệp, bao gồm: khái niệm, vai trò phân tích tài chính doanh nghiệp, các tiêu chí đánh giá tình hình tài chính tại doanh nghiệp, các nguyên tắc cơ bản về quản lý tài sản nguồn vốn tại doanh nghiệp. Tác giả vận dụng các phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân tích tổng hợp để đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty Cổ phần Kinh Đô trong giai đoạn 2009-2011. Những hạn chế về quản lý tài sản, nguồn vốn, hàng tồn kho kém hiệu quả, quy trình quản lý chƣa hợp lý, hệ thống giám sát rủi ro tài chính chƣa toàn diện, trình độ của cán bộ kế toán tài chính chƣa cao... đã đƣợc tác giả đề xuất giải quyết thông qua các giải pháp nhƣ tăng 5 doanh thu, giảm chi phí, cải thiện công tác xử lý khoản phải thu, nâng cao trình độ của nhân viên tài chính kế toán. - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt” của tác giả Đào Thị Bằng (2013), Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã đi vào nghiên cứu chất lƣợng phân tích tài chính tại Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt, đặc biệt là công tác phân tích tài chính giai đoạn 2009-2011. Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp và đánh giá đƣợc chất lƣợng phân tích tài chính của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt. Mặt khác, luận văn cũng đã phân tích đƣợc nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng phân tích tài chính, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng phân tích tài chính của Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt trong thời gian tiếp theo. Để có đƣợc những thành công trong nghiên cứu nhƣ vậy, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phƣơng pháp phân tích và tổng hợp với các công cụ thống kê. Tuy nhiên luận văn vẫn còn một số hạn chế nhất định đó là phạm vi nghiên cứu, mặc dù lấy số liệu của 3 năm 2009, 2010, 2011 nhƣng một số chỉ tiêu tài chính chƣa so sánh các năm với nhau để thấy đƣợc xu hƣớng biến động và cũng chƣa tiến hành so sánh với chỉ tiêu tài chính của ngành thực phẩm hoặc các công ty cùng ngành. - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Phân tích tình hình tài chính Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tín Phát” của tác giả Nguyễn Xuân Hoàng (2014), Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trên cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tác giả đã phân tích chi tiết về tình hình tài chính gồm biến động tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận cùng các nhóm hệ số tài chính đặc trƣng (khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số nợ, khả năng sinh lời) của 6 Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại Tín Phát từ năm 2010-2013. Ngoài phƣơng pháp phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh; tác giả còn sử dụng phƣơng pháp phân tích Dupont để làm rõ mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lời và vòng quay tài sản. Từ kết quả phân tích, tác giả chỉ ra những điểm yếu của doanh nghiệp nhƣ lƣợng tiền mặt nhàn rỗi lớn, phải thu khách hàng tăng liên tục qua các năm, hiệu quả quản lý chi phí giảm sút và đƣa ra một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính nhƣ tăng cƣờng kiểm soát chi phí, quản lý hiệu quả các khoản phải thu, phải trả tại Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại Tín Phát. - Luận văn thạc sĩ kinh tế “Hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH Tân Sáng” của tác giả Lê Thị Hồng Quang (2012), Trường ĐH Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp và cụ thể đi vào phân tích, đánh giá thực trạng tài chính tại Công ty TNHH Tân Sáng. Trong luận văn tác giả tập trung phân tích về cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, biến động dòng tiền, tình hình đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; đánh giá khả năng thanh toán, hiệu quả sử dụng tài sản, hệ số nợ, khả năng sinh lợi và chỉ số tăng trƣởng bền vững qua các năm. Trên cơ sở đánh giá về các điểm mạnh và điểm yếu trong tình hình tài chính, tác giả đƣa ra các giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty nhƣ tăng cƣờng khả năng huy động vốn, đẩy mạnh tiêu thụ tạo tăng trƣởng doanh thu, tăng khả năng thu hồi nợ, tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm… Luận văn còn hạn chế khi chƣa so sánh đánh giá khách quan các chỉ tiêu của công ty với các chỉ tiêu trung bình ngành hoặc đối thủ cạnh tranh để thấy thực trạng tài chính Công ty TNHH Tân Sáng là tốt hay xấu so với doanh nghiệp cùng ngành. 7 1.1.2. Kết luận về khoảng trống cần nghiên cứu Nhìn chung, các luận văn nêu trên đều đi vào giải quyết các vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn, đánh giá đƣợc một cách khái quát và toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Sau khi có đƣợc những phân tích, đánh giá này, các luận văn đều đƣa ra đƣợc những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp nghiên cứu. Tuy vậy, các luận văn trên cũng có những điểm riêng biệt sau: - Khác biệt về đối tƣợng nghiên cứu. Cụ thể, luận văn của Trần Ngọc Vân (2014) có đối tƣợng nghiên cứu là Công ty cổ phần Xây dựng Tasco, trong khi hai luận văn của Hồ Thị Khánh Vân (2013) và của Nguyễn Xuân Hoàng (2013) có đối tƣợng nghiên cứu là Công ty Cổ phần PVI và Công ty Cổ phần Đầu tƣ và Thƣơng mại Tín Phát. Riêng hai luận văn của Vũ Thị Bích Hà (2013) và Đào Thị Bằng (2013) đều lựa chọn các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm làm đối tƣợng nghiên cứu, đó là Công ty Cổ phần Kinh Đô và Công ty Cổ phần thực phẩm Đức Việt. - Khác biệt về thời gian nghiên cứu: trong quá trình tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài phân tích tài chính, tác giả đã lựa chọn các luận văn có phạm vi nghiên cứu gần với mặt thời gian nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, trên thực tế ở mỗi giai đoạn có sự khác nhau về tình hình kinh tếxã hội, môi trƣờng kinh doanh, môi trƣờng ngành, các yếu tố tác động… nên ở mỗi doanh nghiệp sẽ có nhiều điểm khác biệt. Hạn chế về phạm vi nghiên cứu khiến các luận văn này giảm giá trị trong bối cảnh kinh tế mới. - Khác biệt về ngành nghề lĩnh vực kinh doanh: các doanh nghiệp đƣợc nghiên cứu có ngành nghề kinh doanh mang tính chất đặc thù nên những khó khăn, thuận lợi mà các doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tài chính sẽ khác nhau. Cụ thể, luận văn của hai tác giả Vũ Thị Bích Hà và Đào Thị Bằng tập trung phân tích tài chính của 8 các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm. Trong khi, luận văn của tác giả Trần Ngọc Vân tập trung vào nghiên cứu doanh nghiệp trong ngành xây dựng; luận văn của tác giả Lê Thị Hồng Quang lại có đối tƣợng nghiên cứu trong ngành thƣơng mại. Có thể thấy đối tƣợng nghiên cứu khác nhau với đặc thù lĩnh vực kinh doanh không giống nhau sẽ dẫn đến định hƣớng phát triển khác biệt, nên sẽ có những cách tiếp cận riêng trong việc phân tích thực trạng hoạt động của từng doanh nghiệp, và từ đó sẽ có các giải pháp phù hợp với những phân tích riêng của từng đối tƣợng doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong quá trình tham khảo những luận văn này, tác giả đã chọn lọc những nội dung phù hợp với doanh nghiệp mình nghiên cứu trong luận văn. Trên thực tế việc phân tích tài chính tại Công ty CP XNK và XD Bình Ngân chƣa đƣợc một công trình nào nghiên cứu. Cùng với đó, công ty mới chỉ coi việc phân tích tài chính thông qua báo cáo tài chính là khâu cuối cùng trong công tác tài chính- kế toán và đƣợc thực hiện khi vay vốn ngân hàng hoặc định kỳ chốt sổ sách kế toán. Phƣơng pháp và các chỉ tiêu phân tích còn sơ sài, chủ yếu tập trung vào chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh doanh. Chính vì vậy, kết quả phân tích chƣa thực sự là công cụ hữu hiệu giúp cho ban lãnh đạo công ty trong việc ra quyết định tài chính, kinh doanh. Hơn nữa, do hoạt động trong lĩnh vực thƣơng mại, xuất nhập khẩu các máy móc, thiết bị làm mát nên vấn đề quản lý nói chung và quản lý tài chính nói riêng cũng có nhiều điểm khác biệt so với các doanh nghiệp khác. Bên cạnh các yếu tố tác động trong nƣớc, công ty còn chịu ảnh hƣởng từ các yếu tố nƣớc ngoài nhƣ biến động của thị trƣờng quốc tế, tỷ giá, chính sách thuế xuất nhập khẩu… Vì vậy, việc nghiên cứu và đánh giá hoạt động tài chính của Công ty CP XNK và XD Bình Ngân là hết sức cần thiết. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan