Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi ...

Tài liệu Phân tích rủi ro lãi suất ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh cần thơ

.PDF
90
485
52

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD NGUYỄN THẾ HUY PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngành Tài Chính – Ngân Hàng Mã ngành: 52340201 Tháng 11 - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QTKD NGUYỄN THẾ HUY MSSV: 4114236 PHÂN TÍCH RỦI RO LÃI SUẤT NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG Mã ngành: 52340201 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THẠCH KEO SA RÁTE Tháng 11 – 2014 LỜI CẢM TẠ Được sự giới thiệu của trường Đại Học Cần Thơ cùng với sự chấp thuận của ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ, qua 3 tháng được thực tập tiếp xúc với thực tiễn tại Ngân hàng cùng với vốn kiến thức lý thuyết tích lũy ở nhà trường qua 4 năm, đã giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình với đề tài: “Phân tích rủi ro lãi suất của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ”. Để hoàn thành được đề tài này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã được sự giúp đỡ tận tình từ các thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và các anh chị ở Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ. Tôi xin gửi đến lời cảm ơn chân thành và lời tri ân sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại Học Cần Thơ, ban lãnh đạo khoa kinh tế & QTKD, cùng tất cả các thầy cô đã tận tình dạy bảo và truyền đạt để tôi có được kiến thức quý báu như ngày hôm nay. Thầy Thạch Keo Sa Ráte đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, giúp đỡ, sửa chữa những sai sót để giúp tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Ban lãnh đạo Ngân hàng Công Thương chi nhánh Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập tại cơ quan. Các anh chị đang công tác tại phòng khách hàng doanh nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo tôi những kinh nghiệm thực tế trong quá trình làm việc. Cuối lời, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô trường ĐHCT, khoa kinh tế QTKD, ban lãnh đạo ngân hàng cùng toàn thể các anh, chị đang làm việc tại phòng, ban của Vietinbank Cần Thơ được dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công mới trong công việc của mình. Tôi xin chân thành cảm ơn. Cần Thơ, ngày….tháng….năm 2014 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thế Huy i TRANG CAM KẾT Tôi xin cam kết luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu của tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận văn cùng cấp nào khác. Cần Thơ, ngày ….. tháng ….. năm 2014 Người thực hiện Nguyễn Thế Huy ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Ngày….tháng….năm 2014 Thủ trưởng đơn vị iii MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG ................................................................1 1.1LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................. 1 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ..................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung ......................................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................2 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................2 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu .............................................................................2 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................3 1.4PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................................................................ 4 1.4.1 Phạm vi không gian ..............................................................................................4 1.4.2 Phạm vi thời gian ..................................................................................................4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 5 2.1PHƯƠNG PHÁP LUẬN............................................................................... 5 2.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất ......................................................................................5 2.1.2 Tính chất rủi ro lãi suất ........................................................................................7 2.1.2.1 Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ ...............................................................7 2.1.2.2 Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư ...............................................................8 2.1.3 Phân loại rủi ro lãi suất ........................................................................................8 2.1.3.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi ...........................................................8 2.1.3.2 Rủi ro thay đổi lãi suất cố định ............................................................9 2.1.4 Những nguyên nhân gây rủi ro lãi suất...........................................................10 2.1.5 Mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất ....................................................................10 2.1.5.1 Khái niệm liên quan trong mô hình .................................................... 13 2.1.6 Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro lãi suất ...........................................................13 2.1.6.1 Hệ số chênh lệch lãi thuần .................................................................13 2.1.6.2 Độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) ...................................................... 13 2.1.6.3 Hệ số rủi ro lãi suất: ........................................................................... 14 2.1.6.4 Hệ số độ lệch ..................................................................................... 14 iv 2.1.7 Dự báo lãi suất thị trường trong ngắn hạn .....................................................15 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH CẦN THƠ (VIETINBANK CẦN THƠ) .................................16 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................................16 3.1 Ngân hàng Công Thương Việt Nam: .................................................................16 3.2 NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH CẦN THƠ.......................17 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển ...................................................................17 3.2.2 Một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh .......................................................18 3.3 BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CẦN THƠ ...18 3.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ........................................................................18 3.3.2 Chức năng các phòng ban: ................................................................................18 3.4. SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG CỦA VIETINBANK CẦN THƠ .........................................................................................20 3.5 ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VIETINBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014 ..........................................................................................................21 3.6 ĐỊNH HƯỚNG TƯƠNG LAI............................................................................26 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................... 27 4.1 PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÀI SẢN NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 2011-2013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2013, 2014....................27 4.1.1 Phân tích Tài sản của Ngân hàng.....................................................................27 4.1.2 Phân tích Nguồn vốn của Ngân hàng..............................................................31 4.1.2.1 Tình hình huy động vốn: .................................................................... 34 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CỦA TÀI SẢN NHẠY CẢM VÀ NGUỒN VỐN NHẠY CẢM VỚI LÃI SUẤT CỦA QUA 3 NĂM 20112013 VÀ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2014.....................................................................37 4.2.1 Phân tích tình hình biến động của Tài sản nhạy cảm với lãi suất..............37 4.2.2 Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất .......42 4.3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ ...............................................................47 4.3.1 Phân tích rủi ro lãi suất theo độ lệch nhạy cảm lãi suất (GAP) .................48 v 4.3.2 Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số nhạy cảm lãi suất (ISR) .......................50 4.3.3 Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số độ lệch nhạy cảm (IS GAP): ..............51 4.3.4 Phân tích rủi ro lãi suất theo hệ số thu nhập lãi cận biên (NIM): ..............52 4.4 DỰ BÁO MỨC THAY ĐỔI LÃI SUẤT ..........................................................64 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁH CẦN THƠ ................................ 69 5.1 NHẬN XÉT NHỮNG MẶT LÀM ĐƯỢC VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT: .....................................................................69 5.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ. ................................................71 5.2.1 Cân đối cơ cấu tài sản và nguồn vốn: .............................................................71 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................... 73 6.1 KẾT LUẬN .............................................................................................................73 6.2 KIẾN NGHỊ ............................................................................................................74 6.2.1 Đối với Ngân hàng Công Thương Việt Nam ................................................74 6.2.2 Đối với Ngân hàng Công Thương Cần Thơ ..................................................74 6.2.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ........................................................75 6.2.2.1 Đẩy mạnh chức năng, hiệu quả kiểm soát, điều tiết............................ 75 6.2.3.2 Định hướng phát triển thị trường tài chính hiệu quả .......................... 76 6.2.4 Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương .............................................76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 78 vi DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ..................................................................... 22 Bảng 4.1: Bảng tổng kết Tài sản của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................................ 28 Bảng 4.2: Bảng tổng kết nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................................. 32 Bảng 4.3: Tình hình nguồn vốn huy động của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014 ............................................................................. 35 Bảng 4.4: Tình hình Tài sản nhạy cảm với lãi suất Ngân hàng qua 3 năm 20112013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................ 38 Bảng 4.5: Dư nợ cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014................................................. 40 Bảng 4.6: Tình hình Nguồn vốn nhạy cảm lãi suất qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 ............................................................................. 44 Bảng 4.7: tình hình độ lệch GAP của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2013, 2014 .................................................................................... 48 Bảng 4.8: Thể hiện tỷ lệ TSNC so với NVNC với lãi suất qua 3 năm 20112013 và trong 6 tháng đầu 201, 2014 ............................................................. 50 Bảng 4.9: Thể hiện hệ số IS GAP tương đối qua 3 năm 2011-2013 và trong 6 tháng đầu năm 2013, 2014. ............................................................................ 51 Bảng 4.10: Thu nhập từ lãi theo lãi suất của ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng 2013, 2014 ................................................................................... 54 Bảng 4.11 Chi phí trả lãi theo lãi suất của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng 2013, 2014 ........................................................................................ 55 Bảng 4.12: Thể hiện hệ số thu nhập lãi cận biên NIM biến động qua 3 năm 2011-2013 và trong 6 tháng 2013, 2014......................................................... 56 Bảng 4.13: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất chưa có sự biến động .................................................................59 Bảng 4.14: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất tăng 1% ...................................................................................... 60 Bảng 4.15: Phân tích Tài sản – Nguồn vốn phân nhóm theo khoản mục nhạy cảm lãi suất không cùng mức độ .................................................................... 62 vii Bảng 4.16: Thu nhập thuần từ tiền lãi của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2014 và 6 tháng đầu năm 2013, 2014 .......................................................................... 63 Bảng 4.17: Dự báo lãi suất đầu ra tại Vietinbank chi nhánh Cần Thơ ............ 66 viii DANH SÁCH HÌNH Trang Bảng 2.1 Kết quả của GAP và sự thay đổi trong lợi nhuận ròng .................... 12 Bảng 2.2 Thể hiện hệ số độ lệch IS GAP ảnh hưởng đến thu nhập ròng ........ 15 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của ngân hàng ............................ 20 Hình 3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm ............... 21 Hình 4.1 Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 ............ 33 Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện sự biến động của các khoản mục .......................... 43 Hình 4.3 Thể hiện sự chênh lệch giữa Tài sản nhạy cảm và ........................... 48 Hình 4.4 Thể hiện quy mô tổng Tài sản nhạy cảm/ Nguồn vốn nhạy cảm ...... 50 ix DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân GAP khe hở nhạy cảm lãi suất LS Lãi suất NCLS Nhạy cảm lãi suất NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại TS Tài sản NV Nguồn vốn NH Ngân hàng TCKT Tổ chức kinh tế TSCĐ Tài sản cố định TSNC Tài sản nhạy cảm NVNC Nguồn vốn nhạy cảm GTCG Giấy tờ có giá ĐVT Đơn vị tính x CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG 1.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thị trường tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh không ít cơ hội dành cho những tổ chức kinh tế biết tính toán và vận dụng những ưu điểm riêng của mình vào thị trường; thì các tổ chức này còn phải đối mặt với những rủi ro tài chính luôn tiềm ẩn có thể gây ra rất nhiều khó khăn trong việc kinh doanh; hơn nữa là phá sản. Trong đó, rủi ro lãi suất là một vấn đề lớn, nổi bật khá nghiêm trọng trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Việc duy trì lãi suất ổn định trong một thời gian dài của ngân hàng Nhà nước đã làm cho các Ngân hàng lơ là công tác đề phòng rủi ro lãi suất. Khi tình hình kinh tế vĩ mô diễn biến bất lợi do lạm phát gia tăng cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ đã đẩy các Ngân hàng vào cuộc khủng hoảng thanh khoản, buộc các Ngân hàng bước vào cuộc đua lãi suất, dẫn đến lãi suất thị trường có nhiều biến động bất thường khó dự đoán. Lãi suất cho vay của Ngân hàng khác với lãi suất của các công cụ trên thị trường tiền tệ; ở chỗ là chúng được đàm phán giữa người vay và Ngân hàng hơn là được quyết định trong thị trường được tổ chức sẵn, vì là kết quả của việc đàm phán cho nên các mức lãi suất của Ngân hàng không đồng nhất. Ở Việt Nam, việc thực hiện cơ chế tự do hóa lãi suất đã làm cho các loại lãi suất thường xuyên thay đổi. Lãi suất là một biến số kinh tế nhạy cảm, tác động của lãi suất đến lãi suất tăng trưởng và lạm phát, sự thay đổi hành vi sản xuất và tiêu dùng của xã hội. Những thay đổi về lãi suất và những dự tính về lãi suất đều tác động đến thu nhập và chi phí của các Ngân hàng. Trong điều kiện mặt bằng lãi suất ổn định thì các Ngân hàng có thể dự kiến được mức lãi suất chênh lệch để duy trì lợi nhuận, nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp hiện nay thì mọi dự kiến có thể bị đảo lộn. Điều nay gây rối cho Ngân hàng vì ảnh hưởng đến kế hoạch kinh doanh, huy động và sử dụng vốn. Vì vậy, quản lý rủi ro lãi suất trở thành vấn đề trọng điểm đối với các nhà quản lý Ngân hàng trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro nhằm tạo điều kiện để Ngân hàng hoạt động an toàn và phát triển. Đặc biệt, đối với Việt Nam là một nước đang phát triển và nền kinh tế đang chuyển đổi thì hệ thống Ngân hàng được đánh giá là hệ thống khá năng động trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với tính chất thời sự và tầm quan trọng như vậy, chúng ta cần phải phân tích cũng như đánh giá rủi ro lãi suất một cách toàn diện, sâu sắc nhằm phát huy tối đa năng lực quản lý lãi suất và hạn chế mức thấp nhất những thiệt hại của nó gây ra cho bản thân Ngân hàng. Trong đó, Ngân hàng Thương mại Cổ 1 phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) được biết đến là một hệ thống Ngân hàng lớn bậc nhất Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng đã không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ và phát triển kỹ thuật – công nghệ. Thế nhưng trong kinh doanh việc gặp rủi ro là điều không thể nào tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro lãi suất. Để giải quyết những rủi ro về lãi suất Ngân hàng đã mắc phải, VietinBank đã làm những gì, kết quả đạt được ra sao, đó là điều chúng ta quan tâm đến. Vì vậy tôi quyết định chọn chủ đề “Phân tích rủi ro lãi suất Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ” làm đề tài nghiên cứu. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài tập trung nghiên cứu về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ nhằm đề ra các giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Phân tích tình hình cơ cấu tài sản và nguồn vốn tại Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Phân tích tình hình biến động của tài sản nhạy cảm và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất tại Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu năm 2014. Phân tích rủi ro lãi suất và các yếu tố ảnh hưởng của rủi ro lãi suất đến Ngân hàng. Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro lãi suất cho Ngân hàng. 1.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp trên các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biểu lãi suất huy động – cho vay của Ngân hàng qua 3 năm 2011-2013 và 6 tháng đầu 2014. Tìm hiểu thông tin từ tạp chí, sách báo, internet, giáo trình về tài chính và nghiệp vụ Ngân hàng có liên quan đến đơn vị thực tập và đề tài nghiên cứu. Tham khảo các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 2 1.3.2 Phương pháp phân tích số liệu - Dùng phương pháp so sánh số tương đối, số tuyệt đối để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro lãi suất của Ngân hàng VietinBank Cần Thơ: + Phương pháp so sánh tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc (hoặc năm trước đó của kỳ phân tích) của chỉ tiêu kinh tế. ∆Y = Y1 - Y0 (1.1) Trong đó: Y1: Chỉ tiêu năm hiện hành thực hiện kỳ phân tích. Y0: Chỉ tiêu năm trước của năm hiện hành. ΔY: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này sử dụng để so sánh các số liệu năm tính với số liệu năm trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục. + Phương pháp so sánh tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc (năm trước kỳ phân tích) của các chỉ tiêu kinh tế. y1 – y0 ΔY = x100 (1.2) y0 Trong đó: Y1: chỉ tiêu năm hiện hành thực hiện kỳ phân tích Y0: chỉ tiêu năm trước của năm hiện hành ΔY: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế Phương pháp này nhận biết tình hình mức độ biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - Dùng phương pháp “Mô hình định giá lại” trong đo lường rủi ro lãi suất: mô hình này yêu cầu phải tiến hành phân tích các kỳ hạn, định giá lại các khoản mục nhạy cảm lãi suất của nguồn vốn và tài sản của Ngân hàng. Tiến hành tính toán khoản chênh lệch giá trị tài sản giữa tài sản có và tài sản nợ nhạy cảm lãi suất (GAP), từ đó xác định mức độ giảm thu nhập (∆NI). Xuất phát từ kết quả tính toán cho thấy được mức độ rủi ro lãi suất của Ngân hàng, nếu cảm thấy rằng mức rủi ro của Ngân hàng là quá lớn nhà quản lý cần phải 3 thực hiện một số điều chỉnh sao cho giá trị của các tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn tiền gửi và vốn nhạy cảm lãi suất. - Dùng phương pháp luận tổng hợp lại các vấn đề rủi ro đã đề cập trên, từ những nguyên nhân đã phân tích để tiến hành đề ra những giải pháp, biện pháp phù hợp với từng thời điểm và tình hình hoạt động của Ngân hàng Vietinbank Cần Thơ, như thực hiện sao cho giá trị của tài sản nhạy cảm lãi suất trở nên phù hợp tới mức tối đa với giá trị vốn hơn, nhằm giảm và hạn chế được những rủi ro về lãi suất cho Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ. 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Phạm vi không gian Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ. 1.4.2 Phạm vi thời gian Đề tài nghiên cứu và sử dụng số liệu qua 3 năm (2011-2013) và 6 tháng đầu năm 2014. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Số liệu, thông tin liên quan đến vấn đề rủi ro lãi suất của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Cần Thơ. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm rủi ro lãi suất Rủi ro lãi suất đối với một Ngân hàng có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan đến một vài sự kiện. Rủi ro lãi suất là rủi mà các chủ thể kinh tế gặp phải khi có biến động lãi suất, tất cả các khoản cho vay và nợ dù với lãi suất cố định hay lãi suất biến động đều có thể gặp rủi ro. Sự thay đổi lãi suất thị trường có thể gây ra tác động mạnh tới thu nhập và chi phí hoạt động của Ngân hàng. Các Ngân hàng và các tổ chức tín dụng là những đơn vị thường dễ gặp rủi ro do kết cấu bán hàng tổng kết tài sản của mình và đặc biệt là trong quan hệ tín dụng vốn và lãi chi được thu về được về sau một thời gian nhất định. VD: lãi suất tăng có thể làm giảm lợi nhuận nếu cơ cấu tài sản và nguồn vốn Ngân hàng tạo điều kiện cho chi phí trả lãi tăng nhanh hơn thu lãi từ đầu tư chứng khoán và cho vay. Nếu Ngân hàng nắm giữ quá nhiều tài sản có lãi suất thả nổi (đặc biệt khoản cho vay) so nguồn vốn lãi suất thả nổi (đặc biệt với lãi suất nhạy cảm và những khoản vay mượn từ thị trường tiền tệ) khi lãi suất giảm sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận Ngân hàng. Trong trường hợp này, thu lãi từ tài sản sẽ giảm nhanh hơn chi phí huy động vốn. Đối với Ngân hàng, rủi ro lãi suất ảnh hưởng đến tình hình của Ngân hàng theo hai cách: Thứ nhất: phân tích bảng cân đối của Ngân hàng: bên tài sản nợ gồm các chứng khoán mà Ngân hàng mua (huy động vốn) và bên tài sản gồm các chứng khoán mà Ngân hàng bán (cho vay đầu tư). Khi lãi suất tăng sẽ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng đối với các chứng khoán bên tài sản nợ và sẽ làm tăng lợi nhuận Ngân hàng đối với chứng khoán bên tài sản có. Do mỗi chứng hoán phản ứng khác nhau đối với biến động lãi suất, nên mức độ biến đổi lợi nhuận của tài sản nợ và tài sản có theo biến động của lãi suất là khác nhau. Vì vậy, Ngân hàng có nguy cơ gặp rủi ro lãi suất. Xem xét bảng cân đối của Ngân hàng: - Bên tài sản gồm tài sản có lãi suất cố định và tài sản có lãi suất thay đổi: + Tài sản có lãi suất cố định là tài sản đem lại thu nhập không đổi cho Ngân hàng mặc dù lãi suất thị trường thay đổi (thường là các chứng khoán có kỳ hạn, các khoản cho vay trung và dài hạn,…). 5 + Tài sản có lãi suất thay đổi là loại tài sản đem lại thu nhâp khi lãi suất thị trường thay đổi (thường là các khoản cho vay ngắn hạn). - Bên nguồn vốn bao gồm nguồn vốn phải trả với lãi suất cố định và nguồn vốn phải trả theo lãi suất thay đổi. Thứ hai: do sự không khớp nhau về thời gian giữa việc sử dụng vốn và huy động nguồn vốn. VD1: Ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cố định - Cho vay 6 tháng với lãi suất cố định - Đi vay 12 tháng với lãi suất cố định Trong trường hợp này, Ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất bởi vì sau 6 tháng Ngân hàng phải tiếp tụ cho vay theo các điều kiện của thị trường. Khi lãi suất giảm lợi nhuận Ngân hàng sẽ giảm, nếu quá sâu có thể dẫn đến lợi nhuận là âm. * Trường hợp khác là Ngân hàng: - Cho vay 12 tháng với lãi suất cố định - Đi vay 6 tháng với lãi suất cố định Đối với trường hợp này, 6 tháng sau lãi suất tăng sẽ làm cho lợi nhuận Ngân hàng giảm. Vậy rủi ro lãi suất của Ngân hàng là chi phí vốn trở nên cao hơn thu nhập từ sử dụng vốn. Do đó, tùy theo cơ cấu bảng cân đối và độ nhạy cảm lãi suất giữa tài sản và nguồn vốn mà lợi nhuận của Ngân hàng có thể thay đổi tùy thuộc vào biến động lãi suất. VD2: Ngân hàng áp dụng lãi suất hỗn hợp: vừa cố định, vừa có biến đổi. - Cho vay với lãi suất thay đổi 6 tháng xem xét lại một lần - Đi vay với lãi suất cố định trong 12 tháng Trong trường hợp này, Ngân hàng sẽ lỗ nếu lãi suất cho vay thay đổi nhỏ hơn so với lãi suất đi vay cố định 12 tháng. Hoạt động Ngân hàng luôn hàm chứa rủi ro. Thông thường, các rủi ro không đứng riêng lẻ một mình mà chúng tiềm tàng trong các mối quan hệ và có tính tương tác lẫn nhau khiến cho việc dự đoán rủi ro càng trở nên khó khăn hơn. Rủi ro lãi suất được xem như một rủi ro và nguy hiểm trong hoạt động quản lý tài sản – nguồn vốn của Ngân hàng bởi vì: + Ngân hàng không thể kiểm soát được mức độ và xu hướng biến động của lãi suất, mặc dù lãi suất là một yếu tố quan trọng bậc nhất đối với hoạt động Ngân hàng. 6 + Khi lãi suất thị trường thay đổi, Ngân hàng nhận thấy rằng những nguồn thu chính từ danh mục cho vay và đầu tư chứng khoán cũng như chi phí đối với tiền gửi và các nguồn vay đều bị tác động. + Ngoài ra, sự thay đổi lãi suất ảnh hưởng đến giá trị thị trường của tài sản và nợ, làm thay đổi giá trị vốn chủ sở hữu của Ngân hàng. + Lãi suất thay đổi sẽ tác động lên toàn bộ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, rủi ro lãi suất liên quan đến nguồn vốn Ngân hàng phụ thuộc vào độ nhạy cảm lãi suất của các tài sản được tài trợ bằng các nguồn vốn (sử dụng nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn 6 tháng để cho vay thời hạn 1 năm, có nghĩa là Ngân hàng có khả năng đương đầu rủi ro lãi suất nếu như lãi suất tiền gửi trên thị trường tăng cao). Mặt khác thì các nguồn vốn khác nhau sẽ có rủi ro lãi suất khác nhau (lãi suất tiền gửi kỳ hạn 4 tháng có tính nhạy cảm lãi suất trong thời hạn 4 tháng v.v..). 2.1.2 Tính chất rủi ro lãi suất Thời hạn mà Ngân hàng huy động được nguồn vốn sẽ quyết định tính chất rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt. + Thời hạn cho vay > thời hạn nguồn vốn tài trợ nó. Ngân hàng lúc này sẽ ở vị thế tái tài trợ. + Thời hạn cho vay < thời hạn nguồn vốn tài trợ nó. Ngân hàng sẽ ở vào vị thế tái đầu tư. 2.1.2.1 Ngân hàng ở vị thế tái tài trợ Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn ngắn hạn và đầu tư có kỳ hạn dài hạn. 0 0 Tài sản nợ nhạy cảm LS 1 Tài sản có 2 Nếu lãi suất huy động vốn của Ngân hàng là 17%/năm và lãi suất cho vay là 20%/năm. Sau năm thứ nhất, ta có chênh lệch từ lãi suất 20% - 17% = 3%. Tuy nhiên lợi nhuận kế tiếp không biết trước là bao nhiêu vì lãi suất thị 7 trường có thể thay đổi từ năm thứ nhất sang năm thứ hai. Nếu lãi suất huy động vốn Ngân hàng lớn hơn 20% ở năm thứ 2, lúc này Ngân hàng đang đối mặt với rủi ro lãi suất. 2.1.2.2 Ngân hàng ở vị thế tái đầu tư 0 Tài sản nợ Tài sản có Nhạy Cảm LS 2 1 Trường hợp ngược lại, Ngân hàng huy động vốn có kỳ hạn dài và đầu tư có kỳ hạn ngắn. Huy động lãi suất 17% kỳ hạn 2 năm và đầu tư kỳ hạn 1 năm lãi suất 20%. Tương tự, sau năm thứ nhất Ngân hàng thu về lợi nhuận 20% - 17% = 3%. Sau năm thứ nhất tài sản có đến hạn và Ngân hàng sẽ tái đầu tư lúc này Ngân hàng phải đối mặt với rủi ro nếu lãi suất đầu tư năm thứ 2 giảm còn 15% (15% - 17% = -2% là khoảng lãi suất lỗ mà Ngân hàng phải gánh chịu). Tóm lại: nếu Ngân hàng duy trì tài sản có có kỳ hạn dài hơn so với tài sản nợ thì Ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về lãi suất trong việc tái tài trợ đối với tài sản nợ. Rủi ro trở nên nghiêm trọng hơn nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trên mức đầu tư tín dụng ngắn hạn. Ngược lại, Ngân hàng gặp phải rủi ro về lãi suất tái đầu tư trong trường hợp tài sản có có kỳ hạn ngắn hơn so với tài sản nợ. Như vậy, Ngân hàng sẽ chịu rủi ro về lãi suất khi duy trì cơ cấu tài sản nợ và tài sản có với những kỳ hạn không cân xứng với nhau. 2.1.3 Phân loại rủi ro lãi suất Hoạt động Ngân hàng, lãi suất của các sản phẩm Ngân hàng được chia theo hai loại lãi suất là lãi suất cố định và lãi suất biến đổi. Vì thế, việc phân loại quản lý rủi ro biến động lãi suất cũng được thực hiện phân thành hai loại: rủi ro thay đổi lãi suất cố định và rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi. 2.1.3.1 Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi Rủi ro thay đổi lãi suất biến đổi sẽ xảy ra khi lãi suất của các khoản mục trong tài sản và lãi suất của các khoản mục trong nguồn vốn không thể thay đổi đồng thời về thời điểm và đồng nhất về mức thay đổi theo sự thay đổi của 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng