Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường đại học cần thơ...

Tài liệu Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường đại học cần thơ

.DOC
23
11084
155

Mô tả:

Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Chương 1. MỞ ĐẦU I.Lý do chọn đề tài Hình ảnh những sinh viên vừa đi học vừa đi làm thêm đã trở nên quá phổ biến trong xã hội. Việc làm thêm không những giúp sinh viên có thêm khoản thu nhập để trang trải việc học tập mà còn giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xát thực tế, tạo quan hệ, chứng tỏ được khả năng và bản lĩnh của mình trước doanh nghiệp. Rất nhiều bạn trẻ hiện nay, không còn coi mục đích quan trọng nhất của làm thêm là vì thu nhập nữa. Học bốn năm đại học nhưng đa số những kiến thức được học trong trường đều là lý thuyết không có nhiều thực hành, nên “kinh nghiệm” đối với một sinh viên ra trường rất quý báu. Ngoài kinh nghiệm làm việc, các bạn ấy còn nhận được những kinh nghiệm thực sự đáng giá trong cuộc sống: kinh nghiệm ứng xử, giao tiếp, quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp với nhân viên. Được va vấp và trưởng thành hơn. Suy nghĩ khác về công việc sau này và những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống đã khiến họ có sự chọn lựa công việc làm thêm kỹ càng hơn. Tuy nhiên, khi lựa chọn những công việc làm thêm để có kinh nghiệm, các bạn trẻ cũng thường quan tâm chú ý đến những công việc liên quan đến ngành học của mình, để mình có nơi thực hành những cái đang học. Thế nhưng thực trạng hiện nay là năng lực tự tìm việc làm của đa số sinh viên còn hạn chế, ít sử dụng kênh thông tin qua báo chí, Internet. Ngoài ra sinh viên cũng nhận được rất ít sự hỗ trợ từ các tổ chức Đoàn, Hội, các trung tâm hỗ trợ sinh viên của trường hoạt động không hiệu quả về mảng này. Vì vậy đề tài “Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ” là thật sự cần thiết để giúp các sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp với khả năng và ngành học của mình. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 1 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu chung Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường đại học Cần Thơ nhằm đưa ra những giải pháp giúp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp hơn. 2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích nhu cầu làm thêm của sinh viên. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm. - Đề ra giải pháp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp. III. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp thu thập số liệu 1.1 Số liệu thứ cấp Thu thập số liệu thứ cấp từ sách, báo, internet và một số nguồn khác. 1.2 Số liệu sơ cấp Được thu thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 50 mẫu thông qua bảng câu hỏi. - Đối tượng nghiên cứu: sinh viên trường Đại học Cần Thơ - Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu phi xác suất (chọn mẫu thuận tiện). - Cỡ mẫu: 50 mẫu - Bảng câu hỏi gồm 4 phần: Phần giới thiêu Phần sàng lọc Phần nội dung Phần phân loại 2. Phương pháp phân tích số liệu 2.1 Phương pháp thống kê mô tả để phân tích số liệu sơ cấp. - Tính tần số - Tính điểm trung bình GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 2 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ 2.2 Kiểm định chi bình phương để kiểm định mối quan hệ giữa các nhân tố. 2.3 Kiểm định ANOVA để kiểm định những sinh viên khác nhau có nhu cầu đi làm thêm không khác khau. 2.4 Phân tích bảng chéo về nhu cầu đi làm thêm của sinh viên với giới tính để xác định mức độ ảnh hưởng của giới tính với nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. IV.Câu hỏi nghiên cứu - Sinh viên có nhu cầu đi làm thêm hay không? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên? - Làm thế nào để giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp? V. Các giả thuyết - Sinh viên khác nhau thì có nhu cầu đi làm thêm không khác nhau. - Các yếu tố khác nhau thì ảnh hưởng không khác nhau đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. - Sinh viên khác nhau thì chịu ảnh hưởng không khác nhau đến nhu cầu đi làm thêm. VI.Lược khảo tài liệu 1. Lý thuyết Nhu cầu: Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 3 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ 2. Nghiên cứu khoa học đã thực hiện Nhóm sinh viên ĐH Bách Khoa TP.HCM (2004), “Cuộc điều tra về tình hình đi làm thêm của sinh viên tại TP.HCM”. Đề tài này được thực hiện trên 200 mẫu, trong đó bao gồm những sinh viên không đi làm thêm.  Kết quả nghiên cứu - Yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc chọn việc làm thêm là thu nhập. - Yếu tố thứ hai là thời gian có phù hợp với lịch học tại trường hay không. - Loại công việc được ưa chuộng nhất là dạy kèm cho học sinh các khối lớp chiếm 41,5%. - Loại công việc được ưa chuộng kế đến là việc tiếp thị sản phẩm cho các doanh nghiệp chiếm 22%. Trong đó, 62% sinh viên tìm được việc thông qua sự giới thiệu của người thân, bạn bè; 14% qua các trung tâm giới thiệu việc làm có tính phí trên thị trường và 5,1% tìm việc qua các phương tiện truyền thông. Trần Văn Mẫn và Trần Kim Dung, “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên tốt nghiệp”. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô hình phương trình cấu trúc, dựa trên mẫu khảo sát với 360 sinh viên quản trị kinh doanh chuẩn bị tốt nghiệp.  Kết quả nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định chọn nơi làm việc của sinh viên: việc làm, thông tin và thủ tục thoáng, tình cảm quê hương, chính sách ưu đãi, vị trí và môi trường, con người, điều kiện giải trí, chi phí sinh hoạt rẻ. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 4 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ VII. Mô hình nghiên cứu BỘ SỐ LIỆU Thống kê mô tả Xác định thông tin chung của sinh viên Xác định nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Kiểm định t-test hoặc ANOVA hoặc chi-square Nhu cầu của sinh viên khác nhau thì giống nhau Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên Kiểm định ANOVA Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên Giải pháp GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 5 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học Cần Thơ 1. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên 1.1. Tình hình làm thêm của sinh viên Bảng 1.1 Thực trạng đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học Cần Thơ Thực trạng Có Không Tổng Tần số Tỷ lệ (%) 19 38 31 62 50 100 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 Biểu đồ 1.1. Thực trạng đi làm thêm của sinh viên Số lượng sinh viên đang làm thêm chiếm 38% trong tổng thể, tỷ lệ này thấp là do nhiều nhân tố tác động. Trong đó chủ yếu là không sắp xếp được thời gian chiếm 76% tổng số câu trả lời nguyên nhân là do phải dành thời gian cho việc học trên lớp và học thêm các bằng ngoại ngữ, tin học… kế đến là không chịu được áp lực của việc vừa học vừa làm chiếm 42%. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 6 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ 1.2. Thực trạng theo từng khóa học Bảng 1.2 Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên theo từng khóa học Khóa Tần số Tỷ lệ (%) 33 6 12 34 25 50 35 19 38 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ phần trăm sinh viên có nhu cầu đi làm thêm phân theo khóa Theo biểu đồ ta thấy tỷ lệ sinh viên khóa 34 có nhu cầu đi làm thêm là 50% chiếm tỷ trọng cao nhất, kế đến là khóa 35 chiếm 38%, ít nhất là khóa 33 chiếm 12%. Sinh viên khóa 33 ít có thời gian rãnh hơn khóa 34 và 35 nên nhu cầu đi làm thêm ít. Sinh viên khóa 35 còn mới mẻ với phương pháp học mới, môi trường học tập… bên cạnh đó thời khóa biểu của sinh viên khóa 35 là do trường sắp nên không chủ động được về thời gian vì vậy nhu cầu đi làm thêm chỉ chiếm 38%. Riêng sinh viên khóa 34 do đã quen với cách học ở môi trường đại học và tự sắp thời khóa biểu nên có thể chủ động được thời gian nên nhu cầu đi làm thêm chiếm tỷ trọng cao nhất. 1.3. Thực trạng theo khoa GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 7 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Bảng 1.3 Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên phân theo khoa Khoa Tần số Tỷ lệ (%) Kinh Tế 21 42 Sư Phạm 11 22 Công Nghệ 9 18 Nông 3 6 nghiệp Khác 6 12 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ sinh viên có nhu cầu đi làm thêm phân theo khoa Do chọn mẫu thuận tiện nên phần lớn đối tượng nghiên cứu là sinh viên thuộc khoa Kinh Tế - QTKD chiếm 42 %, khoa Sư phạm chiếm 22%, khoa Công nghệ chiếm 18%, khoa Nông nghiệp chiếm 6%, các khoa khác chiếm 12% . Đối tượng nghiên cứu đến từ nhiều khoa và nhiều khóa khác nhau nên có thể đánh giá một cách tổng quan về nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ. 1.4. Kênh tìm việc GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 8 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Bảng 1.4 Kênh tìm việc Kênh tìm việc Tần số Tỉ lệ (%) Người quen 31 62 Thông báo tuyển dụng 29 58 Internet 19 38 Trung tâm giới thiệu việc làm 19 38 Khác 1 2 Tổng 99 198* Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 (*) vì là câu hỏi nhiều lựa chọn nên tổng > 100%. Phần lớn sinh viên tìm việc thông qua người quen chiếm 62% và trên các thông báo tuyển dụng 58%, các kênh khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Chưa sử dụng triệt để các phương tiện như internet hay trung tâm giới thiệu việc làm. 1.5. Những khó khăn Bảng 1.5 Những khó khăn gặp phải khi tìm việc Khó khăn Tần số Tỷ lệ Thiếu thông tin Không sắp xếp được thời gian Không có phương tiện Không chịu được áp lực vừa học vừa 19 38 20 21 làm Tổng (%) 38 76 40 42 98 196* Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 (*) vì là câu hỏi nhiều lựa chọn nên tổng > 100%. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 9 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Biểu đồ 1.4. Khó khăn gặp phải khi tìm việc làm thêm Trong quá trình đi tìm việc sinh viên gặp nhiều khó khăn nhưng ảnh hưởng nhiều nhất là không sắp xếp được thời gian. Ngoài giờ học trên lớp sinh viên còn phải dành thời gian để tự học, đi học nhóm hay tham gia vào các hoạt động cùa trường nên quỹ thời gian rãnh không nhiều. Bên cạnh đó áp lực của việc vừa học vừa làm cũng là một khó khăn cho sinh viên. 2. Nhu cầu đi làm thêm của sinh viên 2.1. Phân tích bảng chéo Bảng 1.6 Phân tích bảng chéo về nhu cầu đi làm thêm của sinh viên với giới tính Chỉ tiêu Có đi làm % theo hàng % theo cột Không đi làm % theo hàng % theo cột Tổng Theo cột Nam 7 36,8 38,9 Nữ 12 63,2 37,5 Tổng theo hàng 19 100 38 11 35,5 61,1 20 64,5 62,5 31 100 62 18 36 32 64 50 100 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 10 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Biểu đồ 1.5.So sánh nhu cầu đi làm thêm của sinh viên giữa nam và nữ Trong 19 người đi làm trong đó có 7 là nam chiếm 36,8 %, 12 nữ chiếm 63,2%. Trong 31 người không đi làm có 11 người là nam chiếm tỷ lệ 35,5%, có 20 nữ chiếm tỷ lệ 64,5 %. 2.2. Loại hình công việc ưa thích Bảng 1.7 Công việc ưa thích Công việc Tần số 16 6 2 24 2 50 Phát tờ rơi Phục vụ Bán hàng Khác Tổng Tỷ lệ (%) 32 12 4 48 4 100 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 11 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Biểu đồ 1.6. Tỷ lệ các công việc được sinh viên chọn khi tìm việc làm thêm Có nhiều công việc làm thêm cho sinh viên nhưng bán hàng là công việc được sinh viên thích nhất chiếm 48% tổng số câu trả lời. Bán hàng giúp sinh viên có kinh nghiệm cọ xác thực tế, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với nhiều người,… II. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu làm thêm của sinh viên 1. Mục đích của làm thêm Bảng 1.8 Mục đích của đi làm thêm của sinh viên trường Đại Học Cần Thơ Mục đích Tần số Tỷ lệ Kiếm thêm thu nhập 31 Học hỏi kinh nghiệm 30 Khác 2 Tổng 63 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 (%) 62 60 4 126* (*) vì là câu hỏi nhiều lựa chọn nên tổng > 100%. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 12 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Biểu đồ 1.7. Mục đích đi làm thêm của sinh viên Thông qua bảng số liệu cho ta thấy có đến 62% sinh viên đi làm thêm là để kiếm thêm thu nhập, 61% là để học hỏi kinh nghiệm. Tỷ lệ này cho thấy phần lớn sinh viên Đại Học cần Thơ đều có nhu cầu làm thêm để nâng cao sự hiểu biết và rèn luyện khả nưng tự lập cho bản thân. 2. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu làm thêm của sinh viên Ý nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 – 1) / 5 = 0.8 Giá trị trung bình Ý nghĩa 1.00 - 1.80 (E) Rất không ảnh hưởng 1.81 - 2.60 (D) Không ảnh hưởng 2.61 - 3.40 (C) Trung bình 3.41 - 4.20 (B) Ảnh hưởng 4.21 - 5.00 (A) Rất ảnh hưởng GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 13 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Bảng 1.9 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến nhu cầu làm thêm của sinh viên Chỉ tiêu Các Tần số Điểm trung bình Mức độ ảnh hưởng Lương 50 3.68 Ảnh hưởng Thời gian 50 3.88 Ảnh hưởng Sở thích 49 3.16 Trung bình Tính chất công việc 46 3.41 Ảnh hưởng Nhân tố Khác 10 2.4 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 Không ảnh hưởng Qua kết quả phân tích số liệu cho thấy : - Lương, thời gian, tính chất công việc ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. - Sở thích thì có mức ảnh hưởng trung bình đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. - Các yếu tố khác thì không ảnh hưởng đến nhu cầu đi làm thêm của sinh viên. 3. Tính chất thời gian Bảng 1.10 Tính chất thời gian của công việc làm thêm Tính chất thời gian Tần số Tỷ lệ (%) Thường xuyên 16 32 Thời vụ 34 68 Tổng 50 100 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 14 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Biểu đồ 1.8. Tính chất thời gian của công việc làm thêm Theo bảng số liệu cho thấy sinh viên có nhu cầu đi làm thêm theo thời vụ nhiều hơn công việc mang tính chất thường xuyên. Do phải bố trí thời gian cho việc học nên những công việc mang tính chất thường xuyên ít được sinh viên chọn. Bảng 1.11 Nhu cầu bố trí thời gian theo buổi trong ngày Buổi Sáng Trưa Chiều Tối Tổng GVHD Phạm Lê Hồng Nhung Tần số Tỷ lệ (%) 7 17 1 2 7 14 35 70 50 100 Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 15 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Biểu đồ 1.9. Tỷ lệ các buổi được sinh viên chọn khi tìm việc làm thêm Phần lớn sinh viên có nhu cầu bố trí thời gian đi làm thêm vào buổi tối chiếm 35% số mẫu được phỏng vấn. Buổi trưa chiếm tỷ lệ ít nhất 2% trong số câu trả lời. Vào buổi tối sinh viên có nhiều thời gian rãnh nên dành khoảng thời gian này để đi làm thêm. 4. Kiểm định ANOVA Bảng 1.12 Kết quả kiểm định ANOVA Khóa Lương Thời gian Sở thích Tính chất công việc Khác K 33 3.67 bac 4,17 abc 2,67 cb 3,50 bca K34 3.72 abc 4,00 bac 3,38 ab 2,29 cba K35 3.63 cab 3,63 cab 3,05 bca 3,53 abc ANOVA Gía trị F Giá trị P 0,58 0,944 0,929 0,402 1,190 0,314 0,291 0,749 2,00 3,00 2,00 (*) (*) Nguồn : số liệu khảo sát năm 2010 (*) Kiểm tra không thực hiện được cho khác bởi vì có ít nhất hai trường hợp. Không có sự khác biệt về nhu cầu đối với lương của các khóa khác nhau, trong đó khóa 34 có nhu cầu về lương cao nhất kế đến là khóa 33 và khóa 35. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 16 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Không có sự khác biệt về nhu cầu đối với thời gian của các khóa khác nhau, trong đó khóa 33 có nhu cầu về thời gian cao nhất kế đến là khóa 34 và khóa 35. Có sự khác biệt về nhu cầu đối với sở thích giữa khóa 33 và khóa 34. không có sự khác biệt giữa khóa 34 và khóa 35, giữa khóa 33 và khóa 35. Không có sự khác biệt về nhu cầu đối với tính chất công việc của các khóa khác nhau, trong đó khóa 35 có nhu cầu về lương cao nhất kế đến là khóa 34 và khóa 33. III. Giải pháp Từ những kết quả nêu trên, cho thấy những khó khăn mà sinh viên gặp phải trong quá trình tìm việc làm thêm. Chính vì vậy xin đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp. - Nâng cao hiệu quả của các trung tâm giới thiệu việc làm. - Cung cấp thêm nhiều thông tin về việc làm thêm. - Cần có thêm nhiều công việc dành cho sinh viên. Chương 3. KẾT LUẬN GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 17 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ Thông qua kết quả phỏng vấn và phân tích số liệu có thể kết luận rằng nhiều sinh viên của trường Đại học Cần Thơ có nhu cầu đi làm thêm nhưng thực tế số lượng sinh viên có đi làm thì ít hơn số lượng chưa có việc làm. Tuy với nhiều mục đích khác nhau như đi làm để kiếm thêm thu nhập, học hỏi thêm kinh nghiệm… nhưng đa số sinh viên cho rằng việc đi làm thêm là quan trọng. Đi làm thêm giúp sinh viên rèn luyện nhiều kỹ năng mềm có ích cho việc học hiện tại cũng như công việc sau này thế nhưng để tìm được một công viêc phù hợp với khả năng và ngành học thì không phải dễ. Có nhiều yếu tố tác dộng đến cách chọn công việc để đi làm của sinh viên, những sinh viên thuộc các khoa khác nhau thì chọn những công việc khác nhau; sinh viên thuộc các khóa khác nhau cũng có nhu cầu về công việc khác nhau. Phần lớn sinh viên tìm việc thông qua sự giới thiệu của người quen điều đó cho thấy trung tâm giới thiệu việc làm, thông báo tuyển dụng, Internet,… chưa phát huy hết khả năng. Vì vậy sinh viên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tìm việc. Bên cạnh nguồn thông tin thì có các nhân tố khác ảnh hưởng đến việc đi làm thêm của sinh viên và các nhân tố này tác động mạnh đến quyết định có đi làm thêm hay không. Tóm lại, nghiên cứu này đã thu được những kết quả rất khả quan và có ý nghĩa. Không chỉ giúp xác định được nhu cầu tìm việc làm thêm của sinh viên mà quan trọng nhất là thấy được những khó khăn trong quá trình tìm việc, từ đó có thể đưa ra những kiến nghị nhằm giúp sinh viên tìm được việc làm thêm phù hợp. GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 18 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lưu Thanh Đức Hải – Võ Thị Thanh Lộc ( 2000). Nghiên cứu marketing- ứng dụng trong kinh doanh, nhà xuất bản thống kê, TP. Cần Thơ. 2. Mai Văn Nam ( 2008). Giáo trình nguyên lí thống kê kinh tế, nhà xuất bản thống kê, TP. Cần Thơ. 3. Nguyễn Thị Cành (2004). Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế 4. Nguyễn Quốc Nghi. Bài giảng Nghiên cứu Marketing, Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Cần Thơ. Các báo điện tử :  Bách khoa toàn thư mở về Việt Nam ://vi.wikipedia.org  Báo Việt Nam : www.vnexpress.net  Báo Tuổi trẻ: www.tuoitre.com  Trang Việt báo.vn: www.vietbao.vn PHỤ LỤC BẢNG CÂU HỎI GVHD Phạm Lê Hồng Nhung 19 SVTH nhóm 18 Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------ BẢNG CÂU HỎI PHÂN TÍCH NHU CẦU ĐI LÀM THÊM CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ I. PHẦN GIỚI THIỆU Xin chào anh (chị), tôi là ……………….. thuộc nhóm sinh viên đang nghiên cứu đề tài “ Phân tích nhu cầu đi làm thêm của sinh viên trường Đại học Cần Thơ”. Rất mong anh (chị) vui lòng dành khoảng 20 phút trả lời các câu hỏi dưới đây. Chúng tôi đảm bảo thông tin của các anh (chị) chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu và sẽ được giữ bí mật tuyệt đối. Xin chân thành cảm ơn! II. PHẦN SÀNG LỌC Câu 1: Anh (chị) có phải là sinh viên trường Đại học Cần Thơ không?  Có  Tiếp tục trả lời các câu hỏi tiếp theo.  Không  Không cần trả lời tiếp. Cảm ơn và xin chào. Câu 2: Anh (chị) có nhu cầu đi làm thêm hay không?  Có  Tiếp tục trả lời các câu hỏi tiếp theo.  Không  Không cần trả lời tiếp. Cảm ơn và xin chào. III. PHẦN NỘI DUNG Câu 3: Hiện nay anh (chị) có đi làm thêm hay không?  Có  Không Câu 4: Anh (chị) xem việc đi làm thêm có quan trọng không?  Rất quan trọng  Quan trọng.  Trung bình.  Không quan trọng.  Rất không quan trọng. Câu 5: Mục đích đi làm thêm của anh (chị) là?  Kiếm thêm thu nhập GVHD Phạm Lê Hồng Nhung  Học hỏi kinh nghiệm 20 SVTH nhóm 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng