Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hoạt động quản trị của phil knight...

Tài liệu Phân tích hoạt động quản trị của phil knight

.DOC
15
189
52

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ======***====== Tiểu luận: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ CỦA PHIL KNIGHT – CEO NIKE Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN XUÂN LÃN Lớp: K37.QLK.QNA Quảng Nam, 2018 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight PHẦN I: SƠ LƯỢC VỀ TIỂU SỬ CỦA PHIL KNIGHT VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA NIKE Phil Knight (Sinh ngày 24 tháng 2 năm 1938) sinh ra và lớn lên tại Portland , một thành phố ở miền tây nước Mỹ. Ông là một vận động viên có tiềm năng trong môn điền kinh. Với đam mê của mình, ông đã sớm nhận ra nhu cầu về giày thể thao chuyên dụng. Năm 1962, chàng trai trẻ Knight đã tốt nghiệp đại học và thực hiện 1 chuyến du lịch vòng quanh thế giới. Trong thời gian này, Knight có hợp tác với 1 nhà sản xuất giày thể thao có tiếng tại Nhật Bản. Ông trở về nước chỉ với vỏn vẹn 40 đôi giày Nhật Bản xếp sau thùng xe. Năm 1964, Knight nhận được đơn hàng đầu tiên là 200 đôi giày Tiger. Ông đã trữ sẵn số lượng giày này tại nhà kho của gia đình. Knight tốt nghiệp cử nhân báo chí, sau đó đi nghĩa vụ 1 năm. Sau khi xuất ngũ, ông tiếp tục học thạc sĩ tại Đại học Stanford. Trong một lần làm bài tập lớn trên lớp, Knight đã nảy ra ý tưởng táo bạo “Giày thể thao Nhật có thể vượt qua giày Đức, như cách máy chụp hình của Nhật đã vượt qua máy Đức”. Đây chính là định hướng kinh doanh đầu tiên trong đầu Knight. Chuyến đi vòng quanh thế giới, đặc biệt quãng thời gian ở Nhật đã ảnh hưởng mạnh đến triết lí sống và phong cách kinh doanh của Phil Knight. Ông mạnh dạn xin kí hợp đồng với công ty sản xuất giày Tiger. Phil Knight trở thành đại lí phân phối của Tiger tại Mỹ. Trong nhiều năm, nhà sáng lập đại tài hàng ngày vẫn làm kế toán. Những giờ phút rảnh rỗi, ông rong ruổi khắp nơi chỉ để bán những đôi Tiger Nhật chất sau thùng xe. Sự kiên nhẫn và lòng tin mãnh liệt đã được đền đáp. Đến năm 1969, Knight đã thu về hơn 1 triệu USD cho hãng giày Tiger. Hai năm sau đấy, vào năm 1971, Phil Knight đã quyết định từ bỏ công việc kế toán nhàm chán của mình. Ông bắt đầu gây dựng sự nghiệp, phát triển lĩnh vực kinh doanh. Với 45 người nhân viên cần cù, mẫn cán, Phil Knight đã quyết định thay đổi tên công ty và logo. Nike – hãng giày mang tên 1 vị nữ thần chiến thắng trong thần thoại Hy Lạp đã được ra đời. Chỉ Trang 1 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight sau 1 năm thành lập, con số doanh thu khủng bố của Nike đã khiến người ta ngỡ ngàng. Nike cán mốc 2 triệu USD và cứ thế tăng không ngừng trong suốt hơn 20 năm sau đấy. Năm 1980 dưỡng như chính là mốc thời gian đánh dấu bước chuyển mới của Nike. Micheal Jordan – một vị anh hùng làng bóng rổ, chính là thần tượng của giới trẻ Mỹ bấy giờ. Nike đã ký hợp đồng cùng Jordan và cho ra đời những mẫu giày bóng rổ hoàn mỹ. Cho đến tận ngày nay, Nike Jordan vẫn là một đôi giày quen thuộc với nền văn hóa sát mặt đất trên khắp thế giới. Nike luôn chú trọng đến nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Đây chính là một trong những ưu điểm giúp thương hiệu này luôn duy trì đẳng cấp, mạnh mẽ khẳng định ví trị của mình. Tới cuối năm 2016, Phil Knight chính thức từ chức và bàn giao quyền cho Perez. Perex là nguyên tổng giám đốc công ty đồ tiêu dùng Son Inc. Knight lui về sau giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị. Ông nói: “Vào thời điểm này của cuộc đời, tôi quan tâm đến công việc sáng tạo hơn là kinh doanh”. Cho dù Phil Knight có ở vị trí nào, dòng giày Nike huyền thoại của ông cũng đã ghi danh mình trên bảng vàng quốc tế. Vào tháng 1 năm 2018, Knight được tạp chí Forbes xếp hạng 28 trong số những người giàu nhất trên thế giới, với khối tài sản trị giá 30 tỷ đô la Mỹ. Ông hiện cũng đang là chủ sở hữu của công ty sản xuất phim hoạt hình Laika. Phil Knight cũng được biết đến như là một nhà hoạt động từ thiện tích cực khi ông đã quyên góp hàng trăm triệu đô la Mỹ cho những trường học cũ của mình, cùng với đó là trường đại học Khoa học và Y tế Oregon. Tổng cộng, Knight đã quyên góp hơn 2 tỷ đô la cho hoạt động từ thiện thông qua ba tổ chức khác nhau PHẦN II: PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC CỦA NHÀ QUẢN TRỊ CHƯƠNG 1: HOẠCH ĐỊNH Trang 2 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Knight khởi nghiệp với ý tưởng về Blue Ribbon Sports (BRS) - công ty tiền thân của Nike - khi còn học tại Stanford. Ông hợp tác với huấn luyện viên môn điền kinh tại Oregon, Bill Bowerman, và mỗi người góp 500 USD vào công ty. Chiến lược của BRS là nhập khẩu giày sneaker của Nhật có tên gọi Onitsuka Tiger và bán lại với giá cao hơn tại Mỹ để kiếm lời. Khi Bowerman có những thiết kế riêng của ông về cái trở thành đế giày cao su đặc trưng của nhãn hiệu năm 1971, BRS có mặt tại thị trường châu Á và sản xuất giày tại đây để có giá thành rẻ hơn nhằm cạnh tranh với các đối thu như Adidas - cũng chuyển hoạt động sản xuất ra ngoài nước Đức. Khi công ty chính thức đặt lại tên thương hiệu là Nike vào năm 1971, nhiều vận động viên điền kinh nổi tiếng sử dụng giày của hãng, giúp nâng gấp đôi lợi nhuận hàng năm. Sự kết nối giữa Knight và Bowerman với cộng đồng vận động viên điền kinh và chú trọng vào sản xuất sản phẩm chất lượng cao đã giúp Nike trở thành lựa chọn hàng đầu của các vận động viên chuyên nghiệp. Công ty tung ra mẫu giày Nike Cortez năm 1972 cùng với Thế vận hội Olypmics 1972 ở Munich và Knight chắc chắn rằng giày Nike sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu của các vận động viên Olympics. Mẫu giày Cortez đa dạng về màu sắc và lần đầu tiên gắn logo “swoosh” của Nike, biến chúng trở thành một trong những mẫu giày sneaker có sức hấp dẫn cả về khía cạnh thời trang và chức năng. Những năm thuộc thập niên 70 và 80 của thế kỷ trước, Nike tăng trưởng một cách nhanh chóng với doanh thu nhảy vọt từ 28,7 triệu USD năm 1973 lên 867 triệu USD năm 1983. Năm 1982, công ty trình làng mẫu Air Force – dòng đầu tiên của Nike có tính năng Nike Air với một túi khí ở gót chân, có thêm đệm và hỗ trợ cho những vận động viên bóng rổ. Mẫu này nhanh chóng trở thành một trong những đôi sneaker được ưa chuộng nhất mọi thời đại. Đến nay, hàng triệu đôi vẫn được tiêu thụ hằng năm. Trang 3 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Chiến lược thương hiệu chính của Nike trong thời kỳ này tập trung vào ba mũi giáp công: xây dựng thương hiệu xung quanh siêu sao bóng rổ Michael Jordan, sử dụng mạng lưới quảng cáo trên toàn quốc để tạo ra sự có mặt áp đảo của thương hiệu Nike ở tất cả mọi nơi, phát triển hệ thống “phố Nike” dựa trên ý tưởng cung cấp cho khách hàng một kinh nghiệm độc đáo và hết sức tập trung: “sống trong không gian Nike, nghe âm thanh Nike, nhìn thấy Nike ở khắp mọi nơi”. Thật không quá lời khi phát biểu rằng Nike đã nâng chiến lược xây dựng thương hiệu lên một tầm cao mới mà rất hiếm đối thủ có thể vươn tới được. CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC Trang 4 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN CỐ VẤN CEO BỘ PHẬN TÀI CHÍNH BỘ PHẬN NHÂN SỰ DỤNG CỤ THỂ THAO KHU VỰC BẮC MỸ KHU VỰC CHÂU ÂU BỘ PHẬN ĐẦU TƯ BỘ PHẬN TRUYỀ N THÔNG QUẦN ÁO THỂ THAO KHU VỰC TRUNG QUỐC BỘ PHẬN CHIẾN LƯỢC BỘ PHẬN QUAN HỆ CHÍNH PHỦ GIÀY DÉP THỂ THAO KHU VỰC NHẬT BẢN KHU VỰC KHÁC Trang 5 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Qua sơ đồ tổ chức ta có thể thấy đứng đầu công ty là chủ tịch hội đồng quản trị cùng với nhóm các thành viên trong hội đồng quản trị sẽ thông qua những quyết định quan trọng, mang tính chất sống còn của công ty. Tiếp theo là giám đốc điều hành chịu trách nhiệm giám sát các bộ phận chức năng chung của cả công ty đồng thời quản lý, truyền thông cho các bộ phận kinh doanh. Các bộ phận kinh doanh sẽ phát triển những chiến lược và mục tiêu riêng biệt của mình để đáp ứng mục tiêu chung của công ty và các giám đốc điều hành tại các bộ phận sẽ chịu trách nhiệm báo cáo lên CEO của tổng công ty cũng như đưa ra các bản kế hoạch phát triển để CEO thông qua và phân bổ ngân sách cho các kế hoạch này Từ những nhận định trên có thể thấy Nike có ba kiểu cơ cấu cấu trúc tổ chức là theo chức năng ở cấp thứ nhất, cơ cấu theo bộ phận ở cấp thứ hai và cơ cấu theo địa lý ở cấp thứ ba theo thứ tự từ thấp tới cao. Như vậy có thể kết luận rằng cấu trúc tổ chức của công ty Nike là theo kiểu hỗn hợp. Nike là một công ty lớn và hiệu quả, giao trách nhiệm xuống dưới và cung cấp các mục tiêu rất rõ ràng. Chính sự phân chia cấp bậc và các cấu trúc chuyên môn hóa trên đã giúp cho Nike có thể phát triển một cách mạnh mẽ theo từng nhóm sản phẩm của công ty. Mỗi sản phẩm đều có những chiến lược cũng như những chính sách và mục tiêu phát triển riêng sao cho thảo mãn nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Hơn nữa, việc tách tổ chức thành từng bộ phận kinh doanh sẽ tốn kém hơn so với một cách tiếp cận tập trung. Ngoài ra, việc cho phép các đơn vị kinh doanh đại diện cho công ty ở thị trường bên ngoài cũng chính là một nhược điểm khi đàm phán hợp đồng cấp phép dài hạn với nhà điều hành phân phối, bởi vì mỗi đơn vị chỉ quan tâm đến mục tiêu riêng mình mà không phải là lợi ích tổng thể của công ty. CHƯƠNG 3: LÃNH ĐẠO Phương pháp lãnh đạo Trang 6 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Phil Knight đã áp dụng thực sự có hiệu quả bằng phương pháp kinh tế kết hợp với phương pháp giáo dục tâm lí. Nike đã tham gia vào “liên minh công nghiệp may mặc”. Hình thành những chuẩn mực lao động cho công nhân. Theo báo cáo tháng 9 năm 1998 với tựa đề “lương và chi phí sống của công nhân Nike ở Indonesia”.Mức lương trung bình chỉ là 0,8 đô la 1 ngày. Nhưng sau đó mức lương được tăng lên gấp đôi. Chi phí khi đó của Nike tăng thêm 20 triệu đô la. Và với hành động này đã mang lại cho Nike 1 tín hiệu tích cực. Doanh thu tăng lên cùng với hiệu quả công việc được cải thiện. Tại các nhà máy Nike, đa số các công nhân cho biết rằng nguồn thu nhập của họ là cực kì quan trọng, 50% số công nhân Nike cho rằng họ có của ăn của để với vốn lương ma Nike đã trả cho họ. Với bất cứ một công nhân nào cũng mong muốn ông chủ của mình trả lương cao hơn và ngược lại bất cứ ông chủ nào cũng muốn đáp ứng thỏa mãn nhu cầu công nhan của mình. Chính vì vậy hiện nay Nike có chương trình co vay dành cho cộng đồng địa phương tại nơi đặt các nhà máy Nike, theo chương trình này coong nhân và người dân địa phương có thể vay vốn không lãi suất. Chương trình này cũng nhằm mục đích tạo lập mối quan hệ đối tác giữa các nhà máy này với người dân địa phương. Trong thời gian tới Nike tiếp tục nâng cao hơn nữa các phúc lợi xã hội cho người lao động. Chăm sóc người lao động không chỉ với chế độ tiền lương cao mà còn đi đôi với chăm sóc sức khỏe người lao động như dịch vụ y tế, dịch vụ dinh dưỡng và các khóa đào tạo. Đến với Nike các công nhân nhận được mức thù lao tương xứng với khả năng và năng lực làm việc thông qua việc xem xét đánh giá kết quả làm việc.Công ty xây dựng một hệ thống tiền lương linh động nhằm tạo điều kiện cho tất cả các thành viên Nike. Quan điểm xét lương và phúc lợi đối với các thành viên Nike là tính hiệu quả của công việc và lòng trung thành với công ty Nike. Việc kích thích, tác động vào công nhân thông qua lợi ích kinh tế đã mang lại hiệu quả đáng kể. Nike luôn mang lại sự thinh vượng và ổn định cho Trang 7 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight toàn thể nhân viên thông qua việc không ngừng tìm kiếm, xem xét và phát triển các chính sách phúc lợi cho các thành viên Nike, luôn an tâm khi công tác tại Nike. Chế độ thưởng phạt đối với nhân viên của công ty Nike *Công cụ mà Phil Knight đã sử dụng để thúc đẩy quan trọng đối với con người trong điều kiện hiện nay. Nike đã sử dụng thực sự có hiệu quả công cụ đó là tiền: Đây là một công cụ thúc đẩy đặc biệt quan trọng đối với người lao động như tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp, trợ cấp bằng tiền, bảo hiểm. Bên cạnh đó Nike đã sử dụng thưởng và phạt cho nhân viên. Theo quan điểm “ Phạt ít, rộng lượng”: Lòng tự trọng của con người rất cao được cấp trên khen sẽ vui mừng, nhưng bị lỗi, bị phạt sẽ nản ngay. Vì vậy lãnh đạo Nike đã tăng cường biểu dương, rộng lượng với khiếm khuyết của họ, để họ mạnh dạn tiến lên. Với thành quả mà mỗi nhân viên đạt được họ sec được khích lệ bằng những phần thưởng xứng đáng tùy theo nhu cầu và mong muốn của họ. Phil Knight luôn tạo bầu không khí tổ chức vui tươi lành mạnh, tinh thần làm việc tích cực của mọi người trong tập thể. Các nhà lãnh đạo Nike luôn quan tâm đến năng lực của nhân viên để từ đó khai thác tiềm năng, hiệu qua tối đa công việc, đạt năng suất cao nhất. Trách nhiệm của lãnh đạo là tạo cho nhân viên trong việc hoàn tất công việc được giao. Nike luôn thực hiện tiêu chí giao việc phù hợp với tính khí, tính cách và năng lực của mỗi nhân viên trong từng bộ phận. Thưởng xứng đáng về mặt tài chính, thăng cấp thăng bậc. Vào mỗi dịp nghỉ lễ hay thời gian rảnh các bộ phận của Nike đã tổ chức cho nhân viên tham quan du lich, các hoạt động giải trí, chương trình ngoại khóa…. Giúp nhân viên có tinh thần làm việc thoải mái nhất. Phong cách lãnh đạo Những năm 1990, Nike đối mặt với một trở ngại khác: Công ty vướng vào bê bối sử dụng công xưởng bóc lột sức lao động của công nhân và quy phạm lao động bất công. Khách hàng bắt đầu tẩy chay sản phẩm và phản đổi Trang 8 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight bên ngoài cửa hàng Nike, gây ra thảm họa kéo dài gần một thập kỷ cho thương hiệu này. Doanh số bán xuống thấp đến mức, năm 1984, Nike buộc phải bắt đầu giãn thợ và sa thải nhân viên. Một lần nữa, Knight - lúc này là CEO - phải vào cuộc và tạo ra sự thay đổi to lớn để cứu thương hiệu. Ông chấp nhận danh tiếng “ảm đạm” của công ty, tăng lương tối thiểu cho công nhân, cải thiện quy phạm lao động và đảm bảo các nhà xưởng luôn có không khí trong lành. Niềm tin của người tiêu dùng bắt đầu quay trở lại và Nike một lần nữa lại đứng trên đỉnh cao. Năm 1998, Knight thông báo kế hoạch triệt để bao gồm 6 điểm, trong đó Nike sẽ áp dụng biện pháp quản lý độc lập, nâng cao độ tuổi quy định trong tuyển dụng lao động và đặt ra những mục tiêu cần thiết nhằm cải tiến điều kiện làm việc cho công nhân ở nước ngoài. Một bộ máy CSR hoành tráng được thiết lập và báo cáo trực tiếp cho Knight. Nike cũng bắt tay hợp tác với những nhà phê bình nặng nề nhất. Năm 2005, Nike công bố báo cáo CSR lần 2. Đây là cột mốc đáng ghi nhớ vì lần đầu tiên trong lịch sử, một thương hiệu trang phục công bố mọi địa điểm sản xuất, tình hình chính sách lao động áp dụng tại các địa điểm trên và các phương pháp đề xuất để cải thiện điều kiện làm việc. Phong cách lãnh đạo dân chủ kết hợp với phong cách tự do thực sự có hiệu quả đối với Nike. Đối với Phil Knight, không ngừng đặt câu hỏi cho nhân viên là cách để đảm bảo rằng mọi người không bao giờ cảm thấy thỏa mãn với việc suy nghĩ một chiều. Hơn thế nữa, đó cũng là bí quyết CEO Nike thúc đẩy nhân viên bắt đầu tự đặt câu hỏi về chính công việc và bản thân họ. Với bản tính điềm đạm và sự hiểu biết về văn hóa nội bộ, Phil Knight đã điều hòa tốt mối quan hệ giữa các bộ phận, ông ví phong cách của mình giống như một biên tập viên, nghĩa là giúp các cấp dưới của mình “mài giũa” ý tưởng của họ sao cho hay hơn. Ông thậm chí cũng tự mài giũa các ý tưởng của mình. Ông luôn tạo ra các điều kiện Trang 9 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight thuận lợi để phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân viên mình và cấp dưới. Phil Knight cũng là người có tính tò mò. Các câu hỏi của ông thường dẫn dắt người ta hoặc rất trực tiếp. Điều thú vị về cách sử dụng câu hỏi của ông ấy là nó để cho những nhà lãnh đạo khác tự tìm thấy câu trả lời cho chính họ. Phil Knight cho biết : “Tổ chức của chúng tôi rất phức tạp . Chúng tôi hoạt động khoảng 190 quốc gia trên thế giới và 13 hạng mục thể thao. Đó là một doanh nghiệp lớn phức tạp, không dễ điều hành. Vì thế, bạn phải luôn xác định đau là điều quan tọng nhất để đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước, nhưng luôn ghi nhớ rằng đạt người tiêu dùng nên hàng đầu. Nhưng theo quan điểm của Phil Knight: “Tôi luôn tạo bầu không khí thoải mái nhất cho chính những nhân viên của mình, để họ có thể phát huy hết năng lực của mình”. Ông sẵn sàng cung cấp mọi thông tin cho các vấn đề liên quan đến dự án mà nhân viên gặp phải. Qua đây ông muốn nhân viên của mình phát huy hết khả năng sáng tạo. Cách làm việc mà ông đã đưa đến cho nhân viên. Nhân viên có thể làm việc từ xa với 28 giờ trên 1 tuần. Với chương trình làm việc part time nhân viên có thể thoải mái về thời gian. Vận dụng hiệu quả kĩ năng làm việc nhóm ở mọi nơi. Giúp đỡ nhau phát triển những ý tưởng từ nguồn cung cấp thông tin của cấp trên. Miễn là nhân viên kết thúc công việc đúng thời hạn mà cấp trên giao cho. Qua đó, lãnh đạo Nike sẽ trực tiếp kiểm tra kết quả làm việc của nhân viên. Nhưng cũng theo các nhà lãnh đạo Nike: Để áp dụng được các phương pháp lãnh đạo nhân viên một cách hiệu quả thì ngay từ đầu chúng tôi đã phải tạo lập nên những tổ chức có kỉ luật đối với nhân viên của các bộ phận. Phải luôn tư giác có tinh thần trách nhiệm cao với công việc mà mình được giao. Và với người lãnh đạo như chúng tôi nếu những quyết định quan trọng vượt quá tầm kiểm soát của mình hoặc do thiếu thông tin hoặc liên quan đến nhiều người thì phải chọn lọc khai thác ý kiến tập thể và được sự đồng lòng nhất trí của mọi người thì sẽ động viên được tập thể chấp hành nghiêm chỉnh. Và để thực hiện Trang 10 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight và áp dụng tốt phong cách này, người lãnh đạo phải có bề dày về công tác chuyên môn và kinh nghiệm, có quan hệ rộng rãi với môi trường, có động cơ làm việc và tỉnh táo trong việc giải quyết mọi tình huống. CHƯƠNG 4: KIỂM TRA Trong bốn chức năng của quản trị thì kiểm tra là một chức năng có tầm quan trọng không nhỏ và có liên quan đến mọi cấp quản lý để đánh giá đúng kết quả hoạt động của hệ thống. Vì kiểm tra là một nhân tố không thể thiếu trong việc quyết định hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Nó là khâu then chốt của quá trình tổ chức thực hiện các quyết định quản lý và là cơ sở để đánh giá hiệu quả, kết quả của quá trình tổ chức kinh doanh. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp, dù là doanh nghiệp nhỏ hay lớn thì kiểm tra là một khâu không thể thiếu. Nếu không có kiểm tra thì sẽ không phát hiện ra được những sai sót, lệch lạc, những ách tắc của hệ thống trong quá trình hoạt động để đưa ra các biện pháp khắc phục, chủ động ngăn chặn các nhầm lẫn, sai sót để tìm kiếm cơ hội, nguồn lực có thể khai thác, tận dụng, thúc đẩy nhanh chóng sớm đạt được mục tiêu. Đồng thời kiểm tra cũng là nhiệm vụ quan trọn của cá nhân người lãnh đạo hệ thống, lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo. Vì vậy, kiểm tra là một khâu quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn đạt được doanh số bán hàng cao cần phải có sự phối hợp tốt giữa các bộ phận để kiểm tra tạo ra sản phẩm tốt có chất lượng cao sẽ tiết kiệm thời gian và tiền bạc đảm bảo quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao nhất. Chủ thể kiểm tra Các khâu trong kiểm tra được phân cho từng bộ phận cụ thể nhưng mọi nhân viên đều có trách nhiệm quy trình sản xuất mà mình đang làm. Muốn thực hiện được những nhiệm vụ trên các nhân viên trong Nike đã xác định rõ nội dung kiểm tra, mức độ kiểm tra. Phil Knight hiểu rằng một sai lầm có thể phát sinh từ nhiều khâu, có liên quan tới nhiều bộ phận và cá nhân khác nhau Trang 11 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Nội dung kiểm tra Nike là một thương hiệu nổi tiếng đi đầu về các sản phẩm thể thao thì kiểm tra là khâu không thể bỏ sót. Chính vì vậy, hệ thống kiểm tra trong Nike là đặc biệt quan Các bộ phận kiểm tra: Bộ phận thiết kế: nhân viên của bộ phận thiết kế của Nike có trách nhiệm đưa ra các mẫu mã sản phẩm như màu sắc, kiểu dáng, cách thức trang trí sao cho phù hợp xu hướng thời trang hiện đại, bên cạnh đó những nhân viên đó sẽ kiểm tra toàn bộ quá trình thiết kế tránh xảy ra sai sót cũng như sự nhầm lẫn. Tiếp đó sẽ chuyển sang một quá trình khác. Bộ phận sản xuất: Các nguyên vật liệu chính để sản xuất ra sản phẩm được các công nhân kiểm tra chặt chẽ qua từng khâu từ thời điểm nhập nguyên vật liêu cho tới khi có sản phẩm hoàn tất để đảm bảo mọi hoạt động của công ty không có bất kì sai sót nào nhờ vậy mà công ty Nike đã đạt được những thành công như ngày hôm nay. Vì nhà quản trị không thể nắm hết được những lí thuyết chuyên môn về sản phẩm của mình nên người lãnh đạo trong công ty Nike đã ủy quyền cho những nhân viên cấp dưới để có cơ chế kiểm tra khách quan. Bộ phận bán hàng: Những nhân viên quản lí của Nike sẽ kiểm tra và giám sát chi phí bán hàng và kết qủa bán hàng của từng nhân viên qua đó sẽ có những chế độ khen thưởng khích lệ nếu sản phẩm bán ra được nhiều và sẽ được hưởng 10% số tiền của những đôi giày vượt qáu chỉ tiêu của công ty đặt ra. *Quy trình kiểm tra 1. Thiết lập các tiêu chuẩn 2. Đo lường thành quả hoàn thành thực tế và so sánh với tiêu chuẩn đã đề ra 3. Tiến hành điều chỉnh các sai lệch hoặc các tiêu chuẩn Hình thức và công cụ sử dụng kiểm tra của Nike *Hình thức kiểm tra Trang 12 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Nike định kì một tháng sẽ kiểm tra quá trình hoạt động của các bộ phận các khâu và mọi nội dung kiểm tra thực hiện theo kế hoạch đã định *Công cụ sử dụng kiểm tra -Công cụ truyền thống : các dữ liệu thống kê , các bản báo cáo tài chính, ngân quỹ, các báo cáo và phân tích chuyên môn - Công cụ kiểm tra hiện đại : phương pháp đánh giá và kiểm tra chương trình, lập ngân quỹ cho chương trình mục tiêu -Doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống vô tuyến điện, máy vi tính, máy fax, điện thoại, các thiết bị dụng cụ theo dõi đo lường chính xác để kiểm tra. CHƯƠNG 5: NHỮNG THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC Một trong những thành công lớn nhất của Knight là ký hợp đồng quảng cáo với Michael Jordan và tung ra mẫu Air Jordan - hiện là một trong những nhượng quyền giày sneaker thành công nhất mọi thời đại. Năm 1985, Nike ký hợp đồng với Jordan khi ngôi sao bóng rổ này đang trên con đường chinh phục NBA. Hợp đồng thời hạn 5 năm với trị giá 500.000 USD/năm - một con số chưa từng được nghe đến thời đó. Air Jordan xuất hiện trong các cửa hàng với giá 65 USD/đôi vào tháng 3/1985 và đến tháng 5, doanh số bán mẫu giày này đạt 70 triệu USD, đưa doanh thu cả năm của mẫu giày này lên trên 100 triệu USD đến hết năm đó. Knight thay đổi Nike từ công ty chuyên về sản phẩm (product-oriented) thành công ty chuyên về tiếp thị (marketing-oriented). Ông bắt đầu quan tâm đến khách hàng hàng ngày và rốt cuộc doanh số bán đã tăng trở lại. Đến cuối năm 1991, doanh số của hãng đạt trên 3 tỷ USD. “Điều quan trọng nhất chúng tôi là là bán được sản phẩm. Tiếp thị kết nối toàn bộ tổ chức lại với nhau. Những yếu tố thiết kế và đặc điểm chức năng của bản thân sản phẩm là một phần trong quá trình tiếp thị”, Knight phát biểu trên Harvard Business Review năm 1992. Trang 13 Phân tích hoạt động quản trị của Phil Knight Tài năng tiếp thị và bán hàng của Knight bắt nguồn từ việc ông không chỉ tập trung vào việc bán giày; ông luôn luôn làm điều gì đó nhiều hơn thế. Trong một cuộc hội thảo ngày giữa những năm 1970, ông đã chỉ ra rằng điểm khác biệt quan trọng trong kế hoạch tiếp thị của ông là: Ông tuyên bố ông không tham gia vào lĩnh vực buôn bán giày - thay vào đó, ông đang tham gia vào hoạt động giải trí. Hiện Nike đang kiểm soát 62% thị phần giày thể thao tại Mỹ với doanh thu hàng năm đạt 30 tỷ USD. Bản thân Knight cũng trở thành người giàu có: Tài sản của ông trị giá 21,6 tỷ USD và sở hữu 2 máy bay riêng – 2013. Trang 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng