Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài châu nghệ ở huyện càng long t...

Tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài châu nghệ ở huyện càng long tỉnh trà vinh

.PDF
94
599
117

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH Giáo viên hướng dẫn: Th.s KHỔNG TIẾN DŨNG Cần Thơ - 2013 Sinh viên thực hiện: HUỲNH THỊ THU VÂN MSSV: 4094653 Lớp: Kinh tế nông nghiệp 1-K35 LỜI CẢM TẠ …………..˜™&˜™………….. Trước tiên tôi xin cảm ơn quý thầy cô của khoa Kinh tế - QTKD đã tận tâm truyền đạt cho tôi những kiến thức vô cùng quý báo trong suốt thời gian học tập và rèn luyện ở trường đặc biệt tôi vô cùng cảm ơn thầy Khổng Tiến Dũng là người đã hướng dẫn và tận tình chỉ dạy quan tâm đến từng bước khi tôi thực hiện luận văn này, xin cảm ơn cha mẹ tôi người đã mang đến cho tôi cuộc sống và chia sẻ động viên tôi những lúc khó khăn. Xin cám ơn tất cả các cô (chú), anh (chị) phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Càng Long đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập tại cơ quan. Xin cám ơn bạn bè tôi những người đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập và xử lý số liệu cũng như những ủng hộ vô giá về mặt tinh thần. Xin cám ơn các nông hộ trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh đã dành thời gian để tôi phỏng vấn và tìm hiểu những thông tin cần thiết để tôi có thể thực hiện luận văn này. Cuối lời xin chúc quý thầy cô và bạn bè thân hữu thật nhiều sức khỏe và thành công trong công tác học tập và lao động, chúc các cô bác nông dân có một mùa thu hoạch xoài Châu nghệ bội thu cả về năng suất và giá cả. Trân trọng kính chào! Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thu Vân i LỜI CAM ĐOAN ………….˜™&˜™………….. Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày tháng năm 2013 Sinh viên thực hiện Huỳnh Thị Thu Vân ii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ………….˜™&˜™………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………… Càng Long, Ngày tháng năm 2013 Thủ trưởng đơn vị iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………….˜™&˜™………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………… Ngày tháng năm 2013 Giáo Viên Hướng Dẫn iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ………….˜™&˜™………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………… Ngày tháng Năm 2013 Giáo viên phản biện v MỤC LỤC ………….˜™&˜™………….. CHƯƠNG 1GIỚI THIỆU ................................................................................... 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI............................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU........................................................................ 2 1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 3 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi không gian .............................................................................. 3 1.4.3. Phạm vi thời gian.................................................................................. 3 1.4.4. Kết quả mong đợi ................................................................................. 4 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................. 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 6 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN............................................................................. 6 2.1.1. Một số thuật ngữ kinh tế....................................................................... 6 2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ .................................................................... 6 2.1.1.2. Nguồn lực nông hộ......................................................................... 6 2.1.1.3 Kinh tế hộ........................................................................................ 7 2.1.1.4. Khái niệm về hiệu quả ................................................................... 7 2.1.2. Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế........................................ 8 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 10 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu .................................................. 10 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 10 2.2.2.1. Số liệu sơ cấp ............................................................................... 10 vi 2.2.2.2. Số liệu thứ cấp: ............................................................................ 11 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................... 11 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH .......................................................................................................... 18 3.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ................ 18 3.1.1. Điều kiện tự nhiên .............................................................................. 18 3.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 18 3.1.1.2 Khí tượng ...................................................................................... 19 3.1.2.3 Nhiệt độ......................................................................................... 19 3.1.2.4. Lượng mưa ................................................................................... 19 3.1.1.5. Thủy văn....................................................................................... 19 3.1.1.6. Địa hình........................................................................................ 19 3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế............................................................. 20 3.1.2.1. Đơn vị hành chính....................................................................... 20 3.1.2.2. Dân số và lao động....................................................................... 20 3.1.2.3. Kinh tế .......................................................................................... 20 3.2. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH .................................................................... 25 3.2.1 Giới thiệu sơ lược về cây xoài và xoài Châu nghệ ............................. 25 3.2.2. Cách trồng, chăm sóc và một số bệnh thường gặp trên cây xoài nói chung ............................................................................................................. 25 3.2.2.1. Cách trồng, chăm sóc ................................................................... 25 3.2.2.2. Một số bệnh thường gặp............................................................... 28 3.2.3. Thu hoạch............................................................................................ 28 3.2.4. Tình hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh...... ....................................................................................................................... 29 3.2. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ VÀ GIÁ CẢ TRÁI XOÀI CHÂU NGHỆ TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY.............................................................................. 34 vii CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ................................................. 36 4.1 MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ NÔNG HỘ ........................................................... 36 4.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - Xà HỘI CỦA NÔNG HỘ................................. 36 4.2.1. Giới tính của chủ hộ............................................................................ 37 4.2.2. Độ tuổi lao động chính trong mô hình nghiên cứu ............................. 38 4.2.3 Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu ........ 38 4.2.4 Kinh nghiệm sản xuất .......................................................................... 39 4.2.5 Nguồn lực đất đai của nông hộ ............................................................ 40 4.2.6. Lý do trồng xoài Châu nghệ................................................................ 41 4.2.7. Nguồn vốn của nông hộ ...................................................................... 42 4.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NÔNG HỘ............................................. 43 4.3.1. Nguồn cung cấp giống ........................................................................ 43 4.3.2. Số cây bình quân trên công ................................................................. 45 4.3.3. Tham gia tập huấn kỹ thuật trồng xoài Châu nghệ. ............................ 46 4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ..................................... 46 4.4.1. Phân tích các yếu tố đầu vào vụ xoài 2012......................................... 46 4.4.2. Phân tích các loại chi phí trồng xoài Châu nghệ vụ năm 2012 .......... 48 4.4.3. Phân tích hiệu quả trồng xoài Châu nghệ vụ năm 2012 ..................... 51 4.5. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ....................................................................................................... 54 4.6. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ Ở HUYỆN CÀNG LONG TỈNH TRÀ VINH ....................................................................................................... 58 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ .............................................................. 62 5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN ................................................................. 62 viii 5.1.1 Thuận lợi .............................................................................................. 62 5.1.2. Khó khăn............................................................................................. 63 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT MÔ HÌNH TRỒNG XOÀI CHÂU NGHỆ......................................................................... 63 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................... 65 6.1. KẾT LUẬN ............................................................................................... 65 6.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................... 65 6.2.1. Đối với các cấp lãnh đạo .................................................................... 66 6.2.2. Đối với nhà khoa học.......................................................................... 67 6.2.3. Đối với nông hộ .................................................................................. 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................. 68 PHỤ LỤC 1 ......................................................................................................... 70 PHỤ LỤC 2 ......................................................................................................... 79 ix DANH MỤC BIỂU BẢNG ………….˜™&˜™………….. Bảng 3.1: Tình hình sử dụng đất ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh từ năm 2010-2012............................................................................................................. 29 Bảng 3.2: Diện tích trồng xoài Châu nghệ thuộc các xã của huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh năm 2012............................................................................................... 32 Bảng 3.3: Diện tích trồng, diện tích thu hoạch và sản lượng xoài Châu nghệ của huyện Càng Long từ 2008-2012........................................................................... 33 Bảng 3.4: Giá xoài Châu nghệ từ năm 2010 đến năm 2012................................. 35 Bảng 4.1: Thông tin về giới tính của chủ hộ ........................................................ 36 Bảng 4.2: Thông tin về tuổi của chủ hộ ............................................................... 37 Bảng 4.3: Trình độ học vấn của lao động chính trong mô hình nghiên cứu ........ 38 Bảng 4.4: Thông tin về kinh nghiệm trồng xoài Châu nghệ của nông hộ............ 39 Bảng 4.5: Diện tích trồng xoài Châu nghệ của nông hộ....................................... 40 Bảng 4.6: Lý do trồng xoài Châu nghệ ................................................................ 41 Bảng 4.7: Thông tin về vốn vay ........................................................................... 42 Bảng 4.8: Nguồn cung cấp giống cho nông hộ .................................................... 43 Bảng 4.9: Giá cây giống của các nông hộ ............................................................ 44 Bảng 4.10: Mật độ trồng xoài Châu nghệ ............................................................ 44 Bảng 4.11: Tham gia tập huấn kỹ thuật trồng xoài Châu nghệ ............................ 45 Bảng 4.12: Số lượng các yếu tố đầu vào .............................................................. 46 Bảng 4.13: Chi phí trồng xoài Châu nghệ vụ năm 2012 ...................................... 48 Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất........................................ 50 Bảng 4.15: Các chỉ số tài chính đánh giá hiệu quả kinh tế................................... 52 Bảng 4.16: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất mô hình trồng xoài Châu nghệ ..................................................................................................... 54 Bảng 4.17: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận mô hình trồng xoài Châu nghệ ..................................................................................................... 58 x DANH MỤC HÌNH ………….˜™&˜™………….. Hình 1: Bản đồ huyện Càng Long........................................................................ 18 Hình 2: Tình hình trồng xoài Châu nghệ huyện Càng Long từ năm 2008-2012 ..... .............................................................................................................................. 35 xi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ………….˜™&˜™………….. ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long LN : Lợi nhuận NXB : Nhà xuất bản CP : Chi phí KHKT : Khoa học kỹ thuật LNR : Lợi nhuận ròng LĐGĐ : Lao động gia đình LĐ : Lao động DT : Doanh thu NS : Năng suất TNLĐGĐ: Thu nhập lao động gia đình xii Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển lâu đời. Trên con đường hội nhập kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Trong đó, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển lên một trình độ cao hơn và mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân. Với những ưu đãi đặc trưng của thiên nhiên về mặt khí hậu và thổ nhưỡng, mọi vùng miền trên đất nước đều có những sản phẩm đặc trưng riêng. Khi nói về các sản phẩm cây ăn trái các thực khách lại nhớ ngay đến Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), một đồng bằng châu thổ mang đậm dấu ấn phù sa qua hương vị ngọt lành của những vườn cây ăn trái xanh tốt như Bưởi năm roi (Vĩnh Long), Dâu Hạ Châu (Phong Điền-Thành Phố Cần Thơ),… Đây là vùng có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như tỉnh Trà Vinh nói riêng, sản xuất nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong nền kinh tế của tỉnh. Huyện Càng Long là một trong những huyện có cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm ưu thế của tỉnh trong đó cây xoài Châu nghệ là loại cây trồng lâu năm chiếm tỷ trọng tương đối cao với khoảng 500 ha đang cho trái trong tổng số gần 600 ha của toàn tỉnh Trà Vinh. Tập trung chủ yếu ở các xã: Nhị Long, Nhị Long Phú, Đất Mỹ, Bình Phú. Trong đó, Nhị Long là xã có diện tích trồng xoài Châu nghệ nhiều nhất với khoảng 316 ha (www.thiennhien.net/2008/09/10; www.travinh.gov.vn ). Trong những năm qua, loại cây trồng này đã đem lại nguồn thu nhập không nhỏ hằng năm cho người nông dân. Tuy nhiên, thực tế sản xuất cho thấy rằng vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế và yếu kém như: trình độ sản xuất còn hạn chế, trình độ thâm canh chưa cao, số lượng trồng tương đối nhiều nhưng năng suất ngày càng giảm, diện tích có xu hướng giảm trong những năm qua... Bên cạnh đó, do ảnh hưởng bởi giá cả tăng giảm liên tục, thậm chí GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 1 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh giảm xuống rất thấp, chi phí đầu vào ngày càng cao, thời tiết diễn biến bất thường làm nhà vườn trồng xoài điêu đứng. Nhìn chung cho thấy mức sống của người dân trong huyện và thu nhập trên 1000 m2 đất sản xuất của tỉnh Trà Vinh còn thấp và kém ổn định so với các tỉnh khác trong cùng khu vực như: Vĩnh Long, An Giang, Tiền Giang,…, tỷ lệ hộ nghèo đứng thứ hai ở ĐBSCL (20,13%) cũng như của nước ta còn thấp hơn rất nhiều lần thậm chí hàng chục lần so với những nước có nền nông nghiệp phát triển (Trang thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh-Báo Sài Gòn giải phóng,08/01/2013). Điều này làm cho sức cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan cũng như trên thị trường quốc tế còn ở thế yếu kém. Những điều đó làm cho một bộ phận không nhỏ người dân sống bằng nghề nông cụ thể là trồng cây ăn quả, lúa và hoa màu có thu nhập và mức sống còn thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn ( GS.TS Nguyễn Văn Luật ,2008 ) Đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh” được em chọn làm đề tài tốt nghiệp nhằm để tìm ra những giải pháp hữu hiệu cho sự phát triển toàn diện của một loại cây đã và đang mang đến cho đời sống của người dân sự cải thiện đáng kể về mặt kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất của nông hộ trên chính mảnh vườn của mình là một vấn đề hết sức bức thiết hiện nay. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Từ việc phân tích hiệu quả sản xuất, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất xoài Châu nghệ của huyện trong thời gian sắp tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích thực trạng trồng xoài Châu Nghệ ở huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh. GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 2 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh - Phân tích chi phí, doanh thu, lợi nhuận của mô hình trồng xoài Châu nghệ của người dân ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. - Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu sản xuất của nông hộ trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Thực trạng sản xuất xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh hiện nay như thế nào ? Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của việc trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh có hợp lý chưa ? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh ? Những giải pháp nào cần thiết cho việc phát triển mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh ? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu: Các nông hộ trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. 1.4.2. Phạm vi không gian Gồm các xã Nhị Long, Nhị Long Phú thuộc huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. 1.4.3. Phạm vi thời gian Thời gian tiến hành từ ngày 01/2013 đến ngày 04/2013. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp nông hộ trong năm 2012. Thời gian phỏng vấn trực tiếp từ 18/03/2013 – 29/03/013 Sử dụng nguồn thông tin, số liệu thứ cấp lấy từ niên giám thống kê Phòng NN & PTNN huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh trong thời gian từ năm 2010 đến năm 2012. GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 3 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh 1.4.4. Kết quả mong đợi Từ việc phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh. Đề tài mong muốn rằng với những kết quả nghiên cứu cùng với những nhận định của mình, có thể đưa ra một số giải pháp thiết thực giúp cho các nông hộ trên địa bàn nghiên cứu biết được mô hình của mình sản xuất có hiệu quả hay không, những nhân tố làm ảnh hưởng đến việc tăng chi phí, làm tăng thu nhập trên cùng một diện tích đất hiện có của từng nông hộ, góp phần cải thiện mức sống cho người dân tại địa phương. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Phạm Thị Y (2010), “Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình độc canh lúa ba vụ và mô hình luân canh màu tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh”. Luận văn tốt nghiệp đại học Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình độc canh lúa ba vụ và mô hình luân canh màu tại huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực để làm tăng hiệu quả kinh tế của nông hộ trên địa bàn nghiên cứu trong thời gian tới. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh số tuyệt đối, so sánh số tương đối, phương pháp thống kê suy luận để mô tả tình hình sản xuất lúa độc canh ba vụ và luân canh màu; và phương pháp phân tích một số chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả của hai mô hình.Từ đó đưa ra một số giải pháp về kỹ thuật, thị trường, mô hình sản xuất lúa, đào tạo nguồn nhân lực và giải pháp về áp dụng tiến bộ KHKT nhằm giúp người nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất của hai mô hình. Võ Chí Cường (2011), “So sánh hiệu quả sản xuất xoài với xoài xen Chanh tại huyện Kế Sách tỉnh Sóc Trăng”. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Cần Thơ. Tác giả dùng phương pháp phân tích chi phí–lợi nhuận trên 31 quan sát cho mô hình xoàichanh và 68 quan sát mô hình xoài chuyên ta lần lượt có kết quả: tổng thu nhập và chi phí trung bình mỗi năm của mô hình xoài-chanh là 76,88 triệu đồng/ha và 50,57 triệu đồng/ha; mô hình xoài chuyên là 85,47 triệu đồng/ha và 65,5 triệu đồng/ha. Tuy mô hình xoài–chanh có thu nhập thấp hơn mô hình xoài chuyên (8,5 triệu đồng/ha) nhưng do chi phí của mô hình xoài–chanh thấp hơn xoài chuyên (14,5triệu đồng/ha) GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 4 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh nên lợi nhuận của mô hình xoài–chanh đạt được lên đến 25,91 triệu đồng/ha, gấp 1,3 lần mô hình xoài chuyên. Từ nghiên cứu trên đưa ra một số giải pháp về kỹ thuật, giải pháp về nguồn nhân lực, giải pháp về thị trường, giải pháp về áp dụng các tiến bộ KHKT nhằm giúp người nông dân đạt hiệu quả sản xuất cao trong hai mô hình xoài chuyên và mô hình xoài-chanh. GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 5 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Một số thuật ngữ kinh tế 2.1.1.1. Khái niệm về nông hộ Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất, kinh doanh. Nông hộ là gia đình sống bằng nghề nông, được kể là một đơn vị về mặt chính quyền. Hộ nông dân có những đặc trưng riêng, có một cơ chế vận hành khá đặc biệt, không giống như những đơn vị kinh tế khác như nông hộ có sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất, có sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối, sử dụng và tiêu dùng. Do đó, nông hộ có thể cùng lúc thực hiện nhiều chức năng mà các đơn vị khác không có được. 2.1.1.2. Nguồn lực nông hộ Các tài nguyên trong nông hộ rất đa dạng bao gồm đất đai, lao động, kỹ thuật, tài chính, con người… chúng có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sản xuất của nông hộ. Nếu biết tận dụng mối liên hệ này sẽ giúp nông hộ tận dụng hợp lý các nguồn tài nguyên sẵn có, giảm chi phí và tăng hiệu quả trong sản xuất. 2.1.1.3 Kinh tế hộ Hộ là đơn vị kinh tế mà ở đó diễn ra quá trình phân công, tổ chức lao động, chi phí cho sản xuất, tiêu thụ, thu nhập, phân phối và tiêu dùng. Với tư cách là đơn vị kinh tế, hộ được phân tích từ nhiều góc độ: - Chủ sỡ hữu và sử dụng các nguồn lực kinh tế như đất đai, nhân lực, vốn. - Là đơn vị tham gia vào các hoạt động kinh tế, phân theo ngành nghề, vùng lãnh thổ. - Trình độ phát triển kinh tế hộ. GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 6 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình trồng xoài Châu nghệ ở huyện Càng Long tỉnh Trà Vinh - Hiệu quả hoạt động kinh tế hộ. - Trong nông thôn hiện nay, hộ bao gồm hộ gia đình và hộ nông dân Trong đó: + Hầu hết gia đình ở nông thôn là những người gắn bó ruột thịt, có cùng huyết thống, chủ hộ thường là ông, bà, cha, mẹ… và các thành viên trong gia đình là con cháu. + Còn hộ nông dân trong điều kiện Việt Nam hiện nay được hiểu là một gia đình có tên trong bảng kê khai hộ khẩu riêng, gồm chủ hộ và những người cùng sống trong hộ gia đình ấy. Về mặt kinh tế, hộ gia đình có mối quan hệ gắn bó không phân biệt về tài sản, những người sống chung trong một căn hộ gia đình có nghĩa vụ và trách nhiệm đối với sự phát triển kinh tế. Nghĩa là mỗi thành viên đều phải có nghĩa vụ đóng góp công sức vào quá trình xây dựng, phát triển của nông hộ và có trách nhiệm đối với kết quả sản xuất được. Nếu sản xuất đạt kết quả cao, sản phẩm thu được người chủ hộ phân phối trước hết nhằm bù đắp chi phí bỏ ra, làm nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật, phần thu nhập còn lại trang trải cho các mục tiêu sinh hoạt thường xuyên của hộ gia đình và tái sản xuất lại. Nếu kết quả sản xuất không khả quan, người chủ hộ có trách nhiệm cao nhất. 2.1.1.4. Khái niệm về hiệu quả - Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, chúng có quan hệ mật thiết với nhau như một thể thống nhất không tách rời nhau. Trong đó, hiệu quả xã hội là mối quan hệ tương quan so sánh giữa kết quả xã hội và tổng chi phí bỏ ra. - Hiệu quả sản xuất: Trong sản xuất kinh doanh thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả tốt nhất. Thuật ngữ mà chúng ta thường dùng để chỉ kết quả đạt được đó là hiệu quả. Hiệu quả là một thuật ngữ tương đối và luôn liên quan đến một vài chỉ tiêu GVHD: Th.s Khổng Tiến Dũng 7 SVTH: Huỳnh Thị Thu Vân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng