Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Phân tích chính sách tính dụng ngân hàng

.DOC
4
42
90

Mô tả:

Phân tích chính sách tính dụng ngân hàng? (product by: Đinh Thiện Hiếu) Tín dụng là hoạt động quan trọng nhất của các ngân hàng nói riêng và các trung gian tài chính nói chung, chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản, tạo thu nhập từ lãi lớn nhất và cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao nhất. tính dụng là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng ( còn được gọi là tín dụng ngân hàng). Do vậy phân tích khách hàng trong quan hệ tín dụng của ngân hàng chính là phân tích tín dụng. phân tích tín dụng cũng bao hàm việc đưa ra và áp dụng chính sách tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Tín dụng là hoạt động sinh lời lớn nhất song rủi ro cao nhất cho ngân hàng thương mại. rủi ro có rất nhiều nguyên nhân, đều có thể gây ra thiệt hại tổn thất, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Do vậy, phân tích tín dụng là một công việc nghiêm túc, không thể làm chiếu lệ. bởi vậy cần có các nguyên tắc về tín dụng. các nguyên tắc tín dụng của ngân hàng: - khách hàng phải cam kết hoàn trả vốn gốc và lãi với thời gian xác định và ngân hàng cũng phải có trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi như đã cam kết. Đây chính là điều kiện để ngân hàng tồn tại và phát triển. - khách hàng phải cam kết sử dụng tín dụng như đã cam kết theo mục đích thỏa thuận với ngân hàng, không trái với quy định của pháp luật và các quy định khác của ngân hàng cấp trên. Bên cạnh đó ngân hàng cũng không được tài trợ cho các hoạt động trái pháp luật và phải tài trợ phù hợp với cương lĩnh của ngân hàng. - Ngân hàng phải dựa trên phương án có hiệu quả, trong trường hợp thấy thiếu an toàn thì ngân hàng đòi hỏi người vay phải có tài sản đảm bảo khi cho vay. Để phân tích , cho vay và thu nợ đối với khách hàng, các ngân hàng thường đặt ra các quy trình tín dụng như sau: Bước 1: phân tích trước khi cấp tín dụng. nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin khách hàng, khả năng tạo ra lợi nhuận. * phương pháp chủ yếu để thu thập và xử lý thông tin: - phỏng vấn trực tiếp là rất quan trọng, gặp gỡ giữa người vay và ngân hàng. Thăm quan nhà xưởng, văn phòng, nói chuyện với giám đốc… để giúp ngân hàng loại trừ các báo cáo ma - mua hoặc tìm kiếm thông tin qua các trung gian tài chính để thấy được tình trạng rủi ro, phát triển hay suy thoái. - Thông qua các thông tin có được từ bản báo cáo của người vay. Qua đó ta thấy được số liệu của nhiều năm cũ và có thể dự đoán trong tương lai gần * nội dung phân tích: a. đánh giá tài sản của khách hàng bao gổm các ngân quỹ, các chứng khoán có giá, hàng hóa trong kho và các tài sản cố định b. đánh giá các khoản nợ : + về thời gian : gồm các nợ ngắn hạn, nợ trung hạn và các khoản nợ dài hạn. + ngân hàng quan tâm tới tất cả các chủ nợ của khách hàng + ngân hàng cũng phải xem xét các khoản nợ ưu đãi, nợ có đảm bảo và các khoản nợ khác c. phân tích luồng tiền: phân tích lợi nhuận trong quá khứ và các luồng tiền trong tương lai - phụ thuộc và kế hoạch chi tiêu trong tương lai cần được dự kiến d. sử dụng các tỷ lệ : tỷ lệ đo thanh khoản, tỷ lệ do khả năng tạo lợi nhuận, tỷ lệ đo khả năng tài trợ bằng vốn tự có, tỷ lệ rủi ro. + nhóm tỷ lệ thanh khoản: đo khả năng của người vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn. Một là, tỷ lệ thanh khoản nhanh được đo bằng ngân quỹ của người vay trên các khoản nợ hiện hành Hai là, tỷ lệ thanh khoản trung bình đo bằng tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ hiện hành. + nhóm tỷ lệ sinh lời: đo khả năng tạo lợi nhuận của người vay + nhóm tỷ lệ rủi ro (RR) : có rất nhiều sự rủi ro như sản xuất, tiếp thị, nhân sự, tài chính, chính sách của chính phủ e. các điều kiện kinh tế: điều mà ngân hàng quan tâm hơn là khả năng trong tương lai của khách hàng, có thể là trong mấy tháng hoặc mấy năm. Thời gian càng dài, dự đoán càng khó bởi sự thay đổi của các điều kiện kinh tế như thiên tai, đời sống chính trị, khủng hoảng kinh tế vùng, quốc gia, sự sa sút đột ngột của ngành… làm thay đổi những tính toán ban đầu. bước 2 : xây dựng và ký kết một hợp đồng tính dụng. nội dung chính của hợp đồng tín dụng như sau + khách hàng: họ tên, địa chỉ, tư cách pháp nhân (nếu có) + số lượng tín dụng: là số tiền ngân hàng cam kết cấp cho khách hàng. Số lượng tín dụng có thể được chia nhỏ ra trong các khoảng thời gian khác nhau và dưới nhiều hình thức tiền tệ khác nhau + lãi suất: hợp đồng tín dụng phải ghi rõ lãi suất mà khách hàng trả đồng thời xác định tính chất của lãi suất. nếu lãi suất có thay đổi gì thì phải làm theo các điều kiện thay đổi đó + phí: để có được các cam kết tín dụng có thể khách hàng phải trả cho ngân hàng một khoản phí. + thời hạn tín dụng: ngân hàng phải xác định rõ thời hạn tín dụng trong hợp đồng. nó có thể được chia thành thời gian đầu tư, thời gian ân hạn, thời gian trả nợ, thời gian trả nợ có thể được chía nhỏ thành nhiều kỳ hạn nợ nhỏ + các loại đảm bảo: hợp đồng phải ghi rõ các loại đảm bảo + giải ngân: hợp đồng thường xác định các điều kiện và kỳ hạn giải ngân + điều kiện thanh toán: bao gồm lãi và gốc, cùng các hình thức thanh toán + các điều kiện khác: tùy thuộc vào điều khoản cuối cùng giữa ngân hàng và khách hàng. Bước 3 : giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền cho khách hàng như thỏa thuận và đồng thời ngân hàng bắt đầu kiểm soát khách hàng của mình. Bước 4: thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới. + trường hợp khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng, cố tình nợ lần dây dưa, hoặc làm ăn thua lỗ không có phương cách cứu vãn, ngân hàng áp dụng thanh lý, các biện pháp có thể thu hồi khoản nợ như phong tỏa tài sản và bán các tài sản thế chấp.. + trường hợp khách hàng có khó khăn về tài chính, song vẫn kiên quyết tìm cách để trả nợ, ngân hàng thường áp dụng phương án khai thác, bao gồm gia hạn nợ, giảm lãi hoặc cho vay thêm. Nội dung cơ bản của chính sách tín dụng: 1. chính sách khách hàng: khách hàng rất là đa dạng nhưng pháp luật cũng cấm hoặc hạn chế tài trợ đối với một số đối tượng nhất định như: - người đứng tên vay cho một tập thể phải được sự ủy quyền của tập thể đó. - Cá nhân vay phải là người đến tuổi thành niên. Và người vay phải ghi rõ là để làm gì. Ngân hàng có quyền chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện người vay sử dụng sai mục đích - Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng truyền thống, khách hàng quan trọng, khách hàng khác. 2. chính sách quy mô và giới hạn tín dụng: ngân hàng có thể cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định hoặc dưới nhiều hình thức khác nhau phù hợp với điều luật. ngoài các giới hạn do luật quy định mỗi ngân hàng có quy định riêng về quy mô và giới hạn 3. lãi suất và phí suất tín dụng. ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất tín dụng thì phải tính đến rủi ro, lãi suất hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị trường. lãi suất tín dụng có thể bị giới hạn bởi lãi suất trần, bị tác động bởi lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng nhà nước. nhà nước quy định hoặc lãi suất trên thị trường liên ngân hàng 4. thời hạn tín dụng và kỳ hạn nợ: thời hạn tín dụng có thể là ngắn hạn,trung hoặc cũng có thể là dài hạn. thời hạn tín dụng được tính từ lúc khoản tiền đầu tiên phát ra đến lúc khách hàng hoàn trả hết vốn và lãi theo hợp đồng cam kết. 5. các khoản đảm bảo: ngân hàng tài trợ trên uy tín của khách hàng. chính sách đảm bảo bao gồm các quy định về các loại đảm bảo cho mỗi loại hình tín dụng, tỷ lệ phần trăm cho vay trên đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảo… các ngân hàng thường cung cấp cho khách hàng danh mục các đảm bảo được ngân hàng chấp nhận cũng như các trường hợp vay cần đảm bảo. ngân hàng chỉ chấp nhận các tài sản có khả năng bán được làm đảm bảo. ngân hàng vẫn cho người vay được sử dụng tài sản song phải giữ nguyên tình trạng hoặc sử dụng đúng mục đích như đã thỏa thuận. và để đảo bảo hơn thì các ngân hàng thường bắt người vay phải mua bảo hiểm. thông thường ngân hàng chỉ cho vay với một giới hạn thấp hơn giá trị thị trường đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu là tùy thuộc và khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thị trường của vật được đảm bảo. 6. điều kiện giải ngân và điều kiên thanh toán: ngân hàng có thể giải ngân nhiều lần hoặc nhiều lần tùy thuộc và đối tượng. điều kiện thanh toán bao gồm thanh toán tiền gốc và lãi. Ngân hàng có thể yêu cầu thanh toán cả gốc và lãi một lần khi đáo hạn. các khoản cho vay trung và dài hạn thường được yêu cầu trả gốc và lãi thành nhiều kỳ. trả vào các đầu năm hoặc giữa năm, gốc và lãi được tính riêng hoặc tính chung thành khoản trả đều. 7. chính sách đối với các tài sản có vấn đề: các tài sản có vấn đề bao gồm các khoản nợ xấu và các tài sản có biểu hiện đáng ngờ. do hoạt động của ngân hàng luôn gắn với rủi ro, mức rủi ro có thể chấp nhận được cần được hoạch định cho từng khách hàng, từng ngành hoặc từng vùng. Kết luận: phân tích tín dụng và chính sách tín dụng có thể nói là xương sống trong hoạt động của ngân hàng thương mại. mục tiêu của nó là giảm thiểu rủi ro tín dụng và tăng khả năng sinh lời. nội dung chính của phân tích tín dụng và chính sách tín dụng là tài trợ cho khách hàng, phục vụ cho khách hàng trên cơ sở an toàn. Thực chất đó là chính sách khách hàng của ngân hàng thương mại.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan