Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân ...

Tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần việt nam

.PDF
80
4
121

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH -------  ------- TRIỆU TRƯỜNG ĐĂNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH TRIỆU TRƯỜNG ĐĂNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. HẠ THỊ THIỀU DAO TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 TÓM TẮT Đề tài tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần do đó với nghiên cứu về "Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam" trong giai đoạn 2006 - 2015. Mô hình nghiên cứu sự tác động của nhóm yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và nhóm yếu tố vi mô gồm tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng cho vay và ứng trước khách hàng/cho vay và ứng trước khách hàng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ cho vay và ứng trước khách hàng/tổng tài sản và khả năng thanh khoản thể hiện qua 2 chỉ số là chỉ số thanh khoản tài sản và chỉ số liên ngân hàng. Sử dụng số liệu của 21 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam từ 2006 đến 2015, phương pháp hồi quy bình phương tối thiểu tổng quát (GLS) được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản và tỷ lệ cho vay và ứng trước khách hàng có tác động dương với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động có tác động âm đối với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Các yếu tố như lạm phát, tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng cho vay và ứng trước khách hàng/cho vay và ứng trước khách hàng, chỉ số thanh khoản tài sản và chỉ số liên ngân hàng không có ý nghĩa thống kê. Sau khi phân tích kết hợp với tình hình các ngân hàng Việt Nam cho thấy hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính của hầu hết các ngân hàng và đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thực hiện sẽ kém hiệu quả với tỷ lệ thu nhập lãi thuần khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có tác động dương với tỷ lệ thu nhập lãi thuần. LỜI CAM ĐOAN Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tp. Hồ Chí Minh, ngày .... tháng .... năm 2016 Tác giả luận văn Triệu Trường Đăng LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng cảm ơn PGS TS. Hạ Thị Thiều Dao đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm và bảo vệ luận văn, Tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, Thầy Cô trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức trong gần 2 năm học vừa qua. Đặc biệt là Thầy, Cô thuộc Khoa đào tạo Sau Đại Học đã hỗ trợ và thông tin kịp thời để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Và để đạt được những gì như ngày hôm nay, tôi luôn biết ơn Ba Mẹ, anh chị trong gia đình đã luôn động viên trong suốt thời gian qua. Sự hỗ trợ từ bạn bè, các anh chị đồng nghiệp, Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh đã giúp tôi hoàn thành luận văn này, tôi gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người. Triệu Trường Đăng MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................................i DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ii DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... iii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................... 1 1.1. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài...................................................................................... 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 1.7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................ 4 1.8. Kết cấu luận văn ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG ................................................................................................................. 6 2.1. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần ...................................................................................... 6 2.2. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần ................................................ 8 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế .................................................................................. 8 2.2.2. Lạm phát ................................................................................................... 9 2.2.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng ............................. 10 2.2.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động........................................... 10 2.2.5. Quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay và ứng trước khách hàng/tổng tài sản ................................................................................................................ 11 2.2.6. Khả năng thanh khoản ........................................................................... 12 2.2.7. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ........................................................... 13 2.3. Các công trình nghiên cứu trước đây ............................................................... 15 2.3.1. Nghiên cứu ngoài nước .......................................................................... 15 2.3.2. Nghiên cứu trong nước ........................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................... 21 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 3.1. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 23 3.2. Các biến nghiên cứu ......................................................................................... 24 3.2.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................ 24 3.2.2. Các biến độc lập ..................................................................................... 25 3.3. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp ước lượng ............................................... 26 3.3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................. 26 3.3.2. Các mô hình phân tích dữ liệu bảng ...................................................... 26 3.3.3. Các bước lựa chọn mô hình ................................................................... 28 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................... 30 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................... 31 4.1. Thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với các yếu tố nghiên cứu giai đoạn 2006–2015 ............................................... 31 4.1.1. Tăng trưởng kinh tế và lạm phát ................................................................... 31 4.1.2. Lạm phát ........................................................................................................ 33 4.1.3. Tốc độ tăng trưởng tín dụng và chất lượng tín dụng .................................... 35 4.1.4. Tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động ................................................. 37 4.1.5. Quy mô vốn chủ sở hữu và tỷ lệ cho vay và ứng trước khách hàng/tổng tài sản ....................................................................................................................... 37 4.1.6. Khả năng thanh khoản ........................................................................... 39 4.1.7. Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên ........................................................... 40 4.2. Mô hình các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006 – 2015. ......................................... 41 4.2.1. Thống kê mô tả các biến. ........................................................................ 42 4.2.2. Lựa chọn mô hình hồi quy ...................................................................... 45 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4........................................................................................... 54 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 55 5.1. Kết luận............................................................................................................. 55 5.2. Kiến nghị .......................................................................................................... 55 5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................. 58 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo được đề xuất ....................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 62 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 65 Phụ lục 1: Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 65 Phụ lục 2: Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS .............................................. 66 Phụ lục 3: Kết quả mô hình hiệu ứng cố định – FEM ............................................... 67 Phụ lục 4: Kết quả mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên – REM ......................................... 68 Phụ lục 5: Kết quả kiểm định Hausman ..................................................................... 69 Phụ lục 6: Kết quả kiểm định LM .............................................................................. 70 Phụ lục 7: Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi mô hình REM ............. 71 Phụ lục 8: Kết quả hồi quy mô hình GLS .................................................................. 71 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Giải thích 1 BCTC Báo cáo tài chính 2 BCTN Báo cáo thường niên 3 FEM Fixed Effects Model – Mô hình tác động cố định 4 GLS Generalized Least Squares (GLS) – Phương pháp bình phương tối thiểu tổng quát 5 IFS International Financial Statistics 6 IMF International Monetary Fund 7 NHNN Ngân hàng Nhà nước 8 NHTM Ngân hàng thương mại 9 NIM Net interested margin – Tỷ lệ thu nhập lãi thuần 10 OECD Organization for Economic Co-operation and Development Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 11 REM Random Effects Model – Mô hình tác động ngẫu nhiên 12 TCTD Tổ chức tín dụng 13 TTS Tổng tài sản 14 VCSH Vốn chủ sở hữu 15 WTO World Trade Organization – Tổ chức Thương mại Thế giới i DANH MỤC BẢNG Bảng Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu ngoài nước 16 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu trong nước 19 Bảng 3.1: Các yếu tố trong mô hình nghiên cứu 23 Bảng 4.1: Tóm tắt thống kê mô tả các biến nghiên cứu 42 Bảng 4.2: Kết quả kiểm định tương quan của các biến nghiên cứu 44 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến 45 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS 46 Bảng 4.5: Kết quả mô hình tác động cố định – FEM 47 Bảng 4.6: Kết quả mô hình tác động ngẫu nhiên REM 48 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định Hausman 49 Bảng 4.8: Kết quả kiểm định LM 50 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi mô hình REM 51 Bảng 4.10: Kết quả hồi quy theo phương pháp GLS 51 ii DANH MỤC HÌNH Bảng Trang Hình 4.1: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tốc độ tăng trưởng kinh tế 2006-2015 32 Hình 4.2: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và lạm phám 2006-2015 34 Hình 4.3: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tăng trưởng tín dụng 2006-2015 35 Hình 4.4: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ dự phòng/cho vay 2006-2015 36 Hình 4.5: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động 2006-2015 Hình 4.6: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản 20062015 37 38 Hình 4.7: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ cho vay/tổng tài sản 2006-2015 39 Hình 4.8: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và chỉ số thanh khoản tài sản 2006-2015 40 Hình 4.9: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên 20062015 41 iii CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua một trong những giai đoạn khó khăn trước trong và sau khủng hoảng kinh tế thế giới, cũng trong giai đoạn này những thay đổi chính sách điều hành hoạt động ngân hàng với căn bản từ đề án 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 về “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015”. Những biến động trong tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong giai đoạn từ 2006 – 2015 của các NHTM cổ phần, khi mà tỷ lệ thu nhập lãi thuần giảm trong 2006-2008, tăng trong 2008-2011 và giảm trong 2011-2014. Do đó, cần thiết có sự phân tích, đánh giá tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để có cái nhìn tổng quát và giúp cải thiện được lợi nhuận và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Khởi đầu với nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) và các nghiên cứu sau này nhằm hoàn thiện đánh giá có thể kể đến như McShane và Sharpe (1985) với đánh giá tác động cơ bản của rủi ro thị trường, của Hawtrey và Liang (2008) với đối tượng nghiên cứu thuộc các nước trong khối OECD. Các nghiên cứu trong nước trước đây cũng đặt ra nhiều vấn đề xung quanh việc xác định các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tuy nhiên về khung thời gian nghiên cứu cũng như sự đa dạng về các yếu tố nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế. Do đó, một mặt đề tài xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ 2006-2015, đây là khoảng thời gian bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009 và 2007 năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, giai đoạn này đánh dấu nhiều thay đổi trong nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Mặt khác, đề tài cũng đánh giá lại một số yếu tố mà các nghiên cứu trước đây đã xem xét. 1 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Theo Rose (1999), mục tiêu dài hạn của một số ngân hàng mong muốn tăng trưởng nhanh hơn và đạt được các mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Ngược lại, có ngân hàng thích sự ổn định - tối thiểu hóa rủi ro, đảm bảo sự lành mạnh cho ngân hàng nhưng với mức thu nhập khiêm tốn cho các cổ đông. Tất cả các mục tiêu trên đều có những vấn đề cần xem xét, những nguyên tắc cơ bản về quản trị tài chính đã khẳng định chắc chắn rằng tối đa hóa giá trị cổ phiếu của ngân hàng là một mục tiêu then chốt cần được ưu tiên hơn các mục tiêu khác. Nếu giá trị cổ phiếu không thể tăng như mong đợi, các nhà đầu tư hiện đại có thể tìm cách bán cổ phiếu và ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc huy động thêm vốn mới để hỗ trợ cho sự tăng trưởng trong tương lai. Rõ ràng là khi đó ngân hàng nên theo đuổi mục tiêu tối đa hóa giá trị cổ phiếu. Lợi nhuận và rủi ro là hai lựa chọn đánh đổi lẫn nhau trong hoạt động của bất kỳ ngân hàng nào. Hoạt động cho vay vẫn là hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng, thu nhập chủ yếu cũng từ hoạt động này. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần từ 2006-2015 của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam biến động khá mạnh trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới trong và sau khủng hoảng tài chính thế giới, với sự sụp đổ của rất nhiều của các định chế tài chính lớn trên thế giới và trong nước với hàng loạt các chính sách ban hành để vực dậy nền kinh tế trong, sau khủng hoảng hoàn thiện hoạt động của các ngân hàng. Chưa khi nào hệ thống ngân hàng Việt Nam lại có nhiều sự biến động nói chung và tỷ lệ thu nhập lãi thuần nói riêng và đối với nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam hiện nay thì kênh huy động vốn từ ngân hàng vẫn chiếm phần lớn khi mà thị trường tài chính chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, hệ thống ngân hàng vẫn đóng vai trò trọng yếu cho trong hoạt động của nền kinh tế, và hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Kết quả nghiên cứu sẽ xác định những yếu 2 tố mới và đánh giá lại các yếu tố mà các nghiên cứu trong nước trước đây đã phân tích về sự tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của NHTM cổ phần Việt Nam 1.3. - Mục tiêu nghiên cứu Xác định yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam với nhóm yếu tố vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế, lạm phát và nhóm yếu tố vi mô gồm tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng cho vay và ứng trước khách hàng/cho vay và ứng trước khách hàng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản, tỷ lệ cho vay và ứng trước khách hàng/tổng tài sản và khả năng thanh khoản thể hiện qua 2 chỉ số là chỉ số thanh khoản tài sản và chỉ số liên ngân hàng trong giai đoạn 2006 - 2015. - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nghiên cứu đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu, nghiên cứu tìm cách trả lời các câu hỏi sau: - Yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2015? 1.5. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố như thế nào? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là 21 NHTM cổ phần Việt Nam có đầy đủ số liệu trong giai đoạn 2006-2015 (phụ lục 1). Thời gian nghiên cứu của đề tài trong giai đoạn 2006-2015 vì trong khoảng thời gian bắt đầu cuộc khủng hoảng tài chính thế giới 2007-2009 và 2007 năm đầu tiên Việt Nam gia nhập WTO, giai đoạn này đánh dấu nhiều thay đổi trong nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả, thu thập và xử lý số liệu để mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích thực trạng tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2015. Sau đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, đề ra mô hình kinh tế lượng các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2006-2015. Trong đó, biến phụ thuộc là tỷ lệ thu nhập lãi thuần, các biến độc lập gồm nhóm biến vĩ mô và biến vi mô. Nhằm xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy mô hình GLS từ đó đánh giá tác động của các yếu tố. 1.7. Đóng góp của đề tài Xác định và lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006-2015, từ đó giúp cho các ngân hàng sẽ có định hướng trong việc cải thiện tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Đề tài có nghiên cứu về mức độ tác động của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, khả năng thanh khoản của ngân hàng thể hiện qua chỉ số thanh khoản tài sản và chỉ số liên ngân hàng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. 1.8. Kết cấu luận văn Đề tài nghiên cứu có 5 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đóng góp của đề tài. Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tỷ lệ thu nhập lãi thuần của ngân hàng. Chương này trình bày về các yếu tố dự kiến được xem xét nghiên cứu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP), lạm phát, tăng trưởng và rủi ro tín dụng, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận 4 biên, tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập hoạt động và khả năng thanh khoản. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trình bày mô hình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô tả số liệu. Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu, đồng thời xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố. Chương 5: Kết luận, kiến nghị và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. Trình bày tóm tắt kết quả đạt được và các khuyến nghị. Đưa ra các hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỶ LỆ THU NHẬP LÃI THUẦN CỦA NGÂN HÀNG 2.1. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần Nghiên cứu của Ho và Saunders (1981) về tỷ lệ thu nhập lãi thuần là khung tham chiếu cho những nghiên cứu về những yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Mô hình mở rộng và tích hợp phương pháp bảo hiểm rủi ro và tối đa lợi ích dự kiến (Pyle, 1970). Ngân hàng được xem hoạt động theo hướng ngại rủi ro giữa tiền gửi và tiền vay, điều này đến một cách ngẫu nhiên với xác suất phụ thuộc vào mức biên lợi nhuận ngân hàng xác định và độ co giãn của cầu khoản vay so với cung tiền gửi, sự ngẫu nhiên này cho thấy ngân hàng chịu rủi ro về lãi suất. Giả sử cung tiền gửi mới vào ngân hàng nhưng cao hơn nhu cầu vay, thì ngân hàng sẽ đầu tư trên thị trường tiền tệ điều này tương ứng ngân hàng sẽ chịu rủi ro tái đầu tư. Mặt khác nếu cầu cho vay lớn hơn cung tiền gửi thì ngân hàng phải huy động trên thị trường và cho vay lại tức là sẽ chịu rủi ro tái cấp vốn và trong cả hai trường hợp ngân hàng đều chịu rủi ro tín dụng. Do đó, một ngân hàng ngại rủi ro sẽ yêu cầu mức biên lợi nhuận cao hơn. Mức chênh lệch lãi suất thuần được tính như sau: s = RL - RD = (a + b) Trong đó: RL là lãi suất cho vay, RD là lãi suất tiền gửi, a là phí tính bởi ngân hàng để cung cấp khoản vay, b là phần bù rủi ro bù đắp cho rủi ro tái đầu tư. Ho và Saunder cho rằng mức lãi suất tiền gửi và tiền vay phụ thuộc vào 4 yếu tố đó là: mức ngại rủi ro, cấu trúc thị trường ngân hàng, kích thước bình quân những giao dịch ngân hàng, sự biến động lãi suất, thể hiện qua công thức như sau: s = (a + b) = α/β + 1/2Rσi2Q Trong đó: - α/β: đo lường độ co giãn của cung và cầu vốn; - R: đo lường mức độ ngại rủi ro; 6 - Q: đo lường quy mô giao dịch; σi2: đo lường phương sai lãi suất. Bản chất của một ngân hàng thương mại ban đầu là huy động và cho vay, sau này phát sinh thêm các hoạt động khác như bảo lãnh, phát hành chứng khoán, các dịch vụ thẻ, bảo lãnh thanh toán, giao dịch ngoại hối, chứng khoán… để tăng khả năng sinh lời, phân bổ rủi ro. Theo Rose (1999), tỷ lệ thu nhập lãi thuần đo lường mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đổi các nguồn vốn có chi phí thấp. Công thức tính tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) như sau: NIM = Thu nhập lãi thuần trong kỳ Tổng tài sản sinh lời bình quân Thu nhập lãi thuần của ngân hàng: Theo Nguyễn Thị Loan (2012), doanh thu của các ngân hàng thương mại được hình thành từ lãi, phí các hoạt động cấp tín dụng, kinh doanh đầu tư chứng khoán, từ kinh doanh ngoại tệ và các dịch vụ ngoại bảng khác... Trong đó, thu nhập lãi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong doanh thu của các ngân hàng thương mại trong khoảng giai đoạn từ 2006 – 2015 là khoảng 70% – 90% tổng thu nhập hoạt động của các ngân hàng. Chi phí của Ngân hàng thương mại bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi của khách hàng, chi trả lãi tiền vay, chi kinh doanh ngoại tệ vàng bạc đá quý, chi quản lý. Trong đó chi trả lãi tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để hạ thấp chi phí nhằm đảm bảo kinh doanh có lãi phải có biện pháp giám sát hợp lý với từng loại chi phí. Ngân hàng thương mại áp dụng nguyên tắc dồn tích để hạch toán dự thu và dự trả lãi. Nếu chỉ xem xét con số tuyệt đối mà chưa xem xét đến quy mô tài sản, cụ thể là tài sản sinh lãi của ngân hàng đó có thể không đánh giá chính xác khả năng tạo ra thêm lợi nhuận từ lãi vay ròng từ một đồng tài sản sinh lời. Tài sản sinh lãi: các khoản tiền gửi ở Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi và cho vay 7 ở các tổ chức tín dụng khác, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán nợ đầu tư, cho vay khách hàng, các công cụ tài chính phái sinh và tài sản tài chính khác,... Mỗi loại tài sản do đặc thù rủi ro và lợi nhuận khác nhau mà cho sinh lãi suất khác nhau. Một ngân hàng có khả năng phân bổ tài sản vào các tài sản sinh lãi tốt nhất, cho thu nhập lãi trong kỳ tốt nhất trong việc huy động nguồn và sử dụng nguồn vào những nơi hiệu quả nhất sẽ cho chỉ số NIM cao, bền vững. Đặc thù hoạt động của ngành ngân hàng là kinh doanh chênh lệch lãi suất, tùy theo chu kỳ tín dụng, chính sách điều tiết kinh tế vĩ mô của Ngân hàng Nhà nước ở từng thời kỳ, bản thân ngân hàng ở chính sách cho vay ồ ạt hay thận trọng mà chỉ số NIM ở các thời kỳ khác nhau có thể khác nhau (ở cùng một ngân hàng) và giữa các ngân hàng khác nhau trong ngành. 2.2. Các yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần 2.2.1. Tăng trưởng kinh tế Theo Mankiw (2014), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định. GDP (ký hiệu là Y) được chia thanh bốn thành phần: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu của Chính phủ (G) và xuất khẩu ròng (NX): Y = C + I +G + NX GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. GDP thực là sản lượng hàng hóa và dịch vụ được định giá theo mức giá cố định. GDP thực chỉ phản ánh sự thay đổi của số lượng hàng hóa và dịch vụ được sản xuất, vì vậy GDP thực là thước đo sản lượng hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế. Bernake và Gertler (1990) cho rằng sự tăng trưởng kinh tế sẽ làm tăng giá trị ròng của người đi vay, do đó làm giảm mức lãi biên. Gelos (2009) tìm được sự nghịch biến giữa tăng trưởng GDP và mức lãi biên. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhu cầu về vốn tín dụng cho chi tiêu tiêu dùng, đầu tư, chi tiêu chính phủ… sẽ tăng, mặt khác 8 nguồn tiền tạo ra từ các thành phần kinh tế cũng tăng từ đó tạo ra nguồn huy động lớn cho các ngân hàng. Do đó, nếu ngân hàng kiểm soát được chi phí huy động vốn và lãi suất cho vay sẽ tác động tốt đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần và ngược lại. Điều này cho thấy cần thiết đề xuất vào mô hình nghiên cứu để đánh giá sự tương quan giữa tốc độ tăng trưởng GDP với tỷ lệ thu nhập lãi thuần tại Việt Nam. 2.2.2. Lạm phát Theo Mankiw (2014), lạm phát là sự tăng mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một thước đo chi phí tổng quát của các hàng hóa và dịch vụ được mua bởi một người tiêu dùng điển hình. Tính toán tỷ lệ lạm phát bằng cách sử dụng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) để tính toán tỷ lệ lạm phát, đó là phần trăm thay đổi của chỉ số giá so với kỳ trước. Tức là, tỷ lệ lạm phát giữa hai năm liên tiếp được tính như sau: Tỷ lệ lạm phát năm t = * 100 Mối quan hệ giữa lãi suất và lạm phát được thể hiện thông qua hiệu ứng Fisher: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Lạm phát Ngoài ra, khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát, công cụ đầu tiên mà các ngân hàng trung ương thực hiện là chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ làm tăng lãi suất và ngược lại, tăng lãi suất sẽ cho phép hệ thống ngân hàng có thể thu hút phần lớn số tiền có trong lưu thông khiến cho đồng tiền trong lưu thông giảm, cơ số tiền và lượng tiền cung ứng giảm, lạm phát được kiềm chế. Do đó, giữa lãi suất cho vay và huy động vốn sẽ có mối quan hệ với lạm phát. Như vậy, lãi suất và tỷ lệ lạm phát có mối liên hệ, nghiên cứu của Honohan (2003) và Gelos (2009) cho thấy sự tương quan thuận chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các ngân hàng. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất