Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ng...

Tài liệu Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng tmcp việt nam

.PDF
122
177
99

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÚY AN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ THÚY AN PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN TỰ NGUYỆN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM Chuyên ngành: Kế toán Mã số ngành: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. NGUYỄN XUÂN HƯNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Kinh tế với đề tài “Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tác giả với sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Xuân Hưng. Luận văn được tác giả thực hiện và hoàn tất một cách độc lập. Các số liệu đưa vào Luận văn là trung thực và được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy. Kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các giải pháp, khuyến nghị được tác giả rút ra từ quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Tài liệu tham khảo trong Luận văn được trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung được trình bày trong Luận văn này. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 NGƯỜI CAM ĐOAN Lê Thị Thúy An DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu/ Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng nước ngoài BCTC Báo cáo tài chính BCTN Báo cáo thường niên CBTT Công bố thông tin FE Mô hình tác động cố định HĐQT Hội đồng quản trị NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần Pooled OLS Mô hình bình phương tối thiểu thông thường gộp Pooled Quares RE Mô hình tác động ngẫu nhiên Random Effects ROA Tỷ suất sinh lợi trên tài sản Return On Assets SGDCK Sở giao dịch chứng khoán TCTD Tổ chức tín dụng TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTCK Thị trường chứng khoán Fixed Effects Ordinary Least DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt các nghiên cứu trước đây .................................................................. 7 Bảng 3.1: Danh mục CBTT tự nguyện trong giai đoạn 2010-2011.............................. 27 Bảng 3.2: Danh mục CBTT tự nguyện trong giai đoạn 2012-2015.............................. 28 Bảng 3.3: Các biến được sử dụng trong mô hình hồi qui ............................................. 32 Bảng 4.1: Qui mô HĐQT trung bình và tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ........................... 36 Bảng 4.2: Tỷ lệ sở hữu bình quân của cổ đông tổ chức trong hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ................................................................... 37 Bảng 4.3: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản bình quân của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ........................................................................... 38 Bảng 4.4: Tỷ suất sinh lời trên tài sản trung bình của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 .................................................................................... 38 Bảng 4.5: Mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015 ........................................................................................... 39 Bảng 4.6: Kết quả thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ........................ 42 Bảng 4.7: Ma trận hệ số tương quan ............................................................................. 45 Bảng 4.8: Kết quả hồi qui theo mô hình Pooled OLS................................................... 46 Bảng 4.9: Kết quả hồi qui theo mô hình Random Effects ............................................ 47 Bảng 4.10: Kết quả hồi qui theo mô hình Fixed Effects ............................................... 48 Bảng 4.11: Kết quả hồi qui theo mô hình Fixed Effects với tùy chọn Robust ............. 50 DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ Đồ thị 4.1: Tốc độ tăng trưởng tỷ lệ sở hữu bình quân của cổ đông Nhà nước trong hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2010-2015................................. 37 Đồ thị 4.2: Tốc độ tăng trưởng mức độ CBTT tự nguyện bình quân của hệ thống NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 ..................... 40 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Trong một nền kinh tế thị trường, báo cáo tài chính (BCTC) với vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thông tin đối với các nhà đầu tư, các tổ chức quản lý và điều hành thị trường, sẽ là điều kiện thúc đẩy thị trường chứng khoán (TTCK) phát triển hiệu quả và lành mạnh, đồng thời là một trong những cơ sở quan trọng, có độ tin cậy cao và gần như là duy nhất để đánh giá "sức khỏe tài chính" của một doanh nghiệp nói chung, từ đó, các nhà đầu tư sẽ phân tích, xem xét và ra quyết định đầu tư một cách phù hợp. Ngân hàng, một loại hình doanh nghiệp đặc thù, đóng vai trò vừa là kênh cung ứng vốn chủ yếu vào nền kinh tế, vừa là phương tiện thanh toán nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vốn và dịch vụ ngân hàng cho các chủ thể trong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, ngoài việc mang lại nguồn ngân sách lớn cho quốc gia, ngành Ngân hàng còn góp phần đáng kể trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần tăng trưởng kinh tế đất nước. Để hệ thống ngân hàng Việt Nam phát huy được tầm quan trọng này, đòi hỏi từng ngân hàng thành viên đạt được sự phát triển ổn định và bền vững. Điều này cần có sự đồng bộ của nhiều yếu tố, trong đó, một trong những yếu tố rất quan trọng chính là việc tăng cường mức độ công bố thông tin (CBTT) trong BCTC. Bởi vì, thông tin là huyết mạch của thị trường, nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu minh bạch sẽ gây ra bất ổn thị trường, làm cho hoạt động đầu tư kém hiệu quả. Tuy nhiên, thông tin được trình bày và công bố như thế nào để đáp ứng được nhu cầu người sử dụng vẫn còn khoảng cách khá lớn giữa kỳ vọng và thực tế. Nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ việc CBTT, số liệu công bố còn có sự chênh lệch khá đáng kể. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mức độ công bố thông tin, như Eng và Mak (2003) về sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và cơ cấu hội đồng quản trị (HĐQT) đến mức độ CBTT tự nguyện, Hossain (2008) về CBTT tự nguyện trên báo cáo thường niên (BCTN) của các ngân hàng Ấn Độ, Mallin và Ow-Yong (2012) về đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp tại Anh, hay Hawashe (2015) về đặc tính của ngân hàng ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện,… Tại Việt Nam gần đây cũng nổi lên nhiều nghiên cứu về vấn đề này, như Nguyễn Công Phương và cộng sự (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tài chính của công ty niêm yết, hay Lê Thị Trúc Loan (2012) về mối quan hệ giữa một số nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp và mức độ CBTT của các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam.... Các nghiên cứu đã nói lên tầm quan trọng của việc CBTT và ngày càng được quan tâm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện của các ngân hàng vẫn còn khá hạn chế, đa phần là các nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện của các doanh nghiệp. Do đó, việc nghiên cứu để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện, trên cơ sở đó tìm ra giải pháp để nâng cao chất lượng CBTT tự nguyện của các ngân hàng là hết sức quan trọng, có giá trị và luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách, các nhà quản trị ngân hàng và các nhà đầu tư. Xuất phát từ những đòi hỏi mang tính thực tiễn, với mong muốn nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân tại sao mức độ CBTT tự nguyện của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Việt Nam thời gian qua lại thấp như vậy, nhận diện các nhân tố tác động và mức độ tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các ngân hàng, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích các nhân tố tác động đến mức độ công bố thông tin tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam” làm Luận văn Thạc sĩ của mình nhằm đóng góp thêm về phương diện lý luận vai trò của việc CBTT tự nguyện trong hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và là nguồn tham khảo thực tiễn có thể giúp các ngân hàng tăng cường mức độ CBTT tự nguyện và chất lượng của BCTC và BCTN, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTMCP Việt Nam. 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là phân tích tác động của các nhân tố như qui mô hội đồng quản trị (HĐQT), tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập, tỷ lệ sở hữu của cổ đông là tổ chức, tỷ lệ sở hữu của cổ đông là Nhà nước, qui mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA), tình trạng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (SGDCK) và công ty kiểm toán đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTC đã được kiểm toán và BCTN của các NHTMCP Việt Nam. Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau đây:  Một là, khung lý thuyết nào liên quan đến các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam?  Hai là, thực trạng cơ cấu HĐQT, cơ cấu cổ đông, qui mô tổng tài sản, kết quả hoạt động kinh doanh và mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015 như thế nào?  Ba là, kết quả mô hình hồi qui cho thấy các nhân tố nào ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015?  Bốn là, các khuyến nghị, giải pháp nào phù hợp với tình hình thực tiễn nghiên cứu giúp nâng cao mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam trong tương lai? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu mức độ CBTT tự nguyện và các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Tác giả thực hiện nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 30 NHTMCP Việt Nam. Các ngân hàng được chọn nghiên cứu đã bao gồm 4 NHTM Nhà nước đã cổ phần hóa. Về thời gian: Dữ liệu thu thập chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015, trong đó bao gồm dữ liệu có sẵn từ BCTC đã được kiểm toán và BCTN của các NHTMCP Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trước tiên, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu từ BCTC đã được kiểm toán và BCTN của các NHTMCP Việt Nam; từ đó, thực hiện thống kê, mô tả các dữ liệu nghiên cứu và có những lập luận, giải thích đối với nguồn dữ liệu trên. Tiếp theo, tác giả sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam. Từ đó, giúp nhận diện các nhân tố có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam. Về xử lý số liệu thu thập, tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Office 2013 để lập bảng biểu, vẽ biểu đồ, đồ thị thể hiện các số liệu thu thập và sử dụng phần mềm phân tích dữ liệu STATA 12.0 để hỗ trợ chạy số liệu, phân tích sự tác động của các nhân tố đến đến mức độ CBTT tự nguyện của các NHTMCP Việt Nam. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Điểm mới của đề tài nghiên cứu về mức độ CBTT tự nguyện được tác giả thực hiện cho lĩnh vực ngân hàng – một lĩnh vực chưa có nhiều nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam. Dữ liệu nghiên cứu được tác giả thu thập đến thời điểm gần nhất với hiện tại (năm 2015). Ngoài ra, tác giả sử dụng nhiều phương pháp ước lượng khác nhau và có sự so sánh mức độ phù hợp của từng phương pháp ước lượng để xác định mô hình hồi qui phù hợp nhất cho đề tài nghiên cứu. Vì vậy đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Về phương diện khoa học, tác giả kỳ vọng kết quả của nghiên cứu này sẽ lắp thêm đầy khoảng cách của các nghiên cứu trước đây về các nhân tố tác động đến mức độ CBTT tự nguyện của ngân hàng bằng cách bổ sung thêm phương pháp tiếp cận mới trong việc phân tích và đánh giá tác động của các nhân tố đến mức độ CBTT tự nguyện của ngân hàng cũng như mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu về chủ đề này tại Việt Nam. Về phương diện thực tiễn, tác giả mong muốn qua bài nghiên cứu này, người sử dụng BCTC có thể hiểu rõ thêm và thông suốt hơn về ý nghĩa của lượng thông tin tự nguyện mà các ngân hàng đã công bố để từ đó đưa ra quyết định đầu tư một cách hiệu quả; đồng thời, tác giả kỳ vọng kết quả của nghiên cứu sẽ là một trong những cơ sở giúp các ngân hàng công bố nhiều thông tin tự nguyện hơn, cũng như đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao mức độ CBTT tự nguyện của ngân hàng, từ đó giúp BCTC và BCTN của ngân hàng được đầy đủ, công khai và minh bạch hơn. 6. Kết cấu của Luận văn Luận văn nghiên cứu của tác giả bao gồm 5 Chương với nội dung như sau: Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước. Chương 2: Cơ sở lý thuyết. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mức độ CBTT, đặc biệt vấn đề CBTT tự nguyện được sự quan tâm của rất nhiều tác giả, một số nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, một số nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, hoặc, một số nghiên cứu sử dụng kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng, điển hình như: Bradbury (1992) nghiên cứu về mối quan hệ giữa đặc điểm doanh nghiệp với mức độ CBTT tự nguyện của 29 công ty ở New Zealand, gồm 5 biến độc lập: qui mô công ty, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ tài sản cố định, thu nhập bất thường, nguồn tài chính. Phương pháp OLS được sử dụng để phân tích tác động của các nhân tố. Kết quả cho thấy có sự tác động tích cực của nhân tố qui mô công ty, đòn bẩy tài chính, nguồn tài chính, tỷ lệ nợ dài hạn đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty. Trong khi tổng tài sản, thu nhập ròng thì lại gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức độ CBTT tự nguyện. Ahmed và Courtis (1999) kiểm tra mối quan hệ giữa đặc điểm công ty với thuyết minh BCTC hàng năm. Bài nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: qui mô công ty, tình trạng niêm yết, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, lợi nhuận và công ty kiểm toán. Với kỹ thuật phân tích Meta, kiểm định t-test, z-test cho ra kết quả biến qui mô công ty, lợi nhuận, qui mô công ty kiểm toán đều có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện. Chau và Gray (2002) nghiên cứu sự tác động của cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của 60 công ty ở Hồng Kông và 62 công ty ở Singapore dựa vào các danh mục được công bố bởi Meek và cộng sự (1995) sau đó bổ sung thêm một số mục gồm 6 biến độc lập. Kết quả chỉ ra rằng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông ngoài công ty và qui mô công ty có tác động tích cực đến mức độ CBTT, tác động ít hơn đối với công ty có sở hữu là gia đình. 2 Khi vấn đề CBTT tự nguyện bắt đầu nhận được sự quan tâm của nhiều chuyên gia kinh tế, các nghiên cứu không chỉ tập trung vào đặc điểm doanh nghiệp mà còn nghiên cứu sâu vào cấu trúc sở hữu để xác định các nhân tổ ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện. Eng và Mak (2003) nghiên cứu sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu và cơ cấu HĐQT đến CBTT tự nguyện, gồm có 12 biến độc lập: tỷ lệ sở hữu của nhà quản lý, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn, sở hữu Nhà nước, cơ cấu HĐQT, cơ hội tăng trưởng, qui mô công ty, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, lĩnh vực hoạt động, công ty kiểm toán, nhà phân tích, tỷ lệ số cổ phiếu trả lại và tỷ suất sinh lời trên tài sản hoặc tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu. Bằng phương pháp hồi qui Pooled OLS, nhóm tác giả nhận thấy sở hữu của nhà quản lý và sở hữu Nhà nước làm tăng mức độ CBTT; trong khi đó, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn thì không có tác động; thậm chí, giám đốc thuê ngoài còn làm giảm mức độ CBTT. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có nợ thấp sẽ công bố nhiều thông tin hơn các doanh nghiệp nhỏ. Một nghiên cứu tiếp theo của Baumann và Nier (2006) trên khía cạnh đạo đức trong ngành ngân hàng, với bộ dữ liệu gồm 729 ngân hàng của 32 quốc gia lớn, thu thập dữ liệu từ năm 1993 đến năm 2000, kết quả cho thấy mức độ CBTT của các ngân hàng làm tăng tính hữu ích trong việc dự báo, tăng giá thị trường, giảm biến động giá cổ phiếu. Nghiên cứu sau đó được thực hiện tại Malaysia của Ghazali và Weetman (2006) về sự ảnh hưởng của các nhân tố truyền thống đến mức độ CBTT tự nguyện trên BCTN của các công ty sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sử dụng 9 biến độc lập, cách ghi điểm không trọng số và phần mềm SPSS10.0 để phân tích dữ liệu, kết luận cuối cùng cho thấy dù có khủng hoảng kinh tế hay không thì sở hữu gia đình, sở hữu Nhà nước và khả năng cạnh tranh đều có tác động đến mức độ CBTT tự nguyện. Dần dần đặc điểm yếu tố văn hóa cũng được tiến hành nghiên cứu, Hooi (2007) nghiên cứu trên BCTN của 34 NHTM năm 2004 với 104 khoản mục, bao gồm 5 biến yếu tố văn hóa như sau: giá trị cá nhân, giới tính nam, quyền lực, trốn thuế và định hướng tương lai. Qua phân tích hồi qui đa biến thấy rằng chỉ có biến trốn thuế là có tác động đến mức độ CBTT nêu trên. Các biến còn lại không có ảnh hưởng rõ rệt. 3 Hossain và Taylor (2007) điều tra mức độ CBTT tự nguyện của 20 ngân hàng tại Banglades trên BCTN năm 2000 và 2001 dựa trên tiêu chuẩn của Chuẩn mực quốc tế IAS 30 với 45 khoản mục thông tin được lựa chọn, bao gồm các nhân tố: qui mô ngân hàng, công ty kiểm toán và khả năng sinh lời. Bằng phương pháp chấm điểm, kết quả cho thấy biến qui mô ngân hàng và công ty kiểm toán có tác động mạnh mẽ đến mức độ CBTT tự nguyện, trong khi biến lợi nhuận thì có tác động chưa rõ ràng. Năm tiếp theo đó, Hossain (2008) tiếp tục thực hiện nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc tính các ngân hàng với mức độ CBTT của 18 ngân hàng Nhà nước và 38 NHTM ở Ấn Độ với 181 mục thông tin được lựa chọn, sử dụng mô hình hồi qui OLS để phân tích 8 nhân tố: độ tuổi, qui mô ngân hàng, lợi nhuận, sự đa dạng trong kinh doanh, tài sản hiện hữu, cơ cấu HĐQT, thị trường niêm yết và lợi nhuận. Nghiên cứu đã tìm thấy qui mô ngân hàng, khả năng sinh lời, cơ cấu HĐQT và thị trường niêm yết có tác động đáng kể, các biến còn lại không có ảnh hưởng đáng kể. Khodađai, Khazami và Aflatooni (2010) phát hiện ra mối quan hệ giữa tỷ lệ tổ chức đầu tư, sự tách biệt giám đốc điều hành và chủ tịch HĐQT có ảnh hưởng quan trọng trong khi nghiên cứu sự tác động của cấu trúc quản trị đến mức độ CBTT tự nguyện của 106 công ty ở Iran, thu thập dữ liệu từ năm 2001 đến năm 2005. Ngược lại tỷ lệ giám đốc độc lập, giám đốc điều hành không có quan hệ nào với mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu sau đó của Agyei-Mensah (2012) được tiến hành ở Ghana nhằm điều tra mối quan hệ giữa đặc điểm của các ngân hàng với mức độ CBTT tự nguyện với bộ dữ liệu được thu nhập năm 2009 gồm 27 mục thông tin của 21 ngân hàng. Tác giả cũng kết luận rằng biến lợi nhuận có tác động mạnh mẽ đến mức độ CBTT tự nguyện, ngược lại các biến qui mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, khả năng thanh khoản không có ảnh hưởng đáng kể. Mallin và Ow-Yong (2012) nghiên cứu các nhân tố về đặc điểm doanh nghiệp ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện của 300 công ty trong số 1.118 công ty của Anh trên thị trường AIM trước tháng 6 năm 2006. Gồm 9 biến độc lập như sau: tỷ lệ sở hữu của tổ chức đầu tư, tỷ lệ sở hữu của tổng giám đốc, qui mô HĐQT, tỷ lệ thành 4 viên HĐQT độc lập, sự tách biệt nhà tư vấn và môi giới, tình trạng niêm yết trên SGDCK, doanh thu, qui mô công ty và tỷ lệ đòn bẩy tài chính. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui OLS để kiểm tra các biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ CBTT tự nguyện tăng cùng sự gia tăng tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT, sự ảnh hưởng của qui mô công ty đến mức độ CBTT là phù hợp với các nghiên cứu trước đó, tỷ lệ đòn bẩy tài chính đã được tìm thấy là có ý nghĩa thống kê và mối quan hệ âm với mức độ CBTT tự nguyện. Sự hiện diện của các cổ đông là tổ chức (dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần) không ảnh hưởng đến mức độ CBTT. Trong bài nghiên cứu tác giả còn nêu đầy đủ phương pháp nghiên cứu, kích thước mẫu, chỉ số R2 và ý nghĩa các con số. Hướng nghiên cứu tiếp là liệu sau cuộc khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng đến cơ cấu quản lý như thế nào. Bhasin và Shaikh (2013) nghiên cứu ảnh của hưởng cấu trúc quản trị công ty đến mức độ CBTT trên BCTN của 50 tập đoàn với 40 mục thông tin được tiết lộ trong 49 mục, dữ liệu từ năm 2003 đến năm 2005, sử dụng phương pháp xếp hạng. Tác giả đã đưa ra nhận định như sau: các chính sách, qui tắc ứng xử của giám đốc và quản lý cấp cao là yếu tố quan trọng trong việc CBTT. Đồng thời đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo nên mở rộng các tiêu chuẩn về quản trị công ty. Một nghiên cứu khác của Malaquias và Lemes (2013) điều tra mức độ công bố công cụ tài chính với mức độ CBTT của 24 công ty ở Brazil thu thập dữ liệu từ năm 2002 đến năm 2006. Kết quả nhận thấy mức độ CBTT của các công ty ở Brazil chỉ ở mức trung bình, thấp hơn so với các công ty ở thị trường Mỹ. Gần đây nhất là nghiên cứu của Hawashe (2015) về đặc tính của ngân hàng ảnh hưởng đến mức độ CBTT tự nguyện, được mở rộng sang các nước mới phát triển như Lybia. Một điều tra thực nghiệm với 7 nhân tố: độ tuổi của ngân hàng, qui mô của ngân hàng, khả năng thanh khoản, lợi nhuận, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tình trạng niêm yết. Phân tích hồi qui OLS cho thấy được sự liên kết giữa qui mô và tình trạng niêm yết với mức độ CBTT tự nguyện. Nghiên cứu thực nghiệm này góp phần vào cuộc điều tra trong bối cảnh các công ty ngân hàng và cung 5 cấp cái nhìn sâu sắc mới vào yếu tố quyết định CBTT tự nguyện trong báo cáo hàng năm của các NHTM niêm yết và chưa niêm yết. 1.2 Các nghiên cứu tại Việt nam Bùi Kim Yến (2010) nghiên cứu hoạt động CBTT của các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM với những mặt tích cực và tiêu cực của nó, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CBTT của các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM. Bùi Kim Yến (2012) về ngăn ngừa và hạn chế vi phạm trong BCTC và CBTT của các công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM thấy rằng TTCK Việt Nam còn nhiều hạn chế, việc CBTT còn nhiều vi phạm, năng lực quản trị, kế toán, kiểm toán còn nhiều bất cập. Cần có các giải pháp nghiêm túc để hạn chế những tồn tại đó. Vu và cộng sự (2011) nghiên cứu về tác động của tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT và cấu trúc sở hữu đến mức độ CBTT tự nguyện của 45 công ty nêm yết trên TTCK Việt Nam. Kết quả là: tỷ lệ sở hũu của Nhà nước có tác động ngược chiều, các nhân tố còn lại có tác động cùng chiều với mức độ CBTT tự nguyện. Ngoài ra, kết quả còn cho thấy qui mô công ty càng lớn thì mức độ CBTT tự nguyện càng cao. Vu (2012) nghiên cứu sự minh bạch thông tin trong việc CBTT của 252 công ty phi tài chính với bộ dữ liệu năm 2009 gồm các biến như: tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, qui mô công ty, lợi nhuận, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, lĩnh vực hoạt động, công ty kiểm toán, thời gian niêm yết và giá trị cổ phiếu trao đổi. Kết quả nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan cùng chiều mạnh của tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, qui mô công ty, lợi nhuận, công ty kiểm toán và thời gian niêm yết đến mức độ CBTT tự nguyện của các công ty, trong khi tỷ lệ sở hữu của Nhà nước và tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức lại có ảnh hưởng ngược chiều. Binh (2012) nghiên cứu mức độ CBTT tự nguyện của 199 công ty niêm yết tại Việt Nam trong năm 2009 với bộ danh sách gồm 72 khoản mục. Có 3 thành phần được 6 xây dựng để đo lường: thiết lập một danh sách các khoản mục thông tin tự nguyện, tỷ lệ quan trọng của các khoản mục và mức độ công bố thực của các khoản mục công bố. Kết quả cho thấy các công ty cung cấp nhiều thông tin tự nguyện sẽ làm giảm khoảng cách đối với người sử dụng, được sự đồng thuận cao đối với các khoản mục công bố, cần thiết để cung cấp nhiều thông tin hơn. Kết quả cũng tìm thấy mức độ công bố thấp về nguồn nhân sự của các tập đoàn Việt Nam cũng giống các nước đang phát triển như Japan, Ireland. Binh (2014a) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam với các nhân tố: qui mô công ty, lợi nhuận, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức, tỷ lệ sở hữu cổ đông nước ngoài, công ty kiểm toán và sự kiêm nhiệm trong lãnh đạo tác động đến mức độ CBTT tự nguyện. Kết quả tìm thấy mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và mức độ CBTT tự nguyện. Nguyễn Thị Thu Hảo (2014) tiến hành nghiên cứu trên 300 công ty niêm yết trên SGDCK TPHCM, kết quả cho thấy mức độ CBTT tự nguyện của các công ty niêm yết còn thấp, đồng thời tác giả cũng kết luận rằng qui mô công ty, loại hình sở hữu và lợi nhuận có tác động thuận chiều, các nhân tố còn lại không có ảnh hưởng. Bùi Ngọc Ly (2015) kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến BCTN của các NHTM Việt Nam, sau khi phân tích hồi qui OLS xác định ảnh hưởng của các nhân tố công ty kiểm toán, số năm hoạt động và tình trạng niêm yết đến CBTT tự nguyện có ý nghĩa thống kê. Bài nghiên cứu có nhiều đóng góp cho khoa học và thực tiễn, mở ra nhiều hướng nghiên cứu mới. Hieu và Lan (2015) nghiên cứu mức độ CBTT của 205 công ty trên TTCK Việt Nam, gồm các biến độc lập: qui mô công ty, lợi nhuận, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, tỷ lệ sở hữu Nhà nước, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư tổ chức, tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập không điều hành, công ty kiểm toán, kiêm nhiệm vai trò. Tác giả cũng tìm thấy mối quan hệ giữa qui mô công ty, tỷ lệ sở hữu nước ngoài với mức độ CBTT. Các biến còn lại không có ảnh hưởng đáng kể. Nguyễn Thị Hồng Em (2015) về ảnh hưởng của các nhân tố đến mức độ CBTT tự 7 nguyện của các công ty niêm yết trên TTCK Việt Nam ở ba nhóm ngành: công nghiệp, xây dựng và tài chính gồm 8 biến: qui mô công ty, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản, lợi nhuận, tỷ lệ sở hữu cổ đông lớn, tỷ lệ sở hữu của Nhà nước, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ thành viên HĐQT không điều hành và sự tách biệt vai trò chủ tịch HĐQT với tổng giám đốc. Kết quả cho thấy mức độ CBTT tự nguyện ở 3 nhóm ngành khác nhau cũng có sự tương đồng với các nghiên cứu trong và ngoài nước. Tuy nhiên đề tài chưa đi sâu vào từng ngành cụ thể, còn các nhân tố bên trong khác chưa đề cập, chưa quan tâm đến chiều sâu của thông tin. Bảng 1.1 Tóm tắt các nghiên cứu trước đây Tác giả Eng Phương pháp và Phương Mak pháp (2003) Biến phụ thuộc Biến độc lập Kết quả DSCORE: mức Tỷ lệ sở hữu của Kết quả cho thấy ước độ CBTT tự nhà quản lý, tỷ lệ tỷ lệ sở hữu của lượng Pooled OLS nguyện sở hữu của cổ nhà quản lý và sở đông lớn, tỷ lệ sở hữu nhà nước, hữu của nhà nước, doanh nghiệp có cơ cấu HĐQT, cơ qui lớn và tỷ lệ đòn hội tăng trưởng, bẩy tài chính thâp qui mô công ty, tỷ sẽ làm tăng mức lệ đòn bẩy tài độ CBTT tự chính, lĩnh vực nguyện, tỷ lệ sở hoạt động, công ty hữu của cổ đông kiểm toán, số lớn lại không có lượng các phân ảnh hưởng. tích, tỷ lệ cổ phiếu trả lại, ROA và ROE. 8 Hoissan và Sử dụng VD: mức độ Qui Taylor phương (2007) pháp CBTT chấm nguyện mô ngân Kết quả cho thấy tự hàng,công ty kiểm biến qui mô ngân toán, ROA hàng và công ty điểm kiểm toán có tác động mạnh mẽ, còn ROA thì không có tác động. Mallin và Phương Ow-Yong pháp (2012) DS: mức độ Tỷ lệ sở hữu của Kết quả cho thấy ước CBTT lượng sử nguyện dụng OLS tự cổ đông tổ chức, tỷ lệ thành viên tỷ lệ sở hữu của độc lập trong Tổng giám đốc, HĐQT, qui mô qui mô HĐQT, tỷ công ty có tác lệ thành viên độc động cùng chiều lập trong HĐQT, với mức độ CBTT sự tách biệt giữa tự nguyện. Ngược nhà quản lý và nhà lại tỷ lệ đòn bẩy môi giới, tình tài chính có tác trạng niêm yết, động ngược chiều, doanh thu, qui mô biến tỷ lệ sở hữu công ty và tỷ lệ của cổ đông tổ đòn bẩy tài chính. chức không có ảnh hưởng, các biến còn lại không có ảnh hưởng rõ rệt. Agyei- SPSS 14.0 EOD: mức độ Qui Mensah CBTT (2012) nguyện tự hàng, bẩy mô ngân Kết quả cho thấy tỷ lệ đòn chỉ có biến ROA là tài chính, có tác động đến 9 ROA, khả năng mức độ CBTT tự thanh khoản và nguyện, 3 biến còn công ty kiểm toán. lại không có mối tương quan. Hawashe Phương (2015) pháp TVDIS: mức Độ tuổi ngân Kết quả cho thấy ước độ CBTT tự hàng, qui mô ngân có mối tương quan lượng dụng OLS sử nguyện hàng, khả năng giữa qui mô ngân thanh khoản, hàng và tình trạng ROA, tỷ lệ sở hữu niêm yết với mức nhà nước, tỷ lệ sở độ CBTT hữu nước ngoài và nguyện tình trạng niêm yết tự
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan