Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phân tích các điều 130,131,132,133,148,149 blhs....

Tài liệu Phân tích các điều 130,131,132,133,148,149 blhs.

.DOCX
13
18
70

Mô tả:

BÀI TẬP NHÓM SỐ 2: Nhóm 5 Phân tích các Điều 130,131,132,133,148,149 BLHS. I. Điều 130 BLHS: Tội bức tử. Định nghĩa: Tội bức tử có biểu hiện đặc trưng về hành vi là người phạm tội có hành vi đối xử một cách tàn ác, thường xuyên ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình dẫn đến nạn nhân bị ảnh hưởng về mặt tinh thần và tự sát. Cấu thành tội phạm: - Chủ thể: Là người có năng lực trách nhiệm hình sự. - Khách thể: Xâm hại đến quyền sống của con người và xâm phạm quy tắc nghề nghiệp, quy tắc hành chính. - Mặt khách quan: >> Hành vi của tội này có thể là một trong những hành vi sau đây: + Đối xử tàn ác với nạn nhân như đánh đập, bỏ đói, bỏ rét, cho ngủ ngoài để muỗi cắn,…làm cho nạn nhân đau đớn về thể xác nhưng chưa đến mức gây thương tích hay gây tổn hại cho sức khỏe của nạn nhân. Hành vi này không chỉ bị pháp luật cấm mà dư luận xã hội cũng lên án. + Thường xuyên ngược đãi, ức hiếp nạn nhân: đây là trường hợp người phạm tội đã thường xuyên có hành vi đối xử tàn nhẫn, tồi tệ người lệ thuộc mình, trái với luân lý, đạo đức xã hội. + Làm nhục nạn nhân: đây là hành vi (cố ý) làm tổn hại nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người lệ thuộc vào mình. Đây là hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của nạn nhân như: chửi bới thậm tệ, bôi nhọ danh dự, nhạo báng, miệt thị hoặc những hành vi bỉ ổi khác. >> Hậu quả của hành vi khách quan nói trên phải đã dẫn đến sự tự sát của nạn nhân thì mới cấu thành tội phạm. >> Mối quan hệ nhân quả: có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và sự tự sát của nạn nhân. - Mặt chủ quan: Lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý. Ví dụ: Anh A và Chị B là vợ chồng đã kết hôn được 5 năm. Do chị B bị vô sinh nên thường xuyên bị bà C là mẹ chồng chửi bới, nhục mạ trong một khoảng thời gian dài, thậm chí khi anh A đi công tác bà C còn đánh chị B. Khiến chị B bị khủng hoảng tinh thần, tuyệt vọng. Do không chịu được sức ép từ mẹ chồng nên chị B đã thắc cổ tự tử. Phân tích VD trên:  Chủ thể: Anh A, chị B có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.  Khách thể: Quyền được bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của chị B.  Mặt khách quan: Hành vi của bà C đối với chị B là: thường xuyên chửi bới, nhục mạ, đôi lúc còn đánh đập. Hậu quả: Chị B thắt cổ tự tử. Những hành vi của bà C là nguyên nhân trực tiếp làm dẫn tới chị B tự tử.  Mặt chủ quan: lỗi cố ý gián tiếp. II. Điều 131 BLHS: Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát. - Định nghĩa: Xúi dục người khác tự sát: là hành vi dùng lời nói hay hành động để kích động, dụ dỗ, lừa dối làm cho người khác tự tước bỏ quyền sống của mình. Giúp người khác tự sát: là hành vi tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để người khác thuận lợi trong việc tự sát. - Cấu thành tội phạm: + Chủ thể của tội phạm: Bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự. + Khách thể: Làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, gián tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người. + Mặt khách quan:  Về hành vi: >> Có hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự sát: được hiểu là hành vi tạo động lực về mặt tinh thần để nạn nhân đi đến quyết tâm tự làm chấm dứt cuộc sống của chính mình. >> Có hành vi tạo các điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ: hành vi này là người phạm tội tạo những điều kiện cần thiết về mọi mặt để giúp người tự sát như cung cấp công cụ, phương tiện hoặc hướng dẫn về cách thức, phương pháp để nạn nhân dễ dàng thực hiện hành vi tự sát.  Về hậu quả: làm cho người khác có hành vi tự sát.  Lưu ý: Tội phạm hoàn thành khi người bị xúi giục hoặc được giúp đỡ có hành vi tự sát. Việc nạn nhân chết hay không chết không có ý nghĩa định tội danh mà chỉ có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt hoặc đưa ra các quyết định khác của cơ quan tiến hành tố tụng. + Mặt chủ quan: Chủ thể thực hiện hành vi với lỗi cố ý, trong lý trí của người phạm tội phải ý thức được hành vi của mình là xúi giục hoặc giúp để nạn nhân tự sát và trong ý chí của người phạm tội mong muốn nạn nhân sẽ tự sát. Lưu ý: Việc xác định mặt chủ quan của tội này cũng rất quan trọng khi chứng minh về lý trí và ý chí của người phạm tội phải luôn tồn tại ở lỗi cố ý, không phải là một dạng hành vi nhất thời làm nạn nhân bị kích động rồi tự sát. Trường hợp này không cấu thành tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát. Ví dụ: A và B là bạn thân. A và C yêu nhau nhưng B cũng yêu C. Trong một lần gặp tại nạn dẫn tới hậu quả A bị liệt nửa người, nhưng C vẫn rất yêu A. Do vậy B càng ghen ghét, đố kỵ với A. Một lần vào viện thăm A vì không có ai ở đó nên B đã dùng những lười lẽ kích động A “ Mày bị liệt rồi thì sống làm gì nữa chỉ tội khổ ba, mẹ và anh C thêm thôi nên mày chết đi là sự giải thoát cho mọi người”. A do bị tại nạn đã mất hi vọng hơn nữa qua những lời nói của B A càng thấy mình vô dụng và đã nhờ B mua thuốc sâu để tự tử. III. Điều 132 BLHS: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. - Định nghĩa: Được hiểu là người có hành vi thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy thời điểm đó có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết. - Cấu thành tội phạm: + Chủ thể: Người từ đủ 16 tuổi trở lên,có năng lực trách nhiệm hình sự và phải là người có khả năng cứu giúp nạn nhân đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. + Khách thể: khách thể trực tiếp là quyền được sống, được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. + Mặt khách quan: đó là hành vi không cứu giúp người khác. Biểu hiện cụ thể:  Người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là người mà tính mạng, sức khỏe của họ đang rơi vào tình thế cấp thiết, tự bản thân người đó không khắc phục được mà cần phải sự giúp đỡ của người khác nếu không sẽ dẫn đến hậu quả chết.  Đối với người phạm tội có hành vi “thấy” nghĩa là biết và ý thức được người khác đang ở trong tình trạng rất nguy hiểm và rất cần sự cứu giúp của mình nếu không sẽ chết.  Người phạm tội đang ở trong hoàn cảnh là người có điều kiện cứu giúp hoặc ngăn chặn hậu quả chết người mà lại không cứu giúp dẫn đến hậu quả chết người. Hậu quả: chết người, dấu hiệu hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc.  Do vậy, tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là tội có cấu thành vật chất. Có mối nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả xảy ra. + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý gián tiếp. Ở đây người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy được hậu quả chết người có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả chết người xảy ra. Ví dụ: A làm nghề đánh cá. Một hôm đang đánh cá trên sông thì A thấy một người bị đuối nước. Thấy vậy, nhưng A vẫn mặc kệ dẫn tới hậu quả là người đó chết. IV. Điều 133 BLHS: Tội đe dọa giết người. - Định nghĩa: Tội đe dọa giết người là tội có biểu hiện đặc trưng bằng hành vi của chủ thể thực hiện phạm tội thông qua lời nói, hành động hoặc bằng các thủ đoạn khác có căn cứ làm cho nạn nhân lo sợ rằng họ sẽ bị giết. - Cấu thành tội phạm: + Chủ thể: Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. + Khách thể: Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. + Mặt khách quan: >>Người phạm tội thực hiện hành vi đe dọa người khác. Hành vi đe dọa có thể được thực hiện bằng lời nói, cử chỉ,… nhưng không nhằm mục đích giết người mà chỉ nhằm làm người bị đe dọa lo sợ, tưởng rằng hành vi đe dọa đó sẽ xảy ra và có thể mình bị giết. >> Hành vi đe dọa của người phạm tội phải làm cho người bị đe dọa thực sự tin rằng mình sẽ bị giết nghĩa là có căn cứ xác định hanhg vi đe dọa đó sẽ được thực hiện. + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó. Ví dụ: Bà A nợ tiền ông B. Đến ngày trả nợ mà bà A không trả nợ với lý do là chưa có đủ tiền. Do vậy ông B cầm dao đe dọa bà A nếu không trả tiền sẽ giết cả nhà bà A. Bà A quá lo sợ bị giết nên đã trốn đi nơi khác sống. Lưu ý: Hành vi đe dọa phải làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa sẽ được thực hiện. Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lý như vậy hay không thì phải xem xét một cách khách quan, toàn diện các tình tiết như: thời gian, hoàn cảnh, địa điểm, diễn biến,…nếu thông thường trong hoàn cảnh cụ thể, ai cũng phải lo lắng là sự đe dọa giết người sẽ được tực hiện thì đó là trường hợp lo lắng có căn cứ. Hành vi đe dọa giết người đó sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. VD: đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản,.. Ví dụ cụ thể: Biết gia đình A giàu có, A thường xuyên chia sẻ các hoạt động thường ngày của gia đình lên facebook. Biết vậy, nên B đã lên kế hoạch bắt cóc C là con của A để tống tiền. Trong ví dụ này nó không có cấu thành tội đe dọa giết người mà cấu thành “tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản”. V. Điều 148 BLHS: Tội lây truyền HIV cho người khác. - Định nghĩa: Là hành vi một người biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác, trừ trường hợp nạn nhân biêt rõ về tình trạng bị HIV và tự nguyện quan hệ tình dục với người bị nhiễm. - Cấu thành tội phạm: + Chủ thể:Có đủ năng lực và độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (người từ đủ 16 tuổi trở lên). Lưu ý: Là chủ thể đặc biệt: Chủ thể của tội phạm này chỉ có thể là người bị nhiễm HIV, có hành vi lây truyền HIV cho người khác. + Khách thể: Quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của con người. + Mặt khách quan:  Về hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi biết rõ mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn cố ý truyền HIV vào cơ thể người khác bằng các hình thức khác nhau như: qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con trong thười kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú,…  Hậu quả: Làm nạn nhân bị nhiễm HIV. Đây là hậu quả bắt buộc.  Mối quan hệ nhân quả: Hành vi lây truyền HIV phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới hậu quả nạn nhân bị nhiễm HIV. + Mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi lây truyền HIV cho người khác là người biết mình bị nhiễm HIV nhưng họ cố ý muốn lây truyền bệnh cho người khác. Ví dụ: Gia đình A có hoàn cảnh khó khăn nên A đã lên thành phố kiếm sống không ngờ bị lừa bán vào chỗ mại dâm. Sau một thời gian thì A biết mình bị nhiễm HIV, A đã rất căm hận những người đàn ông chơi gái nên mặc dù biết mình bị nhiễm HIV nhưng vẫn quan hệ với những người khác khiến cho những người đó cũng bị nhiễm HIV như mình. Kết quả là B một trong những khách chơi đã bị nhiễm HIV. VI. Điều 149 BLHS: Tội cố ý truyền HIV cho người khác. - Định nghĩa: Là hành vi của chủ thể thực hiện bản thân không bị lây nhiễm HIV nhưng đã cố ý đưa HIV vào cơ thể người khác. - Cấu thành tội phạm: + Chủ thể: Người đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự. + Khách thể: Tội phạm xâm phạm đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người. + Mặt khách quan:  Hành vi: Chủ thể thực hiện hành vi cố ý (chủ động) thực hiện hành vi truyền HIV cho người khác thông qua các hình thức khác nhau.  Hậu quả và mối quan hệ nhân quả: Người bị truyền HIV bị nhiễm HIV là căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự với người phạm tội. Theo đó, hành vi cố ý truyền HIV phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả nạn nhân bị nhiễm HIV. + Mặt chủ quan: Lỗi cố ý. Chủ hể thực hiện hành vi hoàn toàn biết hành vi của mình là nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người khác. Ví dụ: A là con nghiện vì không có tiền mua thuốc nên A đã dùng kim tiêm có chứa mãu của người bị nhiễm HIV đe dọa B để xin tiền. Vì B không cho nên A đã dùng kim tiêm tiêm vào người B kết quả là b bị nhiễm HIV. Lưu ý: Phân biệt Tội lây truyền HIV cho người khác và tội cố ý lây truyền HIV cho người khác.  Về mặt chủ thể: + Chủ thể của tội lây truyền HIV cho người khác là người bị nhiễm HIV và biết mình bị nhiễm HIV. + Chủ thể của tội cố ý truyền HIV cho người khác là bất kỳ người nào (có thể là người bị nhiễm HIV hoặc không bị nhiễm HIV).  Về mặt khách quan: +Tội lây truyền HIV cho người khác thì hành vi của chủ thể có khả năng làm cho người khác bị nhiễm HIV mà nguồn bệnh xuất phát từ bản thân chủ thể lây truyền bệnh. Có thể là do truyền máu, quan hệ tình dục… + Tội cố ý truyền HIV cho người khác thì hành vi của chủ thể có khả năng làm cho người khác bị nhiễm HIV mà nguồn bệnh không xuất phát từ bản thân chủ thể truyền bệnh. Ví dụ: chủ thể lấy máu của người bị nhiễm HIV truyền cho người khác.  Về khung hình phạt: + Tội lây truyền HIV cho người khác: có hai khung hình phạt. + Tội cố ý lây truyền HIV cho người khác: có ba khung hình phạt BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM TT Họ và tên Phân công nhiệm vụ Xếp loại 1 Bùi Huyền Thương Làm về Điều 148 và Điều 149, tổng hợp kiến thức, đánh word, thuyết trình. A 2 Nguyễn Hoài Thương Làm Điều 130 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 3 Trương Thị Trang Làm Điều 130 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 4 Trần Đức Giang Làm Điều 131 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 5 Trần Thị Thanh Hòa Làm Điều 131 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 6 Nguyễn Thị Lan Anh Làm Điều 133 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 7 Syaphone khantee Làm Điều 133 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 8 Hồ Thị Thùy Linh Làm Điều 132 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 9 Trần Hoàng Việt Hà Làm Điều 132 (nếu định nghĩa, phân tích CTTP, ví dụ) A 10 Đỗ Xuân Huy Làm sidle B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng