Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nội dung cơ bản của ifrs 1...

Tài liệu Nội dung cơ bản của ifrs 1

.DOCX
6
93
96

Mô tả:

Kế toán quốc tế - NHÓM 7 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA IFRS 1 I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG. Năm 2003, Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế đã ban hành IFRS 1 “Lần đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế”. 1. Mục đích của IFRS 1 Thiết lập các quy tắc để áp dụng cho việc lập BCTC lần đầu ở một công ty sao cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt liên quan đến việc chuyển đổi từ các nguyên tắc kế toán trước đây được áp dụng bởi các công ty (ví dụ trước đây công ty áp dụng US GAAP). Trước khi IFRS 1 được ban hành, các công ty áp dụng lần đầu trong hầu hết các trường hợp đều áp dụng điều chỉnh hồi tố tất cả các yêu cầu của IFRS liên quan đến việc trình bày BCTC. Nhận thức được rằng điều này thường dẫn đến chi phí vượt quá những lợi ích của thông tin tài chính được tạo ra, IASB đã sửa đổi phương pháp tiếp cận bao gồm hạn chế miễn trừ từ nguyên tắc áp dụng hồi tố. Kết quả là, IFRS 1 giúp giảm bớt gánh nặng cho các công ty chuyển đổi từ GAAP sang IFRS. 2. Nguyên tắc chung cơ bản theo IFRS 1 Các công ty lần đầu tiên áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế nên áp dụng các tiêu chuẩn có hiệu lực của IFRS vào ngày lập báo cáo đầu tiên theo IFRS cho số dư đầu kỳ của bảng cân đối kế toán, số liệu so sánh và kỳ báo cáo đầu tiên. Ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là “thời điểm bắt đầu của giai đoạn tài chính mà một công ty trình bày đầy đủ các thông tin so sánh theo IFRS”. Các công ty được yêu cầu áp dụng các chính sách kế toán nhất quán từ khi bắt đầu áp dụng IFRS cho việc lập BCTC và trong các kỳ tiếp theo. Trên thực tế, điều này có nghĩa rằng nếu một công ty áp dụng IFRS cho năm tài chính kết thúc 31 tháng 12 năm 2017, nó phải áp dụng tất cả các IFRS có hiệu lực cho năm 2017 và 2016, và bắt đầu trình bày BCTC vào ngày 1 tháng 1 năm 2016 theo IFRS (giả sử chỉ thông tin của một năm được cung cấp) Ví dụ minh họa: 31/12/2016 1/1/2016 Ngày chuyển đổi sang IFRS Báo cáo lập theo US GAAP Áp dụng hồi tố tại ngày lập báo cáo đầu tiên 31/12/2017 Ngày lập báo cáo theo IFRS Kế toán quốc tế - NHÓM 7 Như minh họa trên, một công ty muốn áp dụng IFRS cho năm kết thúc ngày 31/12/2017 thì cần chuẩn bị báo cáo tài chính ít nhất 2 năm cho ngày 1/1/2016 (kỳ mở đầu), 31/12/2016 (kỳ so sánh) và 31/12/2017 theo IFRS (kỳ báo cáo). Các BCTC được lập tại ngày chuyển đổi sang IFRS, nhưng bằng cách sử dụng các tiêu chuẩn có hiệu lực vào ngày lập báo cáo đầu tiên theo IFRS Do đó, nguyên tắc chung này sẽ được áp dụng hồi tố đầy đủ theo IFRS. Tuy nhiên, IFRS 1 điều chỉnh lại nguyên tắc chung này khi áp dụng hồi tố bằng cách thêm một số trường hợp “ngoại lệ” quan trọng. Có 4 trường hợp ngoại lệ áp dụng IFRS tại thời điểm chuyển đổi (bắt buộc), và 16 trường hợp miễn trừ (tùy chọn) 2.1 Trường hợp ngoại lệ và miễn trừ từ nguyên tắc chung 2.1.1 Trường hợp ngoại lệ bắt buộc khi áp dụng hồi tố Trong quá trình phát triển IFRS 1, IASB xác định 5 tình huống mà họ tin rằng không thể được thực hiện hồi tố theo hướng dẫn của IFRS với đủ độ tin cậy. Hội đồng quản trị chủ yếu lo ngại về khả năng lạm dụng nếu áp dụng sẽ phải phải yêu cầu đánh giá bởi ban quản lý về các điều kiện trong quá khứ khi mà kết quả của một giao dịch cụ thể đã được biết. kết quả là, trong 5 tình huống sau đây, IFRS 1 cấm áp dụng hồi tố đầy đủ theo IFRS: - IAS 39 – Chấm dứt ghi nhận công cụ tài chính - IAS 39 – Kế toán các khoản Hedge (Phòng vệ rủi ro tỉ giá, lãi suất) - IAS 27 – Lợi ích của các bên thiểu số - Tài sản liên quan đến dầu khí và khí đốt - Cân nhắc các khoản thuê 2.1.2 Trường hợp miễn trừ (tùy chọn) Việc ứng dụng trước của IFRS có thể đòi hỏi nguồn lực đáng kể và có thể, trong một số trường hợp không thể thực hiện được. IASB cho rằng chi phí của việc bỏ ra để thu nhập dữ liệu áp dụng hồi tố theo IFRS có thể vượt quá những lợi ích trong một số trường hợp nào đó. Do đó IFRS 1 cung cấp 16 miễn trừ tùy chọn từ nguyên tắc chung áp dụng hồi tố đầy đủ, được liệt kê dưới đây: - Hợp nhất kinh doanh - Thanh toán bằng cổ phiếu - Hợp đồng bảo hiểm - Chi phí ấn định - Thuê tài sản Kế toán quốc tế - NHÓM 7 - Lợi ích của nhân viên Chênh lệch đánh giá lại Đầu tư vào công ty con, công ty liên kết Tài sản và nợ phải trả của công ty con, công ty liên doanh, liên kết Công cụ tài chính lưỡng tính Chỉ định các công cụ tài chính được ghi nhận trước đây Giá trị hợp lý của các tài sản tài chính hoặc nợ phải trả tài chính tại thời điểm ghi nhận ban đầu Chi phí nợ bù đắp bao gồm trong chi phí tài sản của nhà cửa, máy móc và thiết bị Các tài sản tài chính hoặc tài sản vô hình theo IFRIC 12 Chi phí đi vay Chuyển tài sản của khách hàng Bởi vì những miễn trừ này là tùy chọn, nên các công ty có thể chọn không tận dụng lợi thế này mà thay vào đó là áp dụng các chính sách kế toán theo IFRS trong các khoản mục được hồi tố, với điều kiện là những ảnh hưởng của áp dụng hồi tố có thể xác định được một cách chắc chắn. Khi nhiều hơn một miễn trừ tùy chọn ảnh hưởng đến một số dư tài khoản, thì các miễn trừ nhiều hơn một có thể được áp dụng. Miễn là mỗi tùy chọn là áp dụng độc lập. Trong việc xác định miễn trừ tùy chọn để áp dụng, ta cần phải xem xét những lợi thê và nhược điểm của mỗi điều khoản 3. Trình bày và yêu cầu công bố thông tin 3.1 Tuân thủ các yêu cầu trình bày và công bố khác Đầu tiên khi một công ty lập BCTC theo IFRS điều đầu tiên là phải thực hiện theo các yêu cầu của IAS 1, và các tiêu chuẩn khác theo IFRS. BCTC năm đầu tiên theo IFRS của một công ty được yêu cầu phải bao gồm 3 báo cáo tình hình tài chính, 2 báo cáo kết quả lãi lỗ, 2 báo cáo lưu chuyển tiền tệ, 2 báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và các thuyết minh liên quan, bao gồm thông tin so sánh. Công ty được yêu cầu phải ghi rõ giá trị các khoản tính toán không được phù hợp với IFRS, và trình bày bản chất của những điều chỉnh để đưa chúng vào thuyết minh BCTC Một số tiêu chuẩn khác có thể có tác động đáng kể về trình bày và công bố thông tin của một công ty như IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, IFRS 3 Hợp nhất kinh doanh, IFRS 5 Tài sản dài hạn giữ để bán và ngừng hoạt động, IFRS 7 Trình bày công cụ tài chính, IFRS 8 Các bộ phận hoạt động, IAS 19 Phúc lợi cho nhân viên, IAS 33 Lãi trên cổ phiếu, IAS 36 Giảm giá trị tài sản và IAS 38 Tài sản vô hình. Trong thực tế, đáp ứng các yêu cầu công bố thông tin này rất phiền toái, mất rất nhiều thời gian để thu thập thông tin Kế toán quốc tế - NHÓM 7 3.1.1 Giải thích việc chuyển đổi sang IFRS Công ty lần đầu áp dụng IFRS được yêu cầu phải giải thích rõ ràng về quá trình chuyển đổi từ nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung trước đây (GAAP) thành IFRS như thế nào và ảnh hưởng đến báo cáo trước đây về tình hình tài chính, hiệu quả tài chính và dòng tiền. Để thực hiện theo yêu cầu này IFRS 1 đòi hỏi sự trình bày của các yêu cầu được liệt kê dưới đây: - Đối chiếu vốn CSH báo cáo theo GAAP và vốn CSH theo IFRS tại ngày chuyền đổi sang IFRS và kỳ mới nhất mà các báo cáo được trình bày theo GAAP - Đối chiếu tổng thu nhập toàn diện theo IFRS cho giai đoạn mới nhất của BCTC hàng năm 3.2 BCTC giữa niên độ IFRS không yêu cầu công ty công bố BCTC giữa niên độ phù hợp với IAS 34 BCTC giữa niên độ. IFRS 1 cũng không yêu cầu công ty lần đầu tiền công bố BCTC theo IFRS phải lập BCTC giữa niên độ Khi BCTC giữa niên độ được trình bày phù hợp với IAS 34 trong một khoảng thời gian hoạt động của một công ty khi lần đầu tiên lập BCTC theo IFRS, IFRS 1 yêu cầu trình bày thêm bản báo cáo giữa niên độ, bao gồm cả đối chiếu giữa GAAP và IFRS. Thông tin so sánh yêu cầu phải được trình bày lại phù hợp với IAS 34.  Ví dụ, ngày của một công ty trong quá trình chuyển đổi là ngày 1/1/2016 và nó trình bày báo cáo hàng quý vào ngày 31/3/2017 phù hợp với IAS 34. Công ty trình bày một báo cáo hiện tại theo GAAP so với cùng kỳ trong năm tài chính trước liền kề (31/3/2016) 3.3 Thông tin so sánh  BCTC theo IFRS đầu tiên của công ty yêu cầu phải bao gồm thông tin so sánh của ít nhất một năm theo IFRS. Như đã đề cập ở phần trước, ngày chuyển đổi sang IFRS được định nghĩa là thời điểm bắt đầu của một giai đoạn tài chính mà một công ty trình bày đầy đủ thông tin so sánh theo IFRS khi lập BCTC đầu tiên theo IFRS của mình  Một số khuôn khổ báo cáo theo luật thị trường chứng khoán hoặc cơ quan khác có thể yêu cầu công ty trình bày thông tin so sánh theo IFRS nhiều hơn một năm. Ví dụ một công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài bị yêu cầu trình bày thông tin so sánh đầy đủ của 2 năm. BCTC theo IFRS đầu tiên của đơn vị được chuẩn bị cho ngày 31/12/2017. Ngày mở đầu quá trình chuyển đổi của tổ chức là ngày 1/1/2015 bởi vì đó là sự khởi đầu của giai đoạn đầu tiên trình bày theo IFRS. Do đó, tất cả 3 giai đoạn trình bày (2015, 2016, 2017) cần được chuẩn bị theo IFRS dựa trên BCTC lần đầu theo IFRS chuẩn bị tại ngày 1/1/2015 Kế toán quốc tế - NHÓM 7 II. SO SÁNH IFRS 1 VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TƯƠNG ĐƯƠNG. Tại thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa áp dụng IAS/IFRS vì vậy đối với “Lần đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế” thì Việt Nam chưa ban hành chuẩn mực kế toán tương đương Trong số hơn 600.000 doanh nghiệp hoạt động ở Việt Nam thì chỉ một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty niêm yết hoặc công ty đại chúng quy mô lớn đã áp dụng IFRS như ngân hàng VPBank, công ty tài chính dầu khí PVI…Phần lớn các doanh nghiệp còn lại vẫn đang áp dụng VAS/VFRS và trên thực tế các chuẩn mực này chưa cập nhật, phản ánh đúng bản chất nền kinh tế thị trường cũng như tương đồng với các chuẩn mực IFRS Tuy nhiên, dựa trên Quyết định 480/QĐ-TTg ngày 18/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ thì Bộ Tài chính đang xây dựng đề án đưa IFRS vào Việt Nam với lộ trình cụ thể như sau: Dự kiến từ nay đến hết năm 2018, trong khi chưa áp dụng IFRS, Việt Nam phải hoàn thiện lại 26 VAS trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và cập nhật có chọn lọc những nội dung mới của IFRS, phù hợp với điều kiện nền kinh tế và trình độ quản lý của Việt Nam. Giai đoạn 2018 – 2020 sẽ lựa chọn khoảng 10-20 IFRS đơn giản phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam và công bố tuân thủ, áp dụng đối với tất cả các đơn vị có lợi ích công chúng từ năm 2020. Số lượng IFRS được tuân thủ dự kiến nâng lên 30 Chuẩn mực tới năm 2023, đồng thời đối với các đơn vị không có lợi ích công chúng nhưng có đủ điều kiện và mong muốn thì sẽ được khuyến khích lập và trình bày BCTC theo IFRS. Từ năm 2023 đến năm 2025 sẽ là giai đoạn tuân thủ hoàn toàn IFRS. Với lộ trình dự kiến áp dụng IAS/IFRS như trên, chắc chắn trong thời gian sắp tới, Việt Nam sẽ cho ban hành chuẩn mực “Lần đầu áp dụng chuẩn mực lập BCTC quốc tế” tương đương với chuẩn mực IFRS 1 của quốc tế Kế toán quốc tế - NHÓM 7 MỤC LỤC I. MỤC ĐÍCH, PHẠM VI VÀ NGUYÊN TẮC CHUNG.....................................1 1. Mục đích của IFRS 1..............................................................................................................1 2. Nguyên tắc chung cơ bản theo IFRS 1............................................................................1 2.1 Trường hợp ngoại lệ và miễn trừ từ nguyên tắc chung..............................2 2.1.1 Trường hợp ngoại lệ bắt buộc khi áp dụng hồi tố..................................2 2.1.2 Trường hợp miễn trừ (tùy chọn).............................................................3 3. Trình bày và yêu cầu công bố thông tin..........................................................................4 3.1 Tuân thủ các yêu cầu trình bày và công bố khác.......................................4 3.1.1 Giải thích việc chuyển đổi sang IFRS.....................................................4 3.2 BCTC giữa niên độ....................................................................................4 3.3 Thông tin so sánh.......................................................................................5 II. SO SÁNH IFRS 1 VỚI CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TƯƠNG ĐƯƠNG. 5
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng