Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nội dung chi thường xuyên

.DOC
3
77
96

Mô tả:

1. Nội dung chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Chi tiêu của NSNN diễn ra trên phạm vi rộng, đa dạng về hình thức. trong quản lý NSNN ta hiện nay người ta chủ yếu phân loại nội dung chi của nó theo một số nhóm lớn như: chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên, chi trả nợ, chi viện trợ và chi khác. Chi thường xuyên của NSNN là quá trình phân phối, sử dụng từ quỹ NSNN để đáp ứng cho nhu cầu gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp và một số dịch vụ công cộng khác mà nhà nước phải cung ứng. 1.1 Nếu x ét theo từng lĩnh vực chi Nếu phân loại theo tiêu thức này, thì nội dung chi thường xuyên của NSNN bao gồm: - chi cho hoạt động sự nghiệp thuộc lĩnh vực văn- xã hoạt động sự nghiệp văn –xã thuộc phạm vi chi thường xuyên của NSNN gồm nhiều loại hình đơn vị tham gia vào lĩnh vực này như đơn vị sự nghiệp giáo dục đào tạo, sự nghiệp y tế, sự nghiệp văn hóa, thể thao, thông tấn, phát thanh, truyền hình…Mức độ cấp kinh phí cho mỗi đơn vị thuộc hoạt động sụ nghiệp văn-xã tùy thược vào nhiệm vụ đơn vị phải đảm nhận - chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế nhà nước trong điều kiện nước ta hiện nay, hầu như ngành nào cũng có một số đơn vị sự nghiệp kinh tế do ngành đó quản lý. Tuy nhiên, kết quả do hoạt động của các đơn vị sự nghiệp kinh tế này tạo ra không nhất thiết chỉ mang lại lợi ích riêng cho ngành đó, mà nhiều khi lại là lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tế. ví dụ: các đơn vị giao thong do ngành giao thông quản lý, nhưng kết quả hoạt động của sự nghiệp giao thông là góp phần làm cho giao thông thông suốt, an toàn lại là lợi ích chung cho rất nhiều người được hưởng.. như sự nghiệp nông nghiệp thủy lợi, ngư nghiệp và lâm nghiệp, sự nghiệp khí tượng, thủy văn …một bộ phận nguồn kinh phí để đáp ứng cho nhu cầu hoạt động của đa số các đơn vị sự nghiệp kinh tế được hình thành thông qua chỉ số thường xuyên của NSNN và các đơn vị được cấp phát từ nguồn vốn của NSNN tại kho bạc nhà nước. Bên cạnh đó, một bộ phận nền kinh tế do các đơn vị tự thu, được phép giữ lại đế sử dụng và quản lý qua NSNN như các khoản phí, lệ phí và các khoản thu sự nghiệp khác. Về thực chất, những khoản này vẫn phải tính vào cơ cấu chi thường xuyên của NSNN và được xử lý thông qua nghiệp vụ ghi thu-ghi chi vào NSNN của kho bạc nhà nước - chi cho các hoạt động quản lý nhà nước khoản chi này để thực hiện quyền lập pháp, bộ máy quản lý nhà nước được thiết lập ở cấp trung ương có quốc hội, cấp địa phương có hội đồng nhân dân các cấp để thực hiện quyền hành pháp, bộ máy quản lý nhà nước được thiết lập ở cấp trung ương có chính phủ và các bộ, ngành giúp chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Ví dụ như giúp chính phủ quản lý nhà nước về giáo dục- đào tạo trên địa bàn cả nước . Để thực hiện quyền hành pháp, bộ máy quản lý của nhà nước ở cấp địa phương có ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan giúp ủy ban nhân dân mỗi cấp đó thực hiện chức năng quản lý nhà nước về từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể như sở văn hóa thông tin giúp ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa thông tin trên địa bàn toàn tỉnh. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp ủy ban tỉnh quản lý sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy lợi và diện tích các loại đất đai sử dụng cho mục đích Bộ máy quản lý nhà nước về tư pháp được thể hiện thông qua cơ cấu tổ chức 2 cơ quan là viện kiểm soát và tòa án. Hai cơ quan này cũng dược tổ chức theo một hệ thống dọc từ trung ương xuống tận các địa phương .ngoài cơ quan nhà nước, chúng ta còn có tổ chức đảng cộng sản việt nam và các tổ chức chính trị đoàn thể-xã hội như đoàn thanh niên cộng sản HCM, mặt trận tổ quốc, hội cựu chiến binh…tất cả các cơ quan quản lý nhà nước trên đều muốn tồn tại và hoạt động để thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của nhà nước thì về cơ bản phải trông cậy vào sự phát nguồn kinh phí từ NSNN - chi cho quốc phòng- an ninh và trật tự, an toàn xã hội phần lớn chi NSNN cho quốc phòng an ninh được tính vào cơ cấu chi thường xuyên của NSNN. An ninh được coi là tất yếu và phải thường xuyên quan tâm khi còn tồn tại giai cấp, tồn tại nhà nước ở mỗi quốc gia riêng biệt. như vậy việc chi cho binh sĩ, sĩ quan, cho vũ khí và tài nguyên chuyên dụng của lực lượng vũ trang đều được tính vào chi thường xuyên của NSNN hàng năm - chi khác ngoài các lĩnh vực trên ra còn có các khoản chi thường xuyên như chi trợ giá theo chính sách của nhà nươc, chi hỗ trợ quỹ bảo hiểm, phần chi thường xuyên thuộc các chương trình mục tiêu của các quốc gia. Mặc dù các khoản chi này thì không phát sinh đều đặn và liên tục trong các tháng của năm ngân sách, nhưng nó lại được coi là những giao dịch thường niên tất yếu của nhà nước theo nôi dung kinh tế của các khoản chi thường xuyên - các khoản chi cho con người thuộc khu vực hành chính- sự nghiệp như tiền lương, tiền phụ cấp, phúc lợi tập thể, tiền thưởng, các khoản đóng góp theo tiền lương và các khoản thanh toán cho cá nhân. Chi học bổng co học sinh sinh viên đã quy định cho mỗi loại trường cụ thể và mức học bổng mà mỗi sinh viên được hưởng cũng được tính trong cơ cấu chi thường xuyên thuộc nhóm này - các khoản chi về sự nghiệp chuyên môn hoạt động nghiệp vụ chuyên môn trong các đơn vị hành chính- sự nghiệp được đảm bảo bằng nguồn kinh phí thường xuyên của NSNN ở mỗi ngành khác nhau. Nếu như ở cơ quan công chức nhà nước, hoạt động nghiệp vụ chuyên môn là xác nhận tính hợp lệ, hợp lý của các loại giấu tờ cho mỗi tổ chức,cá nhân có nhu cầu thì ở các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo là hoạt động giảng dạy,học tập và nghiên cứu khoa học, ở các sự nghiệp y tế là hoạt động phòng bệnh, khám chữa bệnh..vv. chính vì vậy, trong quá trình hạch toán các khoản chi thường xuyên phát sinh tại mỗi đơn vị phải có sự phân định theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ phát sinh một cách rõ ràng - các khoản chi mua sắm, sửa chữa trong hoạt động, các đơn vị còn được NSNN cấp kinh phí để mua thêm các tài sản hay sửa chữa các tài sản đang trong quá trình sử dung, nhằm phục vụ kịp thời cho nhu cầu hoạt động và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại tài sản đó - các khoản chi khác bao gồm các khoản mục chi phí chung và chi khác như thanh toán dịch vụ công cộng vật tư văn phòng, thông tin liên lạc, công tác phí, chi phí thuê mướn phục vụ cho hoạt động quản lý hành chính, chi tiếp khách …vv Đặc điểm chi thường xuyên của ngân sách nhà nước Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên mang tính ổn định khá rõ nét. Những chức năng vốn có của nhà nước như: bạo lực, trấn áp và tổ chức quản lý hệ thống kinh tế, xã hội đều đòi hỏi phải được thực thi cho dù có sự thay đổi về thể chế chính trị. Để đảm bảo cho nhà nước có thể thực hiện được các chức năng đó, tất yếu phải cung cấp nguồn vốn từ NSNN cho nó. Mặt khác, tính ổn định của chi thường xuyên còn bắt nguồn từ tính ổn định trong từng hoạt động cụ thể mà mỗi bộ phận cụ thể thuộc guồng máy của nhà nước phải thực hiện. ví dụ: cho dù nền kinh tế quốc dân đang trong thời kỳ hưng thịnh, hay suy thoái thì những công việc thuộc về quản lý hành chính tại mỗi cơ quan chính quyền vẫn cứ phải duy trì đều đặn và đầy đủ Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát thì đại bộ phận các khoản chi thường xuyên của NSNN có hiệu lực tác động trong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội. nếu chi đầu tư phát triển nhằm tạo ra các cơ sở vật chất- kỹ thuật cần thiết để thúc đẩy phát triển nền kinh tế trong tương lai, thi chi thường xuyên lại chủ yếu đáp ứng cho các nhu cầu để thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước về quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong năm thâm hụt ngân sách Khi nghiên cứu chi NSNN theo mục đích sử dụng cuối cùng của vốn cấp phát, người ta thường phân loại các khoản chi thành hai nhóm: chi tích lũy và chi thường xuyên. Theo tiêu thức này thì đại các bộ phận các khoản chi thường xuyên dược xếp vào chi tiêu dùng. Bởi lẽ, ở trong từng niên độ ngân sách đó các khoản chi thường xuyên chủ yếu nằm trang trải cho các nhu cầu về quản lý hành chính nhà nước; về quốc phòng an ninh, về các hoạt động sự nghiệp, các hoạt động xã hội khác do nhà nước tổ chức. kết quả các hoạt động trên hầu như không tạo ra của cải vật chất hoặc gắn trực tiếp với việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội ở mỗi năm đó. Song điều đó cũng không thể làm mất đi ý nghĩa chiến lược của một số khoản chi thường xuyên. Và theo đó, người ta lại có thể coi như là những khoản chi có tính chất tích lũy đặc biệt. ví dụ: ngày nay người ta cho rằng các khoản cho giáo dục đào tạo, cho khoa học công nghệ là những khoản chi tích lũy Thứ ba, phạm vi, mức độ chi thường xuyên của NSNN gắn chặt với cơ cấu tổ chức của bộ máy nhà nước và sự lựa chọn của nhà nước trong việc cung ứng các hàng hóa công cộng. Với tư cách là một quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước, nên tất yếu quá trình phân phối và sử dụng vốn NSNN luôn phải hướng vào việ đảm bảo sự hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước. Nếu một khi bộ máy nhà nước gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả thì chi thường xuyên sẽ giảm bớt và ngược lai. Hoặc quyết định của nhà nước trong việc lựa chọn phạm vi và mức độc cung ứng các hàng hóa công cộng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi và mức độ chi thường xuyên của NSNN Ví dụ: giáo dục là hàng hóa công cộng. trong cơ chế quản lý tập trung, bao cấp nhà nước quyết định cung cấp hàng hóa này miễn phí thì tất yếu phạm vi và mức độ chi NSNN cho giáo dục phải rộng và lớn. ngược lại, trong cơ chế quản lý nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì hoạt động có sự chăm lo của nhà nước và của cả nhân dân, nhờ đó mà nhà nước có thể thu hẹp phạm vi cho lĩnh vực này .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan