Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Nlxh 2 bs

.PDF
12
127
124

Mô tả:

Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ ĐỀ 32 Nghị luận xã hội về vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội Mở bài Cuối năm 2015, Bắc Kinh đã hơn một lần phát đi báo động đỏ về tình trạng ô nhiễm không khí. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) vượt quá 200 trong nhiều ngày, nghĩa là một nửa số phương tiện giao thông không được phép ra đường, các trường học được khuyến khích đóng cửa và khu vực xây dựng ngoài trời bị cấm thi công. Ô nhiễm không khí đã trở thành vấn nạn chung của toàn nhân loại. Ở Việt Nam, tại chính thủ đô Hà Nội, người dân chưa bao giờ hoang mang, lo lắng về tình trạng không khí hơn thế khi mới đây, không khí mà họ đang hít thở mỗi ngày được ví với “khí quyển ngày tận thế” trong phóng sự của hãng thông tấn Singapore Channel News Asia. Khi câu chuyện nước bạn đang có nguy cơ tái diễn tại chính mảnh đất quê hương mình, ta phải nhận thức rõ ràng hơn nữa về vấn nạn ô nhiễm không khí. Thân bài a) Giải thích “Khí quyển ngày tận thế” là lối chơi chữ đắt, đồng thời là cách CNA đặt tiêu đề cho bài báo về tình trạng không khí tại Hà Nội trong phóng sự mới đây của họ. Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí hoặc có sự xuất hiện các khí lạ làm cho không khí không sạch, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn xa, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người và sinh vật. Như vậy, chất lượng không khí ở Hà Nội thời điểm này đang ở mức độ ô nhiễm, độc hại đáng báo động. b) Thực trạng Không khí ở Hà Nội đang trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng. Từ hiện trạng sinh hoạt, giao thông của người dân cho tới những nghiên cứu, phân tích của giới chuyên gia đều thể hiện một Hà Nội “thiếu vắng bầu trời trong xanh”, Hà Nội của khói bụi, ô nhiễm đang tăng lên nhanh chóng. Dẫn chứng Phó Giáo Sư Phạm Thúy Loan, Phó giám đốc Viện Kiến trúc Việt Nam, thuộc Bộ xây dựng cho biết:”Nếu đến Hà Nội vào ban ngày, bạn sẽ thấy ai ai Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ cũng đeo khẩu trang và trang bị “áo giáp” từ đầu tới chân để tránh khói bụi”, Năm 2012, một công ty phân tích ô nhiễm của Pháp là ARIA Technologies đã xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á và là một trong những thành phố ô nhiễm nhất Châu Á về chất lượng không khí. Đặc biệt, số liệu của đài quan trắc đã cho thấy hàm lượng thủy ngân đạt ngưỡng nguy hiểm trong không khí Hà Nội. Tuy rằng đây chỉ là trường hợp cá biệt và chưa xảy ra ở nhiều nơi nhưng thông tin này đã gây ra không ít hoang mang cho người dân thủ đô. c) Nguyên nhân Tác nhân gây ra 70% lượng không khí bị ô nhiễm ở Hà Nội là phương tiện giao thông. Số liệu chính thức cho thấy hiện Hà Nội có 5.3 triệu xe máy và 560.000 ô tô và con số này dự tính sẽ tăng 11% mỗi năm đối với xe máy và 17% đối với ô tô. Tính tới năm 2020, sẽ có gần 1 triệu ô tô và 7 triệu xe máy chen chúc nhau trên đường phố Hà Nội. Sự tăng mạnh về số lượng phương tiện giao thông cá nhân được lí giải bởi sự khan hiếm của loại hình giao thông công cộng, người dân không có thói quen đi bộ, một bộ phận có tâm lí mua xe để thể hiện đẳng cấp. Tắc đường ở mức độ báo động càng làm mức độ ô nhiễm môi trường trở nên khó kiểm soát. Mặc dù chính phủ Việt Nam đã cố gắng mở rộng và nâng cấp hạ tầng giao thông nhưng vấn không thể đáp ứng được số lượng phương tiện tăng đột biến, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông ngày càng trầm trọng. Bên cạnh đó, đặc trưng thành phố với nhiều ngõ ngách nhỏ, ô tô không thể di chuyển cũng góp phần làm vấn đề trầm trọng thêm. d) Hậu quả Sức khỏe con người bị đe dọa là nguy cơ trông thấy từ vấn nạn ô nhiễm môi trường. Dẫn chứng Ông Khuất Việt Hùng, phó chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết, trung bình mỗi năm có đến 44.000 người Việt chết vì ô nhiễm không khí trên cả nước, trong đó số người ở Hà Nội nhiều hơn hẳn TP. HCM. Con người cũng phải trả một cái giá đắt về mặt kinh tế khi ô nhiễm môi trường đang xảy ra trầm trọng. Dẫn chứng Tại Hà Nội, chi phí đền bù để làm đường lớn nhằm giảm thiểu tắc đường và ô nhiễm không khí quá đắt đỏ, khó có thể đáp ứng. Ngay cả khi làm mới thì những con đường đó cũng sẽ chẳng mấy mà lại rơi vào tình trạng “quá tải” ngay sau khi thông xe. Để Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ theo kịp với số lượng xe cộ tăng nhanh, Hà Nội ước tính sẽ phải đầu tư khoảng 20 tỷ USD trong vòng 5 năm tới để mở rộng mạng lưới đường xá. e) Giải pháp Trước mắt, cần tăng cường việc sử dụng phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, xe điện an toàn, thân thiện với môi trường. Việc đi bộ cũng nên được khuyến khích do giá trị sức khỏe mà nó đem lại. Về dài hạn, chính phủ cũng cần thiết phải đưa ra một số kế hoạch khác để cải thiện chất lượng không khí, bao gồm việc ban hành quy định khắt khe hơn về mức khí thải đối với cả ô tô và xe máy cũng như tìm kiếm các nguồn năng lượng sạch hơn. Kết bài Vấn đề ô nhiễm môi trường ở Hà Nội đang là vấn đề đáng được lưu tâm, đặc biệt khi giới chức nước ngoài, các tổ chức quốc tế cũng thể hiện sự quan ngại đặc biệt cho khí quyển thủ đô. Cần nhận thức rõ ràng thực trạng, nguyên nhân để đi đến giải pháp cho vấn nạn ô nhiễm môi trường. Với trí tuệ và sức trẻ của mình, thanh niên Việt Nam hiện đại cần trở thành mũi nhọn tiên phong của cuộc đấu tranh vì một bầu không khí trong sạch hơn cho sức khỏe và an sinh nòi giống. Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ ĐỀ 33 Nghị luận xã hội về vấn nạn hạn – mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long Mở bài Sống trong vòng tay của Tự nhiên, con người hiện đại dường như đang mặc nhiên cho rằng sự ưu đãi hào phóng từ tạo hóa là vô tận, khiến cho bà mẹ Tự nhiên nổi giận. Con người đang phải trả giá đắt bằng việc gánh chịu những thiên tai, hiểm họa không ngờ. “Mong ngọt nước phù sa về bồi lắng/ Lúa đồng xa trĩu hạt sắc tươi vàng” – những hi vọng hướng về vùng đồng bằng sông Cửu Long đang gồng mình trước thiên tai buộc ta phải nghĩ đến nạn hạn hán – ngập mặn mỗi lúc một tàn phá cuộc sống yên ấm của những người nông dân lương thiện. Thân bài 1. Phân tích tác phẩm để rút ra vấn đề nghị luận Bằng những câu thơ với giọng buồn trĩu nặng cùng âm điệu trầm lắng, người viết đã gợi lên “vùng đất lúa bạt ngàn” An Giang mùa hạn hán, ngập mặn; nỗi lo lắng cho những người con phải rời bỏ quê hương, tha hương cầu thực nơi “phố đông”. Dòng tâm sự ấy gợi nhắc người đọc đến những vấn đề xã nhức nhối: nạn hạn hán chưa từng thấy gần 100 năm qua tại ĐBSCL và hành trình gian nan của người lao động nông thôn đi tìm cơ hội việc làm tại thành thị. 2. Nghị luận về các vấn đề được rút ra từ tác phẩm 2.1 Nạn hạn hán, ngập mặn tại ĐBSCL (luận điểm chính) a) Thực trạng Những tháng đầu năm 2016, ĐBSCL đã hứng chịu nạn hạn hán, xâm nhập mặn lớn nhất trong gần một thế kỉ qua. + Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN), mực nước tại mạng lưới kênh rạch của ĐBSCL đang ở mức thấp nhất kỉ lục. Những ruộng lúa khô cằn, những đầm tôm mất trắng,… đặt lên vai người nông dân chồng chất những gánh nợ. + Sinh hoạt của người dân cũng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hiện tại ở ĐBSCL đã có hơn nửa triệu người thiếu nước. Tỉnh Bến Tre ghi nhận 160/164 xã không có nước ngọt để sinh hoạt. b) Nguyên nhân Thiên nhiên đang biến đổi theo chiều hướng tiêu cực với những thiên tai không thể lường trước gây nên bởi sự biến đổi khí hậu toàn cầu. Hoạt Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ động canh tác, nuôi trồng của người dân chưa kịp thay đổi cho phù hợp với sự biến đổi của điều kiện tự nhiên. c) Hậu quả Kinh tế là lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất: + Xuất khẩu gạo sụt giảm, nguồn cung trái cây thiếu hụt. + Khan hiếm việc làm tại nông thôn khiến nạn thất nghiệp gia tăng. Hệ sinh thái cũng không tránh khỏi những tác động tiêu cực. Vùng trũng Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang) – khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng hơn 3.000 ha và cũng được xem là túi nước ngọt của cả vùng đồng bằng có nguy cơ chứng kiến sự biến mất của 500 loài. d) Giải pháp Phát triển kinh tế bền vững, lâu dài nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp cho vùng mặn của ĐBSCL, có quy hoạch các khu vực nuôi trồng ven biển, tổ chức cho bà con khu vực nuôi tôm đúng kỹ thuật. 2.2) Hành trình người nông dân đi tìm cơ hội việc làm nơi thành thị (luận điểm phụ) a) Thực trạng Khi người nông dân bị tước đoạt sinh kế tại chính mảnh đất quê hương mình, họ có xu hướng bỏ làng, bỏ đất, tha hương cầu thực nơi thành thị. + Những người vợ trẻ không chịu nổi cảnh nghèo đói bỏ lại gia đình, kiếm tìm hạnh phúc mong manh ở xứ lạ. + Bao em gái “bỏ xuồng trôi”, lên thị thành đông đúc. b) Nguyên nhân Nghèo đói do khan hiếm việc làm ở nông thôn. Cư dân nông thôn thiếu trình độ lao động, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội. c) Hậu quả Tạo ra áp lực việc làm ở đô thị khiến nạn thất nghiệp gia tăng. Nguy cơ đánh mất những giá trị truyền thống trước những cạm bẫy, xô bồ của cuộc sống đông đúc nơi thị thành, “hương đồng bay theo gió”. Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ d) Giải pháp Nâng cao, bồi dưỡng trình độ lao động cho lực lượng lao động nông thôn. Tận dụng những ưu thế địa phương để tạo ra các cơ hội việc làm cho người dân nông thôn. 3) Kết bài Bài thơ hàm là cái nhìn trăn trở về các vấn đề nan giải nảy sinh trong cuộc sống hiện đại mà con người phải đối mặt. Người trẻ cần bồi đắp nhận thức sâu sắc về các vấn đề này, chung tay giải quyết trong khả năng của mình. Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ ĐỀ 34 Nghị luận về hiện tượng mê tín quá đà của người Việt qua cách ứng xử tại lễ hội chùa chiền Mở bài – Sùng bái việc thờ thần cúng thánh là một trong những truyền thống lâu đời của người Việt. – Suy cho cùng tục lệ tâm linh này một phần nào đó thể hiện đạo lí” Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc; một phần khác cho thấy niềm tin tôn giáo để từ đó con người có sức mạnh hơn trong cuộc sống xưa- nay. – Tuy nhiên, xã hội hiện đại dường như đã làm “ biến chất” sự thành kính với thánh thần vốn có, nó trở thành hiện tượng mê tín quá đà dẫn tới nhiều cảnh tượng đáng báo động của văn hóa tâm linh hiện nay. – Nhiều hình ảnh xấu ở chùa chiền khiến con người buộc phải suy ngẫm. Thân bài a. Giải thích Mê tín được hiểu là việc con người đang sống đặt niềm tin vào những vị thánh thần, vua quan và những người đã khuất ở thế giới bên kia. Qua sự kính trọng và thờ cúng họ con người cầu mong họ ban cho phước lành, tiền bạc, địa vị… để sống tốt hơn. Mê tín vốn là một biểu hiện đẹp của văn hóa cá nhân và xã hội, nó khiến con người tìm về được nguồn cội, biết nhớ công ơn của tiền nhân. Mê tín quá đà là việc con người đặt lòng tin quá mức vào những vị được thờ cúng, bất chấp mọi hoàn cảnh và làm mọi hành động dù có gây phản cảm cũng sẵn sàng gây ra những nguy cơ xấu cho nền văn hóa dân tộc. b. Thực trạng – Để kịp cho giờ “hoàng đạo” và những tính toán cầu xin có “hiệu quả nhất” con người tích cực đến các chùa, các đền thờ ( đặc biệt vào các ngày chính hội đền chùa) tạo thành một cảnh hỗn độn xô bồ. Họ đi lễ thánh mà không một chút trật tự, tôn nghiêm, không quản ngại giày xéo, chen lấn… Dẫn chứng: 10/3 năm nay trong lễ hội Đền Hùng, chúng ta không thể quên được cảnh tượng đông đúc như vỡ trận của đám người hành hương đến nỗi cơ quan chính quyền cũng “bó tay” vì tính vô kỉ luật sẵn sàng ùn đẩy nhau để lên “khấn vái” cụ Tổ thật thành tâm. Thật đáng tiếc Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ đó cũng là hình ảnh ở bất cứ nơi nào có lễ hội chùa chiền trên khắp nước ta. Có thể nhiều nhà lãnh đạo văn hóa phải thấy chảy nước mắt vì sự thiếu ý thức tâm linh của con người ngày nay qua cảnh chen nhau hứng nước thạch nhũ để cầu may mắn tại động Hương Tích, chùa Hương (Hà Nội); lễ cúng sao giải hạn chùa Phúc Khánh (Hà Nội) vào rằm tháng giêng khiến một đoạn đường dài khoảng 200m nối từ đường Tây Sơn – Nguyễn Trãi bị tê liệt hoàn toàn; hay hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan (tỉnh Phú Thọ) khi hàng nghìn thanh niên chen nhau giẫm đạp để tranh giành quả phết với hi vọng mang lại may mắn cho gia đình. – Để có được may mắn và hạnh phúc lẽ nào con người lại nhẫn tâm đối xử với nhau không bằng con vật? Lòng mê tín quá đà này âu cũng xuất phát từ tính ích kỉ của người Việt. Vì lợi ích cá nhân họ sẽ làm bất cứ điều gì. Nhưng liệu tranh cướp, giành giật các đấng quan, đấng thánh ở trên sẽ ban phước cho? Rõ ràng không ai chắc chắn về sự phù hộ của thần linh nhưng người ta vẫn mù quáng tin theo mà sống không “tử tế” với nhau. – Đền chùa là nơi ngự trị của những bậc thánh hiền, quan thanh liêm thế mà giờ đây con người hiện đại đang “vật chất hóa” thánh thần. Có phải chăng chúng ta đang bôi nhọ đi thanh danh của họ- những người mà chúng ta tin tưởng và thành kính ở trên mình; thậm chí có những di sản thuộc về văn hóa cũng bị tàn phá và không biết chúng sẽ còn cho con cháu mai sau. Dẫn chứng Không lạ gì nhiều người xoa đầu và cố tình xoa thật mạnh các Bia Tiến sĩ để cầu đỗ đạt công danh; chen nhau cọ tiền vào khánh đồng trên chùa Yên Tử mong cầu tài; chiếc giếng trong bị ô nhiễm bởi rác “ tiền” người dân thi nhau vứt xuống ở Côn Sơn, KIếp Bạc ( Hải Dương); nhét tiền bạc vào tay Phật… c. Hậu quả – Tâm lí trông đợi quá nhiều vào vận may từ thánh thần, lười lao động, lười suy nghĩ. – Mất đi bản sắc văn hóa tốt đẹp của lễ hội chùa chiền – Nguy cơ làm văn hóa tâm linh ngày càng bị biến dạng do thế hệ sau bị ảnh hưởng bởi những hành động hôm nay của thế hệ hiện tại. d. Giải pháp Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ – Ý thức của mỗi cá nhân khi quá ích kỉ với nhau và mù quáng về sự may rủi của thánh thần. – Chính sách văn hóa và giáo dục văn hóa của nhà nước và xã hội e. Lật lại vấn đề Trái ngược với nhiều người có lòng tin quá đà vào cúng bái, nhiều cá nhân vẫn thể hiện sự ưa chuộng tôn giáo một cách tốt đẹp: nhiều cụ già tích cực nhặt rác của người đi lễ bỏ lại ở chùa; lau tượng Phật và vệ sinh nơi Phật ngự không công…. Kết bài – Lòng tin và sự biết ơn về công lao của các bậc tiền nhân, các vị thánh thần vẫn là một yếu tố cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống còn nhiều bon chen, vất vả hiện nay. – Nhìn nhận và xác định đúng cách thể hiện lòng tin tôn giáo mới là việc có ý nghĩa nhất với mỗi con người. Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ ĐỀ 35 Nghị luận xã hội: Văn hóa người Việt nơi thờ tự qua cảnh tượng chen lấn tại Đền Hùng Mở bài Các lễ hội chùa chiền là một trong những biểu hiện đẹp của truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong đó, lễ hội Đền Hùng được coi là một lễ hội lớn của toàn dân tộc Việt Nam thể hiện sự kính trọng biết ơn về tổ tiên các vua Hùng- những người đã có công dựng và giữ nước. Xã hội ngày càng phát triển kéo theo việc xuống cấp về mặt đạo đức của không ít người dân Việt Nam. Ngay cả trong những lễ hội tâm linh, thay vì phải thành kính, người thì “buôn thần bán thánh” người thì “ thương mại hóa” chùa chiền còn lại thì chen lấn, xô đẩy, chèn ép, giằng co, giày xéo… những món lễ vật. Đoạn trích trên cho thấy nghịch cảnh coi thường thánh thần được thờ, thiếu ý thức trong việc đi lễ bái, làm đảo lộn không khí thiêng liêng và giá trị tinh hoa văn hóa của tục thờ thần, lễ thánh đã tồn tại bấy lâu nay. Thân bài a) Thực trạng Hàng năm, ở Việt Nam 8000 lễ hội, trung bình mỗi ngày có 20 lễ hội diễn ra trên cả nước. Nhưng với số lượng lễ hội lớn không chỉ mất tiền bạc và thời gian vào lễ hội, chúng ta đang phải chứng kiến hàng ngày 20 cảnh xô bồ, chen lấn không chút tình người ở những nơi linh thiêng, thanh tịnh như chốn Phật ngự. Dẫn chứng: Nhiều bài báo cho thấy cảnh chen chúc khiến trẻ con phải khóc, bộ phận công an phải buộc bế những đứa trẻ thoát khỏi “ biển người” đang hành hương lên đất Tổ trong dịp lễ vừa qua. Thay vì khuôn mặt thanh thản, dưới cái nắng của hè cuối tháng 4 dương lịch, mặt người nào người ấy đều đượm mồ hôi, cau có, khó chịu. Thái độ đó sinh ra không đơn giản là vì thời tiết nữa, mà tại bên trái, bên phải, bên trên, bên dưới mọi người đều đi hành hương, đẩy nhau, chen nhau trên từng bậc đá cầu thang. Oái ăm thay, có nhiều người còn dẫn cả trẻ con đi theo và người lớn hoặc kéo theo một cái đuôi; hoặc bồng bế dắt díu nhau như chạy loạn… Và người dẫm lên người, người ùn người chỉ để nhanh lên núi khấn cụ Tổ nghìn năm trước. Văn hóa xếp hàng vốn kém nay còn không hề xuất hiện trong việc Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ đám đông về núi nhớ Giỗ Tổ. Một đám giỗ linh đình vì “ Thiên Lĩnh đang oằn mình” trước bước chân đầy bon chen của đám con cháu Hùng Vương. Yêu chuộng và tôn thờ tổ tiên là một trong những khía cạnh mà người Việt Nam luôn đề cao. Trước đây, người ta nhắc đến đi chùa, đến nơi tâm linh là chủ yếu xin sức khỏe, bình an và mọi giá trị vật chất dâng lên các cụ cũng chỉ là “thành tâm”. Nhưng giờ đây, dưới con mắt nhiều người, Phật cũng trở thành một người tham tiền, mưu cầu lợi ích. Bởi vậy những đồng tiền được mang ra để đổi trác, mua bán với thần thánh với suy nghĩ càng nhiều tiền dâng lên Phật thì Phật càng cho nhiều phúc đức. Càng xót xa hơn khi tại là ở những lễ hội lớn, như Giỗ Tổ Hùng Vương, thậm chí người ta nào có dâng tiền cho Phật. Người ta nhét vào tay Phật tiền như một cách vội vàng trong đám đông chen lấn như “bố thí”, “hối lộ” cho Phật vậy. Dẫn chứng: Ở chốn non thiêng Yên Tử, người ta dùng tiền để “đánh bóng” cả chùa Đồng. Mỗi người dân cầm trên tay một tờ tiền rồi thi nhau chạm vào chùa Đồng. Dù không có sự tích nào được lưu truyền về việc phát tài, phát lộc theo cách “xoa tiền” này, khách hành hương tới chùa Đồng vẫn làm rất “nhiệt tình”. Ở chùa Bái Đính, ngôi chùa to, đẹp thuộc hàng nhất Việt Nam, năm nào người ta cũng bắt gặp hình ảnh du khách thập phương nhét tiền vào tay tượng Phật. Còn ở lễ hội chùa Hương, việc chen lấn, xô đẩy, cò mồi,… trở nên quá quen thuộc. Những việc này đã tồn tại qua nhiều năm nhưng đến giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để. Trong lễ khai ấn Đền Trần, ngoài cảnh “cướp ấn” quen thuộc thì chúng ta còn bắt gặp hình ảnh những người dân sẵn sàng trèo lên ban thờ để cầu may hay thi nhau dùng tiền để “đánh bóng” đồ thờ của đền. Chỉ cần đạt được mục đích của mình mà họ sẵn sàng làm những việc vô cùng phản cảm. b) Hậu quả Mất đi nét đẹp của lễ hội truyền thống, bôi nhọ văn hóa tâm linh của dân tộc Ngày càng làm giảm đi tác dụng đáng quý của chùa chiền với tâm hồn con người: hướng thiện, niềm tin tôn giáo…. c) Nguyên nhân Thái độ thiếu ý thức và thiếu hiểu biết trong khi thực hiện tín ngưỡng văn hóa tâm linh Lòng tham về lợi ích của nhiều người dân Việt Nam Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội Fanpage: www.facebook.com/tuvandinhhuongnghenghiepnam2016/ d) Giải pháp Mỗi con người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh. Chính sách ngăn chặn của nhà nước. Kết bài Văn hóa lễ chùa là văn hóa phổ biến và kéo dài nhiều năm ở Việt Nam. Cần duy trì nét đẹp và hạn chế những nét xấu mà chính con người đang gây ra tại nơi đầy thanh tịnh. Giáo dục truyền bá để thế hệ sau biết sai mà không làm tương tự- đó cũng là cách để tiếp tục giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Trung tâm hợp tác tuyển sinh đào tạo HTA Điện thoại: 046.651.8489 – 0912.790.733 Địa chỉ: Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong 220 đường Láng – Đống Đa – Hà Nội
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan