Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Những vấn đề về sự phát triển của nền tri thức Việt Nam...

Tài liệu Những vấn đề về sự phát triển của nền tri thức Việt Nam

.DOC
17
251
64

Mô tả:

Khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và nó đưa chúng ta vào vòng cuốn của nó. Một trong những khái niệm mà người ta đang bàn luận là kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Hiện nay ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành, riêng về kinh tế thông tin, trong đó kinh tế tri thức là chủ yếu, chiếm khoảng 45%-50% GDP. Còn các nước OECD, kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động.
Đề tài: Những vấn đề về sự phát triển của nền tri thức Việt Nam Khi xã hội phát triển, khoa học công nghệ đóng vai trò cực kỳ quan trọng và nó đưa chúng ta vào vòng cuốn của nó. Một trong những khái niệm mà người ta đang bàn luận là kinh tế tri thức. Kinh tế tri thức là một khái niệm mà nó không có trong chủ nghĩa Mác Lê nin cũng như trong các tài liệu triết học trước đó. Nó ra đời trong bối cảnh nền khoa học công nghệ toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có. I. Khái niệm Nền kinh tế nói đơn giản , đó là nền kinh tế dựa vào tri thức(Knowlegde Base Economy). Theo định nghĩa của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), kinh tế tri thức là kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức thông tin. Sự xuất hiện nền kinh tế tri thức là một bước ngoặc có tính cách mạng to lớn đối với sự phát triển nhân loại, không chỉ về mặt kinh tế mà cả về tác động xã hội. Có thể coi kinh tế tri thức là kinh tế mà nền tảng của sản xuất dựa trên tri thức, được dẫn dắt bởi tri thức. tri thức vừa là sản phẩm vừa đồng thời là lực lượng sản xuất trực tiếp. II. Một số thông tin chung về nền kinh tế tri thức và những khía cạnh của nền kinh tế tri thức Việt Nam Kinh tế tri thức xuất hiện trong mọi lĩnh vực, trong toàn bộ cơ cấu nền kinh tế quốc dân. Hiện nay ở Bắc Mỹ và một số nước Tây Âu, nền kinh tế tri thức đã bắt đầu hình thành, riêng về kinh tế thông tin, trong đó kinh tế tri thức là chủ yếu, chiếm khoảng 45%-50% GDP. Còn các nước OECD, kinh tế tri thức đã chiếm hơn 50% GDP, công nhân tri thức chiếm trên 60% lực lượng lao động. Ước tính vào khoảng năm 2030 các nước phát triển đều trở thành các nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri thức có 5 đặc trưng nổi bật: Vai trò quan trọng của công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin; khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp; thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn; nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng được tri thức hóa; cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản. Tri thức, thông tin, công nghệ luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất và vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình phát triển. Những đặc trưng chủ yếu: Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trong 15 năm qua, các nền kinh tế phát triển trên thế giới đã có những chuyển đổi to lớn, sâu sắc về cơ cấu kinh tế, về cách thức hoạt động và các qui tắc hoạt động; đang phát triển nhanh các ngành kinh tế dựa vào tri thức; các ý tưởng đổi mới và công nghệ là chìa khoá cho việc tạo ra việc làm mới và nâng cao chất lượng cuộc sống. Sản xuất công nghệ trở thành loại hình sản xuất quan trọng nhất, tiên tiến nhất, tiêu biểu nhất của nền sản xuất tương lai. Các ngành kinh tế tri thức đều phải dựa vào công nghệ mới để đổi mới và phát triển. Các doanh nghiệp đều có sản xuất công nghệ, đồng thời có nhiều doanh nghiệp chuyên sản xuất công nghệ, có thể gọi là doanh nghiệp tri thức, trong đó khoa học và sản xuất được nhất thể hoá, không còn phân biệt phòng thí nghiệm với công xưởng, những người làm việc trong đó là công nhân tri thức, họ vừa nghiên cứu vừa sản xuất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin rộng rãi trong mọi lĩnh vực và thiết lập mạng thông tin đa phương tiện phủ khắp nước, nối với hầu hết các tổ chức, các gia đình. Thông tin trở thành tài nguyên quan trọng nhất. Mọi người đều có nhu cầu thông tin và được truy nhập vào các kho thông tin cần thiết cho mình. Mọi lĩnh vực hoạt động trong xã hội đều có tác động của công nghệ thông tin để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, cũng chính vì vậy nhiều người gọi nền kinh tế tri thức là nền kinh tế số hay kinh tế mạng. Các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác để phát triển. Trong cùng một lĩnh vực, khi một công ty thành công hơn, lớn mạnh hơn, thì công ty khác tìm cách sáp nhập vào hoặc chuyển hướng khác ngay, nếu không muốn bị phá sản. Xã hội thông tin thúc đẩy sự dân chủ hoá. Mọi người đều dễ dàng truy cập đến các thông tin cần thiết. Dân chủ hoá các hoạt động và tổ chức điều hành trong xã hội được mở rộng. Người dân nào cũng có thể được thông tin kịp thời về các quyết định của cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức có liên quan đến họ và họ có thể có ý kiến ngay nếu thấy không phù hợp. Xã hội thông tin là một xã hội học tập. Giáo dục rất phát triển. Hệ thống giáo dục phải đảm bảo cho mọi người có thể học tập bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Mạng thông tin có ý nghĩa rất quan trọng cho việc học tập suốt đời. Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức. Tri thức là nguồn lực hàng đầu tạo sự tăng trưởng. Không phải như các nguồn lực khác bị mất đi khi sử dụng, tri thức và thông tin có thể được chia sẻ và trên thực tế lại tăng lên khi sử dụng. Nền kinh tế tri thức do đó là một nền kinh tế dư dật chứ không phải khan hiếm. Sự sáng tạo, đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển. Công nghệ đổi mới rất nhanh, vòng đời công nghệ rút ngắn; quá trình từ lúc ra đời, phát triển rồi tiêu vong của một lĩnh vực sản xuất, hay một công nghệ chỉ mấy năm, thậm chí mấy tháng. Các doanh nghiệp muốn trụ được và phát triển thì phải luôn đổi mới công nghệ và sản phẩm. Sáng tạo là linh hồn của sự đổi mới. Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế toàn cầu hoá. Thị trường và sản phẩm mang tính toàn cầu, một sản phẩm sản xuất ở bất kỳ nơi nào cũng có thể nhanh chóng có mặt khắp nơi trên thế giới. Quá trình toàn cầu hoá cũng là quá trình chuyển sang nền kinh tế tri thức, toàn cầu hoá và kinh tế tri thức thúc đẩy nhau, gắn quyện với nhau, là hai anh em sinh đôi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại. Sự thách thức đối với văn hoá. Trong nền kinh tế tri thức - xã hội thông tin, văn hoá có điều kiện phát triển nhanh và văn hoá là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Do thông tin, tri thức bùng nổ, trình độ văn hoá nâng cao, nội dung và hình thức các hoạt động văn hoá phong phú, đa dạng. Nhu cầu thưởng thức văn hoá của người dân cũng tăng cao. Nhờ các phương tiện truyền thông tức thời, nhất là Internet, một sáng tác ra đời tức thời lan truyền đến mọi nơi trên thế giới. Giao lưu văn hoá hết sức thuận lợi, tạo điều kiện cho các nền văn hoá có thể tiếp thu các tinh hoa của nhân loại để phát triển nền văn hoá của mình. Nhưng mặt khác các nền văn hoá đứng trước những rủi ro rất lớn: bị pha tạp, dễ mất bản sắc, dễ bị các sản phẩm văn hoá độc hại tấn công phá hoại, mà rất khó ngăn chặn. Nền văn hoá bị pha tạp lai căng không còn là chính mình nữa thì sẽ suy thoái, tiêu tan. Nhiệm vụ gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá mỗi dân tộc trở nên rất nặng nề. Cái chính là phải giáo dục truyền thống, phát huy các giá trị truyền thống, xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có đủ sức mạnh nội sinh. Chính vì vậy dự án "Chính phủ điện tử" hướng cho chúng ta đi tắt đón đầu và là một mục tiêu quan trọng, động lực thúc đẩy cho quá trình phát triển, là mắt xích không thể thiếu trong nền Kinh tế tri thức. 1. Tiêu chí phản ánh Để có thể định lượng được trình đô ô phát triển kinh tế tri thức của các quốc gia, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã xác lâ p ra mô ôt hê ô thống tiêu chí gọi là Chỉ số kinh tế tri ô thức (KEI -Knowledge Economy Index). Hê ô thống này được tính toán đựa trên điểm trung bình đã được chuẩn hoá của mỗi mô ôt nước- vùng lãnh thổ trên bốn tiêu chí được xem là bốn cô ôt trụ của nền kinh tế tri thức. Đó là 1/ chế đô ô khuyến khích kinh tế, 2/ giáo dục và nguồn nhân lực, 3/ hê ô thống đổi mới và cuối cùng 4/ là ICT (công nghê ô thông tin và truyền thông). Mỗi mô ôt trong bốn tiêu chí- cô ôt trụ này có 3 nô ôi dung cụ thể được định lượng hoá như sau: Chế đô ô khuyến khích kinh tế (EIR):  Hàng rào thuế quan và phi thuế quan: là chỉ số gán cho mỗi nước dựa trên cơ sở phân tích các rào cản thuế quan và phi thuế quan trong thương mại nhu côta, những đòi hỏi ngă ôt nghèo trong cấp giấy phép....  Chất lượng quản ly: là chỉ số đo tác đô ông của các chính sách không khuyến khích thị trường như kiểm soát giá cả ; quản lý các ngân hàng lỏng lẻo, ý thức về các chi phí sinh ra do quản lý quá ngă ôt nghèo ngoại thương và phát triển doanh nghiê ôp...  Nền pháp tri: gồm mô ôt số chỉ số đo đạc mức đô ô an tâm của người môi giới vào quy định của pháp luâ t như tính hiê u quả và tính lường trước được của các phán ô ô quyết do bô ô máy tư pháp đưa ra, tính bắt buô ôc thực thi của các hợp đồng... Giáo dục và nguồn nhân lực (GD):  Tỷ lê ô người lớn từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết  Tỷ lê ô huy đô ông vào trường trung học xét theo đô ô tuổi  Tỷ lê ô huy đô ông vào trường đại học xét theo đô ô tuổi Cải tiến kỹ thuâ ôt (KT):  Tiền và hoá đơn thanh toán (tính theo triê u USD và theo dân số) giữa người ô trong nước và nước ngoài để có quyền sử dụng bản quyền, thương hiê u , quy ô trình chế biến...  Số lượng đơn ( số lượng tuyê t đối và theo dân số) xin cấp bằng sáng chế được ô tổ chức chuyên trách cấp phép.  Các bài báo khoa học kỹ thuâ t về toán, lý, hoá, sinh, y và y-sinh, kỹ thuâ ôt công ô nghê , khoa học về trái đất và vụ trụ (tính theo số tuyê t đối và tính theo số dân). ô ô Cần lưu ý là tiêu chí này không tính các bài báo về khoa học kinh tế, khoa học xã hô i nhân văn. ô Công nghê ô thông tin và truyền thông (ICT):  Số người sử dụng Internet trong 10 000 dân  Số máy tính trên 1 000 dân  Số máy điê ôn thoại ( có dây và di đô ng) trong 1 000 dân. ô Hàng năm Ngân hàng thế giới tâ ôp hợp dữ liê u của các cơ quan chức năng để các ô chuyên gia của mình tính toán các tiêu chí KEI của từng nước rồi công bố, xếp loại từng nước và từng khu vực trên thế giới. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi thấy Viê ôt Nam được điểm rất thấp và xếp thứ 97/140 nước và vùng lãnh thổ trên bảng xếp hạng năm 2007, thứ hạng lên được 12 bâ ôc so với bảng xếp hạng 1995. Nếu chia 140 nước và vùng lãnh thổ thành 5 tốp, mỗi tốp 28 nước thì Viê ôt Nam nằm khoảng giữa tốp áp cuối. Dưới đây là bảng trích chỉ số KEI của 20 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng với mô t số ô nước châu Á nằm gần Viê ôt Nam để tiê n so sánh: ô Viê ôt Nam leo lên được 12 bâ ôc trong bảng xếp hạng KEI chủ yếu nhờ có tiến bô ô trong tiêu chí cải tiến kỹ thuâ ôt - tăng 32 bâ ôc- và ICT- tăng 23 bâ c. Khác với khi xếp thứ ô hạng HDI, chỉ số giáo dục trong KEI không quan tâm đến tỷ lê ô thu hút vào tiểu học vốn là thế mạnh của Viê ôt Nam vì vâ y trong khi tính KEI 2007, Chỉ số giáo dục Viê ôt ô Nam là rất khiêm tốn, chỉ đạt 3.89/10 và chỉ thăng được có 5 bâ c. Điều này phản ánh ô giáo dục Trung học và Đại học của Viê ôt Nam có tỷ lê ô thu hút thấp hơn trung bình. Trong tiêu chí về khuyến khích kinh tế (EIR) Viê ôt Nam đã bị rất nhiều nước qua mă ôt nên bị tụt xuống đến 20 bâ ôc. Căn cứ trên bốn trụ cột kinh tế tri thức, báo cáo của WB cho thấy:  Giáo dục: Chỉ số giáo dục của VN giảm nhẹ từ 3,56 (1995) còn 3,50 trong năm 2006. Chỉ số này dưới mức bình quân của thế giới (4,35) và dưới bình quân của khu vực (5,26). So với châu Á - Thái Bình Dương, VN hầu như đứng thấp hơn ở tất cả khía cạnh: từ chất lượng quản lý các trường, đào tạo cán bộ và giáo dục trung học mặc dù số công nhân có tay nghề nhìn chung tăng 12,3% (1996) lên 27% (2005).  Sáng tạo: Không giống các nước tiên tiến, khu vực công đóng vai trò chính trong hệ thống sáng tạo của VN. Cho đến đầu thập niên 1990, công tác R&D chủ yếu thực hiện trong phạm vi các viện nghiên cứu và đại học, tách biệt khỏi các đối tác sáng tạo khác. Tình hình có cải thiện khi VN thực hiện kinh tế thị trường, với số viện nghiên cứu tăng đáng kể, từ 519 lên 1.120 (giai đoạn 1995 2005) và các viện nghiên cứu công được thay bằng việc gia tăng số viện nghiên cứu tư. Tuy nhiên dù số bài báo khoa học có tăng, nhưng đa số chúng được công bố trên các ấn bản VN hơn là quốc tế. Mặt khác, sự gia tăng con số nhà khoa học lại không dẫn tới nhiều phát minh như lẽ ra có thể.  ICT: Đây là chỉ số tăng mạnh nhất của VN trong bốn trụ cột của KTTT, tới 1,29 điểm, đạt 3,49 điểm (so sánh với điểm bình quân của thế giới là 6,0, Malaysia 7,30, Singapore 9,19). Tuy nhiên, vấn đề là lực lượng lao động IT của VN còn ít, chưa có kinh nghiệm. Trong 40 triệu công nhân VN, chỉ có 20.000 lao động trong lĩnh vực IT, trong khi chỉ 3.500-4.000 sinh viên tốt nghiệp với các bằng cấp IT hằng năm. Ngoài ra, khu vực ICT VN tiếp tục chậm phát triển nhất khu vực. Chỉ số ICT VN chỉ 3,49 so với 7,04 của châu Á - Thái Bình Dương.  Chế độ các định chế và kinh tế: VN xếp hạng thấp trên các tiêu chí về quản trị, nhất là về nạn tham nhũng, chất lượng (thực thi) luật pháp. "Tính hiệu quả của quản trị và sự cai trị của luật pháp thậm chí còn có vấn đề chứ không chỉ (bị xếp hạng) thấp", và "sự ổn định chính trị là chỉ dấu mạnh nhất" trong lĩnh vực này, báo cáo WBI nêu rõ. Tổng kết, WB coi VN là một "nhà cải cách tích cực", minh họa việc một quốc gia thu nhập thấp có thể tiếp cận nền KTTT như thế nào. Theo đó, VN đã phát triển nhanh chóng bằng cách tận dụng toàn cầu hóa và đã thành công trong việc tìm kiếm, lĩnh hội và vận dụng kiến thức toàn cầu cho nhu cầu đất nước. "Tuy nhiên, đa số tăng trưởng này có được qua đầu tư hơn là qua sáng tạo, và nhiều chỉ số KTTT vẫn còn thấp so với trung bình cả ở mức khu vực lẫn thế giới. VN vẫn đứng trước nhiều thách thức trong xây dựng nền KTTT" - WB kết luận. Bài học thành công của các nền kinh tế châu Á có thể được tham khảo ở cách thay đổi và ứng biến linh hoạt trước các xu hướng mới của toàn cầu hóa. 2. Một số khía cạnh trong phát triển kinh tế tri thức ở Thế giới và Việt Nam Những năm gần đây kinh tế tri thức được bàn luận sôi nổi khắp nơi. Nhiều người rất hăng hái xem đây là cơ hội nghìn vàng cho đất nước ta nhanh chóng bứt ra khỏi nghèo nàn lạc hậu. Nhưng cũng có ý kiến cảnh báo rằng đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức có thể làm chúng ta xao lãng những vấn đề cấp bách nhất của nền kinh tế đang còn quá thấp kém. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa là bước tất yếu, có những mặt tiêu cực cần đấu tranh chống lại, nhưng vẫn phải chấp nhận nó, chịu chơi với nó, hơn nữa tuân thủ các luật chơi mới để tìm cách vươn lên. Mà luật chơi mới là: ganh đua, cạnh tranh trí tuệ. Nói cách khác, sân chơi mới là kinh tế tri thức. Vì vậy không thể phát triển kinh tế tri thức mà từ chối toàn cầu hóa, cũng như không thể cạnh tranh nổi trong nền kinh tế toàn cầu hóa nếu không mở được cánh cửa vào kinh tế tri thức. Những diễn biến gần đây cho thấy ta hội nhập quốc tế mà không theo kịp họ trong kinh tế tri thức thì sẽ thua thiệt. Khái niệm kinh tế tri thức xuất hiện vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20, nhưng chỉ gần đây mới rộ lên, nhất là từ khi phát triển máy tính cá nhân, rồi Internet và xa lộ thông tin. Hiện nay chúng ta đang đứng giữa cơn lốc nên cũng chưa xác định được gió sẽ ngả theo chiều nào. Cách đây khoảng một năm thị trường chứng khoán ở Mỹ bốc lên đột ngột theo sự bùng nổ các công ty dot.com, nhiều người tưởng thế giới này chỉ có đầu tư vào đó mới là khôn ngoan nhất. Nhưng rồi cũng xẹp xuống như bong bóng. Thất bại dẫn đến thất vọng. Sau một thời các ngành kinh doanh dựa vào công nghệ thông tin phát đạt chưa từng thấy, nay bóng ma suy thoái lại rình rập. Thị trường vi tính chững lại, hàng loạt công ty công nghệ cao, kinh doanh điện tử, ngay cả ở Silicon Valley, bắt đầu những cuộc sa thải, co cụm lại để chống đỡ luồng khí lạnh có cơ lan tràn (riêng cổ phiếu Microsoft đã sụt hàng chục tỷ USD). Tuy nhiên, nhiều người đánh giá, đây chỉ là thời kỳ tạm lắng để chuẩn bị bùng lên theo một hướng mới. Chính vì thế mà Chính phủ Nhật Bản, mặc dù kinh tế còn ảm đạm, vẫn dự định đầu tư 30 tỷ USD vào công nghệ thông tin trong vài năm tới, coi đó là một trong các hướng chính để thoát ra khỏi thế trì trệ kéo dài mấy năm nay. Nói cho đúng, Nhật Bản đã gặp khó khăn vì đã ngủ quên trên những thành tựu công nghiệp điện tử dân dụng trong thập kỷ 80, cho nên chậm bước trong cách mạng số hóa qua Internet. Hiện nay, đến lượt Mỹ hình như cũng đã quá say sưa với những thành công theo hướng số hóa nên có nguy cơ sắp tới sẽ bị các đối thủ qua mặt khi tiến vào thời đại hậu vi tính. Các bộ óc lớn đang chuẩn bị cho một bước ngoặt công nghệ mới: Sau máy tính cá nhân là là Truyền thông đa phương tiện không dây, từ điện thoại di động 3G, 4G, phát triển lên truyền thông đa phương tiện gọn nhẹ, nhanh chóng mà không cần dây nhợ lòng thòng, cho phép không chỉ điện thoại, thư điện tử và fax, mà cả kết nối Internet, truy cập Web, thực hiện mọi dịch vụ điện tử hai chiều, ở đâu cũng nhận được và gửi đi được mà không cần đến máy tính cá nhân hay để bàn cố định như hiện nay. Có nghĩa là xã hội đa phương tiện không dây đang tới gần. Các hãng Nokia (Phần Lan), Ericsson (Thụy Điển), DoCoMo (NTT Nhật Bản) hiện đã đi trước Motorola của Mỹ trong cuộc chạy đua về cái đích đó. Trong khi chờ đợi, mọi việc bớt ồn ào, không khí trầm lắng hồi hộp trước những thay đổi lớn có phần dự đoán được nhưng cũng nhiều phần chưa thể lường hết. Bên cạnh đó, nào là bản đồ gen người, nhân bản người vô tính, thực phẩm biến đổi gen, rồi bệnh bò điên, dịch súc vật lở mồm long móng, v.v..., biết bao nhiêu chuyện rắc rối nảy sinh từ cách mạng công nghệ và toàn cầu hóa. Kinh tế tri thức không phải chỉ có màu hồng. Tình hình không phải chỉ sôi động một chiều có những cơ hội phất lên hiếm có, mà cũng lắm bước thăng trầm ẩn chứa không ít rủi ro bất trắc. Do đó cần có chiến lược thông minh, chuẩn bị kỹ và tổ chức tốt. Vì là sự vật lộn trí tuệ nên cần có quyết tâm, dũng cảm, nhưng đầu óc và tài năng mới thật sự quan trọng. Phải thực hiện cuộc cách mạng tư duy, thay đổi hẳn cách nghĩ trong hàng loạt vấn đề đời sống kinh tế, xã hội cũng như khoa học, công nghệ, văn hóa, giáo dục. Có người gọi kinh tế tri thức là kinh tế mạng, để nhấn mạnh rằng chưa bao giờ thế giới tràn ngập những tổ chức mạng như bây giờ, cho nên cách nghĩ, cách quản lý, cách làm việc theo một hệ thống có trên có dưới, tôn ti trật tự theo kiểu phong kiến hay tư bản thời công nghiệp hiện đại cũng đã lỗi thời. Nói theo thuật ngữ khoa học, chưa bao giờ thế giới bộc lộ tính hệ thống phức tạp cao như bây giờ. Không gian mở rộng, thời gian rút ngắn, thông tin dồn dập, các loại hiệu ứng dây chuyền (kiểu như khủng hoảng tài chính châu á vừa qua), hiệu ứng phụ (kiểu như các hiệu ứng môi trường), hiệu ứng cộng năng (như Internet), ngày càng tác động mạnh. Sự vật biến hóa theo những quy luật phi tuyến (cấp số nhân hay hàm mũ: chẳng hạn cứ 18 tháng, tính năng máy tính tăng gấp đôi nhưng giá thành còn bằng nửa), với độ ngẫu nhiên và phức tạp không ngừng tăng lên. Nhiều vấn đề quản lý kinh tế xã hội đều không thể nhìn nhận theo tầm mắt và quan niệm cũ. Hơn bao giờ hết, thành công trên các lĩnh vực kinh doanh hay khoa học, công nghệ thường bắt nguồn ở những ý tưởng mới, ngược lại thất bại thường do tư duy xơ cứng, không chuyển kịp tình hình. Đã bước sang kỷ nguyên kinh tế tri thức với những đột biến công nghệ liên tục thì trên mọi mặt đời sống kinh tế xã hội, đối với từng người hay từng cộng đồng sự thành bại được quyết định trước hết bởi khả năng nhận thức được kịp thời những thay đổi và thích ứng mau lẹ với những thay đổi đó, kể cả bằng cách tự thay đổi và hoàn thiện bản thân. Nhìn lại xã hội Việt Nam ta cũng thấy rõ mọi thành công hay thất bại đều có nguồn gốc sâu xa là tư duy có đổi mới kịp tình hình hay không. Toàn cầu hóa chỉ mới biểu hiện tính hệ thống của thế giới trên phương diện kinh tế, thương mại. Còn có những biểu hiện khác của tính hệ thống của thế giới, nhất là trong quan hệ thiên nhiên - con người mà ta phải chú ý để đối phó kịp thời trong thời đại kinh tế tri thức. Chẳng hạn, tin tức cho biết nếu các nước giàu không thay đổi chính sách phát triển công nghiệp của họ thì tới giữa thế kỷ 21, với mực nước biển dâng cao dần do nhiệt độ quả đất tăng lên bởi hiệu ứng nhà kính, Ai Cập, Việt Nam và Ba Lan sẽ là ba nước bị thiên tai nặng nề nhất. Trước viễn cảnh đó, các nước nghèo không thể khoanh tay ngồi đợi thảm họa đến để rồi kêu gọi sự giúp đỡ nhân đạo của thế giới mà phải nhanh chóng chủ động thu hẹp khoảng cách trí tuệ với các nước giàu. Chỉ có như thế mới ngăn được xu thế các nước giàu độc quyền phát triển các ngành công nghiệp cao, vừa sạch sẽ vừa thu lời nhiều, sử dụng toàn cầu hóa và khoảng cách số để chuyển tất cả các ngành công nghiệp năng lượng và chế biến ô nhiễm sang cho các nước nghèo hứng chịu hậu quả. Trong bối cảnh vừa có sáng có tối, có thuận có nghịch đóchúng ta cần có những cải cách gì, để mở đường cho xã hội Việt Nam gỡ lại sự chậm trễ thời gian qua, nhanh chóng tiến kịp thế giới trong kỷ nguyên trí tuệ.Trước hết và căn bản nhất là phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý (thể chế, chính sách, luật pháp, bộ máy). Nói theo thuật ngữ thông tin, đây chính là phần mềm hệ thống để vận hành xã hội. Người Việt Nam thường được coi là thông minh, nhưng đó mới chỉ là thông minh cá nhân, chưa phải thông minh cộng đồng. Ta cũng thường nói dân tộc ta có tiềm năng trí tuệ lớn, nhưng từ lâu chúng ta cứ tự hào mãi về cái tiềm năng ấy mà đất nước vẫn cứ lạc hậu, Việt Nam vẫn thuộc những nước nghèo nhất thế giới, GDP bình quân của Việt Nam mới bằng 1/14 Malaysia, 1/30 Hàn Quốc. Do cơ chế quản lý chưa thuận, vì trí tuệ cộng đồng chưa cao, vì cái phần mềm hệ thống còn nhiều trục trặc, vì trí tuệ và tài năng đang bị vướng mắc bởi một cơ chế tự thân mâu thuẫn, thiếu nhất quán. Do đó vấn đề cốt tử là nên tập trung trí tuệ cải cách quản lý, xây dựng một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh và thoáng đãng, tự nó khuyến khích mọi sáng kiến chủ động, tự nó phát huy mọi tài năng sáng tạo, đồng thời tự nó hạn chế, loại trừ những yếu tố và xu hướng tiêu cực. Nhiều thí dụ lịch sử đã cho thấy tầm quan trọng của vấn đề này như khoảng cách công nghệ giữa Tây Âu và Mỹ những năm 60 không phải do người Mỹ tài giỏi gì hơn mà chủ yếu do cách quản lý của Mỹ thuận lợi hơn cho tài năng nảy nở và phát triển. Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công lên nhanh đâu phải vì các dân tộc họ thông minh hơn Việt Nam. Trong cơ chế quản lý thì bộ phận lạc hậu cần cải cách nhất là quản lý tài chính, tiền tệ và quản lý hành chính. Tài chính tiền tệ là lĩnh vực nhạy cảm nhất trong kinh tế thời nay, còn hành chính là bộ máy trực tiếp hàng ngày với người dân. Riêng đối với chúng ta, có hai căn bệnh kinh niên trầm trọng, mà nếu không khắc phục được thì có bàn tới kinh tế tri thức cũng vô ích: Tham nhũng là vấn đề nhức nhối, nhưng nếu cứ tiếp tục cách chống tham nhũng như những gì chúng ta đã làm từ hàng chục năm nay thì có lẽ mười năm nữa tình hình cũng chẳng sáng sủa gì hơn. Cần phải thay đổi cách nhìn, đi sâu vào những nguyên nhân gì đưa đẩy cả một xã hội vốn rất tốt đến chỗ một bộ phận tham nhũng, dối trá xuất hiện ở mọi ngành, mọi nơi. Trong y tế có thời chúng ta đã đề ra một khẩu hiệu cực kỳ sáng suốt: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Khẩu hiệu ấy cũng đúng cho mọi lĩnh vực. Chống tham nhũng tất nhiên phải trừng trị và trừng trị nghiêm, song điều quan trọng hơn là phải phòng tham nhũng, và muốn vậy phải có phương thức quản lý tài chính và chế độ phân phối thu nhập hợp lý. Nhưng tiền lương không đủ sống thì chống tham nhũng là điều khó khăn. Do đó, phải khẩn trương cải cách quản lý tài chính tiền tệ .Quan liêu, lãng phí, đây là hậu quả không thể tránh của cách quản lý tài chính tiền tệ luộm thuộm, và chế độ lương phi lý, khiến cho các cơ quan hành chính, thay vì phục vụ dân, đã vi phạm quyền làm chủ của dân. Do đó phải coi cải cách hành chính là việc cấp bách để có thể thực hiện thuận lợi các cuộc cải cách khác. Vấn đề chỉ ở chỗ cải cách như thế nào cho có hiệu quả vì sau mấy năm thực hiện, dư luận chung cho rằng chính công tác này cũng chưa làm tốt: chưa ổn, tiêu tốn nhiều tiền của, công sức, thời gian, mà kết quả chẳng được mấy. Ở nước ta, trong lĩnh vực nông nghiệp, tri thức, công nghệ mới đã góp phần tạo ra trên 30% sự tăng trưởng liên tục tổng sản lượng lương thực. Giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha gieo trồng đã tăng từ 13,5 triệu đồng (1996) lên 17,5 triệu đồng (năm 2000) và trên 20 triệu đồng (năm 2002). Tuy nhiên, tỷ trọng chế biến nông sản của nước ta còn thấp, hầu hết dưới 50%, tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch lớn: lúa 13-15%, rau quả 2530%, lương thực 13%, đường thủ công 30-40%... GDP đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng, giảm tỷ trọng nông - lâm - thuỷ sản nhưng vẫn chưa phản ánh cơ cấu công nghiệp của nền kinh tế tri thức. Tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghiệp năng lượng mới, công nghệ chế biến... thấp và vẫn đang là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Vượt qua những yếu kém này là thách thức rất nan giải, chúng ta còn những tồn tại có tính chất cố hữu, đó là sự trì trệ trong tư duy, sự quan liêu, năng lực quản lý kém và chưa hình thành một văn hoá chấp nhận đổi mới... Trong khi đó, nền kinh tế lại chịu áp lực kinh tế thế giới đang toàn cầu hoá mạnh mẽ.Sự gia tăng tốc độ phát triển và ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ trong các nền kinh tế dựa vào tri thức ở các nước công nghiệp tiên tiến đã hàm chứa nguy cơ mở rộng khoảng cách tụt hậu không chỉ về GDP/người mà cả khoảng cách về công nghệ, khoảng cách về tri thức. Việc chuyển giao công nghệ ngày càng gặp trắc trở hơn do: giá cao hơn, điều kiện ngặt nghèo hơn, ... Hạ tầng thông tin là một trong những yếu tố cơ bản của nền kinh tế tri thức. Cơ sở hạ tầng này giúp giảm các chi phí giao dịch và khắc phục những rào cản về khoảng cách. Tuy nhiên, ở Việt Nam đây là lĩnh vực còn mới mẻ và có nhiều hạn chế. Lượng truy cập mạng viễn thông và Internet của Việt Nam còn rất thấp so với khu vực và thế giới. Mạng viễn thông đường trục và liên tỉnh, mạng viễn thông quốc tế... tuy đã được mở rộng nhưng giá cả còn khá cao so với thu nhập của người dân. Phần lớn các thuê bao Internet vẫn tập trung chính tại các thành phố lớn. Tốc độ và chất lượng truy cập mạng còn rất thấp. Giá truy cập Internet cũng là một vấn đề đáng được quan tâm. Mặt khác, nội dung thông tin trên nhiều trang web tiếng Việt còn rất ít, không hấp dẫn, không được cập nhật thường xuyên, ít có các kết nối giữa các cơ quan và độ tương tác của giao diện thấp. Tuy tỷ lệ tăng trưởng Internet rất cao nhưng phần lớn Internet chỉ được sử dụng tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM. Chính phủ đã đặt mục tiêu đạt khoảng 500 triệu USD tổng giá trị sản lượng phần mềm vào năm 2005. Các công ty hoạt động trong lĩnh vực phần mềm cũng được hưởng một số ưu đãi về thuế, tín dụng, đất và thuê đất. Tuy nhiên, nhìn chung các công ty phần mềm của Việt Nam có năng suất và doanh số chưa cao. Công nghiệp phần cứng chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng kim ngạch thị trường công nghệ thông tin của Việt Nam (80-90% số lượng máy tính bán ra trên thị trường là lắp ráp trong nước) nhưng phần lớn chỉ dừng lại ở lắp ráp máy tính và sử dụng các linh kiện nhập khẩu nước ngoài, hầu như không có các hoạt động nghiên cứu, sản xuất nào khác. Vốn quý nhất trong nền kinh tế tri thức là tri thức, do vậy, con người có tri thức là yếu tố quan trọng và quyết định trong phát triển kinh tế tri thức ở nước ta. Hiện tại, chất lượng đào tạo của Việt Nam còn thấp, chương trình lạc hậu, trang thiết bị yếu kém; đào tạo thiên về lý thuyết, thiếu thực tế và tính sáng tạo, cơ chế quản lý còn nhiều bất cập...Đã có Nghị quyết T.Ư, đã có luật Giáo dục, nhưng nhìn chung hệ thống giáo dục của Việt Nam vẫn thua nhiều nước trên thế giới. Muốn tiến nhanh và vững trong thời đại kinh tế tri thức, ưu tiên hàng đầu phải đặt vào việc chấn hưng, cải cách, hiện đại hóa giáo dục, và hơn nữa, phải nhanh chóng tiến tới phổ cập đại học - chứ không chỉ dừng ở trung học cơ sở (THCS) hay trung học phổ thông (THPT). Đây có thể là một mục tiêu quá xa vời, nhưng so với xu thế ở các nước ngay trong khu vực, chưa kể đến các nước tiên tiến trên thế giới, Việt Nam không có cách lựa chọn nào khác nếu thật sự muốn vươn lên nhanh bằng con đường trí tuệ. Phổ cập đại học sẽ giải quyết được nạn thất học, nhu cầu học tập chính đáng của nhân dân, sẽ có điều kiện tốt hơn để phát hiện và bồi dưỡng tài năng trẻ, mở rộng các cánh cửa vào kinh tế tri thức, đồng thời là biện pháp gián tiếp giải quyết nhiều vấn đề bức xúc: phát triển dân chủ, hạn chế và chống tội phạm, tạo công ăn việc làm ổn định. Tuy nhiên giáo dục THCS và THPT còn chưa xong thì phổ cập đại học là một chuyện hết sức khó khăn. Chúng ta nên dựa vào kinh nghiệm chống mù chữ và phát triển giáo dục phổ thông ngay trong kháng chiến trước đây. Sự thật là nếu cải tổ giáo dục, sử dụng hợp lý hơn đội ngũ trí thức và thầy giáo các cấp, sửa đổi cách thi cử, tránh được những lãng phí cực kỳ to lớn trong quản lý giáo dục hiện nay, đồng thời tận dụng các thành tựu công nghệ thông tin thời đại Internet thì sẽ đủ khả năng vật chất đi nhanh đến phổ cập đại học. Tất nhiên có nhiều khó khăn, nhưng chắc không thể khó hơn phát triển giáo dục trong hai cuộc kháng chiến. III. Những giải pháp để Việt Nam hướng đến một nền kinh tế tri thức Trong thời đại ngày nay, làn sóng kinh tế tri thức đang tạo một cơ hội mới cho cho nước ta có thể đi tắt đón đầu tiến thẳng vào nền kinh tế tri thức. Để làm được diều này chúng ta phải biết nắm bắt cơ hội và giải quyết những trở ngại và yếu kém đáng tồn tại. Chúng ta cần phải có đủ năng lực trí tuệ, có khả năng sáng tạo, nắm bắt và làm chủ các tri thức mới nhất, và phải chủ động hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế so sánh của mình. Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo chính là khoảng cách về tri thức, theo kịp các nước chủ yếu là bằng cách rút ngắn khoảng cách về tri thức. Đồng thời, xây dựng một số yếu tố của nền kinh tế tri thức như: tự động hóa sản xuất, tin học hóa nền kinh tế, phát triển thương mại điện tử, dịch vụ công nghệ thông tin, giáo dục trên mạng… Bên cạnh đó, cần có các giải pháp chủ yếu cho một chiến lược kinh tế dựa vào tri thức như: phải đổi mới cơ chế quản lý, phát huy mọi khả năng sáng tạo của người dân, tạo điều kiện cho mọi người dân, mọi thành phần kinh tế phát huy hết khả năng của mình đóng góp vào phát triển sản xuất. Chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài. Trong những năm tới phải tăng mạnh đầu tư để phát triển giáo dục và phải tiến hành một cuộc cải cách giáo dục mới. Đây là yếu tố quyết định nhất thúc đẩy nước ta đi nhanh vào kinh tế tri thức. Phải xây dựng những thế hệ người Việt Nam có bản lĩnh, có lý tưởng, có khả năng sáng tạo, làm chủ được tri thức hiện đại, quyết tâm đưa nước ta lên trình độ phát triển sánh kịp các nước. Tăng cường năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, có chính sách khuyến khích và bắt buộc các doanh nghiệp phải ứng dụng khoa học, đổi mới công nghệ. Cần cải cách hành chính và tạo lập một khuôn khổ pháp lý mới có khả năng thúc đẩy mọi khả năng sáng tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh các doanh nghiệp mới, doanh nghiệp tri thức, phù hợp với xu thế toàn cầu hoá mà nước ta đang trong quá trình hội nhập. Hiện nay có hàng trăm ngàn nhân viên, cán bộ khoa học kỹ thuật đang làm việc trong các ngành trong cả nước nhưng chưa được phát huy và tận dụng khả năng của họ một cách đúng mức. Ngoài ra, Việt Nam còn có hàng trăm ngàn người Việt được đào tạo, rèn luyện và làm việc trong các ngành khoa học, kỹ thuật tiên tiến đang sống tại hải ngoại, đây là tiềm năng không nhỏ trong việc chấn hưng và kiến thiết đất nước. Nhưng để khuyến khích người Việt hải ngoại mang tri thức từ nước ngoài về kết hợp với đội ngũ khoa học kỹ thuật trong nước, Việt Nam cần có chính sách và đầu tư hợp lý hơn. Chính phủ cần đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng cho những khu công nghệ kỹ thuật cao này cũng như tiện nghi và môi trường làm việc, cung cấp vốn đầu tư ban đầu và khích lệ những công ty này phát triển bằng cách giảm thuế, ưu đãi, giảm giá thuê văn phòng, nhà máy, kho bãi trong thời gian ban đầu, đơn giản hóa thủ tục hành chính và luật lệ, cũng như làm cầu nối cho sự hợp tác giữa các trường đại học, các viện nghiên cứu quốc gia và các công ty. Ngoài ra, Chính phủ cần khuyến khích sinh viên học sinh theo học các ngành khoa học, kỹ thuật nhằm mục đích đào tạo và cung cấp nhân sự cũng như tăng cường đầu tư và hỗ trợ các công trình nghiên cứu tại các trường đại học và các viện nghiên cứu quốc gia. Khảo sát kĩ kinh nghiệm của các con rồng châu Á có nhiều điểm tương đồng so với Việt Nam như Hàn Quốc, Singapore... Chúng ta phải học tập kinh nghiệm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng với cơ cấu ngành nghề và trình độ phù hợp để tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài; Đặt mục tiêu mở rộng xuất khẩu lao động được chuẩn bị tốt về nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động, để vừa tăng nguồn thu ngoại tệ, vừa rèn tay nghề, thay cho việc duy trì quá lâu tình trạng xuất khẩu lao động phổ thông trong khi công nhân kỹ thuật, sinh viên ra trường không có khả năng tìm việc trong nước. Việc dùng chính sách tiền lương để giải quyết tình trạng thừa người có bằng cấp, thiếu cán bộ thực hành (Hàn Quốc ở giai đoạn đầu đã vận dụng chế độ lương của kĩ sư thực hành ngang với giáo sư đại học); Hỗ trợ, khuyến khích các học sinh giỏi, cán bộ trẻ triển vọng gửi đi đào tạo ở nước ngoài... cũng là một trong những nhiệm vụ cần được coi trọng. Điện tử hoá guồng máy hành chính càng sớm càng tốt, để nêu cao tính minh bạch, giảm tối thiểu nạn nhũng nhiễu, tiêu cực; Cần dân chủ trong sử dụng nhân tài: hãy thử nghiệm chuyển từ "đảng cử, dân bầu" sang "dân bầu, đảng cử" rộng rãi ở các cấp, không riêng gì ở cấp cơ sở như bắt đầu thử nghiệm một số nơi; Mở rộng cửa internet, trợ giúp các đối tượng cần ưu tiên mà chi trả khó khăn như giáo viên, sinh viên... Tóm lại, để phát triển kinh tế tri thức, chính phủ có vai trò rất quan trọng trong tạo ra các cơ chế ổn định, minh bạch, thông thoáng để khuyến khích phát triển nguồn nhân lực, đổi mới và phát triển công nghệ, tạo vốn, khuyến khích hỗ trợ và tôn vinh hoạt động kinh doanh; tạo môi trường để cá nhân thực sự tự do phát triển; gánh vác phần quan trọng trong giáo dục cơ sở, đào tạo và nghiên cứu cơ bản; đầu tư vào cơ sở hạ tầng mà khu vực doanh nghiệp không thể hoặc không muốn đầu tư. Dân chúng với tinh thần kinh doanh, tính sáng tạo, khả năng thích nghi, năng lực học suốt đời, tính cần cù, kỷ luật và tiết kiệm ở mức độ cao, là nhân tố quyết định cho phát triển kinh tế tri thức. Tất cả phần còn lại là việc của các doanh nghiệp, của khu vực tư nhân.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất