Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Những bài học về cuộc sống

.PDF
85
377
87

Mô tả:

        NHỮNG BÀI HỌC VỀ CUỘC SỐNG Essentials Life Skills www.hoctoancapba.com.vn 2                                                                Bài Học Về Cuộc Sống CÁC ĐỀ MỤC VỀ KỸ NĂNG SỐNG (theo UNICEF) Danh sách liệt kê các kỹ năng sống (KNS) không thể cố định được. Bảng danh sách bên dưới bao gồm các KNS thuộc tâm lí xã hội và liên hệ cá nhân thường được coi là quan trọng nhất. Sự lựa chọn và nhấn mạnh vào KNS nào tùy thuộc vào tình huống mà chúng ta gặp phải trong cuộc đời. Mặc dù được phân loại nhưng nhiều KNS được sử dụng đồng thời khi vận dụng trong thực tế. Ví dụ kỹ năng “cho quyết định” thường liên quan đến kỹ năng “suy nghĩ phê phán” ("đâu là sự lựa chọn của tôi?”) và làm rõ các giá trị (“điều gì quan trọng đối với tôi?”). Những kỹ năng giao tiếp và giao lưu Kỹ năng giao tiếp •Giao tiếp có noí/không nói. •Lắng nghe tích cực •Diễn tả cảm xúc; phản hồi (không đổ lỗi) và nhận phản hồi Kỹ năng phủ định/từ chối •Phủ định và kềm chế xung đột •Những kỹ năng xác quyết •Những kỹ năng từ chối Lòng trắc ẩn •Khả năng lắng nghe và thông hiểu nhu cầu và hoàn cảnh người khác và diễn tả sự thông hiểu đó Hợp tác và làm việc theo nhóm •Biểu lộ sự trân trọng với đóng góp của người khác và những phong cách khác •Đánh giá khả năng và đóng góp của mình cho nhóm Kỹ năng tranh biện •Những kỹ năng thuyết phục và tạo ảnh hưởng •Những kỹ năng tạo động lực và làm việc trên mạng Những kỹ năng Ra Quyết Định và Suy Nghĩ Phê Phán Những kỹ năng ra quyết định/ giải quyết vấn đề •Kỹ năng thu nhập thông tin •Đánh giá các dự báo kết quả của những hành động hiện tại cho mình và người khác •Xác định những cách giải quyết khác nhau cho vấn đề •Kỹ năng phân tích liên quan đến ảnh hưởng của những giá trị và thái độ của bản thân và tha nhân lên động lực Kỹ năng suy nghĩ phê phán •Phân tích những ảnh hưởng của truyền thông và người ngang hàng                                                                                         www.hoctoancapba    3                                                                Bài Học Về Cuộc Sống •Phân tích các thái độ, giá trị, tiêu chuẩn xã hội và niền tin và các dữ kiện tác động đến những điều này •Nhận dạng thông tin liên hệ và nguồn thông tin Kỹ năng tự quản và đương đầu Kỹ năng tăng tiến sự chế ngự nội tại •Kỹ năng tự trọng/tạo dựng sự tin cậy •Kỹ năng tìm hiểu bản thân bao gồm hiểu được quyền lợi, ảnh hưởng, giá trị, thái độ, ưu điểm và yếu điểm. •Kỹ năng đặt ra mục tiêu •Kỹ năng tự đánh giá/ tự ước lượng/tự giám sát Kỹ năng chế ngự cảm xúc •Kềm chế sự nóng giận •Đối đầu với phiền muộn và lo âu •Kỹ năng đương đầu với sự thất bại, lạm dụng, tổn thương Kỹ năng chế ngự sự căng thẳng •Quản lí thời gian •Suy nghĩ tích cực •Kỹ thuật thư giãn                                                                                         www.hoctoancapba    4                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §1. 15 bài học họ không dạy bạn ở trường Có những nội dung giáo dục chúng ta học tập ở trường và có những bài học về cuộc sống chúng ta học được trên đường đời. Cả hai đều quan trọng. Vấn đề duy nhất là cuộc sống xô đẩy chúng ta đi rất xa trước khi chúng ta có thể hình dung được điều gì đã xảy ra và sự khôn ngoan chúng ta hi vọng đã đạt được đôi khi chỉ đến rất muộn. Để giúp bạn tránh những cú sốc và những trầy trật, sau đây là vài bài học về cuộc sống bạn có thể tham khảo. 1. Như Richard Carlson nói, 'đừng đỗ mồ hôi vì những thứ nhỏ nhặt, và phần lớn việc đó là nhỏ nhặt’. Phần lớn thời gian chúng ta bị căng thẳng và hết hơi vì những việc mà xét trên bình diện rộng chỉ là thứ không đáng. Khi tự chui đầu vào những thứ vặt vãnh ấy chúng ta hủy hoại tầm nhìn của của mình và không có thời gian để thưởng thức giây phút tỉnh tại. 2. Đời sống có khi không lường trước được và ném bạn khắp nơi. Chỉ cần nói “không bao giờ” và xem việc gì sẽ xảy ra. Để tránh sốc khi những bất ngờ của cuộc sống xuât hiện trên đường đi của bạn, hãy chuẩn bị bằng cách học tập tính phóng khoáng và duy trì bộ óc sung mãn luôn chào đón những bài học mà cuộc sồng đem đến 3. Từ nhàm chán nhất trong ngôn ngữ là “Tôi”. Thật tuyệt vời nếu được tự tin và tự tại, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa tất cả là về bạn. Không có gì nản hơn là nghe người ta chỉ nói về mình và khoe khoang những thành tựu của mình không dứt. Tự tin không có nghĩa là coi mình là cái rốn của vũ trụ. 4. Con người thì quan trọng hơn vật chất. Mối quan hệ thì quan trọng hơn hơn lợi lộc vật chất nào mà bạn có thể kiếm được trên con đường đến thành công. Không có tình yêu và sự ủng hộ của gia đình và bạn bè trong cuộc sống, lợi lộc vật chất không có nghĩa gì nhiều. Đặt ra những giá trị và ưu tiên có thể giúp bạn thiết lập điều gì là quan trọng 5. Không ai khác có thể làm bạn hạnh phúc. Hạnh phúc và trạng thái tâm trí bạn là trách nhiệm của bạn. Bạn cần biết phải làm gì để được quân bình và hạnh phúc là tùy thuộc ở bạn. Mối quan hệ của chúng ta làm thăng hoa cuộc sống của mình và khiến chúng trở nên phong phú hơn, nhưng chúng không làm cho chúng ta hạnh phúc. Chính chúng ta mới làm cho chúng ta hạnh phúc. 6. Nhân cách và sự lương thiện rất quan trọng. Làm một con người trọng danh dự là đức tốt đẹp của bạn gây lòng tin và kính trọng nơi gia đình, bạn bè và chủ nhân bạn. H làm hãnh diện khi quen biết với bạn.                                                                                         www.hoctoancapba    5                                                                Bài Học Về Cuộc Sống 7. Tự tha thứ cho mình, bạn bè mình và kẻ thù mình. Chúng ta chỉ là những con người bình thường. Do đó tất cả chúng ta đều có thể vấp ngả và phạm sai lầm. Ôm mải nổi bất mản và những vết thương đã qua chỉ ngăn cản chúng ta không được hưởng được giây phút hạnh phúc của cuộc đời một cách đầy đủ nhất. 8. Một mẫu truyện khôi hài đôi khi là liều thuốc quí nhất.. Hãy bỏ thời gian ra cười mỗi ngày. Óc khôi hài thực sự là liều thuốc bổ. 9. Không điều gì có thể thay thế cho thể dục, ăn uống điều độ, không khí trong lành và ánh nắng mặt trời. Không bao giờ coi sức khỏe là của trời cho hoặc đánh giá thấp tác dụng của sức khỏe đối với phong thái của mình. 10. Kiên trì sẽ cuối cùng dưa bạn đến nơi đâu bạn nhắm đến. Không bao giờ đầu hàng. Luôn duy trì mục tiêu và nuôi dưỡng ước mơ. 11. Truyền hình chắc chắn sẽ hủy hoại tâm trí nhiều hơn là thuốc kích thích. Tránh xa TV và năng đọc sách, luyện tập thể lực và thư giãn. 12. Thất bại không hề hấn gì. Mỗi người đều thất bại vào lúc này hay lúc khác. Thất bại là ông thầy vĩ đại của cuộc sống.Thất bại dạy chúng ta tính khiêm tốn và cách thức sửa chữa sai lầm. Thomas Edison có một câu nói rất hay về thất bại: “ Tôi đâu có thất bại. Chỉ là tôi tìm ra được 10.000 cách thức không hiệu quả.” 13. Học tập từ những sai lầm của người khác. Có một câu châm ngôn của Thiền cho rằng: “Phải là người khôn ngoan mới học tập từ những sai lầm của mình, nhưng phải minh triết mới học tập từ những sai lầm của người khác.” 14. Đừng sợ chứng tỏ và bảo với người khác rằng bạn yêu họ. Cuộc sống rất ngắn ngủi vì thế hãy học cách cho và nhận tình yêu. 15. Sống như thế nào để khi bạn ra đời mọi người đều cười chào đón bạn và khi chết mọi người đều khóc giả từ bạn. Hãy làm một bạn đời, bậc cha mẹ, ông chủ, người làm công tốt nhất như có thể và rời bỏ thế giới này khi nó đẹp hơn lúc bạn mới đến. "Có gì khác biệt giữa trường học và trường đời? Trong trường, bạn được dạy một bài học và rồi nhận một bài kiểm tra. Ra đời, bạn nhận một bài kiểm tra qua đó bạn được một bài học. " Tom Bodett                                                                                         www.hoctoancapba    6                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §2. 7 kỹ năng sống tôi học được từ Bóng Rổ Thể thao nói chung, là một phép ẩn dụ của cuộc sống. Diễn tiến của trận đấu bóng rỗ cho ta nhiều sự tương đồng có thể được cảm nhận trong cuộc đời của một người. Sự thăng trầm, sự thử thách, sự đối nghịch và những gì cần phải có để đương đầu với chúng. Các động lực trong trò chơi bóng rổ rất giống với những gì xãy ra trong cuộc đời. Như trong bóng rổ, trong cuộc sống ta phải: 1. Học tập và làm chủ những điều cơ bản của trò chơi Trước khi bạn có thể chơi bóng bạn phải biết những điều cơ bản – luật chơi, cách dắt bóng, cách nhồi bóng, chạy chỗ và ném bóng. Bạn phải phát huy những kỹ năng cần thiết để chơi được ở mức độ chấp nhận được. Bài học: Trong cuộc sống, bạn cũng phải học những điều cơ bản. Bạn phải xác định cuộc sống là gì, cuộc sống có nghĩa gì với bạn và bạn muốn gì từ cuộc sống. Từ đó bạn mới phát huy những kỹ năng và chiến thuật để đạt được những mục tiêu ấy. 2. Sẵn sàng về tâm trí và thể lực. Những vận động viên đỉnh cao biết rằng bạn không thể chơi hay nhất nếu bạn chưa sẵn sàng về tâm trí và thể lực. Bạn phải trong tình trạng thể lực sung mãn nhất mới có thể chịu đựng được hết một mùa bóng kéo dài, cực nhọc và đòi hỏi nghiệt ngã. Cũng quan trọng không kém là bạn phải có sự sung sức về tâm trí. Sung sức về tâm trí là bao gồm một nhân sinh quan tích cực, có ý chí và khao khát chiến thắng. Thiếu một trong hai bạn không thể chiến thắng. Bài học: Sẵn sàng về tâm trí và thể lực đều tối cần trong cuộc sống   3. Hãy vị kỹ và có tinh thần đồng đội. Bóng rổ là một môn thể thao đồng đội, nghĩa là nó đòi hỏi sự đóng góp và hợp tác từ mỗi thành viên để chơi tốt và chiến thắng. Mỗi người phải tập trung, đoàn kết và hoàn thành vai trò của mình vì mục tiêu chung của cả đội. Dù là một cầu thủ vĩ đại như Michael Jordan, anh cũng không thể thắng những chức danh vô địch nếu không có đồng đội giúp đỡ.                                                                                         www.hoctoancapba    7                                                                Bài Học Về Cuộc Sống Bài học: Cuộc sống cũng vậy. Hãy đóng góp, hợp tác và chia sẻ. 4. Luôn cảnh giác và tỉnh thức. Lường trước tình thế. Những vận động viên vĩ đại nhất luôn nổi tiếng nhờ có tầm nhìn bao quát sân bóng và đánh giá diễn tiến chính xác đường bóng. Họ biết phải đến đâu đúng lúc, biết lối chơi của từng đối thủ và tung ra những chiến thuật thích ứng và hiệu quả. Khả năng lường trước đường bóng và sẵn sàng cho trận đấu khiến họ lúc nào cũng tích cực, hơn là chỉ biết đối phó và phản ứng. Đó là một trong những yếu tố phân biệt những cầu thủ kiệt xuất với cầu thủ giỏi giang. Bài học: Luôn ý thức và tỉnh thức trong cuộc sống là điều kiện của thành công. 5. Nếu lối chơi không hiệu quả, hãy điều chỉnh chiến thuật. Mỗi cầu thủ bóng rổ vĩ đại biết rằng khi lối chơi của mình không hiệu quả bạn phải điều chỉnh, điều chỉnh nữa. Những sức mạnh và phong cách chơi khác nhau của từng địch thủ đòi hỏi vận dụng những chiến thuật khác nhau. Bạn phải làm sao chống trả và đáp ứng đến bất kỳ kiểu tấn công nào mà địch thủ ra tay.. Bài học: Cuộc sống mang đến cho ta nhiều thách thức mà bạn phải điều chỉnh kế hoạch chơi.   6. Không bao giờ bỏ cuộc. Phải kiên trì. Một đặc tính chung của tất cả ngôi sao bóng rổ là họ không bao giờ bỏ cuộc chơi. Khi họ ném trật họ chính là người cố gắng thu hồi bóng và truy cản đối thủ. Khi bị dẫn điểm, họ luôn là người tận dụng những cơ hội cuối cùng, không nản lòng và rất thường lật ngược tình thế ở những giây cuối cùng trước nổi ngỡ ngàng của đối thủ. Bài học: Kiên trì. Không bao giờ, không bao giờ đầu hàng. 7. Thắng nhiều hơn thua, nhưng chấp nhận chiến thắng lẫn chiến bại một cách hoà nhả. Dù chơi môn thể thao nào, bạn không thể thắng mọi trận đấu. Nhiếu khi chỉ cần thắng nhiều hơn một trận là bạn đã thành nhà vô địch. Phải cần mồ hôi và nước mắt để thành nhà vô địch. Nếu bạn đã chơi hết mình thì bạn luôn có thể ngẩng cao đầu khi thua trận. Học rút kinh nghiệm từ những thất bại để rồi trở lại sau đó và chiến thắng.                                                                                         www.hoctoancapba    8                                                                Bài Học Về Cuộc Sống Bài học: Cuộc sống cũng vậy. Mọi chuyện không phải lúc nào cũng suông sẻ. Thắng cũng có mà thua cũng không ít. Nếu bạn đã tung hết sức mình, bạn luôn là người chiến thắng dù kết quả trận đấu thế nào.   "Kẻ chiến thắng là người nhận biết được tài năng trời phú của mình, và làm việc cật lực để phát huy tài năng đó thành kỹ năng của mình, rồi sử dụng kỹ năng đó để hoàn thành những mục tiêu đời mình."     "Đừng hỏi những gì đồng đội có thể làm cho bạn. Hỏi bạn có thể làm gì cho đồng đội." Magic Johnson Larry Bird                                                                                         www.hoctoancapba    9                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §3. Âm Nhạc và Sự Phát Triển Nhân Cách “Âm nhạc và nhịp điệu luôn tìm được lối đi vào nơi sâu kín nhất của tâm hồn ". Plato "Âm nhạc có nét quyến rũ có thể làm mềm lòng những trái tim thú tính nhất". William Congreve   Âm nhạc là ngôn ngữ phổ quát có thể mang con người thuộc mọi chủng tộc, gia thế và tín ngưởng lại gần nhau trong một kinh nghiệm được chia sẻ. Khổng tử nói: “Nhạc sinh ra một loại lạc thú mà bản ngã con người không thể sống thiếu nó được" Trong một dịp Khổng tử đã bị lễ nhạc mê hoặc sau một lần nghe diễn tấu đến nổi ông ăn không ngon trong ba tháng liền. Ít có ai trong những người yêu âm nhạc như chúng ta đã trải qua một hiệu ứng kinh khủng như nthế khi nghe âm nhạc. Tuy nhiên, không thể chối cải sự kiện là âm nhạc giải khuây, tạo cảm hứng và lay động tình cảm và tâm trí của chúng ta. Lợi ích của âm nhạc và sự đóng góp của nó đến sự phát triển nhân cách không thể đo lường hết được. Nó làm cho chúng ta giàu lên trên nhiều mức độ và về nhiều mặt nó luôn gây kinh ngạc. Nó giúp người già người trẻ kết nối mình với những người chung quanh bằng cách cổ vũ sự giao tiếp, sáng tạo và hợp tác. Đối với người già âm nhạc giúp giảm bớt lo lắng, suy sụp và cô độc. Riêng với bản thân tôi, tôi yêu âm nhạc từ loại cổ điển đến các thể loại rock. Tôi cũng thưởng thức nhạc rap và hip hop với những tiết tấu và nhịp điệu khác nhau mà thanh niên say mê. Từ những năm 60, mỗi thập niên đều mang đến cho chúng ta những ban nhạc và nghệ sĩ mới mẻ và cách tân cho chúng ta thưởng ngoạn. Thú thật, chồng tôi là một nhạc sĩ từ khi anh ấy còn rất trẻ và hiện nay đang chơi cho ban nhạc rock and roll, chơi lại các giai điệu nổi tiếng của những thập niên 60 của các ban Beatles, Rolling Stones, The Who, Eric Burdon and The Animals...                                                                                         www.hoctoancapba    10                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §4. Lắng Nghe Tích Cực Nghe đúng những gì người khác đang nói Lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất bạn có thể thụ đắc. Bạn càng biết lắng nghe bạn càng tạo hiệu quả không ngờ cho công việc, và nhất là trong mối liên hệ với người khác. Chúng ta lắng nghe để lấy được thông tin. Chúng ta lắng nghe để thấu hiểu. Chúng ta lắng nghe để thưỏng ngoạn. Chúng ta lắng nghe để học hỏi. Bạn đừng nghĩ là mình biết lắng nghe tốt. Thật ra thì không thế. Dựa vào khảo sát được nghiên cứu, chúng ta chỉ nhớ khoảng 25 đến 50% những gì mình nghe. Điều này có nghĩa là khi bạn nói chuyện với ông chủ của bạn, đồng nghiệp, hoặc khách hàng hoặc người bạn đời trong 10 phút, họ thực sự chỉ nghe bạn có 2, 5 đến 5 phút. Nguợc lại, khi bạn nhận những chỉ thị hoặc được cung cấp thông tin, bạn thực sự không nghe hết thông điệp gởi đến mình. Bạn hi vọng là những sự kiện quan trọng đã được bạn nắm bắt trong số 25% đến 50% của bạn, nhưng biết đâu không như thế. Rõ ràng, lắng nghe là một kỹ năng mà tất cả chúng ta có thể làm lợi cho mình bằng cách cải thiện kỹ năng ấy. Bằng cách trở thành một người biết lắng nghe, bạn có thể phát huy năng suất của mình, cũng như khả năng gây ảnh hưởng, thuyết phục, thương lượng. Hơn nữa, bạn sẽ tránh được những xung đột và hiểu lầm- những điều cần thiết cho một thành tựu trong sự nghiệp. Phương pháp để trở nên một người biết lắng nghe tốt hơn là thực tập “lắng nghe tích cực”. Đây chính là điều bạn phải cố gắng một cách có ý thực để nghe không chỉ những lời mà người khác nói, nhưng quan trọng hơn, là cố gắng thấu hiểu toàn bộ thông điệp được đưa ra. Để làm được điều này bạn phải chú tâm đến người khác một cách cẩn thận. Bạn không được cho phép mình xao nhãng với những việc xảy ra chung quanh, hoặc sắp xếp trong đầu để đối đáp trả đũa sau khi người khác ngừng nói. Bạn cũng không được cho phép mình mất tập trung vào những gì người khác đang trình bày. Tất cả những rào cản này sẽ làm bạn nghe không đủ và do đó không thể thấu hiểu. Mẹo Nếu bạn thấy tập trung là khó khăn khi người khác nói, cố gắng lặp lại trong óc từng lời người ấy vừa nói- điều này sẽ củng cố thông điệp của họ và giúp trí óc bạn không trôi giạt ra chỗ khác.                                                                                         www.hoctoancapba    11                                                                Bài Học Về Cuộc Sống Để phát huy kỹ năng lắng nghe, bạn cần cho người khác biết là bạn đang lắng nghe những gì họ nói. Để biết điều này quan trọng như thế nào, bạn hãy tự hỏi có khi nào bạn tham gia vào một buổi nói chuyện mà trong đó bạn tự hỏi không biết người kia có đang lắng nghe bạn đang nói không. Bạn không biết thông điệp của bạn có như gió thoảng qua, và liệu có nên nói tiếp nữa hay không. Cảm giác như bạn đang nói với bức tường và đó là một cảm giác bạn không muốn chút nào. Sự ghi nhận có thể đơn giản là một cái gật đầu, tặc lưỡi hoặc một tiếng kêu “ôi chao”, "vậy hả", "wow" sau mỗi câu nói mà bạn đang nghe. Bạn không cần phải góp ý thuận thảo với người đang nói, bạn chỉ cần chứng tỏ là mình đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngử của cơ thể và những dấu hiệu khác để biểu lộ mình đang lắng nghe cũng nhắc nhở cho bạn phải chú tâm, tỉnh thức và không để đầu óc trôi giạt. Bạn cũng nên đáp ứng với người nói theo cách khuyến khích họ nói tiếp, nhờ đó bạn có thể thu thập thêm thông tin từ họ nếu cần. Trong khi gật đầu và “ừ hử” cho biết là bạn chú ý, thì một câu hỏi hoặc một ý kiến thỉnh thỏang xen vào để bình luận những gì vừa nói cũng chứng tỏ là bạn thấu hiểu toàn hộ thông điệp. Muốn là một người lắng nghe tích cực Có 5 yếu tố bản lề giúp lắng nghe tích cực. Chúng giúp bạn biết lắng nghe người khác và người đó cũng biết bạn đang nghe những gì họ nói. 1. Chú ý. Cho người nói sự chú tâm toàn diện của bạn và sự thấu hiểu thông điệp được đưa ra. o Nhìn thẳng vào mặt người đang nói. o Bỏ hết những ý tưởng xao nhãng. Đừng chuẩn bị một phản bác trong đầu óc bạn! o Tránh những dữ kiện chung quanh làm bạn xao nhãng. o “Lắng nghe” ngôn ngử cơ thể của người phát ngôn. o Tránh không được nói riêng khi đang nghe trong một nhóm. 2. Chứng tỏ bạn đang lắng nghe. Sử dụng ngôn ngử cơ thể và cử chỉ của riêng mình để biểu lộ sự chú ý của bạn. o Thỉnh thỏang gật đầu. o Mỉm cười và sử dụng những biễu cảm trên gương mặt. o Ghi nhận tư thế của mình và bảo đảm là nó cởi mở và thân thiện. o Khuyến khích người phát ngôn nói tiếp với những đồng tình nhỏ bé như những tiếng "vâng", "wow", "ừ hư"... 3. Phản hồi Những bộ lọc cá nhân, những thiên kiến, phán xét, và tín điều có thể bóp méo những gì chúng ta nghe. Là một người biết lắng nghe, vai trò của bạn là thấu hiểu những gì đang                                                                                         www.hoctoancapba    12                                                                Bài Học Về Cuộc Sống nói. Điều này đòi hỏi bạn quán xét những điều được nói ra và đặt ra các câu hỏi. o Quán xét những gì đang nói bằng cách nhại đi nhại lại: “Cái tôi đang nghe là...” và “Hình như bạn đang nói là...” là những cách rất tuyệt để phản hồi. o Đặt ra những câu hỏi để làm sáng tỏ vài điểm. “Anh có ngụ ý gì khi nói...” “Có phải anh muốn nói như thế không?” o Thỉnh thoảng tóm tắt những ý kiến của người nói. 4. Hoãn lại sự phán xét. Ngắt lời là phung phí thời gian. Nó làm người nói bối rối và hạn chế sự thông hiểu đầy đủ thông điệp. o Cho phép người nói hoàn tất những điều họ muốn nói. o Đừng ngắt lời và phản bác. 5. Đáp ứng thích hợp. Lắng nghe tích cực là kiểu mẫu của sự kính trọng và thấu hiểu. Bạn sẽ thu được thông tin và tầm nhìn. Bạn sẽ không được gì nếu kích bác người nói chuyện chẳng khác nào hạ nhục họ. o Hãy thẳng thắn, cởi mở, và trung thực trong sự hưởng ứng của mình. o Khẳng định ý kiến của bạn một cách từ tốn. o Đối xử người khác theo cách bạn muốn người khác đối xử với mình. Những điểm khóa: Cần nhiều tập trung và cương quyết mới có thể thành người biết lắng nghe tích cực. Thói quen khó bỏ, và những thói quen nghe nói của bạn cũng tệ như của nhiều người khác thôi. Điều quan trọng là ai biết từ bỏ nó. Hãy tỉnh táo khi bạn lắng nghe và luôn tự nhắc nhở là mục đích của mình là nghe những gì người khác nói. Bỏ qua một bên tất cả những suy nghĩ và thái độ khác và tập trung vào thông điệp. Đặt câu hỏi, quán xét, và nhại lại để tin chắc là bạn hiểu rõ thông điệp. Nếu không, bạn có thể phát hiện là những gì người ta nói với bạn rất khác với những gì bạn nghe được! Hãy tập luyện lắng nghe tích cực ngay hôm nay để sớm trở thành một người truyền đạt tốt hơn nhờ đó hiệu năng làm việc được nâng cao và các mối quan hệ được phát huy.                                                                                         www.hoctoancapba    13                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §5. Biết Mình "Hãy tìm hiểu mình”. Socrates "Hiểu người khác là khôn ngoan, hiểu được mình là minh triết." Lão Tử Biết mình là ưu tiên số một của bạn Làm thế nào bạn có thể đặt ra mục tiêu, tiến bộ trong cuộc sống và tạo mối liên hệ nếu bạn không biết mình là ai và mình muốn gì? Chắc chắn là bạn không thể. Không biết mình sẽ dẫn đến lúng túng và mất thì giờ vì xử trí tình huống khi đúng khi sai một cách hú họa. Chúng ta có khuynh hướng đánh giá thấp sự tìm hiểu chính mình. Nhiều người trong chúng ta đi qua mỗi ngày phản ứng trước biến cố một cách tự phát hơn là ý thức lựa chọn dưa trên ý thức xem ta là ai và ta muốn gì. Khi chúng ta không biết chúng ta hướng đến đâu thật khó mà đặt ra mục tiêu, tạo ra động lực và xác định tiến trình hành động tối ưu. Trước khi bạn có thể là bất cứ chuyện gì như thế này bạn phải thiết lập việc bạn là ai. Để hiểu được mình: • Phải ý thức được điểm mạnh, điểm yếu, điều thích và không thích của mình • Quan sát và ý thức thái độ, phản ứng và đáp ứng của mình đối với những gì đang xãy ra quanh bạn. • Quán được thế nào những thái độ và tình cảm này ảnh hưởng trạng thái tinh thần của bạn. • Quan sát cách thức bạn ảnh hưởng với những người khác • Quan sát cách thức môi trường bạn ảnh hưởng đến bạn Biết và hiểu được mình tốt hơn, ngược lại, sẽ đưa đến những quyết định đúng đắn hơn, đề ra và đi đến những mục tiêu thích đáng và do đó sống chất lượng và phong phú hơn. Có nhiều bài test đo lường cá tính và đánh giá sự tự khám phá thú vị có thể giúp bạn trở nên cộng hưởng với chính mình. Hai công cụ mạnh mẽ tôi thấy vô cùng hấp dẫn là Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) và The Enneagram. Không chỉ những công cụ này giúp bạn hiểu được mình tốt hơn và những gì định hướng cho hành vi của mình, chúng cũng giúp bạn hiểu được và sống hoà thuận với người khác. Test MBTI thường được dùng trong chương trình huấn luyện nhân công, hôn nhân, cố vấn hôn nhân và sự phát triển nhân cách. Một vài bài thi đố khác như: Personality Quiz.net The Personality Page                                                                                         www.hoctoancapba    14                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §6. Trung Thực Với Chính Mình "Người nào cứ cắt xén mình cho vừa vặn với người khác, chẵng mấy chốc sẽ mòn dần đi." Raymond Hull Trung thực với chính mình nghĩa là hành động phù hợp với việc bạn là ai và những gì bạn tin tưởng.. Nếu bạn hiểu và yêu mình bạn sẽ thấy trung thực là điều dễ dàng và tư nhiên.. Cũng như bạn không thể yêu ai khác nếu chưa biết yêu mình, cho nên bạn không thể trung thực với ai khác nếu chưa trung thực với chính mình. Hãy là chính mình. Hãy có can đảm chấp nhận con người mình là như thế, không như người khác nghĩ mình là gì. Đừng hành động và giả vờ là một người khác chỉ vì muốn được chấp nhận. Nhiều thanh niên tin rằng khi họ làm những điều khiến bè bạn vui lòng, như là nhậu nhẹt, hút thuốc... khi đáng ra là không nên, hoặc có thái độ, cử chỉ, trang phục... không thích đáng, chỉ để được chú ý, được coi là hòa đồng và sành điệu và được ưa thích. Họ làm ngược với lời khuyên của cha mẹ hoặc lương tri thông thường của mình, dể rồi chỉ chuốc lấy sự rắc rối và làm dở dang những dự định mình đã đặt ra. Khi bạn làm những điều không thực hoặc phản lại với con người thật của bạn, bạn sẽ không hạnh phúc với chính mình và cuối cùng sẽ bối rối. Bạn bối rối vì bạn không biết làm vui lòng ai, và làm như thế nào. Tính tự trọng xuất phát từ sự trung thực với chính mình và từ những hành động phù hợp với bản chất nền tảng của bạn. Khi bạn tự tôn trọng mình, người khác sẽ tôn trọng bạn. Họ sẽ thấy bạn mạnh mẽ và có năng lực tự đứng vững lên đôi chân mình và niền tin của mình. Khi bạn trung thực với chính mình, bạn cho phép cá tính độc đáo của mình chiếu xuyên qua. Bạn tôn trọng ý kiến người khác nhưng không theo rập khuôn những gì người khác muốn bạn về bạn.                                                                                         www.hoctoancapba    15                                                                Bài Học Về Cuộc Sống Muốn trung thực phải có lòng dũng cảm. Nó đòi hỏi bạn phải nội quán, thành thật, phóng khoáng và vô tư. Trung thực với chính mình không có nghĩa là bạn thiếu quan tâm hoặc thiếu tôn trọng người khác, không có nghĩa là bạn cố tình làm khác với người khác, và tỏ ra độc lập một cách vô nguyên tắc. Rập khuôn theo người khác hay cố tình làm khác với họ là hai thái cực bạn nên tránh. Trung thực với chính mình có nghĩa là bạn sẽ không để người khác xác định bạn là ai hoặc ra những quyết định cho bạn, mà chính bạn phải làm việc này cho mình. Trung thực với điều tốt đẹp nhất trong con người bạn và sống một cuộc sống phù hợp với những giá trị và khát vọng cao nhất của chính bạn.                                                                                         www.hoctoancapba    16                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §7. Bộ Não Sung Mãn "Giống như đất, dù phì nhiêu đến mấy, cũng không thể sinh sôi nếu không canh tác, bộ não cũng vậy, nếu không có học tập không thể nào sản sinh ra trái ngọt." Seneca Thế nào là một bộ não sung mãn? Môt bộ não sung mãn là một bộ não sử dụng tốt nhất tài nguyên của bạn- thời gian của bạn, năng lực của bạn và nỗ lực của bạn. Nó không nhất thiết phải cố gắng làm mọi việc và là mọi chuyện hoặc ngay cả làm như vậy theo một cách nhanh nhất như có thể. Bộ óc sung mãn tận dụng nhiều nhất và tốt nhất những gì bạn có trong khi vẫn giúp bạn tận hưởng tiến trình này. Để làm tốt nhất từ bạn là ai và những gì bạn có, có vài phẩm chất hoặc đặc tính hổ trợ chúng ta trong việc hoàn thành mục tiêu đặt ra. Sau đây là vài yếu tố của một bộ não sung mãn: • Tính tò mò – Khao khát muốn biết, hỏi và tìm những câu trả lời cho những phương thức mới tốt hơn cho công việc. • Khát vọng hay có Động lực- Hãy nuôi khát vọng. Không có khát vọng hoặc động lực không có gì thúc đẩy chúng ta tiến bộ và cải thiện. Sự trơ lì là đối nghịch với khát vọng và là kẻ phá hoại của tiên bộ. • Tầm nhìn– Có thể nhìn ra những gì bạn muốn sẽ giúp bạn tập trung vào nó và cho bạn một ý tưởng về một triển vọng, một hình ảnh của thành tựu. Không có hinh ảnh đó trong đầu, chúng ta sẽ khó hơn khi cố gắng. Chúng ta đã biết về những người nhờ có tầm nhìn lớn mà có thể thành tựu những điều tưởng chừng không thể. • Suy luận phê phán– Rèn luyện khả năng đánh giá tình huống một cách khách quan hoặc nhìn sự vật như nó thực sự là. Nhìn mặt thuận lợi và khó khăn của một tình huống và mong muốn thực hiện những điều chỉnh thích ứng. • Lòng tự tin– Có niềm tin là bạn có thể làm những gì bạn mơ ước và hoạch định, rằng mình có năng lực. Không có lòng tự tin và niềm tin bạn không thể đạt được tiềm năng trọn vẹn của mình. • Lòng kiên trì - Phần nhiều sự việc không đến dễ dàng. Hãy mong muốn vượt qua trở ngại và đối nghịch. Hãy tự thử thách chính mình và kiên trì để đạt được những mục tiêu mình đặt ra. Không để cảnh ngộ, dư luận, hoặc vật cản ngăn bạn quyết tâm đạt được thành công của mình.                                                                                         www.hoctoancapba    17                                                                Bài Học Về Cuộc Sống • Thái độ tích cực – Thái độ của bạn, tích cực hoặc tiêu cực, có thể nâng đỡ bạn hay phá hoại bạn. Khi bạn có một thái độ tích cực mọi việc đều có thể. Khi bạn tiêu cực, bạn đã bị đánh bại ngay trước khi bắt đầu. • Đầu óc phóng khoáng– Không có gì tốt cho việc phát sinh những ý tưởng tân kì, mới mẻ hơn là một đầu óc phóng khoáng. Khi bạn mềm dẽo và rộng mở, bạn đón nhận một số lượng khả năng và sẵn sàng tiếp nhận những kinh nghiệm khai phóng. • Quân bình – Cuối cùng, để hoạt động hiệu quả và nhận được tối đa từ những gì mình có, chúng ta phải duy trì sự quân bình trong cuộc sống của mình. Chúng ta có thể làm việc hướng đến mục tiêu của mình, nhưng chúng ta cũng phải dành thời gian để làm trẻ lại và nạp lại năng lượng. Làm quá tải, hoặc đẩy một việc gì đi quá xa, có thể dẫn đến sự kiệt quệ và căng thẳng. Bằng cách gắn kết những yếu tố này vào những tiến trình suy nghĩ của mình, chúng ta không những gầy dựng được một bộ não sung mãn mà còn sẵn sàng để vươn đến mục tiêu một cách hiệu quả hơn, phát triển những thói quen tích cực, và chúng ta sẽ giữ được đầu óc mình luôn sắc sảo và hoạt động ở mức độ cao.                                                                                         www.hoctoancapba    18                                                                Bài Học Về Cuộc Sống §8. Châm ngôn Về Sống Chánh Niệm (Sống Trong Giây Phút Hiện Tại) Sau đây là vài câu châm ngôn giúp bạn sống một cách chánh niệm trong từng giây Đừng tưởng nhớ quá khứ Đừng lo lắng tương lai Quá khứ đã không còn Tương lai thì chưa tới Hãy quán chiếu sự sống Trong giờ phút hiện tại Kẻ thức giả an trú Vững chãi và thảnh thơi Hãy tinh tiến hôm nay Kẻo ngày mai không kịp Cái chết đến bất ngờ Không thể nào mặc cả Người nào biết an trú Đêm ngày trong chánh niệm Thì Như Lai gọi là: Người biết sống một mình Phật Thích Ca Hãy hoan hỉ trong những việc hiện tiền,mọi thứ khác đều ở ngoài tầm với của bạn. Montaigne Đừng phung phí những giọt nước mắt mới để than khóc những phiền muộn cũ. Euripides Nếu bạn lấy một mắt nhìn hôm qua, một mắt nhìn ngày mai, thế thì hôm nay bạn bị lác mắt là cái chắc. Vô danh Khả năng hiện diện trong giờ phút hiện tại là yếu tố then chốt của một tâm trí lành mạnh. Abraham Maslow Bạn đừng ghì chặt lấy quá khứ vào lồng ngực bạn chặt đến nổi không còn chổ để ôm ấp hiện tại. Jan Glidewell Hôm này là ngày đầu tiên của quảng đời còn lại của bạn. Charles Dederich Nếu bạn vẫn mãi nói về những gì bạn đã làm hôm qua, bạn sẽ không thể làm được gì nhiều hôm nay.  Hôm nay là cuộc sống- cuộc sống duy nhất bạn chắc chắn có. Hãy làm nhiều nhất cho ngày hôm nay. Dale Carnegie                                                                                         www.hoctoancapba    19                                                                Bài Học Về Cuộc Sống Không gì quí giá hơn ngày hôm nay. Goethe Hôm nay là những khối đá ta dùng nó để xây dựng. Longfellow Sự hào phóng thực sự cho tương lai là ở chỗ dâng tặng tất cả cho hiện tại. Albert Camus  Chúng ta lúc nào cũng chuẩn bị để sống nhưng không bao giờ đang sống cả. Emerson Các đứa trẻ không có quá khứ lẫn tương lai; chúng tận hưởng hiện tại, điều mà ít khi người lớn chúng ta làm. Jean de la Bruyere Học tập là sự chuyển dịch từ lúc này đến lúc khác. J Krishnamurti Tôi có ký ức- nhưng chỉ những thằng điên mới cât giữ quá khứ của chúng trong tương lai. David Gerrold Nhân danh Thương Đế, hãy dừng lại một lúc, ngừng công việc của bạn, và hãy nhìn quanh mình. Leo Tolstoy Nếu bạn trải trọn đời mình đợi chờ cơn bão đến, bạn sẽ không bao giờ thưởng thức được ánh mặt trời. Morris West Ngươi ta nên kể mỗi ngày như một cuộc đời riêng biệt. Lucius Annaeus Seneca Tôi không thèm nghĩ u sầu về tương lai nữa, và bỏ đi làm mứt. Ôi vui biết bao khi gọt cam và lau sàn nhà. D.H. Lawrence Điều tốt nhất về tương lai là nó chỉ đến từng ngày một. Abraham Lincoln                                                                                         www.hoctoancapba    20                                                                Bài Học Về Cuộc Sống § 9. Bắt Đầu Một Chương Trình Hành Động Tạo Dựng Lòng Tự Tin  Biết rằng gây được lòng tin nơi người khác và có được một sự tư tin là một điều tuyệt vời và tuyệt đối cần thiết, vậy có thể nào tạo dựng được chúng không? Có thể, dù bạn tin hay không! Dù cho hầu hết người đời thường thiếu thốn lòng tin hoặc có một nhân sinh quan tích cực, thì vẫn còn có những người đánh giá quá đáng năng lực của mình, quá lạc quan, quá liều lĩnh, và do đó kết thúc bằng sự sụp đổ và bẽ mặt. Vậy thì tại sao tôi đem vấn đề này ra bàn? Câu trả lời là, bởi vì để tạo dựng sự tự tin chân thực, không giả tạo, nhân sinh quan của bạn phải được thiết lập dựa trên thực tế. Bạn phải hiều mình là ai. Bạn phải đánh giá thực tế về khả năng mình và bạn phải sẵn sàng tiếp tục tự cải tiến. Thêm vào đó bạn phải học tập để duy trì mục tiêu, tạo đông lực, và kiên trì, như thế là bạn đã đi đúng hướng! Một phương cách tốt để tạo dựng và duy trì lòng tự tin và tập trung là hãy lập ra một chương trình hành động cho chính mình. Đây là là bảng tóm lược cách thức bạn có thể triển khai. Bạn có thể điều chỉnh nó theo nhu cầu của mình. Chương Trình Hành Động Tạo Dựng Tự Tin Trở nên ý thức Biết mình là ai và biết mình muốn gì. Như đã được nói quá nhiều lần – “Nếu bạn không biết bạn đi về đâu, làm sao bạn biết khi nào đến được đó?" Bỏ ra thời gian để tìm ra ưu điểm của mình, khả năng của mình và năng lực của mình và tìm cách vận dụng chúng để đạt được những thành tựu và ước mơ của mình. Vẽ biều đồ hoặc dùng bảng liệt kê những ưu điểm của bạn, điều gì bạn muốn làm, và cách thức đặt ra mục đích. Liệt kê những gì bạn thích làm và những gì bạn phải làm để được đạt được mục tiêu đó. Ví dụ: Ưu điểm Trung thành Thân thiết Kiên nhẫn Khả năng cá nhân Có óc nghệ thuật Có khiếu âm nhạc Có khiếu viết văn Khả năng thể chất Dẽo dai Phản xạ tốt Ưa hoạt động Sở thích Chơi guitar Viết Máy vi tính Với bảng tài năng và năng lực trên, có thể thực hiện những mục tiêu sau: • Duy trì trạng thái thể lực bằng cách gia nhập đội bóng rỗ đia phương • Dạy đàn guitar cho một câu lạc bộ                                                                                         www.hoctoancapba   
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan