Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Tâm lý học mầm non

.DOC
67
2606
95

Mô tả:

Đặc điểm tâm lý trẻ từ 0-6 tuổi
MỤC LỤC Tra ng Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM.................2 Chương 1: TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM..........................................2 I. Đối tượng của tâm lý học và tâm lý học trẻ em..................................................2 II. Phân loại các hiện tượng tâm lý.......................................................................2 III. Bản chất của tâm lý người..............................................................................2 IV. Ý nghĩa của tâm lý học trẻ em và mối quan hệ của nó với các khoa học khác ................................................................................................................................ 2 V. Phương pháp nghiên cứu của TLH trẻ em......................................................2 Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH...............................2 I. Hoạt động........................................................................................................... 2 II. Giao tiếp........................................................................................................... 2 III. Nhân cách........................................................................................................... 2 Chương 3 : NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM................................................................................................................. 2 I. Các quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ em.......................................2 II. Phân định các giai đoạn phát triển tâm lý......................................................2 PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẦM NON...........2 Chương 1: SỰ PHÁT TRIỂN CÁC CHỨC NĂNG TÂM LÝ CỦA TRẺ MẦM NON....................................................................................................................... 2 Bài 1: HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ.......................................................................2 I. Khái niệm ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ....................................................2 II. Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non............................................2 III. Biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non.........................................2 Bài 2: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC....................................................................2 A. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CẢM TÍNH.....................................................2 I. Cảm giác.............................................................................................................. 2 II.Tri giác................................................................................................................. 2 III. Đặc điểm phát triển hoạt động nhận thức cảm tính của trẻ mầm non........2 IV. Biện pháp phát triển hoạt động nhận thức cảm tính cho trẻ mầm non......2 B. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC LÝ TÍNH.........................................................2 I. Tư duy................................................................................................................ 2 II. Tưởng tượng..................................................................................................... 2 Bài 3: TRÍ NHỚ.................................................................................................... 2 I. Khái niệm chung về trí nhớ..............................................................................2 II. Đặc điểm phát triển trí nhớ của trẻ mầm non................................................2 1 III. Biện pháp phát triển trí nhớ cho trẻ.............................................................2 Bài 4: CHÚ Ý.......................................................................................................... 2 I. Khái niệm chung về chú ý.................................................................................... 2 II. Đặc điểm phát triển chú ý của trẻ mầm non...................................................2 III. Biện pháp phát triển chú ý cho trẻ mầm non.....................................................2 Bài 5: XÚC CẢM - TÌNH CẢM............................................................................... 2 I. Khái niệm về Xúc cảm-Tình cảm......................................................................2 II. Sự phát triển Xúc cảm - Tình cảm của trẻ mầm non...................................2 III. Biện pháp phát triển Xúc cảm - Tình cảm cho trẻ........................................2 Bài 6: Ý CHÍ............................................................................................................ 2 I. Khái niệm chung về ý chí................................................................................... 2 II. Đặc điểm phát triển ý chí của trẻ mầm non....................................................2 III. Biện pháp bồi dưỡng ý chí cho trẻ.................................................................2 CHƯƠNG II: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ DƯỚI 3 TUỔI ................................................................................................................................ 2 Bài 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TỪ LỌT LÒNG ĐẾN 15 THÁNG............................................................................................................. 2 I. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ sơ sinh từ 0-2 tháng...................................2 II. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ hài nhi (2-15 tháng)....................................2 Bài 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ TUỔI ẤU NHI (15-36 tháng tuổi)............................................................................................................... 2 I. Sự phát triển hoạt động của trẻ ấu nhi.............................................................2 II. Sự phát triển tâm lý của trẻ ấu nhi dưới ảnh hưởng của hoạt động với đồ vật........................................................................................................................... 2 III. Xuất hiện tiền đề của sự hình thành nhân cách.................................................2 CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO (36 TUỔI )................................................................................................................. 2 Bài 1: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ MẪU GIÁO.......2 I. Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo..............................................2 II. Sự phát triển các yếu tố của hoạt động học tập và lao động ở lứa tuổi mẫu giáo......................................................................................................................... 2 1. Sự phát triển các yếu tố của hoạt động học tập...............................................2 2. Sự phát triển các yếu tố của hoạt động lao động.............................................2 Bài 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẪU GIÁO...................2 I. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo bé (3-4 tuổi)..............................2 II. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi)..........................2 III. Đặc điểm phát triển tâm lý trẻ Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi)................................2 TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 2 2 Phần I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TÂM LÝ HỌC TRẺ EM Chương 1: TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ HỌC TRẺ EM I. Đối tượng của tâm lý học và tâm lý học trẻ em 1. Đối tượng của tâm lý học (TLH) Tâm lý học là một khoa học nghiên cứu về tâm lý con người. Những hiện tượng tâm lý, quá trình phát sinh và phát triển của chúng và những đặc điểm tâm lý hoạt động của con người như: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, tình cảm, nhu cầu, hứng thú, năng lực, khí chất và tính cách...là đối tượng của Tâm lý học. 2. Đối tượng của tâm lý học trẻ em TLH trẻ em là khoa học nghiên cứu những đặc điểm, phẩm chất và các quá trình tâm lý của trẻ (cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ, xúc cảm, tình cảm, ý chí...), những hình thức hoạt động khác nhau của chúng (vui chơi, học tập và lao động) và sự hình thành và phát triển nhân cách theo con đường nào và bằng cơ chế nào. TLH lứa tuổi mầm non là một bộ phận của TLH trẻ em. Nó nghiên cứu những những đặc điểm, phẩm chất và các quá trình tâm lý… của trẻ từ 0 đến 6 tuổi. II. Phân loại các hiện tượng tâm lý Có nhiều cách phân loại hiện tượng tâm lý 1. Cách phân loại phổ biến 3 Dựa trên thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lý trong nhân cách, các nhà khoa học đã chia thành 3 loại chính sau: - Các quá trình tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng như: + Quá trình nhận thức bao gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy và tưởng tượng. + Quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu hay khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ… + Quá trình ý chí như: đặt mục đích, đấu tranh tư tưởng… - Các trạng thái tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, có mở đầu, diễn biến và kết thúc không rõ ràng như: tâm trạng, chú ý… - Các thuộc tính tâm lý: Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của mỗi cá nhân như 4 nhóm thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách là xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực. 2. Cũng có thể phân loại hiện tượng tâm lý thành: - Tâm lý vô thức: Là những hiện tượng tâm lý mà bản thân ta không biết được, không kiểm soát được và không giải thích được cho người khác hiểu. - Tâm lý có ý thức: Là những hiện tượng tâm lý mà bản thân ta biết được, kiểm soát được và giải thích được cho người khác hiểu. III. Bản chất của tâm lý người Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể, tâm lý người có bản chất xã hội, tính lịch sử. 1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua chủ thể Tâm lý không phải là do thượng đế, do trời sinh ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật mà tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não thông qua “lăng kính chủ quan”. Phản ánh là thuộc tính chung của mọi dạng vật nhưng phản ánh tâm lý là một phản ánh đặc biệt vì: * Đó là sự tác động của hiện thực khách quan vào một thứ vật chất đặc biệt, có tổ chức cao nhất là bộ não người. Chỉ có hệ thần kinh và bộ não mới có khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo ra trên não những hình ảnh tinh thần (tâm lý). 4 * Phản ánh tâm lý tạo ra “hình ảnh tâm lý” về thế giới. Hình ảnh tâm lý là kết quả của quá trình phản ánh thế giới khách quan vào não. Song hình ảnh tâm lý khác xa về chất so với các hình ảnh cơ, vật lý, sinh vật… ở chỗ: - Hình ảnh tâm lý là một hình ảnh tinh thần mang tính sinh động, sáng tạo. Ví dụ: Hình ảnh tâm lý về cuốn sách trong đầu một người biết chữ khác xa về chất với hình ảnh vật lý “chết cứng”, hình ảnh vật chất của cuốn sách đó trong gương. - Hình ảnh tâm lý mang tính chủ thể (mang đậm màu sắc cá nhân hay nhóm người). Hay nói khác đi hình ảnh tâm lý là hình ảnh chủ quan về hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lý thể hiện ở chỗ: + Cùng nhận sự tác động của một hiện thực khách quan nhưng những chủ thể khác nhau cho ta những hình ảnh tâm lý với những mức độ và sắc thái khác nhau. + Cùng một hiện thực khách quan tác động đến một chủ thể nhưng vào thời điểm khác nhau, với trạng thái cơ thể, tinh thần khác nhau có thể cho ta thấy mức độ biểu hiện và các sắc thái tâm lý khác nhau của chủ thể ấy. Từ những luận điểm nói trên, chúng ta có thể rút ra một số kết luận thực tiễn: - Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế khi nghiên cứu cũng như khi hình thành và cải tạo tâm lý người phải nghiên cứu hoàn cảnh nơi con người sống và hoạt động. - Tâm lý người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy học – giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú ý nguyên tắc sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người). 2. Bản chất xã hội của tâm lý người Tâm lý người khác xa với tâm lý của các loài động vật ở chỗ: tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử. Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lý người thể hiện như sau: - Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan (thế giới tự nhiên và thế giới xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Phần tự nhiên trong con người được xã hội hóa thông qua các mối quan hệ xã hội: quan hệ kinh tế, quan hệ đạo đức, quan hệ pháp quyền, quan hệ gia đình, làng xóm... Các mối quan hệ trên quyết định bản chất tâm lý người. Trên thực tế, nếu con người thoát ly khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người – người thì tâm lý sẽ mất bản tính người. - Tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp. Trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo, hoạt động và mối quan hệ giao tiếp của con người trong xã hội có tính quyết định. 5 - Tâm lý của mỗi người được hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lý của mỗi người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân và cộng đồng. Tâm lý người có nét chung của dân tộc, cộng đồng và có nét riêng của mỗi cá nhân. Nhà giáo dục phải nghiên cứu môi trường xã hội, nền văn hóa xã hội nơi con người sống và hoạt động để thấy được đặc điểm tâm lý của mỗi cá nhân từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp. Cần phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục, cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi khác nhau để hình thành và phát triển tâm lý con người. IV. Ý nghĩa của tâm lý học trẻ em và mối quan hệ của nó với các khoa học khác 1. Ý nghĩa của tâm lý học trẻ em Tâm lí học trẻ em là khoa học về sự phát triển tâm lí của trẻ. Nghiên cứu TLH trẻ em, giúp chúng ta hiểu sâu hơn bản chất chung của nhận thức con người, tìm ra những nguyên nhân của sự thay đổi trong sự phát triển của trẻ sớm hay muộn, bình thường hay không bình thường. Từ đó ta đưa ra biện pháp ngăn ngừa những khuyết điểm hoặc thất bại có thể xảy ra trong hoạt động của trẻ đồng thời tạo điều kiện cho sự phát triển tối đa nhân cách của học sinh. Nhà giáo dục và tâm lý lỗi lạc Nga K.D.Usinxki đã viết: “Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì trước tiên giáo dục cũng phải biết con người về mọi mặt”. Ông chỉ ra rằng: Để việc dạy học có hiệu quả thì dạy học phải phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của trẻ. Nhà sư phạm có thể đạt được những kết quả đáng kể trong dạy học và giáo dục trẻ, nếu như họ biết được những đặc điểm ấy và lãnh đạo hoạt động của trẻ một cách khéo léo. Trong lĩnh vực giáo dục mầm non, tâm lí học trẻ em có vị trí đặc biệt. Các bộ môn khoa học như “phương pháp dạy trẻ quen với văn học”, “phương pháp hình thành những biểu tượng ban đầu về toán cho trẻ”, “phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ”… đều được xây dựng trên cơ sở những tri thức về sự phát triển tâm lý, nhân cách của trẻ do TLH trẻ em cung cấp. Tách rời TLH trẻ em, hệ thống các khoa học giáo dục mầm non sẽ mất hết tính khoa học. Vì vậy, TLH trẻ em được coi là bộ môn khoa học cơ sở của các khoa học giáo dục mầm non. 2. Mối quan hệ của tâm lý học trẻ em với các khoa học khác - Với triết học: Các luận điểm triết học vạch ra những quy luật chung nhất của sự phát triển các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Nó cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định bản chất con người, nguồn gốc của tâm lý - ý thức. Ngược lại việc nghiên cứu tỉ mỉ sự phát triển của trẻ em sẽ giúp ta hiểu sâu hơn bản chất chung của nhận thức con người. 6 - Với TLH đại cương: TLH trẻ em dựa trên những tri thức về tâm lý con người do TLH đại cương cung cấp, đồng thời nó lại cung cấp cứ liệu cho TLH đại cương làm cho TLH đại cương trở lên phong phú và sâu sắc hơn. - Với sinh lý học trẻ em: TLH trẻ em thường xuyên sử dụng tài liệu của giải phẫu sinh lý và bệnh học lứa tuổi, nhất là những số liệu về sự phát triển của hệ thần kinh và hoạt động thần kinh cấp cao của trẻ. V. Phương pháp nghiên cứu của TLH trẻ em 1. Phương pháp quan sát - Quan sát là sự theo dõi có mục đích những hành vi của trẻ trong điều kiện tự nhiên nhằm ghi lại một cách nghiêm túc những đặc điểm thu nhận được. - Hình thức quan sát: Có nhiều hình thức quan sát như: quan sát toàn diện hay quan sát bộ phận quan sát có trọng điểm, quan sát trực tiếp hay gián tiếp. - Phương pháp quan sát cho phép chúng ta thu thập được các tài liệu cụ thể, khách quan trong các điều kiện tự nhiên của trẻ, do đó nó có nhiều ưu điểm. Bên cạnh các ưu điểm, nó cũng có những hạn chế như: mất thời gian và tốn nhiều công sức… * Yêu cầu: + Xác định rõ nội dung, kế hoạch quan sát; + Chuẩn bị chu đáo về mọi mặt; + Tiến hành quan sát một cách cẩn thận khéo léo và có hệ thống; + Ghi chép tài liệu quan sát được phải khách quan trung thực; 2. Phương pháp thực nghiệm - Thực nghiệm là quá trình tác động vào đứa trẻ một cách chủ động trong những điều kiện khống chế nhất định để khêu gợi những biểu hiện tâm lý của trẻ mà mình cần nghiên cứu. - Hình thức thực nghiệm: + Thực nghiệm tự nhiên được tiến hành trong điều kiện sinh sống và hoạt động bình thường của trẻ. Người được nghiên cứu không hề biết rằng mình đang bị làm thực nghiệm. Ví dụ, có thể thực nghiệm tìm hiểu động cơ hành vi của trẻ mẫu giáo thông qua hoạt động vui chơi được tổ chức hàng ngày của trẻ. + Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm được tiến hành dưới điều kiện khống chế một cách nghiêm khắc các tác động bên ngoài, người làm thực nghiệm tự tạo ra những điều kiện để làm nảy sinh hay phát triển một nội dung tâm lý cần nghiên cứu, do đó có thể tiến hành nghiên cứu tương đối chủ động hơn so với phương pháp quan sát và thực nghiệm tự nhiên khác. - Các loại thực nghiệm: có 3 loại là thực nghiệm thăm dò, thực nghiệm hình thành và thực nghiệm kiểm chứng. 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm của hoạt động 7 Là phương pháp dựa vào các kết quả, sản phẩm của hoạt động do trẻ làm ra để nghiên cứu chức năng tâm lý của trẻ. Ví dụ qua bức tranh, qua đồ chơi do trẻ tự làm, chúng ta có thể phán đoán tầm hiểu biết, tính cách, tưởng tượng, hứng thú, xúc cảm - tình cảm… của trẻ 4. Phương pháp đàm thoại (trò chuyện) Là cách đặt ra các câu hỏi cho trẻ và dựa vào câu trả lời của trẻ để đánh giá thu thập thông tin về vấn đề nghiên cứu. * Yêu cầu: - Xác định rõ mục đích, yêu cầu (vấn đề tìm hiểu); - Câu hỏi đặt ra phải sát với mục đích nghiên cứu; - Câu hỏi phải dễ hiểu, hấp dẫn tránh áp đặt và gợi ý rõ ràng; - Cần khéo léo, ân cần, cởi mở; - Ghi lại câu trả lời của trẻ rồi đem phân tích và đem liên hệ chúng với tài liệu thu được bằng phương pháp khác. 5. Phương pháp trắc nghiệm (test) Là một phép thử để “đo lường” tâm lý đã được chuẩn hóa trên một số lượng trẻ đủ tiêu biểu trong điều kiện nhất định. * Yêu cầu: - Bài tập đưa ra phải nhiều kiểu khác nhau; - Quy tắc cho điểm cần nhất quán, đơn giản; - Đối với mẫu giáo nên tiến hành dưới dạng hoạt động vui chơi, tranh vẽ, thiết kế… CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của TLH và TLH trẻ em? 2. Trình bày bản chất của hiện tượng tâm lý người. 3. Có mấy loại hiện tượng tâm lý? Cho ví dụ. Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ NHÂN CÁCH I. Hoạt động 1. Khái niệm hoạt động Hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con người để tác động vào hiện thực khách quan tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của bản thân và xã hội. 2. Đặc điểm của hoạt động 8 - Tính đối tượng: Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng nhất định. Đối tượng của hoạt động là cái mà chúng ta tác động vào để thay đổi nó hoặc tiếp nhận nó và chuyển vào đầu óc mình. Đối tượng của hoạt động có thể là con người hoặc đồ vật. - Tính chủ thể: Bất cứ hoạt động nào cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể của hoạt động chính là con người. Chủ thể của hoạt động có thể là một hoặc một nhóm người. - Tính mục đích: Mục đích của hoạt động là tạo ra sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người. - Tính gián tiếp: Hoạt động của con người vận hành theo nguyên tắc gián tiếp, nghĩa là con người phải dùng phương tiện để hoạt động. Phương tiện đó có thể là công cụ, máy móc, có thể là ngôn ngữ, ký hiệu, đồ chơi, vai chơi… Tất cả những phương tiện này đóng vai trò trung gian giữa chủ thể và đối tượng hoạt động làm cho hoạt động mang tính gián tiếp. 3. Phân loại hoạt động Có nhiều cách phân loại hoạt động, nếu xét về cấp độ phát triển cá nhân ta thấy ở con người có 3 loại hình hoạt động cơ bản: Hoạt động vui chơi, hoạt động học tập, hoạt động lao động. 4. Cấu trúc của hoạt động Tất cả các loại hoạt động đều có cấu trúc chung. Cấu trúc của nó được nhà tâm lý học A.N.Leonchiep mô tả như sau: - Động cơ của hoạt động: Là cái thúc đẩy con người hoạt động và là cái quan trọng nhất của một hoạt động. Tuy nhiên động cơ không hình thành rõ ràng ngày một lúc mà lộ dần theo tiến trình hoạt động quy định xu hướng và tính chất của hoạt động. - Các hành động: Một hoạt động được hợp thành bởi các hành động. - Mục đích: Là cái mà các hành động hướng tới. Có thể coi động cơ là mục đích chung, còn mục đích mà các hành động hướng tới là mục đích bộ phận. Cũng có thể coi mục đích chung là động cơ xa và mục đích bộ phận là động cơ gần. - Thao tác: Một hành động được hợp thành bởi các thao tác. - Phương tiện: Chủ thể đạt được mục đích nhờ các phương tiện xác định. SƠ ĐỒ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện 9 5. Hoạt động chủ đạo Ở mỗi lứa tuổi có một hoạt động chủ đạo nhất định. Theo A.N.Leonchiep “Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và các đặc điểm tâm lý của nhân cách đứa trẻ ở giai đoạn phát triển nhất định của nó”. Hoạt động chủ đạo có các đặc điểm cơ bản sau: - Là hoạt động quyết định sự phát triển tâm lý, làm nảy sinh những nét mới trong tâm lý của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển. - Là hoạt động có khả năng chi phối các hoạt động khác cùng tồn tại đồng thời với nó. - Là hoạt động chi phối toàn bộ đời sống tâm lý của trẻ. Những quá trình tâm lý của trẻ được cải tổ, được tổ chức lại bằng hoạt động này. II. Giao tiếp 1. Khái niệm Giao tiếp là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa con người với con người nhằm thỏa mãn nhu cầu trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, hoàn thiện nhân cách bản thân. 2. Chức năng của giao tiếp - Chức năng thông tin: Qua giao tiếp con người trao đổi truyền đạt tri thức, kinh nghiệm với nhau. Mỗi cá nhân vừa là nơi truyền đạt thông tin vừa là nơi tiếp nhận thông tin. - Chức năng cảm xúc: Giao tiếp không chỉ bộc lộ cảm xúc mà còn tạo ra những ấn tượng, những cảm xúc mới giữa các chủ thể. Vì vậy giao tiếp là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người. - Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau: Trong giao tiếp, mỗi chủ thể tự bộc lộ quan điểm, tư tưởng, thái độ thói quen… của mình do đó các chủ thể có thể nhận thức và đánh giá lẫn nhau. - Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Trên cơ sở nhận thức lẫn nhau, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá được bản thân, mỗi chủ thể có khả năng tự điều chỉnh hành vi của mình cũng như có thể điều chỉnh được hành vi của người khác. - Chức năng phối hợp hoạt động: Nhờ có quá trình giao tiếp, con người có thể phối hợp hoạt động để cùng nhau giải quyết nhiệm vụ nào đó nhằm đạt tới mục tiêu chung. 3. Phân loại giao tiếp Có nhiều cách phân loại giao tiếp: - Căn cứ vào sự tiếp xúc của chủ thể và đối tượng giao tiếp có: Giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp. - Căn cứ quy cách tiến hành giao tiếp có: 10 + Giao tiếp chính thức: Là sự giao tiếp giữa các thành viên cùng thực hiện một nhiệm vụ theo chức danh của mình, theo những quy ước, quy định thể chế. + Giao tiếp không chính thức: Là giao tiếp giữa những người có biết về nhau nhưng không theo thể thức quy định. - Căn cứ vào phương tiện giao tiếp có: + Giao tiếp tín hiệu là giao tiếp bằng cử chỉ, nét mặt, điệu bộ. + Giao tiếp ngôn ngữ. + Giao tiếp vật chất là giao tiếp thông qua hoạt động với vật thể. III. Nhân cách 1. Khái niệm chung về nhân cách Nhân cách là một vấn đề trung tâm của tâm lý học. TLH có nhiệm vụ tìm hiểu những đặc điểm, bản chất của nhân cách, nghiên cứu những qui luật hình thành và phát triển nhân cách ở các lứa tuổi khác nhau. Muốn hiểu rõ khái niệm nhân cách, trước hết cần phải hiểu một số khái niệm có liên quan sau: Con người: Là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội . Con người là một thực thể gồm có 3 mặt: xã hội, sinh học và tâm lý. - Về mặt sinh học: Con người là một động vật bậc cao, có dáng đứng thẳng, có bộ não phát triển cao nhất, có đôi tay vừa là công cụ lao động vừa là công cụ để nhận thức hiện thực khách quan. Nhưng phần tự nhiên của con người đã được xã hội hoá vì vậy ta có thể nói rằng: con người là một thực thể tự nhiên tự sản sinh ra mình bằng chính hoạt động có ý thức. - Về mặt xã hội: Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội, con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể của các mối quan hệ xã hội. Con người là một thành viên tích cực hoạt động, có khả năng kế thừa nền văn minh của nhân loại. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức. - Về mặt tâm lý: Con người có mức độ phát triển tâm lý mới về chất nhờ có lao động và ngôn ngữ. Cá nhân: là một con người cụ thể của một cộng đồng, là thành viên của xã hội. Cá nhân là một thực thể sinh vật - xã hội - văn hóa, nhưng được xem một cách cụ thể riêng ở từng người để ta phân biệt cá nhân này với cá nhân khác với 11 cộng đồng. Chủ thể: Khi cá nhân thực hiện một hoạt động nhất định có mục đích, có ý thức thì được gọi là một chủ thể. Cá tính: Là những đặc điểm độc đáo ở mỗi người, nó tạo nên sắc thái riêng ở từng người về mặt tâm lý. Nhờ đó ta có thể phân biệt được người này với người kia một cách rõ ràng. Cá tính không phải là nhân cách mà nó chỉ là một bộ phận hợp thành nhân cách, nó làm cho nhân cách trở nên chi tiết và đầy đủ hơn. Nhân cách: Các thuật ngữ con người, cá nhân dùng để biểu thị những phạm trù xã hội lịch sử có nội dung rất riêng. Khái niệm nhân cách chỉ nhấn mạnh vào cốt cách làm người và giá trị xã hội của cá nhân với tư cách là thành viên của xã hội nhất định. Nhân cách vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ người - người, của hoạt động có ý thức. Nhân cách không phải sinh ra đã có, mà nó được hình thành trong hoạt động và trong những mối quan hệ xã hội của con người. Những thuộc tính tâm lý tạo thành nhân cách được biểu hiện ở ba cấp độ: Cấp độ bên trong cá nhân; cấp độ liên cá nhân; cấp độ biểu hiện bằng hoạt động và sản phẩm của nó. Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người. Như vậy nhân cách là sự tổng hòa không phải một nét, một phẩm chất tâm lý riêng lẻ. Nói cách khác nhân cách là tổng thể những đặc điểm tâm lý đặc trưng với một cơ cấu xác định. Do đó không phải con người mới sinh ra đã có nhân cách mà nhân cách được hình thành, phát triển trong quá trình sống và hoạt động, trong suốt thời thơ ấu đến tuổi trưởng thành (khoảng từ 3-18 tuổi). Khi đã được hình thành và phát triển thì nhân cách khó thay đổi, khó mất đi cùng với cái chết sinh học. Tuy nhiên nhân cách không dừng lại, không cố định mà có thể phát triển theo hướng hoàn thiện, cũng có thể bị suy thoái. 2. Cấu trúc tâm lý của nhân cách 2.1. Xu hướng: Xu hướng xác định mục đích mà cá nhân hướng tới, xác định động cơ tương ứng với hoạt động của con người. 12 Xu hướng phụ thuộc vào nhận thức, tình cảm của mỗi người. Trong cuộc sống hàng ngày của con người, xu hướng được biểu hiện ra bên ngoài ở nhu cầu, hứng thú, lý tưởng, thế giới quan và niềm tin. - Nhu cầu: là sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển. - Hứng thú: là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho con người trong quá trình hoạt động. - Lý tưởng: là một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, và có sức lôi cuốn con người vươn tới nó. - Thế giới quan: là hệ thống các quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, nó xác định phương châm hành động của con người. - Niềm tin: là một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm và ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lý vững bền trong mỗi cá nhân. Niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận. 2.2. Tính cách - Khái niệm:Tính cách là hệ thống thái độ của con người đối với hiện thực, thể hiện ở hệ thống hành vi cử chỉ và cách nói năng tương ứng. - Cấu trúc của tính cách bao gồm: hệ thống thái độ và hệ thống hành vi cử chỉ, cách nói năng tương ứng. + Hệ thống thái độ của tính cách bao gồm 4 mặt: thái độ đối với xã hội, thái độ đối với bản thân, thái độ đối với lao động, thái độ đối với người khác. 2.3. Khí chất - Khái niệm: Khí chất là thuộc tính tâm lý phức hợp của cá nhân biểu hiện ở cường độ, tốc độ, nhịp độ của các hoạt động tâm lý, thể hiện ở sắc thái hành vi cử chỉ và cách nói năng của cá nhân. - Các loại khí chất: Do các kiểu hoạt động thần kinh của con người quy định + Khí chất hăng hái (Xănganh) - Kiểu thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, linh hoạt. Những trẻ thuộc loại khí chất này thường năng động, linh hoạt, ham thích tìm tòi cái mới, nhạy cảm, vui vẻ, nhưng xúc cảm không bền vững, không sâu sắc. Các cháu cởi mở, dễ tiếp xúc, dễ hòa nhập. Trẻ dễ tiếp thu cái mới nhưng cũng dễ di chuyển chú ý, chóng quên, khó ngồi yên một chỗ… Nếu có phương pháp giáo dục thích hợp thì trẻ em thuộc loại này sẽ hăng say học tập, vui chơi, có lòng vị tha, quan tâm đến bạn bè… Nếu cô giáo không 13 giáo dục kiên trì, các bài tập đề ra không hệ thống thì trẻ này sẽ dễ bị nhẹ da, nông nổi, vô tâm, làm việc không đến nơi đến chốn… + Khí chất bình thản (Phơlêmatic) - Kiểu thần kinh mạnh mẽ, cân bằng, không linh hoạt. Trẻ em thuộc loại này thường điềm tĩnh chậm chạp, không hiếu động, ít nghịch ngợm. Khi mới đến lớp mầm non, các cháu thường khó quen với hoàn cảnh mới. Trẻ thường lầm lì, ít nói, không hay chơi với bạn, với cô, không dễ thay đổi trạng thái xúc cảm. Trong vui chơi, sinh hoạt, các cháu thường kiên trì, cố gắng hoàn thành công việc. Nếu cô giáo biết động viên, lôi kéo các cháu vào hoạt động của nhóm thì các cháu sẽ dễ hình thành những nét tính cách như tính chuyên cần, kiên trì, chắc chắn. + Khí chất nóng nảy (Côlêric) - Kiểu thần kinh mạnh mẽ, không cân bằng. Những trẻ thuộc loại này thường dễ xúc động, hành động nhanh nhạy nhưng không bền vững, thường diễn ra từng cơn thất thường; xúc cảm mạnh, dễ thay đổi, dễ cáu, tính tình nóng nảy và khó làm những công việc đòi hỏi sự bền bỉ. Nếu cô giáo nhẹ nhàng, tế nhị, không quát tháo, trẻ sẽ nhiệt tình, hăng say, có sáng kiến, nếu không sẽ dễ thô lỗ, cục cằn và dễ bị kích động. + Khí chất ưu tư (Mêlăngcôlic) - Kiểu thần kinh yếu. Trẻ em thuộc loại khí chất này, các quá trình tâm lý diễn ra chậm chạp, khó đáp ứng với những kích thích mạnh, kéo dài và chóng mệt mỏi. Các cháu đến lớp khó thích nghi với môi trường mới, thường khóc lâu vì lo sợ, trẻ cũng dễ cảm thấy mình bị xúc phạm, xúc cảm xuất hiện muộn nhưng sâu sắc, bền vững… Trẻ thường khép nép, xa lánh bạn bè… Nếu cô giáo tế nhị, luôn động viên, khuyến khích sẽ tạo cho trẻ các phẩm chất tốt như: kiên trì, tế nhị, nhạy cảm… nếu không sẽ làm cho trẻ nhút nhát, xa lánh bạn bè… 2.4. Năng lực - Khái niệm: Là tổ hợp các thuộc tính tâm lý độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả. - Phân loại năng lực: + Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau. Nó đảm bảo cho cá nhân đó nhanh chóng nắm bắt được tri thức trong nhiều lĩnh vực hoạt động. + Năng lực riêng là năng lực đảm bảo cho cá nhân hoạt động có kết quả đối với một lĩnh vực nhất định. Mỗi hoạt động đòi hỏi phải có cả năng lực chung và năng lực riêng, do đó chỉ có thể phát triển toàn diện con người mới có thể phát triển năng lực chung và 14 năng lực riêng được. Việc phân chia các năng lực trên đây chỉ có tính chất tương đối. Vì năng lực của con người rất đa dạng, phong phú chẳng hạn, năng lực sư phạm bao gồm nhiều năng lực: năng lực dạy học, năng lực giáo dục, năng lực tổ chức… 3. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách V.I. Lênin đã khẳng định: “Cùng với dòng sữa mẹ, con người hấp thụ tâm lý, đạo đức của xã hội mà nó là thành viên”. Nhà tâm lý học XôViết nổi tiếng A.N Leonchiep cũng chỉ ra rằng: nhân cách cụ thể là nhân cách của con người hình thành và phát triển theo con đường chuyển từ bên ngoài vào nội tâm, từ các quan hệ với thế giới tự nhiên, thế giới đồ vật, nền văn hóa xã hội do các thế hệ trước tạo ra, các quan hệ xã hội mà nó gắn bó. 3.1. Các yếu tố bẩm sinh và di truyền (yếu tố sinh học) Các yếu tố bẩm sinh và di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan, vóc dáng cơ thể, các cơ quan nội tạng... - Các yếu tố bẩm sinh và di truyền không có tính quyết định trước sự phát triển tâm lý của trẻ nhưng nó tạo ra sức sống mãnh liệt trong bản chất tự nhiên của con người và tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả ở một số lĩnh vực nhất định. - Nếu không có bộ não người hoạt động bình thường, không có cơ quan thu nhận âm thanh và phát âm... thì con người không thể có ngôn ngữ, ý thức và vì vậy không thể có nhân cách hoặc nhân cách chỉ phát triển một cách méo mó. Như vậy các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Tiền đề này sẽ là điều kiện thuận lợi hoặc gây trở ngại cho sự phát triển cũng như việc nó có thể trở thành hiện thực ở mức độ nào, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Vì thế không nên quan niệm rằng, bố mẹ tài năng thì con cái sinh ra cũng tài năng, hoặc một người có vóc dáng cơ thể to cao, khỏe mạnh… là người tài năng, có tính cách tốt hơn người khác… 2. Môi trường sống Môi trường sống là hệ thống phức tạp các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của con người. Môi trường sống, đặc biệt là môi trường xã hội có vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Trẻ sinh ra nếu không được sống trong môi trường xã hội sẽ không có tâm lý người và sống trong môi trường xã hội khác nhau, tâm lý con người bị ảnh hưởng khác nhau và mang đặc trưng của môi trường xã hội đó. Xã hội càng văn minh, trẻ em càng được hạnh phúc, xã hội lạc hậu, kinh tế thiếu thốn, trẻ em chịu thiệt thòi, không có điều kiện phát triển… 15 Nhân cách con người được hình thành và phát triển trong môi trường xã hội. Song đó không phải là môi trường xã hội trừu tượng, chung chung mà trong môi trường xã hội cụ thể như: gia đình, làng xóm, quê hương, là các nhóm, cộng đồng và tập thể mà nó là thành viên, trong đó gia đình là cái nôi đầu tiên tác động trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Tuy nhiên môi trường sống không quyết định hoàn toàn sự phát triển nhân cách con người nhưng nó góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân. Nhờ đó cá nhân mới chiếm lĩnh được kinh nghiệm xã hội loài người để hình thành phát triển tâm lý và hoàn thiện nhân cách của mình. Hay nói khác đi môi trường có tính chất quyết định gián tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách con người. 3. Yếu tố hoạt động cá nhân - Hoạt động là nhân tố quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Thông qua quá trình đối tượng hóa và chủ thể hóa trong hoạt động mà nhân cách con người được bộc lộ và hình thành. - Nhân cách con người được hình thành không chỉ phụ thuộc vào tính tích cực hoạt động của cá nhân mà còn phụ thuộc vào chất lượng, khuynh hướng của hoạt động. - Sự phát triển nhân cách của con người phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động chủ đạo của mỗi thời kỳ nhất định. Muốn hình thành nhân cách, con người phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau, trong đó đặc biệt chú ý tới vai trò của hoạt động chủ đạo. Trong công tác giáo dục cần chú ý làm thay đổi nội dung, hình thức, cách thức tổ chức hoạt động để lôi cuốn trẻ tham gia hoạt động đó. 4. Yếu tố giáo dục Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục có vai trò chủ đạo, điều đó được thể hiện như sau: - Giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách, vì giáo dục là quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội – một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng được yêu cầu của xã hội. - Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau nền văn hóa xã hội – lịch sử, tạo nên nhân cách con người (thông qua các mặt nội dung của giáo dục). - Giáo dục đưa con người, đưa thế hệ trẻ vào “vùng phát triển gần nhất”, vươn tới những cái mà thế hệ trẻ sẽ có, tạo cho thế hệ trẻ một sự phát triển nhanh mạnh, hướng về tương lai. 16 - Giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như: yếu tố bẩm sinh - di truyền, môi trường sống và hoạt động cá nhân, đồng thời bù đắp những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố trên sinh ra. - Giáo dục có thể uốn nắn những sai lệch về một mặt nào đó so với các chuẩn mực do sự tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ song không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục, giáo dục không phải là vạn năng, cần phải tiến hành giáo dục trong mối quan hệ hữu cơ với việc tổ chức hoạt động cùng nhau và giáo dục không tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, nỗ lực của bản thân. Tóm lại, bốn nhân tố: Bẩm sinh – di truyền, môi trường sống, hoạt động cá nhân và giáo dục có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ cho nhau trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hoạt động là gì? Phân tích cấu trúc của hoạt động. 2. Giao tiếp là gì? Chức năng của giáo tiếp? 3. Phân tích khái niệm nhân cách. Nêu rõ cấu trúc của nhân cách. 4. Các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triền nhân cách? Chương 3 : NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ TRẺ EM I. Các quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lý trẻ em 1. Quy luật phát triển không đồng đều Quy luật này được thể hiện ở các khía cạnh sau: - Sự phát triển tâm lý diễn ra với tốc độ không đồng đều qua các giai đoạn phát triển từ sơ sinh đến trưởng thành. Xu hướng chung là chậm dần từ từ sơ sinh đến trưởng thành nhưng trong suốt quá trình đó có những giai đoạn phát triển với tốc độ rất nhanh, có giai đoạn chậm lại, để rồi lại vượt lên ở giai đoạn sau. - Có sự phát triển không đồng đều giữa các cá nhân trong cùng một lứa tuổi. Trong cùng một giai đoạn lứa tuổi, các chức năng tâm lý và ngay cả các nét tâm lý của các trẻ em khác nhau cũng không thể đạt cùng một mức độ như nhau. 17 - Có sự phát triển không đồng đều trong cùng một cá nhân. Trong những điều kiện bất kỳ thậm chí trong những điều kiện thuận lợi nhất của việc giáo dục thì những biểu hiện tâm lý, những chức năng tâm lý khác nhau cũng không thể phát triển ở một mức độ như nhau. Giáo dục cần phải căn cứ vào những điều kiện bên trong của trẻ ở mỗi lứa tuổi mới tạo ra sự phát triển đúng lúc. 2. Sự phát triển của cá nhân diễn ra theo một trình tự nhất định không nhảy cóc, không đốt cháy giai đoạn Sự hình thành phát triển và trưởng thành của cơ thể từ lúc bắt đầu là một hợp tử cho đến khi về già cũng trải qua tuần tự các giai đoạn: thai nhi, tuổi thơ, dậy thì, trưởng thành, ổn định, suy giảm và già yếu rồi chết. Thời gian của mỗi giai đoạn ở từng cá thể có thể dài ngắn khác nhau; cường độ và tốc độ phát triển các giai đoạn ở mỗi cá thể có thể khác nhau, nhưng, mọi cá thể phát triển bình thường đều phải trải qua các giai đoạn đó theo một trật tự hằng định, không đốt cháy, không nhảy cóc, bỏ qua giai đoạn trước để có giai đoạn sau. Sự hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lý của cá nhân cũng diễn ra theo quy luật hằng định như vậy. 3. Sự phát triển có tính mềm dẻo và khả năng bù trừ Hệ thần kinh của trẻ em rất mềm dẻo. Tính mềm dẻo này tạo ra khả năng bù trừ khi một chức năng tâm lý, sinh lý nào đó yếu hoặc thiếu thì những chức năng tâm lý khác được tăng cường và phát triển mạnh hơn. Ví dụ: khuyết tật của thị giác được bù đắp bằng sự phát triển mạnh mẽ của thính giác, trí nhớ kém có thể được bù trừ bằng tính tổ chức cao, tính chính xác của hoạt động. II. Phân định các giai đoạn phát triển tâm lý 1. Cơ sở của sự phân định các giai đoạn phát triển tâm lý Căn cứ vào sự hình thành và phát triển các cấu trúc tâm lý mới và hoạt động chủ đạo của cá nhân. Người ta chia ra một số thời kỳ chủ yếu trong sự phát triển tâm lý của trẻ em. 2. Bảng phân định giai đoạn phát triển tâm lý theo hoạt động chủ đạo Lứa tuổi 0-15 tháng 15 - 36 tháng Hoạt động chủ đạo Giao tiếp xúc cảm trực tiếp với người lớn Tên lứa tuổi Hài nhi Hoạt động với đồ vật Ấu nhi 3 - 6 tuổi Hoạt động vui chơi Mẫu giáo 6 - 12 tuổi Hoạt động học tập Nhi đồng 18 12 - 15 tuổi Học tập và giao tiếp cá nhân Thiếu niên 15 - 18 tuổi Hoạt động học tập - hướng nghiệp Đầu tuổi thanh niên CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Các quy luật cơ bản của sự phát triển tâm lý? 2. Căn cứ vào hoạt động chủ đạo người ta chia lứa tuổi mầm non thành những giai đoạn nào? Hoạt động chủ đạo của giai đoạn lứa tuổi đó? PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ MẦM NON Chương 1: SỰ PHÁT TRIỂN CÁC CHỨC NĂNG TÂM LÝ CỦA TRẺ MẦM NON Bài 1: HOẠT ĐỘNG NGÔN NGỮ I. Khái niệm ngôn ngữ và hoạt động ngôn ngữ 1. Ngôn ngữ 1.1. Khái niệm Ngôn ngữ là hệ thống các ký hiệu ngữ âm, có ý nghĩa đối với một cộng đồng người và có nguyên tắc về cách phát âm, ngữ nghĩa và ngữ pháp nhất định để thống nhất sử dụng trong cộng đồng người ấy. 1.2. Chức năng của ngôn ngữ - Chức năng chỉ nghĩa: Chỉ nghĩa là quá trình dùng một từ, một câu… đều chỉ một nghĩa nào đó, tức là quá trình gắn từ đó, câu đó… với một sự vật, hiện tượng nhất định. - Chức năng chỉ ý: Mỗi từ, mỗi câu… đều có nghĩa chung với nhiều người nhưng biểu thị ý riêng của từng người. 19 - Chức năng thông báo: Mỗi quá trình ngôn ngữ đều chứa đựng một nội dung thông tin và sự biểu cảm dùng để truyền đạt từ người này tới người kia, hay tự mình nói với lòng mình. - Chức năng điều khiển, điều chỉnh: Ngôn ngữ có chức năng thiết lập và giải quyết các nhiệm vụ của hoạt động (trong đó có hoạt động trí tuệ). Nó bao gồm việc kế hoạch hóa hoạt động, thực hiện hoạt động và đối chiếu kết quả hoạt động với mục đích đề ra. 1.3. Vai trò của ngôn ngữ - Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp, phương tiện truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội nhằm hình thành nhân cách. - Ngôn ngữ là công cụ của tư duy, ngôn ngữ ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của con người. - Ngôn ngữ là phương tiện điều khiển, điều chỉnh hành vi, cải tổ các chức năng tâm lý làm cho tâm lý con người khác xa với tâm lý con vật. 2. Hoạt động ngôn ngữ 2.1. Hoạt động ngôn ngữ là gì? Hoạt động ngôn ngữ là quá trình con người sử dụng một thứ ngôn ngữ để truyền đạt và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử xã hội hay để thiết lập nên những mối quan hệ giao tiếp, hoặc để kế hoạch hóa hoạt động của mình. Như vậy ngôn ngữ là phương tiện hay công cụ để giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm...Còn hoạt động ngôn ngữ chính là quá trình sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm. Ngôn ngữ có tính chất chung (cho một dân tộc, một cộng đồng), còn hoạt động ngôn ngữ ngoài tính chất chung còn có tính cá thể (biểu hiện ở việc dùng từ, cách diễn đạt… của mỗi người khác nhau là khác nhau). 2.1. Các dạng hoạt động ngôn ngữ * Ngôn ngữ bên ngoài Là ngôn ngữ chủ yếu hướng vào người khác nhằm mục đích giao tiếp. Ngôn ngữ bên ngoài bao gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. - Ngôn ngữ nói có sớm nhất, được biểu hiện bằng âm thanh và được tiếp thu bằng cơ quan thính giác. - Ngôn ngữ viết ra đời muộn hơn ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ viết được biểu hiện bằng ký hiệu, tín hiệu, bằng chữ viết. Ngôn ngữ viết có đặc điểm: rõ ràng, mạch lạc, theo một trình tự logic chặt chẽ. Cả ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết đều có thể thể hiện dưới hai hình thức: đối thoại và độc thoại. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan