Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự...

Tài liệu Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự

.PDF
93
89
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ----------***---------- Trần Thị Thu Hương Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự Chuyên ngành Mã số : Luật : 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn: PGS.TS. Võ Khánh Vinh HÀ NỘI - 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là của mình, không có sự sao chép bất kỳ một công trình khoa học nào đã công bố. Học viên Trần Thị Thu Hƣơng 1 MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU Chƣơng 1:C¬ së lý luËn vµ ph¸p lý cña nguyªn t¾c b¶o ®¶m ph¸p chÕ x· héi chñ nghÜa trong tè tông h×nh sù 1.1. Cơ sở lý luận chung của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 1.1.1. Nguyên tắc cơ bản và vị trí của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 1.1.2. Bảo đảm pháp chế là nhiệm vụ của hoạt động tố tụng hình sự 1.1.3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 1.2. Cơ sở pháp lý của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 1.2.1. Hiến pháp 1992 (được sửa đổi 2002) 1.2.2. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 1.2.3. Các văn bản pháp luật khác Chƣơng 2: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 2.1. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải hoạt động trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 2.1.1. Xác định rõ thẩm quyền pháp lý của từng cơ quan tiến hành tố tụng 2.1.1.1. ý nghĩa của việc xác định rõ thẩm quyền pháp lý của từng cơ quan tiến hành tố tụng 2.1.1.2. Quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền pháp lý của các cơ quan tiến hành tố tụng 2.1.2. Các quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự phải dựa trên cơ sở của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 2 2.1.3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế, biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng và chống tội phạm theo quy định của pháp luật 2.2. Người tiến hành tố tụng phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình theo pháp luật tố tụng hình sự và những điều cán bộ công chức không được làm 2.2.1.Khái niệm người tiến hành tố tụng 2.2.1.1. Điều tra viên 2.2.1.2. Kiểm sát viên 2.2.1.3. Thẩm phán 2.2.1.4. Hội thẩm nhân dân 2.2.1.5. Thư ký toà án 2.2.2. Nội dung quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng 2.2.3. ý nghĩa quy định quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng 2.3. Hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng phải được bảo đảm theo quy định của pháp luật 2.3.1. Quyền con người trong luật quốc tế 2.3.2. Những người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật Việt Nam 2.3.3. Quy chế bảo đảm quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng 2.3.4. ý nghĩa của việc bảo đảm hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật Chƣơng 3: Hoµn thiÖn nguuyªn t¾c b¶o ®¶m ph¸p chÕ x· héi chñ nghÜa trong tè tông h×nh sù 3.1. ý nghĩa của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 3.1.1. Bảo đảm hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành tố tụng 3.1.2. Cơ sở quan trọng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân 3.1.3. Bảo đảm hoạt động tố tụng hình sự được áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước 3 3.1.4. Định hướng cho việc xây dựng pháp luật tố tụng hình sự 3.1.5. Góp phần đấu tranh có hiệu quả với hành vi vi phạm pháp luật tố tụng hình sự 3.2. Thực tiễn chấp hành nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 3.2.1. Những mặt tích cực 3.2.1.1. Các vụ án được tiến hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định 3.2.1.2. Các vụ án được giải quyết nhanh gọn, bảo đảm thời hạn tố tụng 3.2.1.3. Quyền lợi của người tham gia tố tụng được đảm bảo 3.2.2. Những mặt hạn chế 3.2.2.1. Yếu tố pháp lý 3.2.2.2. Yếu tố thực tiễn 3.3. Bảo đảm của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 3.3.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đặc biệt là pháp luật tố tụng hình sự 3.3.1.1. Xác định rõ chức năng, thẩm quyền và hoàn thiện tổ chức của các cơ quan tiến hành tố tụng 3.3.1.2. Nâng cao quyền tự do, dân chủ của người tham gia tố tụng 3.3.1.3. Quy định chặt chẽ và chi tiết hơn các biện pháp cưỡng chế 3.3.1.4. Phân định trách nhiệm bồi thường thiệt hại giữa các cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự. 3.3.2. Xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm tố tụng của người tiến hành tố tụng 3.3.3. Chuẩn hoá công tác cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng 3.3.4. Nâng cao công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tuyên truyền pháp luật đến nhân dân KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Bất cứ một ngành luật hay một ngành khoa học pháp lý nào khác đều có những phương châm, định hướng làm nền tảng cho hoạt động nghiên cứu và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Những phương châm, định hướng đó được gọi là nguyên tắc. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc mang tính chất quyết định, quan trọng cho hoạt động của các chủ thể bao gồm Nhà nước và công dân. Đặc biệt, trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền thì đòi hỏi tính tối thượng của pháp luật và chịu sự phục tùng pháp luật một cách triệt để là không thể thiếu. Trong những năm trước, chúng ta thường quan niệm rằng Nhà nước có quyền còn công dân có nghĩa vụ cho nên mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân không mang tính bình đẳng và trở thành sự áp đặt chủ quan của Nhà nước lên các quan hệ xã hội. Vì thế, cùng với sự phát triển của xã hội cũng như sự nhận thức ngày càng cao của người dân mà đòi hỏi Nhà nước cũng phải có trách nhiệm đối với hành vi của mình. Trong lĩnh vực Tư pháp, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội về bồi thường thiệt hại đối với các trường hợp oan sai do cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng có thẩm quyền gây nên...đặt ra yêu cầu hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành một cách thận trọng và đúng đắn trên cơ sở thẩm quyền được phân định rạch ròi giữa các cơ quan cũng như nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của người tiến hành tố tụng. Hơn nữa, việc hoàn thiện Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 là cần thiết vì trên thực tế đã phát sinh rất nhiều lỗ hổng làm lối thoát cho các vi phạm pháp luật, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc bảo đảm tuân thủ tuyệt đối pháp luật trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng và hoạt động của Nhà nước nói chung. 5 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế là nguyên tắc cơ bản nhất trong hệ thống pháp luật nói chung và Luật tố tụng hình sự nói riêng, vì thế nó phải không ngừng được hoàn thiện và phát triển sao cho tuyệt đối mọi chủ thể phải tôn trọng và thi hành theo pháp luật. Đây không phải là một nguyên tắc mới nhưng nó mang tính thời sự, là cái cần hướng tới cả hiện tại và tương lai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước. Về phương diện thực tiễn nghiên cứu nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự cũng xuất phát từ những mục đích nhất định. Thứ nhất, yêu cầu của hoạt động tố tụng hình sự phải được tiến hành đúng theo các quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, của tổ chức và những người tham gia tố tụng khác. Hoạt động tố tụng hình sự ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, lợi ích, nhân phẩm của các chủ thể cho nên nếu tiến hành sơ sài, trái pháp luật sẽ dẫn đến hậu quả khó lường. Bảo vệ quyền lợi của các chủ thể cũng chính là bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật. Thứ hai, nguyên tắc bảo đảm pháp chế là chuẩn mực đánh giá tính đúng sai trong hoạt động tố tụng hình sự. Kết quả hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng thể hiện ở việc có thực hiện đúng các quy định của pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong quá trình giải quyết vụ án hay không? Giá trị đích thực của tố tụng đạt được khi đảm bảo tính pháp lý tối cao của hoạt động tố tụng, tức là hoạt động đó trong khuôn khổ pháp luật. Thứ ba, nguyên tắc pháp chế còn cần nghiên cứu ở chỗ: Hoạt động tố tụng hình sự hiện nay oan sai gia tăng, thủ tục tố tụng bị vi phạm nghiêm trọng. Hơn nữa, xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, hợp tác chống tội phạm đặt ra yêu cầu cần sửa đổi hệ thống pháp luật tố tụng hình sự phù hợp với tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, trong đó pháp luật và nhân quyền cần được coi trọng. Xuất phát từ những cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn cho thấy tính cấp thiết của đề tài được chọn để nghiên cứu cũng như để làm sáng tỏ nội dung 6 của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong hoạt động tố tụng hình sự trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật. 2. Mục đích nghiên cứu. - Tìm hiểu các qui định cụ thể của pháp luật tố tụng hình sự có liên quan đến bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự, từ đó thấy được bản chất của pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. - Tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự đối với việc xây dựng và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu. Trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ luật học, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được nghiên cứu trong phạm vi sau: - Nghiên cứu vấn đề tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. - Phân tích thực trạng tuân thủ pháp chế của các chủ thể, từ đó đưa ra các biện pháp bảo đảm pháp chế được thực hiện một cách triệt để đối với mọi giai đoạn và mọi chủ thể trong tố tụng hình sự. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin. - Quan điểm, lý luận của Đảng và Nhà nước ta về Nhà nước và pháp luật trong nền kinh tế thị trường và trong thời kỳ xây dựng Nhà nước pháp quyền. - Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, so sánh, dẫn chiếu để luận giải, chứng minh cho các nhận xét, đánh giá và các phương pháp khác. 5. Điểm mới về mặt khoa học. 7 Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự gắn liền với hoạt động tố tụng hình sự ngay từ khi nó được luật hoá, vì thế đã có nhiều công trình nghiên cứu với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, nguyên tắc này chúng tôi nghiên cứu trong giai đoạn sắp sửa đổi Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2003 và định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền (mà Pháp chế được coi là cơ bản và quan trọng nhất đối với Nhà nước pháp quyền). Theo lộ trình cải cách Tư pháp đến năm 2020, Nghị quyết 49 của Bộ chính trị đòi hỏi các cơ quan tiến hành tố tụng phải thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình theo phương châm tuân thủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật trên cơ sở thẩm quyền của từng cơ quan. Như vậy, điểm mới của đề tài thể hiện ở chỗ: Trong giai đoạn tới pháp chế sẽ không ngừng được bảo đảm và hoàn thiện bằng cơ chế ràng buộc do pháp luật quy định một cách rõ ràng, làm cơ sở để nguyên tắc bảo đảm pháp chế được thực hiện trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự. 6. Bố cục của luận văn. Luận văn được chia thành 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Chương 2: Nội dung nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Chương 3: Hoàn thiện nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. 8 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ. 1.1.1. Nguyên tắc cơ bản và vị trí của nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Trong tố tụng hình sự nói riêng và các ngành luật khác nói chung đều được điều chỉnh bởi các nguyên tắc cơ bản, đặc thù. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, vẫn chưa có một khái niệm chung về nguyên tắc cơ bản. Vì vậy, tuỳ thuộc cách hiểu của các nhà nghiên cứu, các luật gia, các nhà áp dụng pháp luật chứ nguyên tắc cơ bản không hề được pháp điển hoá trong văn bản pháp luật. Nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự là những phương châm, định hướng chi phối tất cả hoặc một số hoạt động tố tụng hình sự được các văn bản pháp luật quy định. Như vậy, xét về chi tiết vấn đề thì nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, các nguyên tắc gọi là cơ bản khi có tính chất điều chỉnh vĩ mô thể hiện ở phương châm, định hướng, tư tưởng chung của ngành luật tố tụng hình sự; Thứ hai, các nguyên tắc cơ bản chi phối tất cả hoặc chỉ điều chỉnh một giai đoạn hoặc một số hoạt động nhất định của tố tụng hình sự mà không phải toàn bộ quá trình tố tụng hình sự; Thứ ba, một yếu tố pháp lý không thể thiếu cho sự tồn tại của các nguyên tắc cơ bản là nó phải được ghi nhận trong các văn bản pháp luật mà cụ thể là Bộ luật tố tụng hình sự 2003. Thông qua một khái niệm ngắn gọn đã chỉ ra được bản chất pháp lý của nguyên tắc. Đứng về góc độ luật thực định khái niệm này tương đối phù hợp 9 so với các quan điểm pháp lý khác. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cách hiểu này không hợp lý về mặt lý luận cho dù nó đúng ở thực tiễn nên vẫn không được chấp nhận hoàn toàn. Đã gọi là nguyên tắc cơ bản thì không thể nào có giá trị điều chỉnh chi phối “một số” hoạt động tố tụng hình sự mà phải là toàn bộ quá trình tố tụng. Điều này mới bảo đảm tính khái quát, tính điều chỉnh cao nhất của nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, các khái niệm đưa ra chỉ mang tính chất tham khảo vì nó phải được rút ra từ thực tiễn quy định của pháp luật. Rõ ràng trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003, các nguyên tắc cơ bản được điều chỉnh tại chương 2 đã bao gồm cả nguyên tắc điều chỉnh chung và cả những nguyên tắc chỉ điều chỉnh một số giai đoạn tố tụng hình sự cụ thể như nguyên tắc xét xử có Hội thẩm Nhân dân, nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật… Hơn nữa, trong Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định tới 30 nguyên tắc cơ bản. Quy định này là không cần thiết vì nó không thể hiện được tính khái quát, cô đúc và ngắn gọn trong các văn bản pháp luật. Nhiều nguyên tắc đã được quy định trong Hiến pháp và văn bản pháp luật khác, nhiều nguyên tắc trùng lặp nhau dẫn đến sự dài dòng của văn bản. Ví dụ như nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật. Nguyên tắc này đã được thể chế hoá trong Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định như vậy làm giảm tính hiệu lực và tầm thường hoá các quy phạm Hiến pháp. Những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự là tư tưởng chủ đạo xuyên suốt mọi hoạt động tố tụng hình sự. Vì thế, các nguyên tắc cơ bản không những định hướng cho hoạt động tố tụng hình sự mà định hướng cho cả việc xây dựng pháp luật. Trên phương diện những giá trị hiện thực đạt được, các nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự đảm bảo quá trình tố tụng được tiến hành thống nhất với phương châm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân tham gia tố tụng cũng như nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong đấu tranh phòng và chống tội phạm. Việc tác động đến thực tiễn có ảnh hưởng lớn đến sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản 10 pháp luật nên các nguyên tắc cơ bản mang cả ý nghĩa pháp lý khi mọi hoạt động xây dựng pháp luật đều phải dựa trên các nguyên tắc này. Tố tụng hình sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên chịu sự điều chỉnh bởi các nguyên tắc chung của pháp luật như nguyên tắc: bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật…Đồng thời, vì là một ngành luật đặc thù nên nó còn bị chi phối bởi các nguyên tắc riêng như nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Điều 11- Bộ luật tố tụng hình sự). Cũng có nhiều cách phân chia nguyên tắc cơ bản theo các nhóm khác nhau để thuận tiện cho nghiên cứu và áp dụng pháp luật trong thực tiễn. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được nghiên cứu dưới góc độ vừa cơ bản, vừa đặc thù so với các ngành luật khác. Nguyên tắc bảo đảm pháp chế trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 3- Bộ luật tố tụng hình sự 2003- Điều đầu tiên của Chương 3 cũng là hợp lý. Đây là nguyên tắc bao trùm nhất thể hiện trong tất cả các giai đoạn tố tụng hình sự, là cơ sở của các nguyên tắc khác vì suy cho cùng việc tôn trọng và bảo vệ pháp luật là mục đích cao nhất của hiệu quả điều chỉnh pháp luật và cũng là điều chúng ta đang hướng tới trong việc xây dựng Nhà nước Pháp quyền và xã hội công dân. 1.1.2. Bảo đảm pháp chế là nhiệm vụ của hoạt động tố tụng hình sự. Tố tụng hình sự là hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án nhằm xác định rõ hành vi phạm tội và người phạm tội bằng trình tự, thủ tục luật định. Mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau thì tố tụng hình sự cũng khác nhau từ cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng đến các bước tiến hành tố tụng. Đối với tố tụng hình sự phong kiến, không có sự phân chia các giai đoạn tố tụng, các cơ quan tiến hành tố tụng mà trình tự, thủ tục giải quyết vụ án do một người có thẩm quyền hành chính xét xử, quyền xét xử tối cao nhất thuộc về nhà vua. Vì thế, trong các triều đại phong kiến oan ức xảy ra nhiều 11 do lối hành xử chủ quan, duy ý chí của một người. Hơn thế, trong quá trình giải quyết vụ án không có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên vi phạm tố tụng phổ biến mà ngay bản thân các quan toà cũng không thể nhận thức được. Một vị quan nắm giữ trong tay cả quyền hành pháp và tư pháp thì không thể vô tư và khách quan khi xét xử. Tuy nhiên, luật tố tụng cũng được pháp điển hóa, thành văn trong thời nhà Lê, Nguyễn nhằm nâng cao và quy kết trách nhiệm của các quan tòa cũng như cơ sở để nhà vua xem các quan có hoàn thành chức trách, nhiệm vụ của mình không (Quốc triều khám tụng điều lệ). Trong luật tố tụng hình sự hiện đại, vụ án được giải quyết trên cơ sở luật định về thẩm quyền, chức năng của từng cơ quan. Vì vậy, tố tụng hình sự có những đặc điểm cơ bản sau: Thứ nhất, tố tụng hình sự là trình tự giải quyết vụ án từ khi khởi tố cho đến khi kết thúc thi hành án bằng việc chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo qua các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Như vậy, tố tụng hình sự là hoạt động mang tính chất Nhà nước nhằm kết luận một người có tội hay không có tội trên cơ sở thu thập, đánh giá các chứng cứ một cách hợp pháp của cơ quan tiến hành tố tụng qua các giai đoạn tố tụng cụ thể theo quy định của pháp luật và giai đoạn trước là tiền đề cho giai đoạn sau. Chỉ cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền với chức năng riêng biệt mới được tiến hành hoạt động tố tụng hình sự, mỗi hoạt động tố tụng hình sự đều được kiểm tra, giám sát để đảm bảo tính chính xác và đúng đắn. Qua đây, chúng ta cũng thấy được điểm khác của tố tụng hình sự so với tố tụng dân sự và tố tụng hành chính. Mặc dù tố tụng dân sự và tố tụng hành chính cũng được tiến hành theo những trình tự, thủ tục nhất định nhưng vai trò của các cơ quan tiến hành tố tụng rất khác nhau. Trong hai lĩnh vực này không có sự tham gia của Cơ quan điều tra mà vai trò chủ yếu là Tòa án. Viện kiểm sát cũng đóng vai trò giám sát việc tuân theo pháp luật trong toàn bộ hoạt động tố tụng nhưng không trực tiếp kiểm sát điều tra như trong tố tụng hình sự mà chỉ 12 trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ và tham gia phiên toà khi đương sự khiếu nại về việc Toà án điều tra không khách quan. Thứ hai, hoạt động tố tụng hình sự tuân theo những nguyên tắc chung và những quy phạm pháp luật cụ thể theo Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự 2003 và một số văn bản pháp luật có liên quan khác. Đặc điểm pháp lý này cho phép khẳng định rằng tố tụng hình sự là hoạt động tuân thủ pháp luật về việc tìm ra các tình tiết, chứng cứ, sự kiện của vụ án phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của các văn bản pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành. Các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án phải chứng minh bằng những chứng cứ khách quan, toàn diện và hợp pháp. Mọi sự nghi ngờ hay suy đoán đều không được chấp nhận nếu nó không có cơ sở thực tế và pháp lý rõ ràng. Điều này cũng không cho phép các cơ quan có thể chủ quan với ý chí của mình khi khẳng định mọi lời khai của bị can, bị cáo đều sai còn nhận định của mình mới là đúng. Có nghĩa là nếu tố tụng hình sự trái với quy định của pháp luật thì vô giá trị và bất hợp pháp, không thể hiện được vai trò của nó. Thứ ba, mục đích của hoạt động tố tụng hình sự là nhằm bảo đảm tính công minh của pháp luật, xử lý nghiêm kẻ phạm tội, không làm oan người vô tội, góp phần đấu tranh phòng và chống tội phạm hiệu quả, trên cơ sở đó giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Trong xã hội còn tồn tại tội phạm thì việc xây dựng Nhà nước luôn gặp phải những khó khăn và thách thức. Chúng ta vẫn thừa nhận không thể loại bỏ hẳn tội phạm trong cuộc sống vì tội phạm vẫn còn điều kiện để phát sinh. Hơn nữa, sự nhận thức của con người là có hạn nên mặc dù tội phạm đã xảy ra nhưng không thể truy tìm được hung thủ nên chúng ta chỉ giải quyết được khoảng 50% số lượng tội phạm thực tế. Vì thế, sự cẩn trọng trong tố tụng hình sự luôn phải đặt lên hàng đầu vừa bảo đảm lợi ích của Nhà nước nhưng cũng không để người dân chịu oan ức. Cái khó của hoạt động tố tụng hình sự chính là ở chỗ bảo đảm hài hoà mọi lợi ích xã hội, kích thích quần chúng nhân dân cùng Nhà nước 13 nâng cao ý thức đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đạt được mục đích trên có nghĩa là tố tụng hình sự đã hoàn thành được nhiệm vụ bảo vệ Nhà nước, bảo vệ chế độ và quyền làm chủ của nhân dân mà pháp luật không ngừng hướng tới. Qua các phân tích trên đây cho thấy ngành luật tố tụng hình sự và các ngành luật khác đều bảo vệ chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa đã sinh ra nó. Xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi tội phạm được loại trừ và cuộc sống người dân được bảo đảm. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, Nhà nước Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước được thi hành trong thực tế nhờ sức mạnh của pháp luật. Một mặt, pháp luật giúp Nhà nước xã hội chủ nghĩa quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, mặt khác nó loại bỏ các yếu tố mâu thuẫn, cản trở bằng sức mạnh cưỡng chế của pháp luật. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa vẫn tồn tại tội phạm. Thậm chí, có loại tội phạm xâm hại đến chế độ chính trị, đe doạ sự tồn tại của chính quyền nhân dân. Vì thế, trên cơ sở pháp luật do Nhà nước ban hành, các cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ tìm ra gốc rễ của tội phạm, loại bỏ chúng triệt để trong cuộc sống để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đồng thời, hoạt động tố tụng hình sự còn góp phần tích cực và quan trọng nhất cho công tác đấu tranh và phòng chống tội phạm, giáo dục công dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước. Những đặc điểm và nhiệm vụ của hoạt động tố tụng hình sự đã cho thấy bản chất thực sự của vấn đề là nâng cao và khẳng định giá trị và sức mạnh của pháp luật. Pháp luật là thước đo chuẩn mực đánh giá việc bảo đảm pháp chế của cơ quan tiến hành tố tụng đúng và nghiêm chỉnh. Vì vậy, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự còn xuất phát từ ngay chính nhiệm vụ bảo vệ chế độ nhà nước, bảo vệ công dân của hoạt động tố tụng hình sự. 1.1.3. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự 14 Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, pháp chế đóng vai trò rất quan trọng để bảo vệ Nhà nước xã hội chủ nghĩa và nâng cao hiệu quả điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội phát triển ngày càng đa dạng, phức tạp. Vì vậy, mục đích cao nhất của pháp chế một mặt phản ánh bản chất xã hội của pháp luật, mặt khác làm cho các quan hệ xã hội đi vào khuôn khổ với sự quản lý chặt chẽ của nhà nước nhưng cũng không ngừng nâng cao quyền tự do, dân chủ của công dân. Pháp chế được hiểu là sự đòi hỏi các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, các tổ chức xã hội và mọi công dân phải thực hiện đúng và nghiêm chỉnh pháp luật trong hoạt động của mình. Nội hàm của khái niệm pháp chế đã rõ ràng. Pháp chế là nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước và các tổ chức xã hội. Có nghĩa là hoạt động của các cơ quan này phải trên cơ sở của pháp luật, không lạm dụng và vi phạm pháp luật. Trái với điều này thì chính chủ thể thực thi pháp luật lại xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Pháp chế cũng đòi hỏi xử sự của công dân phải theo yêu cầu của pháp luật nếu không họ sẽ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Làm được điều này cũng là khẳng định quyền tự do trong khuôn khổ pháp luật của mọi công dân. Trong giai đoạn hợp tác và hội nhập, pháp luật càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Nó là cơ sở pháp lý để bảo vệ tổ chức và con người trong quan hệ với cộng đồng quốc tế. Cho nên, để thực hiện thắng lợi chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền trong thời kỳ quan hệ quốc tế có nhiều biến động thì yêu cầu tăng cường pháp chế càng được quan tâm hơn vì chính nó thể hiện sức mạnh điều chỉnh của pháp luật và để nhà nước giữ vững lập trường, quan điểm trên trường quốc tế. Hoạt động tố tụng hình sự là hoạt động mang tính chất nhà nước, được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên bảo đảm pháp chế là tôn chỉ, mục đích cao nhất của tố tụng hình sự. Tố tụng hình sự là hoạt động hình thức nhằm đưa ra các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền 15 trên cơ sở luật hình sự (luật nội dung) để chứng minh tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội. Đây là hoạt động vô cùng quan trọng vì nó là cơ sở để Nhà nước áp dụng hay không áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước nghiêm khắc nhất là hình phạt. Vì sao cần phải đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự?. Điều này có thể được lý giải như sau: Thứ nhất, cơ quan tiến hành tố tụng hình sự là các cơ quan nhà nước nên hoạt động tố tụng hình sự của cơ quan này phải tuân thủ các quy định của pháp luật chung và pháp luật tố tụng hình sự riêng. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án với lần lượt giữ các chức năng điều tra, truy tố và xét xử. Vì thế, hoạt động của các cơ quan này theo quy định của tố tụng để thực hiện tốt chức năng đó. Thứ hai, đối tượng tác động của hoạt động tố tụng hình sự chính là con người bị nghi đã thực hiện một tội phạm. Bảo đảm pháp chế chính là nhằm bảo về quyền lợi cho Nhà nước, cá nhân bị tội phạm xâm hại đến và ngay chính cả người bị nghi đã thực hiện tôi phạm. Khi chưa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Toà án thì không ai bị coi là có tội cho nên người bị nghi đã thực hiện tội phạm vẫn được đảm bảo các quyền lợi của mình theo các quy chế pháp lý chung của thế giới về quyền con người. Bảo đảm pháp chế trong quá trình tố tụng không những bảo đảm việc chứng minh tội phạm khách quan, toàn diện mà còn góp phần nhanh chóng tìm ra sự thật của vụ án. Sẽ là công bằng khi có đủ cơ sở chứng minh một người có tội và áp dụng các biên pháp cưỡng chế tương xứng với hành vi mà họ đã gây ra cho xã hội. Đó là hậu quả pháp lý khó tránh khỏi khi đã xâm hại đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Đồng thời với việc chứng minh tội phạm, quyền lợi của cá nhân người bị hại, của các cơ quan tổ chức bị hành vi phạm tội xâm hại đến mới được bảo vệ. Như vậy, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự bảo đảm cho hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng đúng 16 hướng, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội trên cơ sở bảo vệ các quyền lợi theo luật định đối với bị can, bị cáo, người bị hại và những người tham gia tố tụng khác. Thứ ba, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự chính là bảo đảm hiệu quả thực tế của các văn bản pháp luật do Nhà nước ban hành. Một văn bản pháp luật của Nhà nước được ban hành có giá trị trên thực tế khi được tuân thủ tuyệt đối trong quá trình áp dụng pháp luật và phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của quốc gia. Nếu văn bản pháp luật được áp dụng không đúng làm mất đi giá trị điều chỉnh của nó, đồng thời các cơ quan tiến hành tố tụng không hoàn thành công việc và đã trực tiếp vi phạm pháp luật. Trong thực tiễn, không ít các trường hợp quy phạm pháp luật bị áp dụng sai một cách cố ý hoặc vô ý gây hậu quả nặng nề đối với các hoạt động tư pháp của Nhà nước. Từ những phân tích trên đây cho thấy tầm quan trọng của việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự. Trong xã hội càng đề cao vai trò của pháp luật và quyền tự do, dân chủ của con người thì mọi hoạt động của Nhà nước đều lấy con người làm lợi ích hàng đầu. Sự trừng phạt không phải vi phạm quyền con người mà nhằm làm cho những giá trị của con người được đề cao. Mỗi hoạt động của cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng đều góp phần xây dựng một xã hội phồn thịnh, con người được sống trong môi trường thuận lợi để phát huy sáng tạo phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự nhằm loại bỏ những hành vi sai lệch của con người để hướng họ tới cái tốt đẹp với những hành động đóng góp tích cực vì sự phát triển chung của nhân loại. Về nguyên tắc, pháp luật chỉ có hiệu quả khi nó phù hợp với đời sống xã hội và được xã hội tôn trọng, chấp nhận. Với bản chất dân chủ và tiến bộ, pháp luật của các nước tư sản và các nước xã hội chủ nghĩa cơ bản có nhiều nét tương đồng cho nên vấn đề bảo đảm pháp chế cũng được đặt ra. Trong 17 một thời gian dài với những thăng trầm, biến động, chủ nghĩa tư bản vẫn đang thắng thế trên trường quốc tế bởi chính sách thích nghi khôn khéo của nó. Tuy nhiên, đâu đó vẫn thấp thoáng dấu hiệu pháp luật của kẻ mạnh, kẻ có tiền nên không tránh khỏi sự bảo đảm pháp chế mang tính chất hình thức. Cho nên, mặc dù sống tại các nước phát triển trên thế giới nhưng không phải tất cả người dân được đối xử bình đẳng mới dẫn đến tệ phân biệt chủng tộc, phát xít, côn đồ…Điều này tất yếu dẫn đến quá trình tố tụng hình sự và xử lý tội phạm không triệt để, nghiêm minh, bất bình đẳng giữa các thành phần xã hội. Thực tế, đã có những cuộc đấu tranh pháp lý dai dẳng đòi bình đẳng của người da màu trước sự vi phạm pháp luật trắng trợn của người da trắng không bị xử lý. Điều đó cũng nói lên một bản chất vốn có không hề thay đổi cho dù được che đậy kỹ của chủ nghĩa tự bản là một nền pháp chế không dành cho tất cả mọi người. Trái lại, trong chế độ các nước xã hội chủ nghĩa, sự phân biệt đối xử không tồn tại mà chỉ có một tôn chỉ duy nhất “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật”. Khi đã có hành vi trái pháp luật thì bất kể anh là ai cũng phải chịu sự trừng phạt bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước. Trong lĩnh vực tố tụng hình sự lại càng quan trọng và cần thiết. Sự bảo đảm pháp chế không những được thể hiện ở hoạt động chấp hành pháp luật tố tụng một cách triệt để của các cơ quan tiến hành tố tụng mà còn bảo vệ giá trị quyền tự do, dân chủ của con người dù là tội phạm hay bị tội phạm xâm hại đến. Đặc trưng bản chất của bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự cho phép khẳng định một lần nữa tính ổn định và bền vững trong quá trình xây dựng, phát triển nhà nước xã hội và công dân. 1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA NGUYÊN TẮC BẢO ĐẢM PHÁP CHẾ Xà HỘI CHỦ NGHĨA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tố tụng nên hoạt động của các cơ quan này cũng phải tuân thủ 18 nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Hơn nữa, nhịêm vụ của các cơ quan tiến hành tố tụng là bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa nên việc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự là điều cần thiết. Đặc biệt, trong xu hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay, sự đòi hỏi tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối đối với mọi chủ thể là yêu cầu không thể thiếu để đảm bảo các nguyên tắc tốt đẹp của nhân loại được thực thi trong cuộc sống. Pháp luật tố tụng hình sự điều chỉnh quá trình tố tụng nhằm tìm ra các chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội của bị can, bị cáo. Tuy nhiên, các biện pháp tiến hành điều tra, xét hỏi phải trên cơ sở của pháp luật mới bảo đảm tính tối thượng của pháp luật và bảo vệ nhân quyền. Nguyên tắn bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự được ghi nhận trên cơ sở tổ chức, hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như các nguyên tắc của pháp luật. Sự tồn tại của nguyên tắc này trên thực tế là nhờ có sự ghi nhận của các văn bản pháp luật, đại diện cho quyền lực nhà nước, cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân. Là một trong những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất, nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự cũng được thừa nhận có cơ sở pháp lý rõ ràng- một yếu tố không thể thiếu bảo đảm tính hiệu lực và cưỡng chế trong áp dụng luật tố tụng đối với các vụ án cụ thể. 1.2.1. Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2002) Đối với đại đa số các nước trên thế giới cho dù có chế độ chính trị, hình thức nhà nước khác nhau nhưng đều thừa nhận Hiến pháp là đạo luật gốc, cơ bản của nhà nước và có giá trị điều chính cao nhất và rộng nhất đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và nhà nước. Vì thế, Hiến pháp là văn bản mẫu mực do cơ quan quyền lực nhà nước ban hành để điều chỉnh mọi lĩnh vực của đời sống xã hội mà mỗi lĩnh vực đó lại được cụ thể hoá trong những đạo luật chuyên ngành như luật hình sự, luật dân sự, luật tố tụng hình sự…Không có lý do gì mà các văn bản dưới luật lại không phù hợp và thể hiên tinh thần của Hiến pháp. Hiến pháp là nguồn và cơ sở pháp lý của tất cả các đạo luật khác. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng