Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngoại giao văn hóa trong việc gia tăng sức mạnh mềm của trung quốc tại đông nam ...

Tài liệu Ngoại giao văn hóa trong việc gia tăng sức mạnh mềm của trung quốc tại đông nam á mười năm đầu thế kỷ xxi

.PDF
96
5
60

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÂM MẪN (LIN MIN) NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG VIÊÔC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC TẠI ĐÔNG NAM Á MƯỜI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUAN HÊÔ QUỐC TẾ HÀ NỘI, 2015 4 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------- LÂM MẪN (LIN MIN) NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRONG VIÊÔC GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM CỦA TRUNG QUỐC TẠI ĐÔNG NAM Á MƯỜI NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH: Quan hê Ô quốc tê Mã số: 60310206 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Lê Văn Mỹ, Viê Ôn Hàn Lâm Khoa Học Xã hô Ôi Viê Ôt Nam HÀ NỘI, 2015 5 MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 4 1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................4 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề................................................................6 3. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................6 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.......................................................................................7 5. Cấu trúc Luâ ân văn.................................................................................................16 Chương 1:QUAN ĐIỂM CỦA TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ GIA TĂNG SỨC MẠNH MỀM THÔNG QUA SỰ HẤP DẪN CỦA VĂN HÓA..............................17 1.1. Lý thuết về sức mạnh mềm của phương Tây.........................................................17 1.2. Khái quát khái niê âm về ngoại giao công chúng và ngoại giao văn hóa.................18 1.3.....Mô ât số quan điểm và nhâ ân thức về ngoại giao văn hóa của các nước trên thế giới ..................................................................................................................................19 1.4.Quan điểm của lãnh đạo nhà nước Trung Quốc về tăng cường sức mạnh mềm văn hóa.................................................................................................................................22 1.4.1.Sự ảnh hưởng đă âc biê ât của nền văn hóa trong nhâ ân thức về hình ảnh nhà nước...............................................................................................................................22 1.4.2. Văn hóa truyền thống là tâm hồn của nhà nước..................................................24 1.5. Quan điểm và nhâ ân thức về sức mạnh mềm văn hóa của các học giả Trung Quốc..............................................................................................................................25 1.6. Ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong ngoại giao văn hóa Trung Quốc............27 1.7. Ngoại giao văn hóa Trung Quốc trên thế giới những năm gần đây.......................29 Chương 2: NHỮNG PHƯƠNG THỨC THỰC HIÊÔN NGOẠI GIAO VĂN HÓA CỦA TRUNG QUỐC TẠI MÔÔT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á........................35 2.1. Những phương thức thực hiê ân ngoại giao văn hóa để gia tăng sức mạnh mềm tại mô ât số quốc gia Đông Nam Á.......................................................................................35 2.1.1. Thành lâ âp Học viê ân Khổng Tử và thúc đẩy giáo dục Khổng Tử tại Đông Nam Á................................................................................................................................35 2.1.2. Những phương tiê ân khác................................................................41 6 truyền thông 2.2. Cô âng đồng người Hoa tại Đông Nam Á.................................................................55 2.3. Tuần lễ văn hóa và Năm văn hóa của Trung Quốc tại Đông Nam Á.....................57 2.4. Các du học sinh Trung Quốc tại Đông Nam Á và các du học sinh Đông Nam Á tại Trung Quốc................................................................................................................60 2.5. Trung Quốc thực hiê ân ngoại giao văn hóa tại Viê ât Nam........................................66 2.6. Sự tác đô âng của viê âc thực hiê ân ngoại giao văn hóa Trung Quốc đối với Đông Nam Á................................................................................................................................74 Chương 3: TRIỂN VỌNG NGOẠI GIAO VĂN HÓA TRUNG QUỐC TẠI ĐÔNG NAM Á NHỮNG NĂM TỚI........................................................................77 3.1. Những thành công tiêu tiểu và ảnh hưởng tại các nước Đông Nam Á..................77 2.Mô ât số triển vọng về ngoại giao văn hóa của Trung Quốc tại các nước Đông Nam Á trong những năm tới ( từ nay-2020).............................................................................78 3. Những khó khăn tồn tại cần giải quyết....................................................................82 KẾT LUÂÔN................................................................................................................87 TÀI LIÊÔU THAM KHẢO.........................................................................................89 7 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luâ ân văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, hoàn toàn do tôi thực hiê ân và được thực hiê ân dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Văn Mỹ. Các số liê âu, những kết luâ ân nghiên cứu được trình bày trong luâ ân văn này trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Các đoạn trích dẫn và số liê âu sử dụng trong luâ ân văn đều được dẫn nguồn và có đô â chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi xin chịu trách nhiê âm về nghiên cứu của mình. Học viên Lâm Mẫn (LIN MIN) Hà Nô âi, ngày 01 tháng 12 năm 2014 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Văn My đã tâ ân tình hướng dẫn tôi thực hiê ân công trình nghiên cứu này. Cảm ớn Thầy đã luôn định hướng, ủng hô â và đô âng viên tôi hoàn thành bản luâ ân văn. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hoàng Khắc Nam và các Thầy cô Khoa Quốc tế học, trường Đại học Khoa học Xã hô âi và Nhân văn-Đại học Quốc gia Hà Nô âi trong thời gian qua đã tạo cơ hô âi học tâ âp và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của các bạn đồng học. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã cho tôi lòng tin. Học viên Lâm Mẫn 2 Summary The term "soft power", since the date of appearance, has become a standard reference for comparison with the overall strength of the state, the state power are not only the traditional hard powers such as economy, military composition, but also including cultural resources. Culture can make other countries feel the attractiveness of a country, draw people’s attention toward a foreign policy in order to gain respect. China is now walking firmly on the path of peaceful rise development, paying special attention to the issue of promoting soft power to build a healthy and good images. While developing partner relationships with countries in the region and the world, China has recognized the importance of cultural soft power. Therefore, in developing and strengthening bilateral relations with Southeast Asian countries (ASEAN), China has developed cultural diplomacy so as to lift up the China-ASEAN cooperational relationship continuously, and to alleviate the concerns of the Southeast Asian countries on the rise of China and refute arguments "China threat" of the West. KEY WORDS: Soft power Culture Diplomacy China Southeast Asia 3 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ý nghĩa thực tiễn Trong quan hê â quốc tế nói riêng và đời sống nhân loại nói chung, văn hóa giữ vai trò rất quan trọng. Văn hóa có mă ât ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hô âi và gắn bó trực tiếp với mỗi người. Ngày nay cuô âc cách mạng khoa học công nghê â diễn ra mạnh mẽ cùng với hô âi nhâ âp quốc tế trở thành xu thế lớn của thế giới, thông tin liên lạc và sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa trong quan hê â quốc tế là yếu tố không thể bỏ qua trên con đường hô âi nhâ âp thành công của mỗi quốc gia. Các nền văn minh, văn hóa các dân tô âc trên thế giới vốn đã rất phong phú đa dạng, trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế hiê ân nay càng trở nên đa dạng bô âi phần. Sự cô nâ g hưởng của truyền thống đại chúng phát triển mạnh mẽ khiến cho giao lưu văn hóa quốc tế ngày nay đâ âm đă âc, sâu rô âng. Với vai trò vừa là chủ thể vừa là đối tượng của văn hoá, con người có bề dày về kinh nghiê âm, văn hóa sẽ có khả năng đồng cảm với cô âng đồng khác trong quá trình tương tác. Sự hiểu biết lẫn nhau về văn hóa sẽ làm cho mỗi nhóm, mỗi cô âng đồng trở nên tinh tế hơn trong hành vi tìm kiếm lợi ích của mình trong các mối quan hê â với các nhóm và các cô âng đồng khác. Ngược lại nếu không có sự hiểu biết về văn hóa, hoă âc hiểu biết hời hợt sẽ dẫn đến những hành vi tìm kiếm lợi ích của các cô nâ g đồng trở nên khó chấp nhâ ân và có thể bị thất bại. Ý nghĩa khoa học Để công tác ngoại giao văn hóa đạt hiê âu quả cao, cần đi sâu nghiên cứu các khía cạnh của ngoại giao văn hóa, từ đó phát triển lý luâ ân và khoa học cho hoạt đô âng thực tiễn, xây dựng chiến lược phát triển dài hạn, có trọng tâm trọng điểm, tránh rơi vào bị đô âng, đối phố xử lý tình huống. Nghiên cứu ngoại giao văn hóa trong viê âc gia tăng sức mạnh mềm là góp phần tìm hiểu vai trò “gác cửa” của văn hóa đối ngoại trên mă ât trâ ân văn hóa tư tưởng. Với nền văn minh rực rỡ phát triển từ hàng nghìn năm, dân tộc Trung Hoa là một dân tộc yêu hòa bình, tôn sùng tự do, theo đuổi chính nghĩa, và văn hóa Trung Hoa là một nền văn hóa hòa bình, chân thành “Hòa vi quý ” vẫn là giai điệu chính trước sau 4 như một của tư tưởng xã hội Trung Quốc. Sự trỗi dâ ây của Trung Quốc trong thế kỷ XXI được thể hiê ân trong nhiều lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa, quan hê â quốc tế... Trong đó, Trung Quốc đă âc biê ât nhấn mạnh đến viê âc phổ biến văn hóa như mô ât phương tiê ân để phổ biến hình ảnh và sức hấp dẫn của mình đến khắp nơi trên thế giới. Các nước Đông Nam Á như Viê ât Nam với đă âc điểm vừa là quốc gia láng giềng, vừa là mô ât phần của Đông Nam Á, nơi Trung Quốc đă âc biê ât quan tâm và mở rô âng ảnh hưởng, có mối quan hê â văn hóa lâu đời với Trung Quốc, và chịu nhiều ảnh hưởng từ nền văn hóa đó. Thuật ngữ “sức mạnh mềm” ngay từ khi xuất hiê ân đã trở thành một tiêu chuẩn tham khảo để so sánh với sức mạnh tổng thể nhà nước, tức là sức mạnh nhà nước không những là do các sức mạnh cứng truyền thống như kinh tế, quân sự cấu thành, mà còn bao gồm cả tài nguyên văn hóa.Văn hóa có thể khiến cho các nước khác cảm nhận được sức hấp dẫn của mô ât quốc gia nào đó, khiến cho người ta hướng về mô ât chính sách ngoại giao để có thể giành được sự kính trọng. Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc đến nay, trong khi phát triển mối quan hệ song phương với các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc đã nhận thức đến tầm quan trọng của sức mạnh mềm và đã triển khai ngoại giao sức mạnh mềm với nhiều hình thức đa dạng trên nhiều lĩnh vực, giúp cho mối quan hệ hợp tác Trung Quốc-ASEAN được nâng lên không ngừng. Hiện nay, giới học thuật của Trung Quốc nghiên cứu về sức mạnh mềm và mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã có khá nhiều công trình nghiên cứu và đã giành được một số thành tựu. Có thể nói rằng ngoại giao văn hóa là một trong những bộ phâ ân quan trọng không thể thiếu được trong chính sách ngoại giao sức mạnh mềm của Trung Quốc. Từ khi nước Trung Quốc mới được thành lâ âp và phát triển hơn 60 năm nay, nhất là khoảng 30 năm gần đây, Trung Quốc đã và vẫn đang đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn trên trường quốc tế với sức mạnh nhà nước được nâng lên không ngừng. Trong quá trình này, sự nghiệp ngoại giao Trung Quốc đã giành được những thành tựu đáng nể, khiến mỗi người Trung Quốc đều cảm thấy tự hào, bên cạnh đó Trung Quốc cũng đang đối mặt với những nhiệm vụ mới và thách thức mới. 5 Thực tế, những ảnh hưởng văn hóa đó là gì? Những ảnh hưởng đó là quá trình tác đô âng ngẫu nhiên hay nằm trong chính sách phổ biến “sức mạnh mềm” của Trung Quốc? Những ảnh hưởng đó tác đô âng như thế nào đến nhâ ân thức của người nước ngoài, và đă âc biê ât là đối với mối quan hê â kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao...giữa hai nước? Tất cả những câu hỏi đó đều sẽ được làm rõ sau kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế của đề tài. Từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Ngoại giao văn hóa trong việc gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc tại Đông Nam Á mười năm đầu thế kỳ XXI” làm đề tài nghiên cứu luâ ân văn thạc sỹ ngành Quan hê â quốc tế tại khoa Quốc tế học, Đại học Khoa học xã hô âi và Nhân văn-Đại học Quốc gia. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vấn đề Ngoại giao văn hóa là mô ât lĩnh vực rô âng, có tính liên ngành cao, diễn ra trên nhiều lĩnh vực, nhiều lực lượng cùng tham gia. Trong giới hạn luâ ân văn, trên cơ sơ nghiên cứu những vấn đề lý luâ ân cơ bản của ngoại giao văn hóa chúng tôi đi sâu tìm hiểu vai trò, hoạt đô âng thực tiễn về nô âi dung ngoại giao văn hóa trong viê câ gia tăng sức mạnh mềm Trung Quốc hiê ân nay. Nghiên cứu quan điểm về vấn đề gia tăng sức mạnh mềm Trung Quốc thông qua sức hấp dẫn văn hóa. Những sự ảnh hưởng và thể hiê ân của Tư tưởng Nho giáo trong mă ât ngoại giao nhất là ngoại giao văn hóa; quan điểm của các nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng như sự nhâ ân thức của các học giả Trung Quốc đối với vấn đề tăng cường sức mạnh văn hóa. Đồng thời cũng có đề câ âp tới trong những năm gần đây công cuô âc ngoại giao văn hóa Trung Quốc đã có mô ât số phát triển và thành tựu trên khắp thế giới. Tìm hiểu hoạt đô âng giao lưu văn hóa đối ngoại trong ngoại giao văn hóa của Trung Quốc tại các nước Đông Nam Á, và sẽ có tác đô âng như thế nào để gia tăng sức mạnh mềm. 6 3. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiê ân đề tài, tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu là phân tích:  Phân tích những văn kiê ân chính thức nhà nước.  Tham khảo và phân tích các công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm nói chung và sức mạnh mềm Trung Quốc nói riêng qua các bài báo của các học giả trong và ngoài nước đăng trên các tạp chí chuyên ngành và các trang thông tin trực tuyến... 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề “Sức mạnh mềm” trong quan hê â quốc tế nhất là trong thời gian gần đây đã trở thành mô ât khái niê âm phổ biến được nhiều người quan tâm. Đây không phải là mô ât học thuyết mới, thâ âm chí những tư tưởng cơ bản của “sức mạnh mềm” đã xuất hiê ân từ rất lâu trong các hê â tư tưởng kinh tế-chính trị phương Đông cổ đại. Tuy nhiên, do “sức mạnh mềm” ngày càng được ưu tiên trong chính sách đối ngoại của nhiều nước, đăc biê ât là Mỹ và Trung Quốc nên vấn đề này đã nhâ nâ được sự quan tâm xứng đáng. Đó là mô ât khái niê âm trong ngành chính trị học và quan hê â quốc tế, được nhắc đến lần đầu tiên từ những năm 1970 bởi các học giả như Klaus Knorr, George Modelski. Và khái niê âm này được giáo sư Joseph Nye nghiên cứu và định nghĩa mô ât cách đầy đủ. Sau đó, lý thuyết sức mạnh mềm đã được giới học giả các nước phát triển mạnh với mô ât số đă âc điểm riêng. Trong đó, theo Giáo sư Joseph S. Nye, “Bound to Lead: The Changing Nature of American Power” xuất bản năm 1990 (Basic Books, New York) là quyển sách đầu tiên ông phát triển khái niê âm sức mạnh mềm. Ông cho rằng bản chất của quyền lực đã thay đổi, thế giới đang ngày càng phụ thuô âc lẫn nhau. Sau đó, ông có đề câ âp lại khái niê âm sức mạnh mềm khi viết quyển “The Paradox of American Power: Why the World’s Only Superpower Can’t Go It Alone” năm 2001(Oxford University Press), tại đây ông cho rằng, các quyền lực lớn bao gồm cả Mỹ đã sử dụng khéo léo cả sức mạnh cứng và sức mạnh mềm. Mỹ sở hữu mô ât sức mạnh và sức ảnh hưởng hoàn toàn khác phân biê ât với “sức mạnh cứng”. Sau đó quan điểm này được phát triển sâu rô âng hơn trong mô ât 7 ấn phẩm sách của ông ấy mang tên là “Soft power: The Means to Success in World Politics” được xuất bản năm 2004 ( Public Affairs, New York). Ông Nye định nghĩa “ sức mạnh mềm” nằm ở khả năng gây ảnh hưởng đến người khác... Đó là khả năng có thể đạt được thứ mình muốn thông qua tính thuyết phục chứ không phải qua đe dọa hay mua chuô âc. “sức mạnh mềm” được hình thành từ sự hấp dẫn của văn hóa quốc gia, lý tưởng chính trị, và chính sách. Khi những chính sách của mô ât đất nước phù hợp trong mắt của người khác thì “sức mạnh mềm” sẽ được gia tăng. 1 Ở Nhâ tâ Bản, sức mạnh mềm Nhâ tâ Bản từ lâu đã được các nhà lãnh đạo và học giả Nhâ tâ Bản chú ý nghiên cứu đồng thòi xây dựng chiến lược phát triển. Có mô tâ cả viê nâ nghiên cứu sức mạnh mềm “The Japan Soft Power Research Institute” mô tâ trong những thành quả tiêu biểu của nó là quyển sách “Soft Power Superpower: Cultural and National Assets of Japan and the United States” của hai tác giả Yasushi Watanabe và David McConnell xuất bản năm 2008(M.E Sharpe, Armonk, New York). Đây là mô tâ khảo sát tường tâ nâ về điểm mạnh và hạn chế của sức mạnh mềm Hoa Kỳ và Nhâ tâ Bản.2 Đây là đề tài nghiên cứu còn khá mới mẻ đối với Viê ât Nam, nhưng đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã có đề câ âp tới. Qua khảo sát các công trình ngiên cứu của Viê ât Nam, có thể nhâ ân thấy mô ât số thành quả nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài này được phân loại thành các nhóm chủ đề như sau: a. Nhóm theo góc nhìn về cô âng đồng người Hoa có thành quả nghiên cứu như sau: bài Người Hoa ở Malayisia của Nguyễn Thành Văn thuô âc Viê ân Nghiên cứu Đông Nam Á (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 5(51)- 2003), trong bài này tác giả đã trình bày quá trình di cư của người Hoa đến Malayxia từ năm 1786 đến năm 1941 và nguyên nhân di cư của người Hoa đến Malayxia trong giai đoạn 1786-1941, rồi cũng chỉ ra sự tác đô âng của người Hoa đối với kinh tế chính trị xã hô âi và văn hóa Malayxia. Ngoài bài nói trên ra, còn có Trần Khánh TSKH Viê ân Nghiên cứu Đông Nam Á có bài in với đề tài là Người Hoa trong quan hê ê Trung Quốc-ASEAN ( tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 6 (58)-2004), trong bài này tác giả trước hết đã khái Nye. Jr.Joseph S.(2004), “Soft power: The Means to Success in World Politics”, Public Affairs, NY, tr.1011 2 Võ Thị Mai Thuâ ân (2012), “Sức mạnh mềm Nhâ ât Bản những năm đầu thế kỷ 21”, Luâ nâ văn Thạc sĩ chuyên ngành Quan hê â quốc tế,trường ĐH KHXH-NV ,Hồ Chí Minh. 1 8 quát về cô âng đồng người Hoa Đông Nam Á, sau đó đã đề ra tầm quan trọng và ảnh hưởng của “nhân tố Hoa” trong bang giao ASEAN-Trung Quốc dưới thời Chiến tranh lạnh, và phần nô âi dung về người Hoa trong quan hê â ASEAN-Trung Quốc từ đầu thâ âp tiên 90 của thế kỷ XX đến nay, tác giả cũng khẳng định và nhấn mạnh rằng người Hoa có mô ât vị trí quan trọng trong bang giao Đông Nam Á-Trung Quốc nói chung, ASEAN-Trung Quốc nói riêng. b. Nhóm theo quan điểm về quan hê â Trung Quốc với các nước Đông Nam Á như Viê ât Nam chẳng hạn thì có những công trình nghiên cứu như: Tác phẩm công trình nghiên cứu khoa học với tên đề tài Ngoại giao Cô êng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI do Tiến sĩ Lê Văn Mỹ (Nxb.Từ Điển Bách Khoa), Viê nâ Nghiên cứu Trung Quốc-Viê ân Khoa học xã hô iâ Viê ât Nam chủ biên cũng có đề câ âp tới ngoại giao công chúng và sức mạnh mềm, trong cuốn sách này có trình bày tình hình thế trong khu vực và trên thế giới, cũng như đề ra quan điểm về quan hê â Trung Quốc với các nước phát triển như Mỹ và Liên minh châu Âu, đă âc biê ât là trong chương ba có phân tích và đề câ âp tới ngoại giao láng giềng của Trung Quốc với các nước như Nga, Ấn Đô â và Nhâ ât Bản, cũng như ASEAN. Trong chương năm thì trọng điểm đề câ âp tới hai nô âi dung như nhâ ân thức và tầm quan trọng của Ngoại giao văn hóa trong viê âc tăng cường sức mạnh mềm và sự thúc đẩy của Ngoại giao nhân dân trong viê âc quảng bá và nâng lên hình ảnh nhà nước Trung Quốc. Trong chương này tác giả thấy rằng chiến lược nâng cao sức mạnh mềm thông qua ngoại giao văn hóa của Trung Quốc tâ âp trung vào ba hướng cơ bản: 1) Nhâ ân thức toàn diê ân văn hóa truyền thống Trung Hoa, truyền bá các giá trị văn hóa phổ biến nhằm tăng cường sức ảnh hưởng quốc tế của văn hóa Trung Hoa; 2) Tích cực thúc đẩy sáng tạo, hiê ân đại hóa văn hóa truyền thống; 3)Tăng cường giao lưu đối ngoại, thúc đẩy văn hóa Trung Hoa hướng ra thế giới. Mà viê âc Trung Quốc ngày càng sử dụng rô âng rãi hơn sức mạnh mềm văn hóa sẽ giúp quốc gia này khai thác được những lợi thế cơ bản của nguồn lực văn hóa như sau: trước hết là lợi thế của mô ât nền văn hóa truyền thống đầy sức hấp dẫn đối với 9 thế giới. Nếu Trung Quốc phát huy tốt lợi thế về bề dày lịch sử, giá trị tinh hoa với hạt nhân là văn minh Nho giáo, tích cực tiến sâu địa hạt văn hóa đại chúng toàn cầu, chắc chắn đó sẽ là mô ât loại quyền lực giúp nước này gia tăng sức ảnh hưởng, sức cạnh tranh, từ đó giành được nhiều quyền chủ đô âng hơn trong các công viê âc chi phối hành vi quốc tế. Tiếp theo là lợi thế đến từ thời đại bùng nổ thông tin sẽ đem lại cho Trung Quốc nhiều cơ hô âi để truyền bá sức ảnh hưởng của văn hóa ra toàn cầu. Nếu Trung Quốc tăng cường truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống cũng như hiê ân đại thông qua các phương tiê ân thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình, truyền thanh và mạng internet, văn hóa sẽ trở thành thứ vũ khí có tính lan tỏa và cô âng hưởng cao giúp giải quyết nhiều vấn đề khi nảy sinh tranh chấp quốc tế. Mă ât khác, trong bối cảnh khủng khoảng kính tế đang ngày càng sâu sắc, viê âc sử dụng hiê âu quả loại sức mạnh có chi phí truyền bá thấp và ít rủi ro như văn hóa, không chỉ giúp Trung Quốc giảm thiểu khả năng phải áp dụng các biê nâ pháp mang tính cưỡng chế có chi phí cao mà còn mở rô âng hơn nữa những lợi ích lớn, thâ âm chí cả những mục tiêu mà sức mạnh cứng không thể thực hiê ân được. từ đây tác giả thấy rằng là chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc trong thời điểm này kết hợp song song với “sức mạnh cứng” sẽ giải quyết được ít nhất hai vấn đề. Thứ nhất là sự gia tăng sức hấp dẫn văn hóa sẽ khiến cho các nước khác không thấy Trung Quốc là mô ât “sư tử hung dữ”- “mô ât mối đe dọa”. Thứ hai là thông qua sự lan tỏa ngày càng sâu rô âng của văn hóa Trung Quốc sẽ từng bước tạo dựng được những tiền đề cơ bản nhằm nâng các chính sách ngoại giao, chính trị của nước này lên tầm cao mới, mô ât trọng lượng mới trên trường quốc tế.3 Trong cuốn sách này, tác giả cũng có quan điểm dự báo xu hướng gia tăng sức mạnh mềm của ngoại giao Trung Quốc và thấy rằng đối với khu vực Đông Nam Á, mô ât khu vực có tầm chiến lược, Trung Quốc trong 10 năm tới sẽ vẫn tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại nhằm làm dịu bớt mối lo ngại của các nước Đông Nam Á về sự trỗi dâ ây của họ, tạo ra môi trường hòa bình, ổn định xung quanh để phát triển kinh tế, đồng thời chấp nhâ ân các biê ân pháp mềm dẻo hơn trong giải quyết các bất TS. Lê Văn Mỹ (2011), Ngoại giao Cô êng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.188-190. 3 10 đồng, tranh chấp biên giới, lãnh thổ và lãnh hải; vẫn nỗ lực gây dựng “ấn tượng Trung Hoa đối với khu vực Đông Nam Á thông qua nhiều hoạt đô âng viê ân trợ, tài trợ văn hóa vì viê âc cải thiê ân lòng tin, giảm bớt phản ứng của dư luâ ân về tranh chấp trên biển, dần dần đi đến khẳng định chắc chắn hơn sức mạnh mềm tại khu vực Đông Nam Á vẫn còn là mục tiêu xa vời và khó đạt được của Trung Quốc. 4 Còn mô ât quyển sách mang tên những vấn đề nổi bâ êt trong quan hê ê Trung QuốcViê êt Nam 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020 do Tiến sĩ Nguyên Đình Liêm của Viê ân Nghiên cứu Trung Quốc- Viê ân Khoa học xã hô âi Viê ât Nam chủ biên và được xuất bản. Trong cuốn sách này được chia thành ba phần, nô âi dung phần thứ nhất là nhìn lại quan hê â Trung Quốc- Viê ât Nam sau 10 năm bình thường hóa từ năm 1991-2000; thì phần thứ hai đề câ âp đến những vấn đề nổi bâ ât trong quan hê â Trung Quôc-Viê ât Nam 10 năm đều thế kỷ XXI từ những góc đô â như quan hê â chính trị, kinh tế và do lịch sử để lại; và phần thứ ba là nêu ra triển vọng quan hê â Trung Quốc-Viê ât Nam trong những năm 2011-2020, trong phần này ngoài nêu ra những nhân tố mới tác đô âng đến quan hê â Trung Quốc-Viê ât Nam ra, cũng có dự báo xu hướng phát triển quan hê â Trung-Viê ât sẽ tiến lên như thế nào trong những năm 2011-2020. c. Nhóm theo quan điểm về mă ât văn hóa phát triển của Trung Quốc là bài Những đểm sáng văn hóa Trung Quốc năm 2009 và triển vọng 2010 của Thạc sĩ Chử Bích Thu thuô âc Viê ân Nghiên cứu Trung Quốc được đăng bài trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 4(104)- 2010, mà cái quan điểm của bài này xuất phát từ lĩnh vực phát triển văn hóa, tâ âp trong trình bày những trọng điểm phát triển văn hóa của Trung Quốc trong năm 2009, bên cảnh đó cũng có đưa ra mô ât số đánh giá về những mă ât hạn chế, cũng như phương hướng phát triển của ngành văn hóa Trung Quốc trong năm 2010. Thạc sĩ Chử Bích Thu của Viê ân Nghiên cứu Trung Quốc theo góc nhìn lịch sử văn hóa cũng tương đương có bài nô âi dung đề câ âp tới sức mạnh mềm văn hóa, bài in được phát biểu trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1 năm 2009 với tền đề tài là TS. Lê Văn Mỹ (2011), Ngoại giao Cô êng hòa Nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Từ điển Bách khoa, tr.291. 4 11 Vấn đề Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Trung Quốc trong tiến trình hô âi nhâ âp quốc tế. d. Nhóm theo quan điểm về sức mạnh mềm và chính sách ngoại giao đối ngoại có bài nghiên cứu như : TS. Lê Văn Mỹ có bài được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 3(61)-2005 Bước đầu tìm hiểu về “Ngoại giao láng giềng” của Trung Quốc từ sau chiến tranh Lạnh. Thạc sĩ Phạm Hồng Yến thuô âc Viê ân Nghiên cứu Trung Quốc có bài nghiên cứu với tên đề tài là Ngoại giao văn hóa Trung Quốc và vai trò của nó trong quá trình hô êi nhâ êp quốc tế và đã được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quôc số8(96)-2009; Ngoại giao công chúng Trung Quốc hiê ân trạng và thách thức với số tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc là số 2(114)-2011. Thạc sĩ Chử Bích Thu cũng có bài đề câ âp tới chuyên đề này với tên đề tài là Nhìn nhâ ên vai trò của sức mạnh mềm trong sự trỗi dâ êy của Trung Quốc, bài này được phát biểu trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 7(131)-2012. Ngoài ra, còn có bài nghiên cứu Thự hiê ên sức mạnh mềm và chiến lược truyền bá đối ngoại của Trung Quốc của Lý Trí được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số1(89)-2009. e. Nhóm theo mă ât văn hóa và giáo dục để hướng về mối quan hê â Trung Quốc với các nước Đông Nam Á thì có những công trình nghiên cứu như thạc sĩ Chử Bích Thu có bài Vấn đề bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Trung Quốc trong tiến trình hô êi nhâ êp quốc tế được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1(89)-2009; Giáo dục trung học sơ sở và trung học phổ thông ở Trung Quốc: thực trạng và triển vọng moịt vài điểm so sánh với Viêtê Nam của Tiến sĩ Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc Đỗ Tiến Sâm mà được phát biểu trên Nghiên cứu Trung Quốc số 2(42)-2002 và Vũ Minh Tuấn thuô âc Vụ Hợp tác quốc tế- Bô â Giáo dục và đào tạo có bài được đăng trên số 2(60)-2005 Nghiên cứu Trung Quốc với đề tài là Giao lưu và hợp tác giáo dục Viêtê Nam-Trung Quốc trên đà phát triển. Phía Trung Quốc cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đề câ âp tới sức mạnh mềm cũng như ngoại giao văn hóa hoă âc ngoại giao công chúng tại Đông Nam Á nói riêng 12 và khắp thế giới nói chung, nhiễu công trình nghiên cứu này với thành quả nghiên cứu rất rõ nét và khả quan. Chẳng hạn như Bành Tân Lương đã có tác phẩm sách in với đề tài là Ngoại giao văn hóa và sức mạnh mềm Trung Quốc: Mô êt góc nhìn toàn cầu hóa (2008) (Nhà xuất bản dạy học và nghiên cứu ngoại ngũ Bắc Kinh), cuốn sách này theo góc đô â khái niê âm văn hóa, tính dân tô âc và trong bối cảnh toàn cầu hóa nên tâ ân dụng những thủ đoạn của ngoại giao và sẽ triển khai công viê âc ngoại giao văn hóa như thế nào để đạt tới mục tiêu của ngoại giao. Bên cảnh đó trong bài này cũng có trình bày lợi ích văn hóa quốc gia và an ninh văn hóa của Trung Quốc trong lối cảnh toàn cầu hóa, rồi cũng tỏ ra những suy nghĩ về ngoại giao văn hóa Trung Quốc trong thời kỳ tới và phân tích những sự kiê ân đă âc biê ât của ngoại giao văn hóa Trung Quốc như xây dựng Học viê ân Khổng Tử tại khắp nơi thế giới, tổ chức hàng loạt hoạt đô âng nghê â thuâ ât như Năm văn hóa Trung Quốc tại hải ngoại. Là mô ât người chuyên gia chuyên sâu về ngoại giao công chúng với nhiều năm dồi dào kinh nghiê âm thực tiễn công viê âc ngoại giao đối ngoại, ông Triê âu Khởi Chính cũng có những công trình nghiên cứu rất đáng kể, như Đối thoại xuyên quốc gia-nét trí tuê ê của Ngoại giao công chúng (2012) (The Wisdom of Public Diplomacy, Nhà xuất bản Tân Thế giới ). Trong cuốn sách này đã thu tâ âp những nô âi dung về ông đã từng tiến hành buổi đối thoại với những nhân viên ngoại giao cấp cao của các nước như Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhâ tâ Bản và nhân sĩ nghiên cứu chuyên môn trong khu vực Châu Á và trên khắp thế giới, cũng như có mô ât số bài phát biểu mà đã được thuyết trình trong những sự kiê ân đă âc biê ât trong mấy năm trở lại đây, có thể nói đó là mô ât cuốn sách mang tính thực tiễn và tính nghiên cứu rất cao đối với công trình nghiên cứu và thực hiê ân ngoại giao công chúng của Trung Quốc; còn có những tác phẩm khác như Dialogue between Nations Speeches by Zbao (2009) (Nhà xuất bản Ngoại văn), sách này được bằng tiếng Anh in ra, nô âi dung xung quanh về ngoại giao công chúng và giao lưu văn hóa đối ngoại, đều căn cứ vào những bài phóng sự và thuyết trình của ông ấy ngay từ năm 1998 bắt đầu; Sự giao lưu xuyên nét văn hóa và ngoại giao công chúng (2011) (Nhà xuất bản Đại học Nhân dân Trung Quốc), thì tác phẩm này cũng có nêu ra và phân tích khái niê âm ngoại giao công chúng, trong đó cũng bằng nhiều sự 13 kiê ân để minh bạch và bành chứng sức mạnh mềm văn hóa có tác đô âng như thế nào đối với sự phát triển của nhà nước. Về sức mạnh mềm và ngoại giao công chúng của Trung Quốc thì các nước phương Tây cũng có nhiều công trình nghiên cứu đề câ âp tới, có mô ât số chuyên đề như Học viê ân Khổng Tử cũng có khá nhiều thành quả nghiên cứu. Tháng 9 năm 2014, tại Trung tâm nghiên cứu Ngoại giao công chúng của trường Đại học Southern California đã công bố Báo cáo nghiên cứu về Học viê ân Khổng Tử với tên đề tài “Confucius Institutes and the Globalization of China’s Soft Power ”5, trong đó bao gồm ba bài báo cáo nghiên cứu riêng của các học giả cụ thể như: “ China’s Confucius Institutes: Understanding the Relational Structure and Relational Dynamics of Network Collaboration” của giáo sư R.S. Zaharna, đó là mô ât bài chuyên nghiên cứu viê âc thực thi và triển khai Học viê nâ Khổng Tử trên khắp nơi toàn cầu; “Authenticating the Nation: Confucius Institutes and Soft Power” là bài nghiên cứu của giáo sư Jennifer Hubbert, xoay quanh viê âc nghiên cứu thực tế về sự quảng bá sức mạnh mềm và Học viê ân Khổng Tử; còn có mô ât bài khác với tên đề tài là “ The Globalization of Chinese Soft Power: Confucius Institutes in South Africa” của Học giả Falk Hartig, đó là báo cáo khảo sát về công viê âc thực thi của Học viê ân Khổng Tử tại Nam Phi. “The Rise of China’s Public Diplomacy” của Học giả Hà Lan Ingrid d’Hooghe được phát biểu ở năm 2007, đó là mô ât bài báo cáo chuyên môn phân tích và giới thiê âu ngoại giao công chúng của Trung Quốc với nô âi dung sâu sắc. Trong bài này trước hết đưa ra quan điểm và khái niê âm về ngoại giao công chúng dưới hoàn cảnh Trung Quốc; sau đó nêu ra các yếu tố mà đã ảnh hưởng đến viê âc ngoại giao công chúng Trung Quốc như cải cách kinh tế chính trị và sự phát triển của chính sách ngoại giao, rồi tác giả phân tích ưu thế và yếu thế cả hai mă ât trong viê âc ngoại giao công chúng của Trung Quốc, thấy rằng Trung Quốc với đă âc điểm có văn hóa phong phú và lịch sử lâu đời chính là ưu thế lớn nhất trong viê âc ngoại giao công chúng. Ngoài ra trong bài này còn trình bày mục tiếu và hê â thống thực hiê ân viê âc ngoại giao công chúng của Trung USC Center on Public Diplomacy at the Annenberg School (2014), Confucius Institutes and the Globalization of China’s Soft Power, Los Angeles. http://uscpublicdiplomacy.org/sites/uscpublicdiplomacy.org/files/useruploads/u25044/Confucius %20Institutes%20v2%20%281%29.pdf 5 14 Quốc, sơ qua giới thiê âu mô ât số dự án chương trình của ngoại giao công chúng kể cả Học viê ân Khổng Tử, dự án du học và trao đổi sinh viên, truyền thông, xuất bản phẩm, viê ân trợ quốc tế và hợp tác thương mại, thì trong bài cuối tác giả cũng đưa ra kết luâ ân về công viê âc ngoại giao công chúng của Trung Quốc tức là tương lai của ngoại giao công chúng của Trung Quốc còn phải chịu trách nhiê âm nă âng nề mà con đường dẫn tới thành công thì còn rất xa, vẫn phải trải qua mô ât chă âng đường lâu dài và gă âp nhiều khó khăn.6 Nhưng trong bài “The Struggle for Soft Power in Asia: Public Diplomacy and Regional Competition” của Ian Hall và Frank Smith được đăng trên tạp chí Asian Ingrid d’ Hooghe (2007), The Rise of China’s Public diplomacy, The Hague, Netherlands Institute of International Relations Clingendael, Clingendael Diplomacy Papers No.12, nguyên văn như “...China’s leader have long recognized that improving China’s image is a prerequisite for its economic and political rise and that China therefore needs public diplomacy. China arouses suspicion for various reasons in various parts of the world. The world worries about China’s economic, political and military rise, its hunger for raw materials and energy, its violations of human rights and increasingly about the deteriorating environment. At the same time, China’s soft power is growing. China has become an attractive partner and a source of inspiration for many. China’s political-economic model-the Beijing Consensus-coupled with development aid, appeals to developing countries, and China’s economic dynamism and its vibrant culture are attractive to almost the whole world. After all, everybody loves a winner. It is evident that the Chinese government is aware of both China’s soft power and it problematic image and uses public diplomacy as a strategic tool to benefit from the first and address the latter. Chinese leaders have developed comprehensive and well – thought - out plans for action and have adapted them to new developments when needed. They have identified realistic public diplomacy goals and various key issues, selected target groups for each goal and fine-tuned each message to specific audiences. They use a wide variety of instruments to get the message across, such as the media (radio, newspapers and television), the internet, white papers, cultural events, official visits, development aid and investment, and cultural and educational institutions. The government trains officals and the population in how to creat a better image... Ever-more public diplomacy activities take place outside the area of government control where individuals and civil society groups meet, exchange information and engage in dialogues. People-to-people diplomacy, international academic and business cooperation, and cultural events have a growing impact on China’s standing in the world. In some cases these people-to-people events are initiated and supervised by the government, but in most cases official involvement is limited to granting permission. There are too many NGOs and there is simply too much going on to be controlled in detail by government organizations. A growing number of elementary and middle schools all over the world now offer Chinese-language programmes, thereby raising interest in China’s culture and history. Chinas’ strategy of establishing Confucius Institutes worldwide on the basis of partnerships with foreign educational institutes leads to the active involvement of non-official foreign partners in promoting Chinese culture. For the Chinese diaspora, China’s economic and political rise is a source of pride and Chinese communities abroad increasingly organize or participate in events that promote China and Chinese culture. If not yet, then in the near future China’s blogosphere may become an important contributor to youth culture that is spread via the internet. In spite of public diplomacy successes and an improving image over the last decade, China also seems trapped between its aim at perfection in image projection and the strutural lack of openness of its society, as well as its inability to give up control. Furthermore, the Chinese regime will need to match its words more often to actions. China’s economic cooperation with corrupt regimes undermines its image as an increasingly responsible member of the international community and leads to international calls to boycott the 2008 Beijing Olympic Game. And as long as political dissidents are arrested and detained for their political ideas or liberal newspapers and magazines are shut down, no public diplomacy will be able to change China’s image as a country where human rights are violated. 6 15 Security (2013) thì có quan điểm khác nhau về sức mạnh mềm và ngoại giao công chúng của các nước Châu Á. Bài này chủ yêu nghiên cứu những chính sách và phương thức của các nước Châu Á kể cả Trung Quốc, Nhâ ât Bản, Ấn Đô â và Malayxia tâ ân dùng ngoại giao công chúng để gia tăng sức mạnh mềm, và căn cứ hai phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính để đưa ra kết luâ ân và quan điểm, họ cho rằng sự liên kết giữa quan niê âm của người dân nước ngoài với các chính sách ngoại giao công chúng được thực thi của mô ât quốc gia đó không cao, tức là những hoạt đô âng của ngoại giao công chúng của các nước Châu Á không phải là giúp cho sức mạnh mềm nhà nước có thể gia tăng, nhưng những quốc gia này vẫn hết sức đưa vào viê âc ngoại giao công chúng chính vì mục tích khác. Bởi các hành vi nỗ lực gia tăng sức mạnh mềm là vì những mục tiêu nào đó trong mức nhất định, thì coi như đó cũng là hoạt đô âng mô ât cách đúng đắn. Trong phần cuối tác giả thấy rằng về giành giâ ât sức mạnh mềm có lẽ sẽ tăng sâu hơn mâu thuẫn chứ không phải giảm nhẹ sự cạnh tranh trong khu vực này.7 5. Cấu trúc Luâ Ôn văn Bố cục của luâ ân văn được chia thành ba chương: Chương 1 đề câ pâ đến quan điểm của Trung Quốc về vấn đề gia tăng sức mạnh mềm thông qua sự hấp dẫn về văn hóa, khái quát quan điểm về gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của các lãnh đạo nhà nước cũng như giới học thuâ ât Trung Quốc. Chương 2 phân tích những phương thức hoạt động giao lưu văn hóa đối ngoại của Trung Quốc tại Đông Nam Á, tại đây thông qua đề ra các phương thức giao lưu đối ngoại như phim ảnh truyền hình, Liên hoan nghê â thuâ ât, xây dựng Học viê ân Khổng Tử v.v... để thúc đẩy nền văn hóa Trung Quốc được lan tràn tại khắp nơi Đông Nam Á và tạo nên mô ât ấn tượng văn hóa Trung Hoa sâu sắc trong lòng mỗi người dân. Chương 3 triển vọng ngoại giao văn hóa Trung Quốc tại Đông Nam Á những năm tới, trong bô â phâ ân này không những đề câ âp tới mô ât số vấn đề còn tồn tại trong viê âc ngoại giao văn hóa mà cần khắc phúc, đồng thời cũng có triển vọng công cuô âc ngoại 7 Ian Hall & Frank Smith (2013), The Struggle for Soft Power in Asia: Public Diplomacy and Regional Competition, Asian SecurityVolume 9, Issue 1, 2013, pp.1-18 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất