Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận cơ chế phát...

Tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (cdm)

.PDF
103
112
124

Mô tả:

Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận cơ chế phát triển sạch (CDM) Đỗ Thị Hải Vân Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn Thạc sĩ ngành: Khoa học Môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Hà Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn tại cơ sở sản xuất tinh bột sắn làng nghề Dương Liễu, Hà Nội đảm bảo đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40/2011 BTNMT, mức B. Tính toán giảm phát thải khí nhà kính khi thu hồi và tận dụng khí metan hình thành từ quá trình phân hủy yếm khí của hệ thống xử lý nước thải. Ước tính hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ giảm phát thát (CER) và khi thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch (than) bằng khí sinh học thu hồi. Keywords: Khoa học môi trường; Xử lý nước thải; Chế biến tinh bột sắn Content MỞ ĐẦU Với đặc trưng của nước thải chế biến tinh bột sắn có hàm lượng chất hữu cơ cao khi phân hủy có thể tạo thành khí metan, CO2 là những khí có thể gây hiệu ứng nhà kính, nên xu hướng trên thế giới ngày nay, không chỉ tập trung vào khía cạnh xử lý nước thải mà còn xem xét, kết hợp việc xử lý nước thải với việc tận thu, giảm phát thải khí nhà kính theo hướng tiếp cận cơ chế phát triển sạch – CDM. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, trong luận văn này đã tiến hành thực hiện đề tài : “Nghiên cứu xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn theo hướng tiếp cận Cơ chế phát triển sạch (CDM)” với mục tiêu: xử lý ô nhiễm môi trường (nước thải chế biến tinh bột sắn) kết hợp thu khí giảm phát thải khí nhà kính nhằm bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả kinh tế. 1 Nội dung nghiên cứu của luận văn: - Nghiên cứu hệ thống xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn tại cơ sở sản xuất tinh bột sắn làng nghề Dương Liễu, Hà Nội đảm bảo đạt quy chuẩn xả thải theo QCVN 40/2011 BTNMT, mức B - Tính toán giảm phát thải khí nhà kính khi thu hồi và tận dụng khí metan hình thành từ quá trình phân hủy yếm khí của hệ thống xử lý nước thải - Phân tích hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ giảm phát thát (CER) và khi thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch (than) bằng khí sinh học thu hồi. 2 Chƣơng 1 – TỔNG QUAN 1.1 Ngành chế biến tinh bột sắn Sắ n củ tươ i Nướ c Bóc vỏ , rửa sạ ch Nghiề n Nướ c Nhiệ t lượ ng Nướ c thả i Vỏ sắ n Lọ c thô Bã thả i rắ n Lắ ng lầ n 1 Lắ ng lầ n 2 Thu tinh bộ t Thu bộ t đ en Phơ i sấ y khô Hơ i nướ c Nư ớc thả i Sả n phẩ m Hình 1.1. Quy trình chế biến tinh bột sắn Lượng nước thải sinh ra từ trong quá trình chế biến tinh bột sắn là rất lớn, trung bình 10 -30 m3/tấn sản phẩm [48]. Căn cứ vào qui trình chế biến bột sắn, có thể chia nước thải thành 2 dòng: - Dòng thải 1: là nước thải ra sau khi phun vào guồng rửa sắn củ để loại bỏ các chất bẩn và vỏ ngoài củ sắn. Loại nước thải này có lưu lượng thấp (khoảng 2m3 nước thải /tấn sắn củ), chủ yếu chứa các chất có thể sa lắng nhanh (vỏ sắn, đất, cát…). Do vậy với nước thải loại này có thể cho qua song chắn, để lắng rồi quay vòng nước ở giai đoạn rửa. Phần bị giữ ở song chắn (vỏ sắn) sau khi phơi khô được làm nhiên liệu chất đốt tại các gia đình sản xuất. 3 - Dòng thải 2: là nước thải ra trong quá trình lọc sắn, loại nước thải này có lưu lượng lớn (10m3 nước thải/tấn sắn củ), có hàm lượng chất hữu cơ cao, hàm lượng rắn lơ lửng cao, pH thấp, hàm lượng xianua cao, mùi chua, màu trắng đục. 1.2. Xử lý nƣớc thải chế biến tinh bột sắn bằng phƣơng pháp sinh học 1.2.1. Cơ chế quá trình phân hủy hiếu khí Sử dụng nhóm vi sinh vật hiếu khí, hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục. Quá trình phân hủy hiếu khí bao gồm 3 giai đoạn biểu thị bằng các phản ứng: + Oxy hóa các chất hữu cơ + Tổng hợp tế bào mới + Phân hủy nội bào 1.2.2. Cơ chế quá trình phân hủy kị khí Gồm 4 giai đoạn chính: giai đoạn thủy phân, giai đoạn lên men axit hữu cơ, giai đoạn axetic hóa, giai đoạn lên men CH4 1.3. Tình hình nghiên cứu xử lý nƣớc thải sản xuất tinh bột sắn 1.3.1. Các nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn trên thế giới 1.3.2. Các nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn ở Việt Nam 1.4. Cơ chế phát triển sạch (CDM) Trong 3 cơ chế của KP, CDM là cơ chế đặt biệt liên quan đến các nước đang phát triển. Theo Điều 12 của KP, mục tiêu của CDM là: - Giảm nhẹ biến đổi khí hậu; - Giúp các nước đang phát triển đạt được sự phát triển bền vững và góp phần thực hiện mục tiêu cuối cùng của UNFCCC; - Giúp các nước phát triển thực hiện cam kết về hạn chế và giảm phát thải định lượng KNK theo Điều 3 của KP. Nghiên cứu xử lý và tận dụng các dòng chất thải giàu chất hữu cơ như nước thải chế biến tinh bột sắn để sản xuất khí/năng lượng sinh học không chỉ phù hợp với các hướng ưu tiên, khuyến khích của chính phủ Việt Nam cho các dự án CDM liên quan đến 4 “Đổi mới năng lượng: Khuyến khích khai thác và sử dụng các loại năng lượng từ các nguồn như sinh khối, năng lượng mặt trời và năng lượng gió...” Việc áp dụng CDM trong xử lý nước thải chế biến tinh bột sắn sẽ tạo cơ hội để các cơ sở sản xuất được hưởng lợi ích kinh tế từ quyền bán khối lượng giảm phát thải khí CO 2 và CH4 là hai khí gây hiệu ứng nhà kính và tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường góp phần phát triển bền vững làng nghề. Chƣơng 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Trong phạm vi luận văn này sẽ tiến hành nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn lấy tại cơ sở sản xuất tinh bột sắn làng nghề Dương Liễu, Hà Nội bằng hệ bùn hoạt tính yếm khí ngược dòng (UASB) qui mô phòng thí nghiệm (thiết bị phản ứng 8 lít). 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập tài liê ̣u Các nguồn tài liệu gồm: tài liệu và thông tin về làng nghề, bài báo khoa học , luâ ̣n văn... 2.2.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực tế Đi thực tế , khảo sát và phỏng vấn một số hộ sản xuất, lấy mẫu nước thải tại cống thải (nước thải hỗn hợp) của các hộ sản xuất tại làng nghề chế biến tinh bột sắn Dương Liễu, Hoài Đức, Hà Nội theo TCVN 5999: 1995 (ISO 5667-10: 1992). Tiến hành lấy mẫu 4 đợt trong khoảng từ tháng 2 đến tháng 4/2012. 2.2.3. Phương pháp thực nghiệm Phân tích thông số: pH, SS, COD theo các phương pháp tương ứng TCVN 6492:2011, TCVN 6625:2000 và TCVN 6491:1999. 5 Hình 2.1. Sơ đồ nguyên lý hoạt động của hệ UASB Hệ thí nghiệm xử lý nước thải bằng UASB qui mô phòng thí nghiệm chế tạo bằng vật liệu polymer trong, có đường kính 14cm, chiều dài cột 80 cm (thể tích phần cột phản ứng khoảng 8 lít). Hệ UASB hoạt động liên tục. Nước thải vào hệ UASB có giá trị COD cao (9400 – 15600 mg/l).Lưu lượng nước vào hệ UASB thay đổi trong khoảng 0,4 – 0,8 l/h cho các đợt thí nghiệm. 2.2.4. Phương pháp tính toán lượng phát thải KNK khi không thu gom và xử lý nước thải 2.2.5. Phương pháp tính toán giảm phát thải KNK khi có thu gom và xử lý nước thải theo phương pháp luận do IPCC hướng dẫn 2.2.6. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh tế khi áp dụng CDM 2.2.7. Phương pháp đánh giá, tổ ng hợp, xử lý số liê ̣u Các số liệu sau khi thu thập, phân tích... được đánh giá tổng hợp, xử lý và tổng kết để viết luận văn. 6 Chƣơng 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất tinh bột sắn và nƣớc thải tại làng nghề Dƣơng Liễu, Hà Nội 3.1.1. Kết quả khảo sát hiện trạng sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội Nguyên liệu sắn củ cho hoạt động của làng nghề chủ yếu được mua từ các vùng khác về, như Hòa Bình, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc… Nước dùng cho sản xuất chủ yếu là nước giếng khoan, nước ở các hồ đã qua bể lọc. Công nghệ sản xuất tại đây còn lạc hậu, mức độ cơ giới hóa thấp vẫn phải nhập khẩu tinh bột, chủ yếu là tinh bột sắn từ Trung Quốc. Qui mô sản xuất tại làng nghề không ngừng tăng lên. Tổng sản lượng tăng lên hơn 7% mỗi năm. Riêng sản xuất tinh bột sắn từ 60.000 tấn năm 2010 lên 70.000 tấn năm 2011 [19]. 3.1.2. Kết quả khảo sát đặc trưng nước thải sản xuất tinh bột sắn tại làng nghề Dương Liễu, Hà Nội Quy mô sản xuất tinh bột sắn của làng nghề được tăng lên đồng thời đã tạo ra một khối lượng thải rất lớn, chiếm tới 88% rác thải và 96% tổng lượng nước thải trong sản xuất của toàn xã [20]. Toàn bộ lượng nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ. Đối với các bã thải sau sản xuất, chỉ có khoảng 70% được các hộ sản xuất thu gom để bán. 3.2. Kết quả xử lý nƣớc thải sản xuất tinh bột sắn có tận thu metan bằng hệ thống UASB thực nghiệm 3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tải lượng COD đến hiệu quả xử lý Hình 3.2 cho thấy tải lượng COD có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả xử lý, tải lượng COD dao động trong khoảng 12 – 40 g/l.ngày, khi tải lượng là 16,38 g/l.ngày thì hiệu quả xử lý là cao nhất (94.1%). Khi tải lượng tăng lên đến gần 40 g/l.ngày thì hiệu quả xử chỉ đạt khoảng 73%. 7 45 100 Tải lượng COD (g/l.ngày) 80 35 Tải lượng COD (g/l.ngày) 70 30 Hiệu suất xử lý COD (%) 60 50 25 40 30 20 Hiệu suất xử lý COD (%) 90 40 20 15 10 10 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Các đợt thí nghiệm Hình 3.2. Ảnh hƣởng của tải lƣợng COD đến tốc độ xử lý 3.2.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian lưu đến hiệu quả xử lý Hệ UASB hoạt động liên tục, lưu lượng dòng vào được điều chỉnh dần từ 10 lên 12; 16 và 20 l/ngày tương ứng với thời gian lưu là 19,2; 16; 12 và 9.6 (h); pH vào được điều chỉnh ở 6,2 – 7,5 và COD dòng vào từ 14858 – 15580 mg/l. Qua hình 3.3 ta thấy, khi thời gian lưu là 19,2 h thì hiệu xuất xử lý là cao nhất 93,4%, hiệu suất chuyển hóa khí đạt 0,35 l/gCOD. Khi giảm thời gian lưu từ 16 h xuống 12 h thì hiệu suất chuyển hóa khí cũng giảm theo 0,27 l/gCOD CH. 100 45 40 Hiệu suất xử lý (%) 90 85 35 80 75 30 70 25 65 60 20 55 50 15 19.2 16 12 9.6 Thời gian lƣu (h) Tải lượng COD (g/l.ngày) Hiệu suất xử lý COD (%) Hình 3.3. Ảnh hƣởng của thời gian lƣu tới hiệu quả xử lý 8 Tải lƣợng COD (g/l.ngày) 95 3.2.3. Kết quả khảo sát hiệu suất chuyển hóa khí Kết quả ở hình 3.4 cho thấy hiệu suất chuyển hóa khí chủ yếu dao động trong khoảng 0,26 – 0,35 l/gCODCH và có giá trị trung bình là 0,30 l/g CODCH (nghĩa là 1g COD chuyển hóa sẽ tạo ra 0,30 lít khí). Hiệu suất chuyển hóa khí (l/gCODch) 0.37 Hiệu suất chuyển hóa khí (l/gCODch) 0.35 0.33 0.31 0.29 0.27 0.25 1 3 5 7 9 11 13 15 17 Thời gian thí nghiệm Hình 3.4. Hiệu suất chuyển hóa khí Lƣợng khí sinh ra (l/ngày) 70 y = 0.3026x - 3.3108 R2 = 0.9551 60 50 40 30 20 10 0 0 50 100 150 200 250 Lƣợng COD chuyển hóa (g/ngày) Hình 3.5. Mối quan hệ giữa lƣợng khí tạo thành và lƣợng COD chuyển hóa Ở hình 3.5, ta nhận thấy mối quan hệ giữa lượng khí sinh ra và lượng COD chuyển hóa là mối quan hệ tuyến tính theo phương trình y = 0,3026x – 3,3108 (R2 = 0,9551), lượng khí sinh ra tỉ lệ thuận với lượng COD chuyển hóa. Khi lượng COD chuyển hóa tăng thì thể tích khí sinh ra cũng tăng. 9 3.3. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm phát thải KNK với các phƣơng án xử lý nƣớc thải lựa chọn 3.3.1. Kết quả tính toán lượng phát thải KNK khi không thu gom và xử lý nước thải (Phương án 1) Lượng phát thải KNK khi không thu hồi và xử lý nước thải của các cơ sở sản xuất tinh bột sắn tại Dương Liễu là 2210,322 x 21 = 46416,62 (tCO2e /năm). 3.3.2. Kết quả đánh giá hiệu quả giảm phát thải KNK khi xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn  Kết quả xác định đường biên phát thải của hoạt động giải pháp CN KSH Kịch bản đường biên sẽ được giả thuyết thiết lập và mô tả theo hình 3.6 dưới đây: Hình 3.6. Kết quả xác định đƣờng biên phát thải của hoạt động giải pháp KSH 10 CN  Kết quả tính toán lượng phát thải KNK khi xử lý nước thải theo các phương án lựa chọn Phương án 2: Lượng phát thải khi xử lý nước thải nhưng không thu hồi khí metan (Lượng phát thải đường cơ sở) Theo kết quả xác định đường phát thải cơ sở mô tả tại bảng 3.3 thì công thức (1, 2) tại mục 2.2.5 được viết lại như sau: BE= BExl + BEnhiệt Kết quả tính toán phát thải theo phương án 2 được trình bày ở bảng 3.4. 11 Bảng 3.4. Kết quả tính toán lƣợng phát thải đƣờng cơ sở (BE) Đại lƣợng Mô tả Giá trị BExl = Q x CODNL x ηCOD x MCF x Bo x UF x GWPCH4 24060,89 Nguồn AMS-III.H (tCO2e/năm) Q Lượng nước thải được xử lý tại hệ thống 910000 [20] xử lý nước thải (m3/năm) CODNL Lương COD được xử lý (tấn/m3 ) (9715,7 – 1394) x 10- Dựa theo số liệu thực nghiệm trung bình. 6 = 0,0083217 ηCOD Hiệu quả xử lý COD MCF Hệ số hiệu chỉnh metan đối với hệ thống 0,8 0,85 CODv = 9715,7 (mg/l) ; CODr = 1394 (mg/l) Giá trị trung bình AMS-III.H/bảng III.H.1 xử lý nước thải Bo Năng suất sinh khí mê tan của nước thải 0,25 Giá trị mặc định theo AMS-III.H (kg CH4/kg COD) UF Hệ số hiệu chỉnh mô hình để tính toán 0,89 Giá trị mặc định theo AMS-III.H độ bất trắc của mô hình GWPCH4 Tiềm năng gây hiện tượng ấm lên toàn 21 Giá trị mặc định theo AMS-III.H cầu của khí metan BEnhiệt = BEnhiệt,CO2 = ( EGnhiệt : ηnhiệt ) x EFCO2 7166,896 12 AMS-I.C (tCO2e/năm) EGnhiệt Lượng hơi/nhiệt cấp bởi hoạt động dự 75,76 án trong năm = Q x CODv x ηCOD x Nhiệt trị thực của metan theo IEA (NCVmetan = -3 ηnhiệt Hiệu suất chuyển hóa khí (YBiogas = 0,30 l/gCOD); YBiogas x 0,65 x 50,03 x 10 (TJ) 50,03 (TJ/1000 tấn) Hệ số phát thải CO2 từ nhiên liệu hóa 1,0 IPCC.2006. Tập 2. Chương 1. Bảng 1.4 thạch (tCO2/TJ) EFCO2 Hiệu suất sử dụng nhiên liệu hóa thạch 94,60 EB 41. Phiên bản 02. Bảng B.6.1 trong trường hợp không có hoạt động dự án BE= BExl + BEnhiệt (tCO2e/năm) 31227,79 13 Phương án 3: Lượng phát thải khi xử lý có thu hồi khí metan (Lượng phát thải hoạt động giải pháp CN KSH) Dựa vào đường phát thải của hoạt động CN KSH mô tả ở bảng 3.4, công thức (4) mục 2.2.5 được viết lại như sau: PE= PEđiện + PEđốt Kết quả tính toán phát thải cho phương án 3 được thể hiện ở bảng 3.5 14 Bảng 3.5. Kết quả tính toán lƣợng phát thải của hoạt động CN KSH (PE) Đại lƣợng Mô tả Giá trị Nguồn 377,51 AMS-III.H PEđiện = EGđiệnr x EF điện x (1+ δtryền) (tCO2e/năm ) Lượng điện tiêu thụ cho hoạt EGđiện động CN KSH (MWh/năm) 17 x 8760 / 1000 Hệ số phát thải lưới điện EFđiện δtruyền PEđốt = (tCO2e/MWh) Tỷ lệ tổn thất điện năng dùng để truyền tải và phân phối (%) 1,3 9,5 các thiết bị lắp đặt (Xem phụ lục 1) EB 39 / Phiên bản 01 Báo cáo của EVN (2011) [77] EB 28. Phiên bản TMthừa x (1-ηđốt ) x GWPCH4 / 1000 (tCO2e/năm ) Tổng công suất 3406 01. Phương trình 15. EB 28. Phiên bản TMthừa = FVthừa x fvCH4 x ρCH4 (kg/năm) Lượng biogas thừa được lưu giữ FVthừa trong 1 giờ (kg/h) 1621715 13 397,78 [40] [26] fvCH4 Nồng độ metan trong biogas 0,65 ρCH4 Tỷ trọng của metan (kg/m3) 0,716 ηdốt Hiệu suất đốt trong 1 giờ 0,9 Tiềm năng gây hiện tượng ấm lên GWPCH4 toàn cầu của khí metan 15 02. Phương trình 21 EB 28. Phiên bản 01 EB 28. Phiên bản 01. Giá trị mặc định theo AMS-III.H PE= PEđiện + PEđốt (tCO2e/năm ) 3783,51  Kết quả tính toán lượng giảm phát thải Áp dụng công thức 5 mục 2.2.5, ta tính được lượng giảm phát thải KNK: ER = BE – PE ER = (BExl + BEnhiệt ) – (PEđiện + PEđốt) ER= 31227,79 – 3783,51 = 27444,28 ((tCO2e/năm ) 3.3.3 Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế từ bán chứng chỉ CER và khi thay thế một phần lượng than sử dụng cho quá trình sản xuất tinh bột sắn bằng khí sinh học thu hồi Giả định tính toàn hiệu quả kinh tế khi tham gia CDM được trình bày chi tiết ở bảng 3.6 16 Bảng 3.6. Hiệu quả kinh tế khi tham gia CDM (tính theo giả định) Hạng mục Số lƣợng Đơn giá Thành tiền 1 29 tỷ đồng 29 tỷ đồng Tổng cộng Xây dựng hệ thống UASB có thu khí (đường ống dẫn đuốc đốt, máy đo lưu lượng khí, quạt thổi khí…), nghiên cứu Chi phí 29,33 tỷ đồng thiết kế, giám sát, thử nghiệm, chi phí khác (1 ) Điện năng Giảm phát thải Doanh thu 148920 kWh/năm Từ 401k Wh trở lên: 2192 đồng/kWh 27444,28 15,39 €/tCO2e(2) 422367,41 €/năm tCO2e/năm 1€ = 26115,79 đồng(3) (11,03 tỷ đồng/năm) 700000 đồng/tấn(4) 1,47 tỷ đồng/năm Nhiên liệu hóa 0,03 tấn/tấn sp x thạch ( than) 70000 = 2100 tấn Thời gian hoàn vốn Chú thích : 0,33 tỷ đồng 12,5 tỷ đồng 2,4 năm (1) Báo giá của EVN (Thông tư 17/2012 TT-BCT) (3) Tỷ giá ngoại tệ Vietcombank (14/06/2012) 17 (2) Báo giá của Point Carbon (11/06/2012) (4) Báo giá của TKV (6/2012) 3.4. Đề xuất giải pháp phù hợp để xử lý nƣớc thải chế biến tinh bột sắn giảm phát thải khí nhà kính Cấ p khí, khuấ y trộ n Song chắ n rác Nước thả i Bể lắ ng cát Bể axit khử CN- Chấ t trợ lắ ng, khuấ y trộ n Nư ớ c vôi Bể keo tụ , tạ o bông Bể lắ ng 1 Bùn tuầ n hoà n Bể đ iề u hòa Bể UASB Biogas Bể bùn hoạ t tính Cấ p khí Bể chứa bùn Bể lắ ng 2 Sân phơ i bùn Hồ hiế u khí Môi trường tiế p nhậ n Hình 3.7. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải 18 Bể trung hòa KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận  Thông qua kết quả khảo sát về hiện trạng sản xuất và nước thải làng nghề Dương Liễu có thể đưa ra một số kết luận như sau: Môi trường làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng do toàn bộ lượng nước thải không được xử lý, thải trực tiếp ra cống rãnh, kênh mương rồi đổ vào sông Đáy, sông Nhuệ. Đối với bã thải, chỉ thu gom được khoảng 70% làm phụ phẩm còn lại hầu hết thải ra bãi rác và chất đống ven đường đi, các bãi đất quanh làng.  Kết quả xử lý nước thải sản xuất tinh bột sắn làng nghề Dương Liễu có tận thu metan bằng hệ thống UASB thực nghiệm cho thấy: - Thời gian lưu của nước thải trong hệ thống cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tải lượng COD và hiệu suất chuyển hóa khí. Thời gian lưu 19,2h cho hệ số khí hóa cao nhất (0,35 l/gCODCH). - Tải lượng COD ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả xử lý. Khi tải lượng thay đổi trong khoảng 12-40g/l.ngày, tải lượng đạt hiệu quả cao nhất là 16,38 g/l.ngày đạt khoảng 94%. - Mối quan hệ giữa COD chuyển hóa và thể tích khí sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn có dạng tuyến tính y = 0,3026x – 3,3108 (R2=0,9551) với hệ số tạo khí là 0,30 l/g CODCH.  Kết quả giảm phát thải KNK theo các phương án như sau: - Phương án 1: Khi không có biện pháp thu gom và xử lý nước thải tinh bột sắn tại Dương Liễu thì lượng phát thải CO2 ước tính theo lý thuyết là 46416,762 (tCO2e /năm). - Phương án 2: Khi xử lý nhưng không thu khí metan: Xây dựng được đường cơ sở gồm các nguồn phát thải là hệ thống xử lý nước thải và tiêu thụ nhiệt năng cho sản xuất, tính được lượng phát thải cơ sở (BE) là 31227,786 tCO2e/năm. - Phương án 3: Khi xử lý có tận thu khí metan làm nhiên liệu thay thế: Lượng phát thải hoạt động giải pháp CN KSH (PE) là 3783,51 tCO2e/năm. Trên cơ sở đó tính được lượng giảm phát thải là 27444,276 tCO2e/năm. - Giả định tính toán sơ bộ chi phí và lợi ích khi áp dụng CDM thấy rằng chi phí xây dựng là 29 tỷ đồng, lợi ích thu được từ CDM là 12,5 tỷ đồng/năm, thời gian hoàn vốn là 2,4 năm. Khuyến nghị  Nên tiến hành quy hoạch tập trung các hộ sản xuất tại làng nghề Dương Liễu có quy mô sản xuất ít nhất từ 0,5 tấn sản phẩm/ngày trở lên vào cùng một khu vực riêng, tách xa khu dân cư và có diện tích khá rộng để bố trí công trình xử lý nước thải tập trung cho tất cả các hộ.  Cần đẩy mạnh nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tế các phương pháp xử lý kỵ khí tải lượng cao như UASB có thu hồi khí sinh học trong xử lý các loại nước thải có mức độ ô nhiễm chất hữu cơ cao nhằm giảm thiểu ô nhiễm, tiết kiệm nhiên liệu và lợi ích kinh tế thu được nhờ bán chứng chỉ phát thải (CER) khi tham gia vào CDM.  Tuy nhiên, do chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý bằng UASB theo quy mô tập trung cho làng nghề cần phải đầu tư rất lớn. Do đó, Nhà nước cần phải có những chính sách thích hợp nhằm khuyến khích, hỗ trợ kinh phí trong bước đầu triển khai công nghệ này.  References Tài liệu tiếng Việt 1. Hoàng Kim Anh, Ngô Kế Sương, Nguyễn Xích Liên (2005), Tinh bột sắn và các sản phẩm từ tinh bột sắn, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Dự án tăng cường năng lực thực hiện cơ chế phát triển sạch tại Việt Nam. 4. Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc và Nghị định thư Kyoto về Biến đổi khí hậu (2008), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Đặng Kim Chi (2005), Đề tài KC 08-09: Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề Việt Nam, Đại học Bách khoa Hà Nội. 6. Dự án Chương trình Khí sinh học cho ngành Chăn nuôi Việt Nam (2007), Công nghệ Khí sinh học, Hà Nội. 7. Nguyễn Thiên Di (2008), Giới thiệu các dự án CDM điển hình trên thế giới và trong nước, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 8. Hợp tác tổ chức và đối ngoại đa quốc gia Liên minh Châu Âu – Châu Á về tăng cường sự tham gia hiệu quả của Việt Nam, Campuchia và Lào vào Cơ chế phát triển sạch (2005), Nghị định thư Kyoto, Cơ chế phát triển sạch và vận hội mới, Hà Nội. 9. Nguyễn Quang Khải (2002), Công nghệ khí sinh học, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội, tr. 20-28. 10. Nguyễn Quang Khải, Nguyễn Vũ Thuận (2003), Công nghệ khí sinh học, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Nông Nghiệp, Hà Nội. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan