Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu, xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy và sự nhiễm...

Tài liệu Nghiên cứu, xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy và sự nhiễm khuẩn e.coli ở trâu nuôi tại bảo yên lào cai và biện pháp phòng trị bệnh

.PDF
98
41
57

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HOÀNG LÂN NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ SỰ NHIỄM KHUẨN E.COLI Ở TRÂU NUÔI TẠI BẢO YÊN - LÀO CAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ HOÀNG LÂN NGHIÊN CỨU, XÁC ĐỊNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY VÀ SỰ NHIỄM KHUẨN E.COLI Ở TRÂU NUÔI TẠI BẢO YÊN - LÀO CAI VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú Y Mã số: 60.62.50 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN QUANG TS. TÔ LONG THÀNH THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ các công trình nào khác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng. Tác giả luận văn Vũ Hoàng Lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bản luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các cơ quan, các cấp lãnh đạo và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới tất cả các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Văn Quang – Trƣởng Khoa Chăn nuôi thú y, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên, TS. Tô Long Thành – Trung tâm chẩn đoán Quốc gia, TS. Đặng Xuân Bình – Phó giám đốc Trung tâm liên kết đào tạo và hợp tác Quốc tế, PGS. TS. Trần Thanh Vân – Trƣởng ban sau Đại học, Đại học Thái Nguyên, T.S Nguyễn Thuý Mỵ Giảng viên khoa Chăn nuôi thú y, Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Các thầy đã trực tiếp hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi thú y cùng tập thể các thầy cô giáo Trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên; Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai, Trạm Thú y huyện Bảo Yên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới mọi ngƣời thân trong gia đình và toàn thể bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, chia sẻ giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tôi yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Tôi xin trân trọng gửi tới các Thầy, Cô giáo, các vị Hội đồng chấm luận văn lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2008 Tác giả Vũ Hoàng Lân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 MỤC LỤC Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ, đồ thị MỞ ĐẦU 1. 2. 3. 1.1. 1.2. 1.3. 1.4. Đặt vấn đề Mục tiêu nghiên cứu Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU Đại cƣơng về hội chứng tiêu chảy ở trâu 1.1.1. Một số nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy 1.1.2. Các biểu hiện bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 1.1.3. Biện pháp phòng và trị bệnh tiêu chảy cho trâu Những hiểu biết về vi khuẩn E.coli 1.2.1. Đặc trƣng về hình thái nhuộm màu 1.2.2. Đặc tính nuôi cấy 1.2.3. Đặc tính sinh hoá 1.2.4. Sức đề kháng 1.2.5. Cấu trúc kháng nguyên 1.2.6. Các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli 1.2.7. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn E.coli Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở trâu 1.3.1. Triệu chứng 1.3.2. Bệnh tích 1.3.3. Chẩn đoán 1.3.4. Phòng bệnh 1.3.5. Điều trị Tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc 1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngoài Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trang 1 3 3 4 4 4 9 11 14 16 16 17 18 19 22 31 32 32 32 33 33 34 35 35 36 http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 2.1. 2.2. 2.3. Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tƣợng, địa điểm, thời gian nghiên cứu 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Vật liệu dùng trong nghiên cứu 2.2.1. Mẫu bệnh phẩm 2.2.2. Động vật thí nghiệm 2.2.3. Hóa chất, môi trƣờng thí nghiệm 2.2.4. Các loại kháng huyết thanh chuẩn để định type vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 2.2.5. Máy móc, thiết bị Nội dung nghiên cứu 2.3.1. Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 2.3.2. Nuôi cấy, phân lập và xác định tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E.coli ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 2.3.3. Xác định đặc tính sinh vật, hóa học của các chủng vi khuẩn E.coli đã phân lập đƣợc 38 38 38 38 38 38 38 38 38 38 38 38 38 39 39 2.3.4. Xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu 39 2.3.5. Xác định các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli phân 39 lập đƣợc 2.3.6. Kiểm tra độc lực vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc ở trâu 39 tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 2.3.7. Kiểm tra khả năng mẫn cảm của các chủng E.coli phân 39 lập đƣợc với một số loại kháng sinh 2.4. 2.3.8. Xác định một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu Phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu dịch tễ 2.4.2. Phƣơng pháp lấy mẫu 2.4.3. Phƣơng pháp phân lập và giám định vi khuẩn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 39 39 39 40 http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 2.4.4. Phƣơng pháp xác định số lƣợng vi khuẩn 2.4.5. Phƣơng pháp xác định đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E.coli 2.4.6. Xác định serotype kháng nguyên O vi khuẩn E.coli bằng phản ứng ngƣng kết nhanh trên phiến kính 2.4.7. Kiểm tra độc lực của vi khuẩn E.coli đƣợc phân lập trên chuột bạch 2.4.8. Xác định khả năng mẫn cảm với kháng sinh của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 2.4.9. Phƣơng pháp xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng E.coli phân lập đƣợc 2.4.10. Phƣơng pháp xử lý số liệu Chƣơng 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai 3.1.1. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và theo cá thể 3.1.2. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo quy mô đàn 3.1.3. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi 3.1.4. Điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo mùa Phân lập vi khuẩn E.coli trong phân trâu tiêu chảy và bình thƣờng Giám định một số đặc tính sinh vật hóa học của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu 3.4.1. Số lƣợng vi khuẩn khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng 3.4.2. Số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái tiêu chảy 3.4.3. Kết quả đánh giá sự biến động số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng và tiêu chảy Kết quả xác định các yếu tố gây bệnh của các chủng vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc 3.5.1. Khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 41 41 42 42 43 44 45 45 45 47 49 52 54 55 58 58 59 61 63 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 ột số 3.6. ột số chủ .coli phân 65 3.7. 3.8. 4.1. 4.2. 64 67 Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu Chƣơng 4 Ề NGHỊ Kết luận Đề nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 72 72 74 75 http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN AEEC BHI CPU ED EDP EHEC EMB EPEC ETEC HEM KN LT NXB P PCR RR SLT SLT1 SLT2 SS ST (a,b) ST1 Stx2e TSI UV VK VP VT2e VTEC : Adhenicia Enterropathogenic Escherichia coli : Brain-heart infusion : Colinial Forming Unit : Edema disease : Edema disease pathogenic : Entero heamorrhagic : Eosin Methylene Blue Agar : Enteropathogenic Escherichia coli : Enterotoxigenic Escherichia coli : Heamolysin : Kháng nguyên : Heat-Labile enterotoxin : Nhà xuất bản : Page : Polymerase Chain Reaction : Relative Risk : Shiga-like toxin : Shiga-like toxin 1 : Shiga-like toxin 2 : Samonella Shigella : Heat-Stabe Enterotoxin (a,b) : Heat-Stabe 1 : Shiga-toxin 2e : Triple Sugar Iron : Ultraviolet : Vi khuẩn : Voges Pros Kaver : Veterotoxin 2e : Verotoxigenic Escherichia coli Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Bảng 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. 3.6. 3.7. 3.8. 3.9. 3.10. 3.11. DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Trang điều tra tình hình trâu mắc bệnh tiêu chảy theo đàn và theo cá thể Kết quả điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo quy mô đàn Kết quả điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo tuổi Kết quả điều tra trâu mắc bệnh tiêu chảy theo mùa Kết quả phân lập vi khuẩn E.coli từ mẫu phân trâu khỏe và tiêu chảy ợc Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng Kết quả xác định số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái tiêu chảy Sự biến động về số lƣợng vi khuẩn E.coli trong đƣờng tiêu hóa giữa trâu bình thƣờng và tiêu chảy Kết quả xác định khả năng gây dung huyết của vi khuẩn E.coli phân lập đƣợc ột số 45 48 50 53 54 57 58 60 62 63 64 3.12. 66 3.13. 68 3.14. Kết quả của một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. 3.2. 3.3. 3.4. 3.5. Tỷ lệ trâu bị mắc bệnh tiêu chảy theo địa phƣơng Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy theo quy mô đàn Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy theo lứa tuổi Tỷ lệ trâu mắc bệnh tiêu chảy theo mùa vụ Sự biến động số lƣợng vi khuẩn E.coli trong phân trâu ở trạng thái bình thƣờng và tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trang 47 49 51 54 63 http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trâu bò nói chung và đặc biệt là con trâu, đã từng gắn bó với nền văn minh lúa nƣớc và là một thành tố không thể thiếu trong đời sống tâm linh của ngƣời Việt Nam. Nhiều vùng nông thôn con trâu còn đƣợc coi nhƣ là một tài sản cố định hay một ngân hàng sống để đảm bảo an ninh kinh tế hộ gia đình. Uy tín và vị thế của một số ngƣời trong thôn bản nhiều khi phụ thuộc vào số lƣợng trâu mà họ có. Chăn nuôi trâu bò là kế sinh nhai, là một phƣơng tiện xoá đói giảm nghèo nhằm góp phần xây dựng nông thôn bền vững. Ngày nay, mặc dù có cơ khí hoá nông nghiệp nhƣng công việc làm đất nặng nhọc vẫn thu hút 70% trâu và 40% bò trong toàn quốc, đáp ứng khoảng trên 70% sức kéo trong nông nghiệp. Bên cạnh việc cung cấp sức kéo, nó còn cung cấp một lƣợng lớn nguồn phân bón hữu cơ cho trồng trọt, các sản phẩm phụ của con trâu nhƣ lông, da, sừng đƣợc sử dụng nhiều trong công nghiệp chế biến và thủ công mỹ nghệ. Đồng thời đây còn là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao. Với những vai trò và ý nghĩa của ngành chăn nuôi trâu, những năm gần đây cùng với chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong chiến lƣợc kinh tế, phong trào chăn nuôi trâu đã và đang phát triển mạnh, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc nƣớc ta. Vùng núi và trung du (gồm 13 tỉnh Đông Bắc và 3 tỉnh Tây Bắc) là những địa bàn phát triển chăn nuôi trâu, đàn trâu hiện có 1,7 triệu con, chiếm 50% tổng đàn trâu cả nƣớc (Trần Kim Anh, 2003 [2]). Các mô hình sind hóa đàn trâu bò theo quy mô từng hộ và trang trại phát triển khắp cả nƣớc, công tác quản lý giống, nuôi dƣỡng, chăm sóc đều đƣợc quan tâm cải tiến. Nhƣng công tác thú y, phòng và điều trị bệnh chƣa đƣợc chú ý đúng mức nên đã ảnh hƣởng không nhỏ về kinh tế cho ngƣời chăn nuôi. Bảo Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai, nằm cách trung tâm của tỉnh 75km về phía Đông Nam, có diện tích 82.090ha. Trong chiến lƣợc kinh tế xã hội tỉnh Lào Cai đến 2010, Bảo Yên là một huyện có vị thế quan trọng gắn Lào Cai với các tỉnh trung du Bắc Bộ cũng nhƣ các tỉnh vùng Tây Bắc. Trong các đề án về phát triển nông nghiệp của tỉnh, chăn nuôi đƣợc chọn là ngành phát triển chính và là khâu đột phá cho chuyển dịch cơ cấu phát triển nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 nghiệp của tỉnh. Trong đó ngành chăn nuôi trâu đƣợc quan tâm và đầu tƣ rất lớn. Sản phẩm chăn nuôi trâu thịt, trâu sinh sản tăng liên tục trong nhiều năm không những đã đáp ứng đủ cho nhu cầu thực phẩm trong tỉnh mà còn xuất ra tỉnh ngoài và tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên chăn nuôi trâu ở Lào Cai cũng chịu ảnh hƣởng rất lớn của tình hình bệnh tật đặc biệt là hội chứng tiêu chảy. Hội chứng tiêu chảy gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi các gia súc nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi: Trâu sinh sản, trâu thịt, trâu sau cai sữa, trâu theo mẹ. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hội chứng tiêu chảy của trâu nhƣ: Thức ăn, nƣớc uống không đảm bảo vệ sinh, chuồng trại ẩm thấp, thời tiết thay đổi …hoặc do các loại vi khuẩn: Escherichia, Salmonella sp, hay vi khuẩn yếm khí Chlostridium perfingens tuyp A, C cùng với các vi khuẩn khác nhƣ Lawsonia, interellulavis, Serpullina pilosicoli…Những vi rút gây tiêu chảy nhƣ vi rút viêm dạ dày truyền nhiễm, Rota virut và loại ký sinh trùng cũng gây bệnh tiêu chảy: Cầu trùng Coccidia, giun, sán,… Hội chứng tiêu chảy xảy ra quanh năm nhƣng nhiều nhất vào cuối Đông sang Xuân, cuối Xuân sang Hè, sau những đợt mƣa bão, khí hậu thay đổi đột ngột cho nên chăn nuôi trâu ở Lào Cai, dù là chăn nuôi tập trung trang trại hay chăn nuôi trong nông hộ, hội chứng tiêu chảy ở trâu các lứa tuổi vẫn đang là vấn đề nan giải. Hội chứng tiêu chảy có thể gây ra tình trạng thiếu sữa, bào thai phát triển chậm và khả năng nuôi con kém ở trâu, bò sinh sản. Bê, nghé giảm khả năng sinh trƣởng, còi cọc, tỷ lệ tử vong cao (Lê Minh Chí, 1995 [7]). Nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy, nhiều tác giả cho thấy, dù bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tiêu chảy thì hậu quả của nó bao giờ cũng gây ra viêm nhiễm, tổn thƣơng thực thể đƣờng tiêu hóa và cuối cùng là một “quá trình nhiễm trùng” (Roeder B.L, 1987 [93]; Hồ Văn Nam, 1985 [28]) Trong các nguyên nhân gây tiêu chảy cho trâu, vi khuẩn E.coli có một vai trò đặc biệt quan trọng, bởi vì ngoài tiêu chảy, vi khuẩn này còn gây chết cho trâu theo thể nhiễm trùng huyết, bại huyết, nhất là đối với nghé. Hiện nay đã có vắc xin để phòng bệnh do vi khuẩn E.coli gây ra cho trâu, nhƣng vấn đề này chƣa đƣợc nghiên cứu nhiều ở nƣớc ta, trong đó có địa bàn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Vì vậy, để góp phần hạn chế bệnh tiêu chảy do vi khuẩn E.coli gây ra ở trâu và giải quyết yêu cầu cấp thiết cho ngành chăn nuôi trâu ở địa phƣơng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu, xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy và sự nhiễm khuẩn E.coli ở trâu nuôi tại Bảo Yên - Lào Cai và biện pháp phòng trị bệnh”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định một số đặc điểm dịch tễ của hội chứng tiêu chảy ở trâu. - Xác định vai trò gây bệnh của vi khuẩn E.coli trong hội chứng tiêu chảy của trâu. - Xây dựng các phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu do vi khuẩn E.coli gây ra đạt hiệu quả cao. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn - Đây là công trình nghiên cứu về sự liên quan giữa các yếu tố dịch tễ và vai trò của E.coli trong hội chứng tiêu chảy ở trâu tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. - Công trình đã xác định đƣợc các yếu tố gây bệnh của vi khuẩn E.coli. Từ đó, làm cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo nhằm hoàn thiện các nghiên cứu về vi khuẩn E.coli trong bệnh tiêu chảy ở trâu. - Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh tiêu chảy ở trâu do vi khuẩn E.coli gây ra để góp phần khống chế bệnh trong thực tế sản xuất. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đại cƣơng về hội chứng tiêu chảy ở trâu Hội chứng tiêu chảy ở gia súc nói chung và ở trâu nói riêng là một hiện tƣợng bệnh lý đặc thù của đƣờng tiêu hóa. Hiện tƣợng bệnh lý này rất phức tạp và đƣợc gây ra bởi sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu đƣợc đánh giá cao, làm cơ sở cho việc phòng và trị, đồng thời còn là cơ sở, nền tảng cho việc tiến hành các nghiên cứu tiếp theo về hội chứng tiêu chảy. Trâu là một loài gia súc nhai lại, đặc điểm về cấu tạo giải phẫu và về việc sử dụng thức ăn là có sự khác nhau cơ bản đối với những vật nuôi khác. Ngoài ra, với đặc thù của ngành chăn nuôi trâu bò nƣớc ta là thả rông và không có công tác kiểm tra thƣờng xuyên, nên trâu bò thƣờng xuất hiện nhiều hiện tƣợng bệnh lý, trong đó hội chứng tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao. 1.1.1. Một số nguyên nhân gây hội chứng tiêu chảy 1.1.1.1. Do môi trường ngoại cảnh Môi trƣờng ngoại cảnh chính là môi trƣờng sống của các loài sinh vật, chúng bao gồm các yếu tố: khí hậu, thời tiết, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, các điều kiện về chăm sóc nuôi dƣỡng, thức ăn, nƣớc uống… Nƣớc ta nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thời tiết trong năm đƣợc chia thành 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hè, Thu, Đông. Trong mỗi mùa đều có sự biến đổi về các yếu tố trên, và với sự biến đổi đó sẽ kéo theo sự biến đổi và phát triển của các loài vi sinh vật gây bệnh. Vụ Đông – Xuân, do điều kiện thời tiết, khí hậu thuận lợi nên các bệnh truyền nhiễm xảy ra mạnh, gây chết nhiều gia súc, trong đó bệnh phổ biến thƣờng gặp là bệnh ở đƣờng tiêu hóa. (Nguyễn Vĩnh Phƣớc, 1978 [40]; Đào Trọng Đạt, 1996 [9]). Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ lạnh và độ ẩm cao là hai yếu tố gây ảnh hƣởng nhiều nhất đến sức khỏe của trâu. Lạnh và ẩm gây rối loạn hệ thống điều hòa trao đổi nhiệt của cơ thể dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất, làm giảm sức đề kháng của cơ thể, khi đó hệ vi sinh vật trong đƣờng tiêu hóa có thời cơ tăng cƣờng độc lực và gây bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Theo Trịnh Văn Thịnh (1985) [53]; Hồ Văn Nam (1997) [29] cho thấy: Khẩu phần ăn cho vật nuôi không thích hợp, trạng thái thức ăn không tốt, thức ăn kém chất lƣợng nhƣ mốc, thối và nhiễm các tạp chất, các vi sinh vật có hại dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa kèm theo viêm ruột ỉa chảy ở gia súc. Thay đổi thức ăn đột ngột, đặc biệt là tăng lƣợng đạm và chất béo thƣờng làm cho bê, nghé rối loạn tiêu hóa, dẫn đến viêm ruột (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [25]). Trong chăn nuôi trâu, việc thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dƣỡng sẽ đem lại sức khỏe và khả năng sản xuất cho trâu. Khi thực hiện kỹ thuật chăm sóc không phù hợp đều có thể gây tiêu chảy cho trâu. 1.1.1.2. Do vi sinh vật * Tiêu chảy do virus Virus là những vi sinh vật cực kỳ nhỏ, ký sinh bắt buộc và chỉ phát triển trên tế bào sống của thực vật, động vật và vi khuẩn. Các virus gây bệnh đƣờng tiêu hóa thƣờng gây các triệu chứng nôn mửa kèm theo tiêu chảy có nhiều nƣớc, phân màu vàng hoặc hơi xanh, mùi hôi thối (Radostits O.M và cộng sự, 1994 [91]). Khooteng Huat (1995) [81] đã thống kê có hơn 10 loại virus có tác động làm tổn thƣơng đƣờng tiêu hóa, gây viêm ruột ỉa chảy nhƣ: Enterovirus, Rotavirus, Coronavirus,… Rotavirus và Coronavirus là những virus gây tiêu chảy quan trọng ở gia súc non mới sinh nhƣ nghé, cừu non, lợn con, ngựa con và đặc biệt là bê, do những virus này có khả năng phá hủy màng ruột và gây tiêu chảy nặng (Archie. H, 2000 [3]). Theo Phạm Sỹ Lăng (2002) [24], Pestivirut thuộc họ Togaviridae khi xâm nhập vào cơ thể trâu bò sẽ gây ra các triệu chứng chảy nƣớc dãi, nƣớc mũi, ỉa chảy liên tục, phân có máu, sợi huyết và màng niêm mạc ruột, gầy sút nhanh, ngừng nhai lại. * Tiêu chảy do vi khuẩn Vi khuẩn có khả năng gây bệnh là do chúng có độc lực, một mầm bệnh có độc lực là do nó có khả năng xâm nhập và phát triển trong cơ thể động vật, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 trong quá trình đó nó tiết ra những chất độc, những chất ngăn cản cơ năng bảo vệ của cơ thể. Vi khuẩn gây bệnh có khả năng xâm nhập vào tổ chức để sinh sôi, nảy nở và gây bệnh tích ở đó, ngoài ra còn có khả năng bài tiết huyết độc tố khuếch tán khắp trong cơ thể (ngoại độc tố) hoặc bài tiết ra sau khi chết (nội độc tố) bằng cách tự dung giải. Trong đƣờng tiêu hóa của động vật, các loại vi khuẩn có lợi tác dụng lên men, phân giải các chất trong đƣờng tiêu hóa, giúp cho sinh lý tiêu hóa diễn ra bình thƣờng, bên cạnh đó một số loài nhƣ: E.coli, Salmonella, Cl.perfringens,…là những vi khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa, viêm ruột và tiêu chảy ở ngƣời cùng nhiều loài động vật khi có điều kiện thuận lợi. (Vũ Văn Ngũ 1979 [35]). Đào Trọng Đạt và cộng sự (1996) [10] cho biết: chiếm tỷ lệ cao nhất rong số các vi khuẩn đƣờng ruột gây tiêu chảy là E.coli (45,6%). Theo Tô Minh Châu (2000) [6] đã tiến hành giám định vi khuẩn E.coli của tổng số 90 mẫu lấy từ 6 trại chăn nuôi lợn quốc doanh khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy serotuyp K88 chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này phù hợp với nhận định cho rằng phần lớn lợn cai sữa bị tiêu chảy là do các chủng E.coli có K88 gây nên, chiếm tỷ lệ 58,3%. Radostits O.M và cộng sự (1994) [91] cho biết Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy. Theo nghiên cứu của Thái Thị Bích Vân và cộng sự (2007) [56] cho thấy: Trâu bị tiêu chảy có tỷ lệ nhiễm Salmonella cao hơn so với trâu bình thƣờng tƣơng ứng với tỷ lệ là 27,50% và 18,87%. Thành phần vi khuẩn trong phân bê, nghé tiêu chảy thấy tập trung có 4 loài: E.coli, Salmonella, Shigella, Klebsiella, trong đó chủ yếu là E.coli và Salmonella có tỷ lệ nhiễm cao (72,48%, 51,32%) (Nguyễn Ngã và cộng sự, 2000 [32]). Vũ Đạt, Đoàn Thị Băng Tâm (1995) [8] đã chứng minh vai trò của Salmonella trong hội chứng tiêu chảy của trâu, bò, bê, nghé và thông báo: Trâu, nghé khỏe mạnh có tỷ lệ nhiễm Salmonella từ 23,30% - 31,07%. Trong trƣờng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 hợp tiêu chảy, tỷ lệ này tăng lên 37,50% (ở trâu) và 71,43% (ở nghé), đồng thời có hiện tƣợng bội nhiễm rõ. Theo Phan Thanh Phƣợng và cộng sự (1996) [41] cho biết: vi khuẩn Cl.perfrigens là một trong những tác nhân gây bệnh quan trọng trong hội chứng tiêu chảy ở lợn lứa tuổi 1 – 60 ngày và 60 – 120 ngày. Lƣợng vi khuẩn yếm khí có trong 1g phân lợn bình thƣờng là 4,2 triệu/g, ở lợn bị bệnh lên tới 7,6 triệu/g phân. Các tác giả Cù Hữu Phú, Nguyễn Ngọc Nhiên, Vũ Bình Minh, Đỗ Ngọc Thúy (1999) [39] cho biết: 70 mẫu bệnh phẩm của lợn mắc bệnh tiêu chảy ở các lứa tuổi khác nhau, đã phân lập đƣợc 60 chủng E.coli, chiếm 85,75% và Salmonella chiếm 80%. Từ kết quả này tác giả đã khẳng định hai loại vi khuẩn E.coli và Salmonella đóng vai trò chính gây chứng tiêu chảy. Xoắn khuẩn Spirochaetaceae serpulina, Treponema hyodysenteriae là nguyên nhân chính gây bệnh hồng lỵ ở lợn. Bệnh có triệu chứng đặc trƣng là sốt cao, ỉa chảy, phân có lẫn máu và vàng niêm mạc với dịch lầy nhầy, tỷ lệ chết 30% - 50%. Bệnh càng trầm trọng hơn nếu kế phát các vi khuẩn nhƣ E.coli, Salmonella (Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự, 2000 [57]). * Tiêu chảy do nấm mốc Nấm mốc là vi sinh vật có cấu tạo gần giống với giới thực vật, sống ký sinh hay hoại sinh trên nhiều chất khác nhau, đặc biệt là các chất hữu cơ. Ngƣời ta tìm thấy nấm mốc ở khắp mọi nơi, từ phân, đất, cây cối mục nát, quần áo, giày dép, ngay cả trên cơ thể sống của động vật. Trong tự nhiên, các nhà khoa học đã tìm ra khoảng 240 loài nấm mốc có khả năng sản sinh ra độc tố, trong đó có trên 20 loài có khả năng gây bệnh có tính chất nghiêm trọng cho ngƣời và vật nuôi (Dakashinamuthy A, 1991 [63]). Độc tố Aflatoxin gồm có B1, B2, G1, G2 làm ức chế quá trình tổng hợp protein, men tiêu hóa, men gan, gây thiếu protein, men, gây nhiễm mỡ, thoái hóa gan, giảm chức năng hoạt động của các cơ quan và dẫn đến hiện tƣợng tiêu chảy. Nguyễn Hữu Nam (1999) [30] cho biết: sự có mặt của nấm mốc sẽ phá hủy các thành phần các chất dinh dƣỡng, gây giảm chất lƣợng thức ăn và dễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 gây ra chứng ngộ độc. Những biểu hiện thƣờng gặp nhƣ: ngứa ngáy, lở loét, biến loạn thần kinh và những rối loạn về tiêu hóa. Theo Đậu Trọng Hào (2003) [17] cho biết: T – 2 Toxin và DAS gây kích ứng trên da, làm cho con vật khó chịu. Ở lƣợng độc tố cao có thể dẫn đến sự hủy hoại da, DAS và T – 2 Toxin cũng gây giảm bạch cầu, viêm dạ dày và ruột, yếu cơ tim, làm sảy thai và giảm khả năng tái tạo máu. Gia súc ăn phải thức ăn có chứa DAS hoặc T – 2 Toxin có thể dẫn tới giảm trọng lƣợng, ỉa chảy, bỏ ăn, gây nôn mửa. Nhiễm độc Aflatoxin ở đại gia súc ít gặp hơn ở gia cầm và lợn tuy nhiên khi trâu, bò ăn phải thức ăn có chứa sẵn hàm lƣợng Aflatoxin nhƣ: bã lạc, bã khô dầu bông,… thì sẽ tác động đến hệ vi sinh vật dạ cỏ, gây hiện tƣợng rối loạn hệ vi sinh vật đƣờng tiêu hóa và có thể dẫn đến ỉa chảy. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về các phƣơng pháp phân hủy Aflatoxin và có những kết luận sau: - Việc loại bỏ hoặc làm giảm lƣợng Aflatoxin bằng phƣơng pháp cơ học và vật lý nhƣ: phân hủy Aflatoxin bằng không khí nóng, phân hủy Aflatoxin bằng hấp ƣớt ở áp xuất cao, làm giảm Aflatoxin bằng phƣơng pháp hấp phụ, phân hủy Aflatoxin bằng nhiệt, tách Aflatoxin bằng dung môi hữu cơ, phân hủy Afltoxin bằng các tia xạ,…có thể mang lại những kết quả khả quan. - Phƣơng pháp hóa học sử dụng nhằm vô hoạt hay giảm lƣợng Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu và đƣợc ứng dụng ở nhiều nơi: oxy hóa khử, sử dụng các chất kiềm, sử dụng khí NH3, sử dụng Formaldehyd, bisunfit và axit. - Ngoài ra ta còn có thể sử dụng phƣơng pháp vi sinh vật để làm giảm lƣợng Aflatoxin trong thức ăn. Nấm Candida albicans là một trong những nguyên nhân gây ỉa chảy ở bê, nghé. (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [24]). 1.1.1.2. Do ký sinh trùng Ký sinh trùng là những sinh vật sống nhờ vào sinh vật khác đang sống, chiếm đoạt chất dinh dƣỡng của sinh vật đó để sống và phát triển. Bệnh ký sinh trùng đƣờng tiêu hóa gây ra cho trâu không thành ổ dịch nguy hiểm, không làm cho trâu chết nhiều nhƣng chúng gây ra các hậu quả nghiêm trọng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 làm giảm sinh trƣởng và phát triển, cơ thể gầy yếu nên dễ kế phát các bệnh truyền nhiễm khác, làm số lƣợng và chất lƣợng thịt giảm,…. Nguyễn Thị Kim Lan và cộng sự (2006) [22] cho biết: Các loài ký sinh trùng gây tiêu chảy cho trâu thƣờng gặp là: Nematode, Strongyloides, Ascaris suum, Fasciola herpatica. Qua việc nghiên cứu tình hình nhiễm giun sán đƣờng tiêu hóa của trâu bò, Nguyễn Thị Lan Anh và cộng sự, 2000 [1] cho biết: Trâu bò bị nhiễm giun sán đƣờng tiêu hóa rất sớm và nhiễm ở mọi lứa tuổi, đặc biệt lứa tuổi từ 1 đến 4 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm giun tròn là 82,1%. Kết quả điều tra đã xác định 16 loài giun đã ký sinh trên đƣờng tiêu hóa của trâu bò tại Daklak, trong đó có 1 loài ký sinh ở gan, 11 loài ở dạ cỏ, 1 loài ở dạ múi khế, 2 loài ở ruột non và 1 loài ở ruột già. Loài gây tác hại nặng nhất cho trâu bò là Fasciola spp, ký sinh ở ống dẫn mật, làm rối loạn chức năng sinh lý bình thƣờng của gan, dẫn đến gia súc gầy yếu và rối loạn tiêu hóa (Nguyễn Văn Diên, Phan Lục, Phạm Sỹ Lăng, 2006 [11]). Giun đũa Toxocara vitulorum thƣờng gây ỉa chảy phân trắng cho bê, nghé non 1 – 3 tháng tuổi. Sán lá gan Fasciola gigantica trong quá trình ký sinh cũng tiết độc tố gây ỉa chảy cho bê non. Những ký sinh trùng thƣờng là nguyên nhân tiền phát cho nhiễm khuẩn và ỉa chảy nặng ở bê nghé. (Phạm Sỹ Lăng và cộng sự, 2002 [24]). Lê Văn Năm (2004) [31] cho biết: ở lợn con, bê, nghé nhiễm cầu trùng, do các kỹ thuật viên thƣờng sai sót trong chẩn đoán, dẫn tới 30 – 50% gia súc non bị bệnh chết, số còn lại còi cọc và chậm lớn. Phạm Sỹ Lăng và cộng sự (2002) [25] cho biết: giun đũa A.suum trƣởng thành cƣ tú ở ruột non gây viêm niêm mạc ruột, gây loét niêm mạc, làm gia súc đau bụng và ỉa chảy. 1.1.2. Các biểu hiện bệnh lý lâm sàng của hội chứng tiêu chảy 1.1.2.1. Bệnh lý Nghiên cứu bệnh lý viêm ruột ỉa chảy ở gia súc, các tƣ liệu công bố tập chung chủ yếu về biến đổi tổ chức, tình trạng mất nƣớc và mất chất điện giải, trạng thái trúng độc của cơ thể bệnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan