Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ NGHIÊN CỨU VỀ E-LEARNING VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI E-LEARNING TRONG TRƯỜNG...

Tài liệu NGHIÊN CỨU VỀ E-LEARNING VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI E-LEARNING TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG

.PDF
26
322
86

Mô tả:

NGHIÊN CỨU VỀ E-LEARNING VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI E-LEARNING TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ---------------------------------------- NGUYỄN THỊ LỆ NGHIÊN CỨU VỀ E-LEARNING VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI E-LEARNING TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Truyền dữ liệu và Mạng máy tính Mã số: 60.48.15 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG XUÂN DẬU TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ NỘI – 2012 1 MỞ ĐẦU E-learning là một phương thức dạy học mới dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT). Với e-learning, việc học là linh hoạt và mở. Người học có thể học bất kì lúc nào, bất kì ở đâu, với bất kì ai, học những vấn đề bản thân quan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với thời gian và yêu cầu công việc… mà chỉ cần có phương tiện là máy tính và mạng Internet. E-learning đang là xu hướng chung của giáo dục thế giới. Việc triển khai e-learning trong giáo dục đào tạo là một hướng đi tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiếp cận với nền giáo dục thế giới. Học sinh các trường phổ thông thuộc vùng nông thôn nói chung và học sinh trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai – Hà Nội nói riêng , hiện tại vẫn quen với cách học truyền thống: Thụ động, chưa tự mình tìm đến kiến thức, chưa học theo nhu cầu, năng lực, sở thích thật sự của bản thân. Vì vậy, việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo cần bao gồm cả việc giúp học sinh tiếp cận với cách học chủ động, tự tìm hiểu, tự kiểm tra đánh giá, tích cực trao đổi với giáo viên, bạn bè. E-learning là một trong những phương thức học giúp học sinh chủ động về thời gian học tập, nội dung học tập, khối lượng kiến thức, tự kiểm tra đánh giá, dễ dàng trao đổi thông tin… 2 Tin học hóa quản lý đào tạo và giáo dục đang là xu hướng chung trong giáo dục đào tạo ở Việt Nam, và THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai – Hà Nội cũng không ngoại lệ. Việc triển khai e-learning với mục đích đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy không nằm ngoài mục tiêu của trường và đây cũng là mục tiêu của đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu về e-learning và đề xuất giải pháp triển khai e-learning trong trường phổ thông” . Nội dung của luận văn được chia thành 3 chương chính với những nội dung cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan về e-learning Chương 2: Các chuẩn E-learning và SCORM Chương 3: Đề xuất giải pháp triển khai E-learning trong trường phổ thông và thử nghiệm hệ thống quản lý E-Learning Moodle Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS. Hoàng Xuân Dậu đã nhiệt tình hướng dẫn em, cảm ơn các Thầy cô trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai – Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho em hoàn thành đề tài. Do thời gian và trình độ còn hạn chế nên trong đề tài không thể tránh khỏi các thiếu sót, em rất mong nhận được mọi ý kiến đóng góp để em hoàn thiện hơn nữa nội dung đề tài. Em xin chân thành cảm ơn./. 3 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ E-LEARNING 1.1. Giới thiệu về e-learning 1.1.1. Lịch sử Vào đầu những năm 1960, các giáo sư tâm lý học của đại học Stanford Patrick Suppes và Richard C. Atkinson đã thử nghiệm với việc dùng máy tính dạy toán và đọc cho trẻ em tiểu học tại East Palo, California. Chương trình giáo dục cho tài năng trẻ của Standford được bắt nguồn từ những thử nghiệm ban đầu này. Hệ thống Elearning ban đầu dựa trên học/đào tạo với máy tính thường cố gắng nhân rộng phong cách giảng dạy trong đó vai trò của hệ thống Elearning được cho là chuyển giao kiến thức, trái ngược với các hệ thống sau này phát triển dựa trên việc hỗ trợ học tập, khuyến khích chia sẻ sự phát triển và kiến thức. Từ năm 1993, William D. Graziadei đã miêu tả một bài giảng truyền tải của máy tính, hướng dẫn và đánh giá dự án sử dụng thư điện tử. Năm 1997, ông công bố một bài báo miêu tả sử phát triển một chiến lược tổng thể cho việc quản lý và phát triển khóa học dựa trên công nghệ cho hệ thống giáo dục. Năm 1997, Graziadei, W.D,... đã công bố một bài báo với tựa 4 đề "Xây dựng hệ thống dạy và học đồng bộ và không đồng bộ: khai thác một giải pháp hệ thống quản lý các lớp học và khóa học". 1.1.2. E-learning là gì Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng nói chung elearning đều có những điểm chung sau : • Dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông. Cụ thể hơn là công nghệ mạng, kĩ thuật đồ họa, kĩ thuật mô phỏng, công nghệ tính toán… • Hiệu quả của e-learning cao hơn so với cách học truyền thống do e-learning có tính tương tác cao dựa trên multimedia, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin dễ dàng hơn, cũng như đưa ra nội dung học tập phù hợp với khả năng và sở thích của từng người. 1.1.3. Hiện trạng phát triển và sử dụng e-learening trên thế giới E-learning hình thức học trực tuyến rất phổ biến ở các nước có nền công nghệ phát triển, có nhiều trung tâm đào tạo trực tuyến tổ chức đào tạo nhiều hệ học với với nhiều môn học khác 5 nhau, tại Mỹ khoảng 80% trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến, có khoảng 35% các chứng chỉ trực tuyến được chính thức công nhận; tại Singapore khoảng 87% trường ĐH sử dụng phương pháp đào tạo trực tuyến; tính đến năm 2005, tại Hàn Quốc đã có 9 trường ĐH trực tuyến trên mạng. Hiện nay có nhiều công ty lớn đầu tư vào elearning, nổi bật là các công ty như SAP, Click2Learn, Docent, Saba, IBM, Oracle, NTT, NEC. Năm 2002, thị trường này đã đạt 13,5 tỷ USD, năm 2006 e-learning đạt tới 100 tỷ USD. Theo ước tính năm 2010 e-learning trên toàn cầu đạt 500 tỷ USD. Ở các nước công nghiệp phát triển điển hình là Mỹ lĩnh vực này đang phát triển rất nhanh. Thị trường e-learning ở Mỹ đã đạt 10,3 tỷ USD vào năm 2002 và đạt 83,1 tỷ USD vào năm 2006. Tại châu Á thị trường này tăng trưởng 25% mỗi năm (đạt 6,2 tỷ USD). 1.1.4.Hiện trạng phát triển và sử dụng e-learning tại Việt Nam Các nhà lãnh đạo cấp cao của Việt Nam khẳng định rằng, giáo dục là một 6 trong những ngành được ưu tiên cao nhất và được hưởng các nguồn đầu tư cao nhất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong những năm tới. Với định hướng đó, Việt Nam đã quyết định đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi cấp độ giáo dục nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng học tập trong tất cả các môn học và trang bị cho lớp trẻ đầy đủ các công cụ và kỹ năng cho kỷ nguyên thông tin. Học trực tuyến (e-learning) là phương pháp học có chi phí thấp, khả năng đem lại cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người ở bất kỳ địa điểm nào. Chi phí sinh hoạt tại các khu vực thành thị nhỏ thấp hơn nhiều so với tại các thành phố lớn như Hà Nội hoặc Thành phố Hồ Chí Minh và giải pháp đào tạo trực tuyến là một giải pháp hữu hiệu để phổ cập giáo dục cho các vùng như vậy. Những năm trước đây, website elearning ở Việt Nam vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay và chúng thực sự chưa phải là những giải pháp eLearning tổng thể cũng như chưa tuân theo các chuẩn cho eLearning trên thế giới. Do 7 vậy chúng ta khó có thể chia sẻ tri thức cùng các nước khác trên thế giới, điển hình là một số website như sau: • http://www.elearning.com.vn (thuộc sở hữu của FPT và Englishtown, toàn bộ các nền tảng (platform) của hệ thống này dựa trên sản phẩm của Englishtowwn). • http://www.cleverlear.com (thuộc sở hữu của công ty TNHH cleverlear), • http://www.saigonctt.com (thuộc sở hữu của Trung tâm nghiên cứu công nghệ Kỹ thuật Sài Gòn - saigon CTT). • http://www.truongthi.com.vn và http://www.khoabang.com.vn cho luyện thi đại học. Từ năm 2006, việc triển khai ứng dụng elearning đã có nhiều khởi sắc, một phần là được sự quan tâm của chính phủ, một phần là sự nỗ lực của các doanh nghiệp CNTT nghiên cứu elearning để đẩy mạnh nền giáo dục nước nhà. Điển 8 hình năm 2007, trong cuộc thi danh giá của ngành CNTT – “Nhân tài đất Việt” do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông đồng tổ chức đã trao tặng giải Nhất cho giải pháp về elearning, đó là giải pháp “Học trực tuyến và thi trực tuyến ứng dụng cho việc nâng cao chất lượng đào tạo” của công ty Trí Nam. Giải pháp của công ty Trí Nam đã được triển khai thành công cho một số Bộ, Ngành, Tổng công ty lớn và các trường Đại học. Đặc biệt, Giải pháp này cũng thành công khi ứng dụng cho việc xây dựng và triển khai trường học trực tuyến dành cho học sinh trên mọi miền đất nước tại địa chỉ trang web http://truongtructuyen.vn. Hiện tại đã thu hút được gần 800.000 học viên. Đây được đánh giá là một trong những điểm sáng trong quá trình phát triển elearning tại Việt Nam. 1.2. Ưu điểm và nhược điểm của e-learning 1.2.1. Ưu điểm 1.2.1.1. Đối với nội dung học tập 9 • Nội dung học tập đã được phân chia thành các đối tượng tri thức riêng biệt theo từng lĩnh vực, ngành nghề rõ ràng. • Nội dung môn học được cập nhật, phân phối dễ dàng, nhanh chóng. 1.2.1.2. Đối với học viên • Hệ thống e-learning hỗ trợ học theo khả năng cá nhân, theo thời gian biểu tự lập nên học viên có thể chọn phương pháp học thích hợp cho riêng mình. • E-learning cho phép các học viên tham gia các khoá học có thể theo dõi quá trình và kết quả học tập của mình. 1.2.1.3. Đối với giáo viên • Giáo viên có thể theo dõi quá trình học tập của học viên dễ dàng • Tiết kiệm thời gian cho giáo viên 1.2.1.4. Đối với việc đào tạo nói chung • E-learning giúp giảm chi phí học tập. • E-learning còn giúp làm giảm tổng thời gian cần thiết cho việc học 10 1.2.2. Nhược điểm • Do đã quen với phương pháp học tập truyền thống nên học viên và giáo viên sẽ gặp một số khó khăn về cách học tập và giảng dạy. • Do đào tạo từ xa là môi trường học tập phân tán nên mối liên hệ gặp gỡ giữa giáo viên và học viên bị hạn chế • Mặt khác, do e-learning được tổ chức cho đông đảo học viên tham gia, có thể thuộc nhiều vùng quốc gia, khu vực trên thế giới nên mỗi học viên có thể gặp khó khăn về các vấn đề yếu tố tâm lý, văn hóa. • Giáo viên phải mất rất nhiều thời gian và công sức để soạn bài giảng, tài liệu giảng dạy, tham khảo cho phù hợp với phương thức học tập e-learning. 1.2. Mô hình ứng dụng tổng quát của e-learning 11 Hình1.4: Mô hình ứng dụng tổng quát của e-learning 1.4. Kết chương Công nghệ e-learning mở ra một khả năng tương tác tối đa giữa người học và người dạy đồng thời cho phép khai thác nguồn thông tin vô tận của nhân loại. Elearning hiện nay thực sự là cuộc cách mạng bởi sức mạnh, tính linh hoạt và tính hiệu quả của nó. 12 Mặt khác e-learning là một môi trường mới, là cơ hội cho sinh viên, hỗ trợ tích cực các bạn sinh viên học tập nghiên cứu tại trường hoặc ở nhà, hay ở cơ quan. Elearning là cách dễ nhất giúp sinh viên tự chủ trong học tập và tìm kiếm thông tin trên hệ thống về môn học của mình, download các nguồn tài nguyên được cung cấp, sinh viên có thể chia sẻ tài nguyên với nhau trên mạng, tham gia vào việc thảo luận của lớp, chia sẽ việc học của mình với bạn bè, trao đổi ý tưởng với bạn cùng lớp. Không chỉ với sinh viên, e-learning tạo môi trường giảng dạy mới cho giáo viên, cung cấp công cụ cho giáo viên soạn giảng, tổ chức lớp học, quản lý sinh viên, hướng dẫn sinh viên tham gia thảo luận nhóm, cung cấp tài liệu giảng dạy, cung cấp khả năng cập nhật nhanh các kiến thức và kỹ năng trong giảng dạy. Với công tác đào tạo e-learning đã làm giảm chi phí học tập như tiền lương phải trả cho giáo viên, tiền thuê phòng học, chi phí đi lại và ăn ở của học viên. Đối với những người thuộc các tổ chức này, học tập qua mạng giúp họ không mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc 13 trong khi dy chuyển, đi lại, tổ chức lớp học… , góp phần tăng hiệu quả công việc. CHƯƠNG II: CÁC CHUẨN CỦA E-LEARNING VÀ SCORM 2.1. Các chuẩn của e-learning 2.1.1. Chuẩn là gì Chuẩn là “Các thoả thuận trên văn bản chứa các đặc tả kĩ thuật hoặc các tiêu chí chính xác khác được sử dụng một cách thống nhất như các luật, các chỉ dẫn, hoặc các định nghĩa của các đặc trưng, để đảm bảo rằng các vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp với mục đích của chúng 2.1.2. Các chuẩn hiện có Chuẩn đóng gói (packaging standards)., chuẩn trao đổi thông tin (communication standards), chuẩn metadata (metadata standards). standards), chuẩn chất lượng (quality 14 2.2. Chuẩn scorm 2.2.1. Scorm là gì? SCORM là một mô hình tham khảo các chuẩn kĩ thuật, các đặc tả và các hướng dẫn có liên quan đưa ra bởi các tổ chức khác nhau dùng để đáp ứng các yêu cầu ở mức cao của nội dung học tập và các hệ thống 2.2.2. Lợi ích kinh doanh của scorm • Năng suất cao và hạ giá thành, giảm bớt sự rủi ro 2.2.3. Scorm trong tương lai • Tích hợp giữa các hệ thống tốt hơn. • Hỗ trợ cho việc giả lập, tự động điều khiển cách trình bày và cho phép tìm kiếm trong kho lưu trữ các đối tượng nội dung chia sẻ được (SCO). • Hỗ trợ kĩ năng soạn bài điện tử. • Các chuẩn phương pháp truy cập từ xa các tài nguyên kiến thức thông qua mang máy tính. 2.3. Đóng gói tài liệu giảng dạy theo chuẩn scorm 2.3.1. Tổng quan Chuẩn đóng gói mô tả các cách ghép các đối tượng học tập riêng rẽ để tạo ra một bài học, khóa học, hay các đơn 15 vị nội dung khác, sau đó vận chuyển và sử dụng lại được trong nhiều hệ thống quản lý khác nhau (LMS/LCMS). 2.3.2. Chuẩn đóng gói nội dung trong scorm SCORM cung cấp những đặc tả một cách chi tiết những kỹ thuật cơ bản trong eLearning, như metadata, gói nội dung (content packaging) và xác định cơ chế cho việc giao tiếp với việc học tập hoặc hệ thông quản lý nội dung học tập (LCMS). 2.3.3. Dạng đóng gói SCOs: SCOs là kết quả đóng gói của một đối tượng học tập LO (bài giảng, môn học) theo chuẩn SCORM. 2.4.5. Daulsoft lecture maker Một asset” là tên gọi tượng trưng cho phương tiện truyền thông (media) như văn bản (text), hình ảnh (images), âm thanh (sound), hoặc bất kỳ mẩu dữ liệu của một trang web client nào mà có thể phân phát. 2.4. Các công cụ biên tập nội dung e-learning 2.4.1.Ms producer 2.4.2. LCDS 2.4.3.Adobe presenter 2.4.4.Adobe authorware 16 2.4.5. Daulsoft lecture maker 2.4.6.Toolbook 2.4.7.Mindflash web- Training sofware 2.4.8.Reload 2.4.9.Lersus 2.4.10. Exe (Mã nguồn mở) 2.4.11. Crocodile clips 2.4.12. Cabrilog 2.4.13. Couserlabs CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI E-LEARNING TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG QUẢN LÝ E-LEARNING MOODLE 3.1. Đề xuất giải pháp triển khai e-learning trong trường phổ thông 3.1.1. E-learning cho học sinh phổ thông của một quốc gia 17 Nhiều nước trên thế giới đã triển khai mạnh mẽ elearning ở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và huấn luyện nhân viên ở các công ty. Những năm gần đây elearning cũng đã và đang triển khai cho học sinh phổ thông, điển hình là các nước Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ở Hoa Kỳ đã có hàng triệu học sinh phổ thông đăng ký học Online. 3.1.2. E-learning cho giáo dục Việt Nam 3.1.2.1. Những chủ trương và giải pháp Chủ trương của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập, mà ở đó mọi công dân (từ học sinh phổ thông, sinh viên, các tầng lớp người lao động, ..) đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc: học bất kỳ thứ gì (any things), bất kỳ lúc nào (any time), bất kỳ nơi đâu (any where) và học tập suốt đời (life long learning). Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, e-learning có một vai trò chủ đạo trong việc tạo ra một môi trường học tập ảo. 3.1.2.2. Một số hoạt động triển khai e-learning Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các doanh nghiệp triển khai e-learning và thi trực tuyến. Thứ nhất, là 18 Cuộc thi "Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử e-learning" năm học 2009 - 2010 Thứ hai, cuộc thi giải toán qua mạng tại Website Violympic.vn, Thứ ba: Cuộc thi Olympic tiếng Anh (IOE) 3.1.2.3. Một số khó khăn khi triển khai e-learning trong trường phổ thông Một là, khó khăn trong xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng Hai là, khó khăn về phía người học Ba là, khó khăn về cơ sở vật chất Bốn là, khó khăn về nhân lực phục vụ website e-learning 3.1.3. Đề xuất giải pháp 3.1.3.1. Giải pháp định hướng tổng thể Thứ nhất, về nhận thức, Bộ GD&ĐT, các trường đại học, cao đẳng, các Sở GD&ĐT cần xác định elearning là một chiến lược của giáo dục trong giai đoạn mới, hướng đến một xã hội học tập. Thứ hai, tăng cường tập huấn về phương pháp, kỹ năng, sử dụng tổng hợp nhiều phần mềm để tạo bài giảng e-learning. 19 Thứ ba, các trường phổ thông hướng đến Online hóa trường học, bao gồm Online về quản lý, điều hành, tác nghiệp và Online về dạy và học. Thứ tư, qua phân tích trên cho thấy vai trò của người giáo viên rất quan trọng trong việc triển khai elearning, vì vậy các trường sư phạm phải là các trường thực hiện e-learning tốt nhất 3.1.3.2. Giải pháp cụ thể triển khai ở trường THPT Cao Bá Quát – Quốc Oai - Hà Nội Thứ nhất: Xây dựng nguồn tài nguyên bài giảng Thứ hai : Về phía người học Thứ ba: Về cơ sở vật chất Thứ tư:Về nhân lực quản trị hệ thống e-learning 3.2 Hệ thống quản lý học tập (LMS) 3.2.1. Định nghĩa Hệ thống quản lý học tập - LMS (Learning Management System): là một phần mềm quản lý các quá trình học tập và phân phát nội dung khoá học tới người học .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

thumb
Năng lượng gió...
130
78479
145