Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại các phòng khám vừa và nhỏ, đề ...

Tài liệu Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại các phòng khám vừa và nhỏ, đề xuất công nghệ hợp lý

.PDF
84
250
80

Mô tả:

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CAM ĐOAN Kính gửi: Khoa Môi trường và Công nghệ Sinh học - Trường Đại Học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM Tôi tên là : Nguyễn Xuân Thiết Lớp : 09DMT1 MSSV :0951080087 Ngành : Kỹ Thuật Môi Trường Tôi xin cam đoan: Toàn bộ nội dung đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại các phòng khám vừa và nhỏ, đề xuất công nghệ hợp lý”là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện trên cơ sơ nghiên cứu lý thuyết, thực tế tại các phòng khám đa khoa và dưới sự hướng dẫn tận tình của ThS. Lâm Vĩnh Sơn. Các nội dung trình bày và kết quả trong đồ án tốt nghiệp này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính người thực hiện đề tàithu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác, và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình trước Quý Thầy Cô và nhà trường. Tôi xin chân thành cảm ơn. TP. HCM, ngày 17 tháng 7 năm 2013 Sinh viên thực hiện Nguyễn Xuân Thiết i ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN – .HCM đã tạo mọi Công Nghệ Sinh học đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quí báu để tôi bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Để hoàn thành tố ốt nghiệp, ngoài cố gắng của bản thân tôi còn nhận ững lờ được sự giúp đỡ rất tận tình của T . ôi đã hết sức cố gắng, nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót và khuyết điểm. Tôi rất mong nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tôi khắc phục những thiếu sót và hoàn chỉnh bài đồ án được tốt hơn. Tôi cũng biết ơn sự ủng hộ của gia đình, bạn bè – những người thân yêu luôn là chỗ dựa vững chắc cho tôi. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy, Cô và gia đình dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. 07 năm 2013 ii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... ii MỤC LỤC .......................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................vi DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................................. viii LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................................2 3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3 5. Ý nghĩa của đề tài .........................................................................................................3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ................................................................................................................ 5 1.1. Giới thiệu nước thải ................................................................................................... 5 1.1.1. Khái niệm nước thải .............................................................................................. 5 1.1.2. Phân loại nước thải................................................................................................ 5 1.2. Các thông số ô nhiễm cơ bản của nước thải ........................................................... 6 1.2.1. Các chỉ tiêu lý học ................................................................................................. 6 1.2.1.1. Chất rắn tổng cộng (SS) .....................................................................................6 1.2.1.2. Mùi ........................................................................................................................7 1.2.1.3. Độ màu .................................................................................................................7 1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hoá ......................................................................... 8 1.2.2.1. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) ............................................................................8 1.2.2.2. Nhu cầu oxy hoá học (COD) .............................................................................8 iii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2.2.3. Nitơ .......................................................................................................................9 1.2.2.4. Phốt pho................................................................................................................9 1.2.2.5. Oxy hoà tan ..........................................................................................................9 1.2.2.6. Kim loại nặng và các chất độc hại ..................................................................10 1.2.2.7. Vi sinh vật ..........................................................................................................10 1.3. Đặc tính nước thải phòng khám ............................................................................. 10 1.4. Thành phần và tính chất nước thải phòng khám .................................................. 12 1.5. Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải phòng khám hiện nay................. 13 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM ......................................................................................................... 15 2.1. Khái quát tình hình tiêu chuẩn nước thải liên quan đến phòng khám hiện nay 15 2.2. Hiện trạng xử lý nước thải phòng khám trên địa bàn TP.HCM ......................... 16 2.2.1. Tình hình chung................................................................................................... 16 2.2.2. Hiện trạng XLNT tại các phòng khám ............................................................. 17 2.2.2.1. Phòng khám Đa khoa An Khang Clinic .........................................................17 2.2.2.2. Phòng khám Đa khoa Quốc Tế An Phú .........................................................20 2.2.2.3. Phòng khám Đa khoa Bình Thái .....................................................................23 2.2.2.4. Phòng khám Đa khoa Khánh Anh Quân ........................................................26 2.2.2.5. Phòng khám Đa khoa Phúc Thiên Ân ............................................................29 2.2.2.6. Phòng khám Đa khoa Đắc Phúc ......................................................................32 2.2.2.7. Phòng khám Đa khoa Hoàng Long .................................................................35 2.2.2.8. Phòng khám Đa khoa Lê Minh Xuân .............................................................38 2.2.2.9. Phòng khám Đa khoa Phạm Văn Chiêu .........................................................41 2.2.2.10. Phòng khám Đa khoa Thánh Tâm Tân Định .................................................44 2.3. Hiệu quả xử lý của một số dây chuyền công nghệ hiện hữu .............................. 47 iv ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.3.1. Hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng (SS) ................................................................ 47 2.3.2. Hiệu quả xử lý nhu cầu oxy hóa học (COD) ................................................... 48 2.3.3. Hiệu quả xử lý nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5 )................................................. 49 2.3.4. Hiệu quả xử lý Photphat ..................................................................................... 50 2.3.5. Hiệu quả xử lý Nitrat .......................................................................................... 51 2.3.6. Hiệu quả xử lý Coliform..................................................................................... 52 CHƯƠNG 3: ............................................................................................................. 53 3.1. ................................................................................. 53 3.2. ...................................................................................... 56 3.2.1. ............................. 56 3.2.2. ân .................................... 61 3.2.3. ...................................................... 64 3.3. .............................................................................................. 70 ....................................................................................... 72 1. .......................................................................................................................... 72 2. ........................................................................................................................ 72 ................................................................................................74 v ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh hóa COD Nhu cầu oxy hóa học ĐTV Động thực vật QCVN Quy chuẩn Việt Nam SL Số lượng SS Chất rắn lơ lửng TNHH Trách nhiệm hữu hạn UBND Ủy ban nhân dân vi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần nước thải phòng khám ............................................................... 12 Bảng 2.1: Giá trị C của các thông số ô nhiễm ............................................................... 15 Bảng 2.2: Kết quả phân tích nước thải sau hệ thống xử lý........................................... 19 Bảng 2.3: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng .............. 22 Bảng 2.4: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng .............. 25 Bảng 2.5: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng .............. 28 Bảng 2.7: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng .............. 31 Bảng 2.8: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng .............. 34 Bảng 2.9: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng .............. 37 Bảng 2.10: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng............ 40 Bảng 2.11: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng............ 43 Bảng 2.12: Kết quả phân tích nước thải tại hố thu gom nước thải cuối cùng............ 46 Bảng 2.13: Chỉ tiêu đầu vào, ra và hiệu suất xử lý chất rắn lơ lửng (SS) .................. 47 Bảng 2.14: Chỉ tiêu đầu vào, ra và hiệu suất xử lý COD ............................................. 48 Bảng 2.15: Chỉ tiêu đầu vào, ra và hiệu suất xử lý BOD 5 ............................................ 49 Bảng 2.16: Chỉ tiêu đầu vào, ra và hiệu suất xử lý Photphat ....................................... 50 Bảng 2.17: Chỉ tiêu đầu vào, ra và hiệu suất xử lý Nitrat ............................................ 51 Bảng 2.18: Chỉ tiêu đầu vào, ra và hiệu suất xử lý coliform........................................ 52 Bảng 3.1: Nhận xét về công nghệ xử lý nước thải tại 3 phòng khám ......................... 70 vii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt ..................................... 6 Hình 1.2: Quy trình xử lý nước thải ................................................................................ 13 Hình 2.1: Quy trình xử lý nước thải, công suất 6 m3/ngày.đêm .................................. 17 Hình 2.2 : Quy trình xử lý nước thải, công suất 4 m3/ngày.đêm ................................. 20 Hình 2.3: Quy trình xử lý nước thải, công suất 4 m3/ngày.đêm ................................. 23 Hình 2.4: Quy trình xử lý nước thải, công suất 600 lít/ngày ....................................... 26 Hình 2.5: Quy trình xử lý nước thải, công suất 800 lít/ngày.đêm ............................... 29 Hình 2.7: Quy trình xử lý nước thải, công suất 5m3/ngày.đêm ................................... 32 Hình 2.8: Quy trình xử lý nước thải, công suất 6m3/ngày.đêm ................................... 35 Hình 2.9: Quy trình xử lý nước thải, công suất 2m3/ngày.đêm ................................... 38 Hình 2.10: Quy trình xử lý nước thải, công suất 3m3/ngày.đêm ................................. 41 Hình 2.11: Quy trình xử lý nước thải, công suất 4m3/ngày.đêm ................................. 44 Hình 2.12: Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý chất rắn lơ lửng tại các phòng khám........ 47 Hình 2.13: Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý COD tại các phòng khám .......................... 48 Hình 2.14: Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý BOD 5 tại các phòng khám ........................ 49 Hình 2.15: Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý Photphat tại các phòng khám.................... 50 Hình 2.16: Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý Nitrat tại các phòng khám ......................... 51 Hình 2.17: Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý coliform tại các phòng khám .................... 52 viii ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vấn đề ô nhiễm môi trường đang trở thành vấn đề chung được quan tâm đặc biệt của tất cả các nước trên thế giới. Các tổ chức Quốc tế, Chính phủ của các nước cũng đã và đang có hướng giải quyết nhằm khắc phục hiện trạng ô nhiễm hiện nay. Trong những năm gần đây, các vấn đề môi trường ở nước ta cũng bắt đầu được chú trọng. Việt Nam đã có Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định và những chính sách cụ thể để phát triển Kinh tế - Xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường. Theo đó, vấn đề xử lý chất thải y tế được ưu tiên giải quyết cấp bách. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, trong những năm vừa qua công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân ngày càng được coi trọng. Những ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ của các nước trên thế giới đã góp phần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như khả năng phục vụ của ngành y tế. Ngành y tế cũng là một trong những ngành có cơ sở phục vụ rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của các bệnh viện, cơ sở y tế, phòng khám đa khoa thì chúng ta cũng không khỏi băn khoăn về những nguy hại của chất thải y tế, đó là nguyên nhân gây lây lan các loại bệnh tật qua nguồn nước, qua các loài côn trùng, ngấm xuống nước ngầm, nhiễm khuẩn cho thực phẩm,… nhưng nguy hiểm nhất là khi các bệnh phẩm bao gồm các tế bào, các mô cơ thể bị cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật, tiểu phẫu, bông gạc có dính máu mủ, các dụng cụ y tế như kim tiêm, ống thuốc,.. nếu không được xử lý tốt sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho con người và sinh vật. Theo các tài liệu công bố, tính đến năm 2010 trên toàn Việt Nam có 1.030 bệnh viện, 44 khu điều dưỡng phục hồi chức năng, 622 phòng khám đa khoa khu vực; với tổng số giường bệnh khoảng 246.300 giường, mỗi ngày thải ra khoảng 400 tấn chất thải rắn y tế (trong đó 45 tấn là chất thải y tế nguy hại ), hơn 1.000.000 m3 chất thải lỏng. 1 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Tại TP Hồ Chí Minh, hệ thống phòng khám tư nhân ngày càng phát triển và góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Tuy nhiên, hầu hết những phòng khám này đều không có hệ thống xử lý nước thải, làm ảnh hưởng đến môi trường. Theo BS. Phạm Việt Thanh, Giám đốc Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết: Hiện thành phố có hơn 285 phòng khám đa khoa tư nhân, phòng khám chuyên khoa tư nhân, trong số đó hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý nước thải, dù rất nhiều trong số này có quy mô khám, chữa trị khá lớn và lượng nước xả thải ra môi trường không nhỏ. Đa số những phòng khám này chỉ xử lý nước thải đơn giản qua bể tự hoại, khử trùng và thải ra cống rãnh. Theo báo cáo của Vụ Khoa học và Đào tạo – Bộ Y tế, hiện nay việc quản lý chất thải phòng khám chưa được đồng bộ, chưa có cơ chế rõ ràng, chưa phân công, phân cấp cũng như phối hợp hiệu quả. Việc tổ chức nhân lực trong quản lý và áp dụng công nghệ xử lý nước thải còn nhiều hạn chế, bất cập. Việt Nam đang thiếu và yếu về phương tiện, dụng cụ chuyên dùng cho việc thu gom và xử lý chất thải. Theo kết quả khảo sát của Viện Y học Lao động và Vệ sinh môi trường thì hiện nay nước thải phòng khám đa khoa bị ô nhiễm nặng gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép thải, các chỉ tiêu về vi sinh trong nước thải rất cao. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu ứng dụng một công nghệ mới để xử lý chất thải lỏng y tế là hết sức cần thiết và phải được xem xét nhiều mặt, về kinh tế, kỹ thuật và môi trường. Đối với các phòng khám tư nhân do hầu hết thuê mặt bằng của nhà dân, không có đủ điều kiện để lắp đặt, kinh phí xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế, nên toàn bộ nước thải ở những cơ sở này đang xả trực tiếp ra môi trường. Vì thế, việc nghiên cứu ứng dụng một công nghệ có đầy đủ các tính năng cần thiết thay thế cho quy trình công nghệ phức tạp là hết sức cần thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải tại các phòng khám vừa và nhỏ, đề xuất công nghệ hợp lý. 2 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 3. Nội dung nghiên cứu  Khảo sát quy mô phòng khám • Số lượng giường bệnh • Lưu lượng nước cấp trung bình hàng tháng  Khảo sát, đánh giá hiệu quả xử lý của các dây chuyền công nghệ hiện hữu tại các phòng khám tại TP.HCM • Lấy mẫu, xin số liệu đầu vào và đầu ra của các hệ thống xử lý • Xác định các chỉ tiêu cơ bản của nước thải phòng khám: pH, BOD 5 , COD, N, P, TSS, Coliform. • So sánh, đánh giá hiệu quả xử lý của các dây chuyền công nghệ khác nhau. • So sánh các chỉ tiêu đầu ra của công trình xử lý với Quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, CỘT B. • So sánh hiệu quả xử lý các công trình hiện hữu theo thứ tự: COD, BOD 5 , Photpho, Nitrat, TSS  So sánh, đưa ra công nghệ phù hợp 4. Phương pháp nghiên cứu - Lấy mẫu thực địa, khảo sát thu thập thông tin, số liệu tại các phòng khám - Phân tích các chỉ tiêu: pH, BOD 5 , COD, TSS, Coliform tổng....theo quy chuẩn Bộ Y Tế trong phòng thí nghiệm. - Tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu, so sánh với quy chuẩn xả thải của Bộ Y Tế và Bộ Tài Nguyên Môi Trường. 5. Ý nghĩa của đề tài  Ý nghĩa kinh tế - Góp phần hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng cho những phòng khám chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. - Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường đồng nghĩa với việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên. 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Ý nghĩa xã hội - Việc xây dựng, lắp đặt công trình XLNT không mang lại hiệu quả kinh tế một cách trực tiếp nhưng những tác động của nó đến đời sống xã hội là không nhỏ. - Công trình XLNT giải quyết triệt để tính ô nhiễm môi trường của các phòng khám cũng là góp phần thực hiện xã hội hóa công tác bảo bệ môi trường. - Công trình XLNT hoạt động hiệu quả sẽ làm cho môi trường phòng khám và các khu vực xung quanh trở nên trong sạch hơn, từ đó sức khỏe và tinh thần của người dân cũng sẽ được nâng lên và làm cho người dân tin tưởng hơn chủ trường chính sách của Đảng và Nhà nước. - Có một hệ thống xử lý môi trường tốt sẽ nâng cao được vị thế, uy tín của phòng khám đối với nhân dân và các đối tác trong các hoạt động chuyên môn. 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ 1.1. Giới thiệu nước thải 1.1.1. Khái niệm nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng. Đây cũng là cơ sở cho việc lựa chọn các biện pháp hoặc công nghệ xử lý thích hợp 1.1.2. Phân loại nước thải Nước thải được chia ra thành những loại sau:  Nước thải công nghiệp (hay còn gọi là nước thải sản xuất) Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy công nghiệp như nhà máy luyện kim, hoá chất, dệt nhuộm, chế biến thực phẩm...đang hoạt động có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải sản xuất là chủ yếu. Thành phần và tính chất của nước thải công nghiệp rất đa dạng, phụ thuộc vào từng quá trình sản xuất, vào trình độ và bản chất của dây chuyền công nghệ. Trong các xí nghiệp công nghiệp còn có loại nước thải quy ước là sạch. Đó là nước làm nguội thiết bị, nhất là ở các nhà máy nhiệt điện. Tuy không bẩn nhưng sau khi sử dụng có thể có nhiệt độ cao, kéo theo gỉ sắt ở các thiết bị trao đổi nhiệt, đường ống hoặc ngẫu nhiên bị sự cố, làm cho nước bị nhiễm bẩn. Nước thải loại này làm cho nguồn nước tăng nhiệt độ, nghèo oxy hoà tan hoặc có thể làm chết các sinh vật trong nước.  Nước thải sinh hoạt - Là nước thải từ các khu dân cư, vùng thương mại, khu vui chơi giải trí gồm nước rửa, vệ sinh, giặt giũ... cũng như nước thải từ trường học, công sở, bệnh viện. - Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng cao các chất hữu cơ dễ phân hủy (như các hydratcacbon, protein, chất béo dầu mỡ) và các 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP chất khoáng dinh dưỡng (phosphat, nitơ, magie...) các chất rắn huyền phù và đặc biệt là các vi sinh vật Nước thải 99.9% 0.1% Nước Các chất rắn 50 – 70% 30 – 50% Các chất hữu cơ 65% 25% Các chất vô cơ 10% Protêin Cacbonhydrat Các chất béo Cát Muối Kim loại Hình 1.1: Thành phần các chất bẩn trong nước thải sinh hoạt (Nguồn: XLNT sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ_TS. Trần Đức Hạ)  Bên cạnh nước thải do con người sử dụng còn có một phần nước thải do tự nhiên “đóng góp” như mưa, nước ngầm. 1.2. Các thông số ô nhiễm cơ bản của nước thải 1.2.1. Các chỉ tiêu lý học 1.2.1.1. Chất rắn tổng cộng (SS) Chất rắn là những thành phần không hoà tan trong nước. Về bản chất, chúng có thể là những hạt chất hữu cơ, vô cơ, hoặc là những xác của VSV nguyên sinh động vật hay phiêu sinh vật. Các chất rắn có trong nước được đánh giá qua những thông số cơ bản sau:  Tổng số chất rắn (TS) Tổng số chất rắn được xác định bằng phương pháp đo trọng lượng khô còn lại sau khi đem sấy khô 1lít ở nhiệt độ 1030C đến trọng lượng không đổi. Tổng số chất rắn được biểu thị bằng mg/l hay g/l. 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Chất rắn lơ lửng (SS) Trong nước thải gồm các chất không tan hoặc lơ lửng và các hợp chất đã được hoà tan vào trong nước. Hàm lượng chất rắn lơ lửng được xác định bằng cách lọc một thể tích xác định mẫu nước thải qua giấy lọc và sấy khô giấy lọc ở 1050C đến trọng lượng không đổi. Độ chênh lệch khối lượng giữa giấy lọc trước khi lọc mẫu và sau khi lọc mẫu trong cùng một điều kiện cân chính là lượng chất rắn lơ lửng có trong một thể tích mẫu đã được xác định. Trong nước thải đô thị có khoảng 40 – 65% chất rắn nằm ở trạng thái lơ lửng. Các chất rắn này có thể nổi lên trên mặt nước hay lắng xuống dưới đáy và có thể hình thành nên các bãi bùn không mong muốn khi thải nước thải có chứa nhiều chất rắn vào một con sông. Một số chất rắn lơ lửng có khả năng lắng rất nhanh, tuy nhiên các chất rắn lơ lửng ở kích thước hạt keo thì lắng rất chậm chạp hoặc hoàn toàn không thể lắng được. Các chất rắn có thể lắng được là những chất rắn mà chúng có thể được loại bỏ bởi quá trình lắng và thường được biểu diễn bằng đơn vị mg/l. Thông thường khoảng 60% chất rắn lơ lửng trong nước thải đô thị là chất rắn có thể lắng được. 1.2.1.2. Mùi Việc xác định mùi của nước thải ngày càng trở nên quan trọng, đặc biệt là trước các phản ứng gay gắt của dân chúng đối với các công trình xử lý nước thải không được vận hành tốt. Mùi của nước thải còn mới thường không gây ra các cảm giác khó chịu, nhưng một loạt các hợp chất gây mùi khó chịu sẽ được toả ra khi nước thải bị phân hủy sinh học dưới các điều kiện yếm khí. 1.2.1.3. Độ màu Màu của nước thải là do các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, thuốc nhuộm, hoặc do các sản phẩm được tạo ra từ các quá trình phân hủy chất hữu cơ. Đơn vị đo độ màu thông dụng là Platin – Coban (Pt-Co). Độ màu là một thông số thường mang tính chất định tính, có thể được sử dụng để đánh giá trạng thái chung của nước thải. Nước thải sinh hoạt để chưa quá 6 giờ thường có màu nâu nhạt. Màu xám nhạt đến trung bình là đặc trưng của các loại nước thải đã bị phân hủy một phần. 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2.2. Các chỉ tiêu hóa học và sinh hoá Trị số pH cho biết nước thải có tính trung hoà hay tính axit hoặc tính kiềm, được tính bằng nồng độ của ion hydro ( pH =– lg[H+ ]). Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong quá trình sinh hoá bởi tốc độ của quá trình này phụ thuộc đáng kể vào sự thay đổi pH. Quá trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học rất nhạy cảm với sự dao động của trị số pH. Đối với nước thải sinh hoạt, pH thường dao động trong khoảng 6,947,8. Nước thải của một số ngành công nghiệp có thể có những giá trị pH khác nhau, 1.2.2.1. Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) Nhu cầu oxy sinh hoá (BOD) là lượng oxy cần thiết cho vi khuẩn sống và hoạt động để oxy hoá các chất hữu cơ có trong nước thải. BOD là một trong những thông số cơ bản đặc trưng, là chỉ tiêu rất quan trọng và tiện dùng để chỉ mức độ nhiễm bẩn của nước thải bởi các chất hữu cơ có thể bị oxy hoá sinh hoá (các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học). 1.2.2.2. Nhu cầu oxy hoá học (COD) Nhu cầu oxy hoá học (COD) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá toàn bộ các chất hữu cơ, một phần nhỏ các chất vô cơ dễ bị oxy hoá có trong nước thải, kể cả các chất hữu cơ không bị phân hủy sinh học. Chỉ tiêu nhu cầu oxy sinh hoá BOD 5 không đủ để phản ánh khả năng oxy hoá các chất hữu cơ khó bị phân oxy hoá và các chất vô cơ có thể bị oxy hoá có trong nước thải, nhất là nước thải công nghiệp. Vì vậy cần phải xác định nhu cầu oxy hoá học (COD mg/l) để oxy hoá hoàn toàn các chất bẩn có trong nước thải. Trị số COD luôn luôn lớn hơn trị số BOD 5 và tỷ số COD trên BOD luôn thay đổi tuỳ thuộc vào tính chất của nước thải. Tỷ số COD : BOD càng nhỏ thì xử lý sinh học càng dễ. Đối với nước thải sinh hoạt, thông thường BOD = 68% COD, còn đối với nước thải công nghiệp thì quan hệ giữa BOD và COD rất khác nhau, tuỳ theo từng ngành công nghiệp cụ thể. 8 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2.2.3. Nitơ Nước thải sinh hoạt luôn có một số hợp chất chứa nitơ. Nitơ có trong nước thải ở dạng liên kết hữu cơ và vô cơ. Trong nước thải sinh hoạt, phần lớn các liên kết hữu cơ là các chất có nguồn gốc protit, thực phẩm dư thừa. Các hợp chất hữu cơ chứa nitơ có trong nước thải sinh hoạt bắt nguồn từ phân và nước tiểu (urê) của người và động vật. Urê bị phân huỷ ngay khi có tác dụng của vi khuẩn thành amoni (NH 4 +) và NH 3 là hợp chất vô cơ chứa nitơ trong nước thải. Hai dạng hợp chất vô cơ chứa nitơ có trong nước thải là nitrit và nitrat. Bởi vì amoni tiêu thụ oxy trong quá trình nitrat hoá và các vi sinh vật nước, rong tảo dùng nitrat làm thức ăn để phát triển, cho nên nếu hàm lượng nitơ có trong nước thải xả ra sông, hồ, quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng kích thích sự phát triển nhanh của rong, rêu, tảo làm bẩn nguồn nước. 1.2.2.4. Phốt pho Phốt pho cũng giống như nitơ, là chất dinh dưỡng cho vi khuẩn sống và phát triển trong các công trình xử lý nước thải. Phốt pho là chất dinh dưỡng đầu tiên cần thiết cho sự phát triển của thực vật nước, nếu nồng độ phốt pho trong nước thải xả ra sông, suối hồ quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Phốt pho có thể ở dạng photphat vô cơ hay phosphat hữu cơ và bắt nguồn từ chất thải là phân, nước tiểu, urê, phân bón trong nông nghiệp và từ các chất tẩy rửa dùng trong sinh hoạt hằng ngày. 1.2.2.5. Oxy hoà tan Nồng độ oxy hoà tan (DO) trong nước thải trước và sau khi xử lý là chỉ tiêu rất quan trọng đặc biệt là trong quá trình xử lý sinh học hiếu khí. Trong các công trình xử lý sinh học hiếu khí thì lượng oxy hoà tan cần thiết từ 1.5 – 2 mg/l để quá trình oxy hoá diễn ra theo ý muốn và để hỗn hợp không rơi vào tình trạng yếm khí. Trong nước thải sau xử lý, lượng oxy hoà tan không được nhỏ hơn 4mg/l đối với nguồn nước dùng để cấp nước (loại A) và không nhỏ hơn 6mg/l đối với nguồn nước dùng để nuôi cá. 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Kim loại nặng và các chất độc hại 1.2.2.6. Kim loại nặng trong nước thải có ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình xử lý, nhất là xử lý sinh học. Các kim loại nặng độc hại bao gồm : niken, đồng, chì, coban, crôm, thủy ngân, cadmi. Ngoài ra, còn có một nguyên tố độc hại khác không phải kim loại nặng như: Xianua, stibi(Sb), Bo... Kim loại nặng thường có trong nước thải của một số ngành công nghiệp hoá chất, xi mạ, dệt nhộm và một số ngành công nghiệp khác. Vi sinh vật 1.2.2.7. Nước thải sinh hoạt chứa vô số vi sinh vật chủ yếu là vi sinh vật với số lượng từ 105 – 10 6 con trong 1ml. Hai nguồn chủ yếu đưa vi sinh vào nước thải là phân, nước tiểu và từ đất. Tế bào vi sinh hình thành từ chất hữu cơ nên có thể coi tập hợp vi sinh là một phần của tổng chất hữu cơ có trong nước thải. Có rất nhiều vi khuẩn gây bệnh trong nước thải sinh hoạt như: các vi khuẩn gây thương hàn, tả lỵ và vi rus viêm gan A. 1.3. Đặc tính nước thải phòng khám  Nguồn gốc nước thải phòng khám Trong quá trình hoạt động của phòng khám, nước thải sinh ra trong toàn bộ khuôn viên phòng khám bao gồm các loại khác nhau với nguồn thải tương ứng như sau: • Nước thải là nước mưa thu gom trên toàn bộ diện tích khuôn viên phòng khám; • Nước thải sinh hoạt của CBCNV trong phòng khám, của bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân thăm nuôi bệnh; • Nước thải phát sinh từ các hoạt động khám và điều trị bệnh; • Nước thải thải ra từ các công trình phụ trợ (thiết bị xử lý khí thải, giải nhiệt máy phát điện dự phòng, giải nhiệt cho các máy điều hoà không khí .....) 10 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Nước thải sinh hoạt Là loại nước thải ra sau khi sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt trong phòng khám: ăn uống, vệ sinh... từ các nhà làm việc, các khu nhà vệ sinh...Thành phần và tính chất nước thải sinh hoạt trong phòng khám cũng giống như nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư: có chứa các chất cặn bã, các chất hữu cơ hoà tan (các chỉ tiêu BOD, COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và vi trùng. Chất lượng nước thải sinh hoạt này vượt quá tiêu chuẩn qui định hiện hành và có khả năng gây ô nhiễm hữu cơ, làm giảm lượng oxy hoà tan (DO) vốn rất quan trọng đối với đời sống của thủy sinh vật tại nguồn tiếp nhận.  Nước thải do các hoạt động khám và điều trị bệnh Loại nước thải này có thể nói là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải nước của phòng khám. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong phòng khám: giặt, tẩy quần áo bệnh nhân, khăn lau chăn mền drap cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc... Tuỳ theo từng khâu và quá trình cụ thể mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm khi đó sẽ khác nhau.  Nước thải từ các công trình phụ trợ Hoạt động của phòng khám đòi hỏi phải sử dụng một lượng nước nhất định để phục vụ cho các máy móc và thiết bị phụ trợ.... Tuỳ theo tính chất sử dụng mà mức độ ô nhiễm khác nhau như nước thải giải nhiệt máy phát điện dự phòng có nhiệt độ cao hơn so với ban đầu nhưng vẫn có thể khống chế nằm dưới mức cho phép thải (<450C). 11 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Nhìn chung nước thải phòng khám đặc trưng là chứa nhiều mầm bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Một số khu vực có mức độ nhiễm vi sinh gây bệnh, cặn lơ lửng, các chất hữu cơ rất cao như: • Nước thải khu mổ: chứa máu và các bệnh phẩm... • Nước thải khu xét nghiệm: chứa nhiều vi trùng gây bệnh khác nhau. Giá trị BOD, COD, cặn ở khu này vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép. Ngoài ra nước thải còn có khả năng nhiễm xạ từ các khu X – Quang, rửa phim. Việc XLNT bị nhiễm phóng xạ rất khó khăn và tốn kém (do chu kì phân hủy các chất phóng xạ khá lâu). Đây là loại chất thải nguy hại nên cần được thải và xử lý riêng biệt. 1.4. Thành phần và tính chất nước thải phòng khám Các thành phần chính gây ô nhiễm môi trường do nước thải phòng khám đa khoa gây ra là các chất hữu cơ; các chất dinh dưỡng của Nitơ (N), Phopho(P); các chất rắn lơ lửng và các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh. Các chất hữu cơ có trong nước thải làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống của động, thực vật thủy sinh. Bảng 1.1: Thành phần nước thải phòng khám CHỈ TIÊU STT ĐƠN VỊ NỒNG ĐỘ - 5 – 6,7 1 pH 2 BOD 5 mg/l 120 - 155 3 COD mg/l 180 - 250 4 Chất rắn lơ lửng (SS) mg/l 250 - 380 5 Nitrat mg/l 67 - 85 6 Photphat mg/l 8,5 – 20,3 7 Coliforms MPN/100ml 108– 1010 (Nguồn: Công ty môi trường Hành Trình Xanh) 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng