Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển...

Tài liệu Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố tuy hòa, tỉnh phú yên

.PDF
108
167
130

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG HỒ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU THÁI ĐỘ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG ĐẾN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ TUY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60 31 01 05 Quyết định giao đề tài: Quyết dịnh thành lập HĐ: 447/QĐ-ĐHNT ngày 10/05/2017 1273/QĐ-ĐHNT ngày 05/12/2017 Ngày bảo vệ: 13/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ CHÍ CÔNG Chủ tịch Hội đồng: TS. HỒ HUY TỰU Phòng Đạo tạo Sau đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đề tài: “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên’’ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đề đã được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Hồ Thị Hằng iii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn các quý thầy, cô giáo của trường Đại học Nha Trang dạy bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình học tập và làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Chí Công đã nhiệt tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Để thực hiện luận văn, bản thân tôi đã cố gắng tìm tòi, học hỏi, tự nghiên cứu với tinh thần, nghị lực và ý chí vươn lên. Tuy nhiên, không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô giáo và bạn bè, đồng nghiệp tiếp tục đóng góp ý kiến để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, giúp đỡ tôi an tâm công tác và hoàn thành luận văn này./. Tác giả luận văn Hồ Thị Hằng iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ iii LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. iv MỤC LỤC ..................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................... viii DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................... ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN............................................................................................ x CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................ 1 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ...................... 5 2.1. Các lý thuyết có liên quan đến phát triển du lịch bền vững .................................... 5 2.1.1. Phát triển bền vững ........................................................................................ 5 2.1.2. Phát triển du lịch bền vững ............................................................................ 9 2.1.3. Mô hình phát triển du lịch bền vững ............................................................ 12 2.2. Các lý thuyết có liên quan đến sự tham gia cộng đồng địa phương vào phát triển du lịch bền vững. .......................................................................................................... 15 2.2.1. Cộng đồng địa phương ................................................................................. 15 2.2.2. Thái độ cộng đồng địa phương đối với phát triển du lịch bền vững ............ 17 2.2.3. Lý thuyết hành vi trong tham gia phát triển du lịch ..................................... 19 2.2.4. Lý thuyết trao đổi xã hội (SET - Social exchange theory) .......................... 20 2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển ............................................................... 21 2.3.1. Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 21 2.3.2. Các nghiên cứu nước ngoài .......................................................................... 23 2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất .................................................................................. 26 2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................ 26 2.4.2. Phát triển các giả thuyết nghiên cứu ............................................................ 26 Tóm tắt chương 2 ........................................................................................................ 28 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 29 3.1. Quy trình nghiên cứu ............................................................................................. 29 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ ......................................................................................... 30 v 3.1.2. Nghiên cứu chính thức ................................................................................. 32 3.2. Chọn mẫu trong nghiên cứu chính thức ................................................................ 33 3.3. Các phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu chính thức .............. 33 Tóm tắt chương 3 ....................................................................................................... 34 CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......... 35 4.1. Phân tích mô tả địa bàn nghiên cứu....................................................................... 35 4.1.1. Đặc điểm thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên ............................................... 35 4.1.2. Tiềm năng phát triển du lịch tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh phú Yên ............ 37 4.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch tại thành phố Tuy Hòa giai đoạn 2011-2016 ... 43 4.2. Phân tích kết quả nghiên cứu ................................................................................. 46 4.2.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ..................................................................... 46 4.2.2. Đánh giá mức độ tham gia của cộng đồng vào phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa ................................................................................... 47 4.2.3. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................ 50 4.2.4. Phân tích độ tin cậy thang đo ....................................................................... 53 4.2.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .............................................................. 55 Tóm tắt chương 4 ........................................................................................................ 63 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .......................... 64 5.1. Kết luận từ câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 64 5.2. Gợi ý chính sách quản trị ....................................................................................... 65 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................ 71 Tóm tắt chương 5 ........................................................................................................ 72 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 74 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ TIẾNG ANH VIẾT TẮT ADB TIẾNG VIỆT Ngân hàng phát triển Châu Á The Asian Development Bank BVMT Bảo vệ mội trường CĐĐP Cộng đồng địa phương EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích các yếu tố khảo sát GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người International Union for Conservation Liên minh Quốc tế Bảo tồnThiên of Nature and Natural Resources nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Multimedia University Đại học đa phương tiện United Nations Development Chương trình phát triển Liên Programme Hiệp Quốc IUCN MMU UNDP Tourist Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc UNWTO United National Organization World UTM University of Technology, Malaysia TPB Theory of Planned Behavior TRA Theory of Reasoned Action SET Social exchange theory SMC Square Multiple Correlation WCED World Commission on Environment Ủy ban thế giới về môi trường and Development và phát triển WT Dependent Variable Biến phụ thuộc WTO World Tourism Organization Tổ chức du lịch tế giới Đại học công nghệ Malaysia Mô hình lý thuyết hành động theo dự tính Mô hình lý thuyết hành động hợp lý Lý thuyết trao dổi xã hội vii Bình phương các hệ số tương quan DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu ........................... 47 Bảng 4.2: Mức độ tham gia các hoạt động liên quan đến du lịch trong vòng 3 năm qua của cộng đồng .......................................................................................................................48 Bảng 4.3: Cộng đồng tham gia các hoạt động liên quan đến Chương trình phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong vòng 5 năm qua ....49 Bảng 4.4: Đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững ............................................................................................................................... 50 Bảng 4.5: Thống kê mô tả các biến quan sát .................................................................51 Bảng 4.6: Kiểm định độ tin cậy thang đo INTEN ......................................................... 53 Bảng 4.7: Kiểm định độ tin cậy thang đo đo các nhân tố tác động đến mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững........................................................................54 Bảng 4.8: Kết quả EFA thang đo các nhân tố tác động đến mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững tại thành phố Tuy Hòa. ............................................................ 55 Bảng 4.9: Kết quả EFA thang đo mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững ............................................................................................................................... 57 Bảng 4.10: Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearson thể hiện trong ma trận tương quan ............................................................................................................................... 58 Bảng 4.11: Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter của mô hình ........................ 59 Bảng 4.12: Kết quả kiểm định phương sai ANOVA .....................................................60 Bảng 4.13: Mô hình hồi quy theo lý thuyết ...................................................................60 Bảng 5.1: Kiểm định giả thuyết nghiên cứu ..................................................................65 viii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Mô hình phát triển bền vững theo quan điểm của Jordan Ryan ....................13 Hình 2.2: Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World .......................14 Hình 2.3: Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990) ............................................14 Hình 2.4: Thuyết hành vi dự định (TPB) ......................................................................20 Hình 2.5: Đề xuất mô hình nghiên cứu của tác giả .......................................................26 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .....................................................................................29 Hình 4.1: Bản đồ hành chính thành phố Tuy Hòa ......................................................... 35 Hình 4.2: Đồ thị phân tán giữa phần dư chuẩn hóa và giá trị ước lượng ......................62 Hình 4.3: Đồ thị phân phối chuẩn của phần dư ............................................................. 63 ix TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Đặt vấn đề Cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch phải tự ý thức một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương. Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngôn ngữ cần được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những người dân khi triển khai các hoạt động đón tiếp khách du lịch quốc tế. Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần nhận thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách đời thường chứ không phải trình diễn văn hóa (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015). Vì vậy để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân, cần chú trọng 3 yếu tố, đó là: Kinh tế, văn hóa xã hội, tài nguyên môi trường. Cần nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc trưng; chất lượng, kỹ năng và tính chuyên nghiệp trong dịch vụ; sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các ngành và nhận thức của người dân là điều quan trọng nhất để bảo đảm sự phát triển du lịch bền vững, từ cách làm sản phẩm thế nào, giữ gìn nét đẹp truyền thống, môi trường sinh thái của cộng đồng mình ra sao, để họ liên kết với nhau, cùng nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ những nguyên nhân trên, việc phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển Phú Yên, mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống, vai trò cộng đồng được phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp cận hiện đại và thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững. Du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng địa phương; góp phần tích cực phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa, nghề truyền thống, từ đó đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam và thế giới. Với mong muốn tìm ra những cơ sở khoa học nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên phát triển du lịch biển theo hướng bền vững tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên’’. Việc phát triển du lịch cộng đồng cũng sẽ góp phần tạo thêm x những sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn đáp ứng cho nhu cầu và tính đa dạng trong hoạt động du lịch tại Phú Yên. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Xác định các nhân tố cấu thành thái độ của cộng đồng địa phương và mức độ tác động của các yếu tố này đến sự tham gia của cộng đồng vào phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích hành vi của cộng đồng tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định các nhân tố cấu thành thái độ cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa; - Xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa; - Đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi của cộng đồng tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững. 3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành thu thập 220 hộ gia đình tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, lựa chọn các hộ gia đình để phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện, trong đó tỷ lệ không phản hồi hoặc trả lời không đầy đủ thông tin là 9,9% và có 90,1% trả lời câu hỏi hoàn chỉnh, số phiếu thu về hợp lệ là 200 phiếu. Dữ liệu thu thập được xử lý bằng kỹ thuật phân tích độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, Phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy tuyến tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy: tất cả thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy mô hình lý thuyết đề ra phù hợp với dữ liệu thị trường. 04/05 giả thuyết đề xuất trong mô hình nghiên cứu ở chương 2 có tác động cùng chiều và mạnh đến mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương tại thành phố Tuy Hòa, theo thứ tự: (1) Thái độ tích cực với việc giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; (2) Thái độ tích cực với sự gia tăng du khách; (3) Thái độ tích cực đối với bảo vệ tài nguyên du lịch biển; (4) Thái độ tích cực đối với hoạt động đầu tư kinh doanh du lịch. xi 4. Kết quả nghiên cứu Kết quả nghiên cứu làm bằng chứng khoa học quan trọng giúp đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích hành vi của cộng đồng tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững. Theo đó, tác giả đã đưa ra những kiến nghị chính sách nhằm cải thiện mức độ mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng địa phương theo hướng đồng tham gia. Ngoài ra, luận văn cũng đã đề xuất năm nhóm giải pháp cho chính quyền địa phương nhằm gia tăng vai trò của cộng đồng trong phát triển bền vững du lịch biển Tuy Hòa trong thời gian tới. Cuối cùng, luận văn cũng đề cập đến một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng là hết sức quan trọng góp phần phát triển du lịch biển Tuy Hòa, Phú Yên bền vững trong thời gian tới Từ khóa: Thái độ, cộng đồng địa phương, du lịch bền vững, Tuy Hòa. xii CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Sự cần thiết của nghiên cứu Du lịch hiện nay đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Từ nay đến năm 2020 theo UNWTO, dự báo du lịch còn tăng trưởng nhanh hơn nữa, tạo ra các cơ hội kinh tế lớn song cũng mang lại những thách thức gay gắt và những mối đe dọa tiềm ẩn đối với môi trường và các cộng đồng địa phương nếu không có quy hoạch, được quản lý tốt. Trước những nguy cơ như vậy, con người đã có những thay đổi trong nhận thức và ngày càng muốn đóng góp trách nhiệm cho một thế giới phát triển bền vững hơn. Theo đó, xu thế phát triển du lịch bền vững định hướng đến cộng đồng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ về mặt kinh tế mà còn đối với sự phát triển bền vững của du lịch trên các khía cạnh về bảo tồn giá trị văn hóa và tài nguyên môi trường. Trong khi phát triển du lịch bền vững đòi hỏi sự quan tâm của các bên có liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên theo cách thức khác nhau nhằm khai thác và cung cấp sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ mà vẫn duy trì đượcbản sắc văn hóa, đa dạng hệ sinh thái và bảo đảm sự sống cho thế hệ mai sau (Lê Chí Công, 2015), điều quan trọng không thể thiếu là sự đóng góp của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch theo hướng bền vững. Cộng đồng địa phương, đặc biệt là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch phải tự ý thức một cách nghiêm túc về việc đảm bảo chất lượng sản phẩm du lịch phục vụ cho du khách, chất lượng của sản phẩm du lịch không chỉ thể hiện ở giá trị vật chất mà còn ở giá trị tinh thần. Cảm nhận tốt của du khách bắt nguồn từ chính thái độ thân thiện, tiếp đón ân cần, sự am hiểu về môi trường tự nhiên và nhân văn, sự chân thực của cộng đồng địa phương. Hiệu quả trong quá trình giao tiếp giữa du khách và cộng đồng là sự diễn đạt thông tin một cách chính xác và dễ hiểu. Vì vậy, rào cản về mặt ngôn ngữ cần được khắc phục từ chính sự nỗ lực của những người dân khi triển khai các hoạt động đón tiếp khách du lịch quốc tế. Để tạo nên những giá trị văn hóa đích thực, cộng đồng địa phương cần nhận thức sâu sắc việc gìn giữ, bảo tồn và thực hiện các thói quen văn hóa một cách đời thường chứ không phải trình diễn văn hóa (Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2015). Vì vậy để du lịch cộng đồng phát triển bền vững, phục vụ tốt cho cuộc sống của người dân, cần chú trọng 3 yếu tố, đó là: Kinh tế, văn hóa xã hội, tài nguyên môi trường. Cần nghiên cứu sản phẩm du lịch đặc trưng; chất lượng, kỹ năng và tính 1 chuyên nghiệp trong dịch vụ; sự hỗ trợ đồng bộ từ các cấp, các ngành và nhận thức của người dân là điều quan trọng nhất để bảo đảm sự phát triển du lịch bền vững, từ cách làm sản phẩm thế nào, giữ gìn nét đẹp truyền thống, môi trường sinh thái của cộng đồng mình ra sao, để họ liên kết với nhau, cùng nâng cao chất lượng dịch vụ. Phú Yên là một địa phương giàu nguồn lực cho phát triển du lịch.Trong nhiều nguồn lực nói chung có hệ thống du lịch biển là một đặc thù riêng, rất hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế. Nói đến du lịch biển ở Phú Yên, nhiều người nghĩ ngay đến loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển và thể thao trên biển, trên cát. Các bãi tắm có sự kết hợp giữa núi non, biển và cát trắng mịn, thoai thoải, nước biển luôn trong xanh và lặng sóng bên những rặng phi lao, rừng dừa, thưởng ngoạn các danh thắng, tắm biển, lặn biển ngắm san hô biển thành phố Tuy Hòa. Trong định hướng chung về “chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” đã xác định mục tiêu là mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương nhưng vẫn bảo tồn nguồn lợi tự nhiên và giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, thực tế đời sống cộng đồng ven biển Phú Yên còn nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân như: sự tập trung dân cư cao, hoạt động kinh tế phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên, dẫn đến sự tác động mạnh tới hệ thống tài nguyên môi trường và xã hội, gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng và hiệu quả du lịch nói chung. Như vậy, du lịch Phú Yên rất cần một định hướng chiến lược cho các loại hình du lịch mang tính bền vững. Điều này, không những đáp ứng cho những du khách thích sự khám phá và trải nghiệm mà còn đảm bảo cho sự phát triển du lịch biển bền vững của Phú Yên trong tương lai. Từ những nguyên nhân trên, việc phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển Phú Yên, mà ở đó các giá trị văn hóa truyền thống, vai trò cộng đồng được phát huy đầy đủ là một trong những phương thức tiếp cận hiện đại và thuận lợi cho phát triển kinh tế bền vững. Du lịch cộng đồng tạo ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo cho cộng đồng địa phương; góp phần tích cực phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa, nghề truyền thống, từ đó đẩy mạnh giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng miền, giữa Việt Nam và thế giới. Với mong muốn tìm ra những cơ sở khoa học nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng địa phương ở thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên phát triển du lịch biển theo hướng bền vững tôi chọn đề tài “Nghiên cứu thái độ của cộng đồng địa phương đến phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên’’. Việc phát triển du lịch cộng đồng cũng sẽ góp phần tạo thêm những sản phẩm du lịch thực sự hấp dẫn đáp ứng cho nhu cầu và tính đa dạng trong hoạt động du lịch tại Phú Yên. 2 1.2. Mục tiêu nghiên cứu  Mục tiêu tổng quát: Xác định các nhân tố cấu thành thái độ của cộng đồng địa phương và mức độ tác động của các yếu tố này đến sự tham gia của cộng đồng vào phát triển bền vững du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên từ đó đề xuất các kiến nghị chính sách nhằm khuyến khích hành vi của cộng đồng tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững.  Mục tiêu cụ thể: - Xác định các nhân tố cấu thành thái độ cộng đồng địa phương ảnh hưởng đến sự tham gia của họ trong phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa; - Xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa; - Đề xuất một số kiến nghị chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy hành vi của cộng đồng tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Có những yếu tố nào thuộc thái độ cộng đồng ảnh hưởng đến hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững ? - Mức độ tác động của các yếu tố này đến hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại Tuy Hòa theo hướng bền vững như thế nào ? - Làm thế nào để đẩy mạnh hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững của cộng đồng địa phương ? 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết phát triển bền vững, lý thuyết hành vi tham gia phát triển du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững.  Đối tượng khảo sát: Cộng đồng địa phương (những người đang sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phốTuy Hòa).  Phạm vi nghiên cứu: Đề tài thực hiện khảo sát trên địa bàn thành phốTuy Hòa, tỉnh Phú Yên trong thời gian từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2017. 1.5. Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu Thông qua nghiên cứu sẽ giúp tìm ra được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững, trong đó 3 nhân tố nào có ý nghĩa quan trọng nhất. Đồng thời, việc xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững sẽ giúp các nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phương tìm ra các biện pháp nhằm tăng cường hành vi tham gia phát triển du lịch biển tại thành phố Tuy Hòa theo hướng bền vững, luận văn cũng đề cập đến một số hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu này cũng đã khẳng định vai trò quan trọng của mức độ tham gia chương trình phát triển du lịch bền vững của cộng đồng là hết sức quan trọng góp phần phát triển du lịch biển Tuy Hòa, Phú Yên bền vững trong thời gian tới. Ngoài ra kết quả nghiên cứu còn có giá trị tham khảo đối với những đề tài tương tự sau này. 1.6. Kết cấu đề tài Ngoài lời mở đầu, kết luận, trích yếu, luận văn đề tài gồm 05 chương như sau: CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU. CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH. 4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Các lý thuyết có liên quan đến phát triển du lịch bền vững 2.1.1. Phát triển bền vững “Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, xã hội, chính trị, địa lý, văn hóa... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.” Từ thế kỷ XIX, qua thực tiễn quản lý rừng ở Đức, người ta đã đề cập tới sự “phát triển bền vững”. Nhưng mãi đến thập kỷ 80 của thế kỷ XX, khái niệm này mới được phổ biến tương đối rộng rãi. Năm 1980, IUCN cho rằng “phát triển bền vững” phải và cân nhắc đến việc khai thác các tài nguyên có khả năng phục hồi và không phục hồi, cần xem xét các điều kiện khó khăn cũng như thuận lợi trong việc tổ chức xen kẽ các hoạt động ngắn và dài hạn. Đến năm 1987, ủy ban môi trường và phát triển thế giới WCED do bà Grohalem Brandtland thành lập đã công bố thuật ngữ “phát triển bền vững” trong bản báo cáo “Tương lai chúng ta” như sau: “Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển có thể đáp ứng những điều kiện hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Năm 1992, Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Brazil) năm 1992 và được bổ sung, hoàn chỉnh tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002: "Phát triển bền vững" là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Quan niệm về phát triển bền vững dần được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội và có tính tất yếu. Tư duy về phát triển bền vững bắt đầu từ việc nhìn nhận tầm quan trọng của bảo vệ môi trường và tiếp đó là nhận ra sự cần thiết phải giải quyết những bất ổn trong xã hội. Năm 1992, Hội nghị thượng đỉnh về Môi trường và Phát 5 triển của Liên hợp quốc được tổ chức ở Rio de Janeiro đề ra Chương trình nghị sự toàn cầu cho thế kỷ XXI, theo đó, phát triển bền vững là: “Một sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại đến khả năng đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai”. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, đó là: “phát triển bền vững là một loại hình phát triển mới, lồng ghép một quá trình sản xuất với bảo toàn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng của chúng ta đáp ứng các nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Định nghĩa này đã đề cập cụ thể hơn về mối quan hệ ràng buộc giữa sự đáp ứng nhu cầu hiện tại với khả năng đáp ứng nhu cầu tương lai, thông qua lồng ghép quá trình sản xuất với các biện pháp bảo toàn tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường. Tuy vậy, định nghĩa này vẫn chưa đề cập được tính bản chất của các quan hệ giữa các yếu tố của phát triển bền vững và chưa đề cập đến các nhóm nhân tố cụ thể mà quá trình phát triển bền vững phải đáp ứng (tuân thủ) cùng một lúc, đó là nhóm nhân tố tạo ra tăng trưởng kinh tế, nhóm nhân tố tác động thay đổi xã hội, bao gồm thay đổi cả văn hoá và nhóm nhân tố tác động làm thay đổi tài nguyên, môi trường tự nhiên. Theo hướng phân tích đó, luận án đề xuất một cách định nghĩa cụ thể hơn về phát triển bền vững, đó là: phát triển bền vững là một phương thức phát triển kinh tếxã hội nhằm giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và BVMT với mục tiêu đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của thế hệ hiện tại đồng thời không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Hay nói cách khác: đó là sự phát triển hài hoà cả về kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường ở các thế hệ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sống của con người. Định nghĩa này có thể mở rộng với ba cấu thành cơ bản về sự phát triển bền vững: Về mặt kinh tế: Một hệ thống bến vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của chính phủ và nợ nước ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Về mặt xã hội: Một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo dục, bình đẳng giới, sự tham gia và trách nhiệm chính trị của mọi công dân. 6 Về môi trường: Một hệ thống bền vững về môi trường phải duy trì nền tảng nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực không tái tạo không vượt quá mức độ đầu tư cho sự thay thế một cách đầy đủ. Điều này bao gồm việc duy trì sự đa dạng sinh học, sự ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác mà thường không được coi như các nguồn lực kinh tế. Cho tới nay, quan niệm về phát triển bền vững trên bình diện quốc tế có được sự thống nhất chung và mục tiêu để thực hiện phát triển bền vững trở thành mục tiêu thiên niên kỷ. Các tiêu chí để phát triển bền vững được hiểu như sau: Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. Khía cạnh phát triển bền vững về kinh tế gồm một số nội dung cơ bản: Một là, giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống; Hai là, thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường; Ba là, bình đẳng trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục; Bốn là, xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối; Năm là, công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). Nền kinh tế được coi là bền vững cần đạt được những yêu cầu sau: (1) Có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao. Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao. Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế. (2) Cơ cấu GDP cũng là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế. Chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt 7 được bền vững. (3) Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá. Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí, như HDI, hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa. Ngoài ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hòa; có sự bình đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu nghèo không quá cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng miền không lớn. Công bằng xã hội và phát triển con người, chỉ số phát triển con người (HDI) là tiêu chí cao nhất về phát triển xã hội, bao gồm: thu nhập bình quân đầu người; trình độ dân trí, giáo dục, sức khỏe, tuổi thọ, mức hưởng thụ về văn hóa, văn minh. Phát triển bền vững về xã hội chú trọng vào sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. Phát triển bền vững về xã hội gồm một số nội dung chính: Một là, ổn định dân số, phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị; Hai là, giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa; Ba là, nâng cao học vấn, xóa mù chữ; Bốn là, bảo vệ đa dạng văn hóa; Năm là, bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới; Sáu là, tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định. Thứ ba, phát triển bền vững về môi trường. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nông nghiệp, du lịch; quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu tố tự nhiên đó, chất lượng môi trường sống của con người phải được bảo đảm. Đó là bảo đảm sự trong sạch về không khí, nước, đất, không gian địa lý, cảnh quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và cải thiện chất lượng môi trường sống. Phát triển bền vững về môi trường đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng