Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu tác động của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất lúa ở thừa thiên ...

Tài liệu Nghiên cứu tác động của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất lúa ở thừa thiên huế và an giang.

.PDF
99
1
146

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ tê ́H uê ́ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ h NGUYỄN THỊ VĨNH HẰNG in NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MANH MÚN ̣c K ĐẤT ĐAI ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA ho Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG Đ ại Chuyên ngành: Quản lý kinh tế ̀ng Mã số: 8 31 01 10 Tr ươ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN HUẾ, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin uê ́ cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm tê ́H ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc và được phép công bố. in h Học viên thực hiện Tr ươ ̀ng Đ ại ho ̣c K Nguyễn Thị Vĩnh Hằng i LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin cảm ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Kiên - Giảng viên hướng dẫn trực tiếp của tôi. Thầy vẫn luôn cho phép tôi tự do bày tỏ tê ́H trong suốt thời gian nghiên cứu, thực hiện đề tài luận văn thạc sĩ. uê ́ quan điểm đồng thời đưa ra những nhận xét, góp ý, dẫn dắt tôi đi đúng hướng Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế đã truyền đạt cho tôi những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành trong suốt thời gian học tập để tôi có được nền tảng kiến thức hỗ trợ rất lớn cho tôi h trong quá trình làm luận văn thạc sĩ. in Tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè vì đã luôn hỗ trợ tôi và viết luận văn này. ̣c K khuyến khích liên tục trong suốt thời gian học tập và quá trình nghiên cứu và Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn công tác lại vô cùng ho sinh động và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong được các ý kiến đóng góp chân thành từ các Đ ại thầy giáo, cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn! ươ ̀ng Huế, tháng 11 năm 2022 Học viên thực hiện Tr Nguyễn Thị Vĩnh Hằng ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Tr ươ ̀ng Đ ại ho ̣c K in h tê ́H uê ́ Họ và tên học viên: NGUYỄN THỊ VĨNH HẰNG Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Niên khóa: 2020 – 2022 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐỨC KIÊN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MANH MÚN ĐẤT ĐAI ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG 1. Mục đích và đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu tập trung phân tích và so sánh tác động của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm quản lý đất đai hiệu quả ở địa phương. 2. Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng Nghiên cứu thu thập số liệu sơ cấp thông qua điều tra thuận tiện 120 hộ nông dân trong độ tuổi lao động tại 02 địa bàn nghiên cứu: tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang. Để phân tích ảnh hưởng của manh mún đến hiệu quả sản xuất của hộ. Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp, bao gồm: hồi quy tuyến tính (OLS) và hồi quy 2 bước (2SLS) để ước tính tác động của manh mún đến hiệu quả sản xuất, và so sánh kết quả giữa 2 mô hình ước tính. Nghiên cứu cũng sử dụng T-Test để kiểm tra sự khác biệt về hệ số manh mún, thu nhập, chi phí sản xuất, và hiệu quả sản xuất giữa 2 địa bàn nghiên cứu. 3. Các kết quả nghiên cứu chính và kết luận Nghiên cứu chỉ ra rằng manh mún tác động tiêu cực đến thu nhập của hộ sản xuất. Các yếu tố khác cũng được tìm thấy có tác động đến thu nhập của hộ như tham gia tập huấn, giống lúa sử dụng trong sản xuất, số ngày công và sản lượng đầu ra; các yếu tố đó là có ý nghĩa thống kê. Kết quả cũng cho thấy rằng manh mún tác động tiêu cực đến chi phí sản xuất của hộ. Manh mún đất đai càng tăng sẽ làm gia tăng chi phí sản xuất của hộ. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như tuổi của chủ hộ, tham gia tập huấn, tiếp cận tín dụng, số người lao động, và tổng sản lượng đầu ra có ý nghĩa thống kê với tác động đến chi phí sản xuất của hộ trong sản xuất lúa. Nghiên cứu cũng tìm thấy manh mún đất đai đã ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất của hộ. Một số yếu tố khác cũng phát ra tín hiệu tương tự như sự tham gia tập huấn, số ngày công lao động và sản lượng đầu ra của hộ sản xuất. Nghiên cứu đã so sánh sự khác biệt về thu nhập, chi phí, và hiệu quả sản xuất giữa 2 địa bàn nghiên cứu là thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú. Kết quả cho thấy rằng 2 địa bàn nghiên cứu có sự khác biệt về thu nhập với mức ý nghĩa thống kê 10%. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii uê ́ TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii MỤC LỤC................................................................................................................. iv tê ́H DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ...........................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .......................................................................1 h 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................3 in 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..............................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 ̣c K 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................7 ho 1.1. Cơ sở lý luận về manh mún đất đai......................................................................7 1.1.1. Khái niệm về manh mún đất đai .....................................................................7 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất...................................7 Đ ại 1.1.3. Những hạn chế của manh mún ruộng đất .......................................................9 1.1.4. Chi phí và lợi ích của tình trạng manh mún đất đai......................................11 1.1.5. Tác động của manh mún đến hoạt động sản xuất nông nghiệp ....................13 ̀ng 1.1.6. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá tình trạng manh mún đất đai .......................16 1.1.7. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất lúa ....................18 ươ 1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................18 Tr 1.2.1. Manh mún đất đai và bài học tại một số quốc gia trên thế giới....................18 1.2.2. Chính sách cải cách ruộng đất ở Việt nam ...................................................24 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG MANH MÚN ĐẤT ĐAI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ AN GIANG ................................................................................34 2.1. Tổng quan về thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú......................................34 2.1.1. Điều kiện tự nhiên khu vực thị xã Hương Thủy ...........................................34 iv 2.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực huyện Châu Phú ...............................................43 2.1.3. Tình hình kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu .......................................45 2.1.3.1. Thị xã Hương Thủy .................................................................................45 2.1.3.2. Huyện Châu Phú ......................................................................................51 uê ́ 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và sản xuất lúa ở thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú ........................................................................................................56 tê ́H 2.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú ..56 2.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú................57 2.3. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất .................................60 2.3.1. Thông tin cơ bản về các hộ được điều tra.....................................................60 in h 2.3.2. Ảnh hưởng manh mún đất đai đến giá trị sản lượng của hộ .........................63 2.3.2.1. ảnh hưởng của manh mún đất đai đến thu nhập của hộ...........................63 ̣c K 2.3.2.2. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất của hộ ..............65 2.3.2.3. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất .......................67 2.3.2.4. So sánh ảnh hưởng của manh mún đến hiệu quả sản xuất giữa 2 địa bàn ho nghiên cứu.............................................................................................................69 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT SẢN XUẤT Đ ại NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG................................................................................70 3.1. Về thúc đẩy công tác “dồn điền đổi thửa” tại địa phương .................................70 3.2. Về phát triển thị trường giao dịch quyền sử dụng đất nông nghiệp tại vùng ̀ng nghiên cứu .................................................................................................................71 3.3. Về đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi ........................................................................73 ươ 3.4. Về sản xuất lúa theo quy mô hàng hóa ..............................................................74 3.5. Về vốn đầu tư .....................................................................................................76 Tr PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................80 1. Kết luận .................................................................................................................80 2. Kiến nghị ...............................................................................................................81 2.1. Đối với chính quyền địa phương........................................................................81 2.2. Đối với hộ sản xuất lúa ......................................................................................83 v TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................84 Tiếng Việt..................................................................................................................84 Tiếng Anh..................................................................................................................84 PHỤ LỤC .................................................................................................................88 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 VÀ 2 tê ́H BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ BẢN GIẢI TRÌNH NỘI DUNG CHỈNH SỬA LUẬN VĂN Tr ươ ̀ng Đ ại ho ̣c K in h GIẤY XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN vi uê ́ QUYẾT ĐỊNH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ DANH MỤC BẢNG Lợi ích và chi phí của manh mún đất đai.................................... 12 Bảng 1.2. Thực trạng manh mún đất đai ở Việt Nam năm 2010 ................ 29 Bảng 2.1. Tình hình trồng trọt một số cây tại thị xã Hương Thủy năm 2018- uê ́ Bảng 1.1. tê ́H 2020............................................................................................. 46 Bảng 2.2. Tình hình chăn nuôi tại thị xã Hương thủy năm 2018 – 2020.... 46 Bảng 2.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản tại thị xã Hương Thủy năm 20182020............................................................................................. 47 Dân số và mật độ dân số tại thị xã Hương Thủy năm 2020 ....... 49 Bảng 2.5. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp ở 2 địa bàn nghiên cứu ...... 57 Bảng 2.6. Tình hình sản xuất lúa thị xã Hương Thủy và huyện Châu Phú ̣c K in h Bảng 2.4. giai đoạn 2018 – 2020................................................................. 59 Thông tin cơ bản về hộ điều tra .................................................. 61 Bảng 2.8. Thông tin cơ bản về hộ điều tra .................................................. 62 Bảng 2.9. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến thu nhập của hộ ............ 64 ho Bảng 2.7. Đ ại Bảng 2.10. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến chi phí sản xuất của hộ . 66 Bảng 2.11. Ảnh hưởng của manh mún đất đai đến tỷ suất doanh thu và chi phí ............................................................................................... 68 ̀ng Bảng 2.12. So sánh manh mún đất đai và hiệu quả sản xuất giữa Hương Tr ươ Thủy và Châu Phú....................................................................... 69 vii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Sơ đồ vị trí thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế ................... 36 Bản đồ 1: Bản đồ huyện Châu Phú ................................................................. 43 uê ́ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Tr ươ ̀ng Đ ại ho ̣c K in h tê ́H Biểu đồ 2.1. Địa hình thị xã Hương Thủy....................................................... 37 viii PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Đất đai là nguồn lực quan trọng nhất nói chung, đặc biệt trong sản xuất uê ́ nông nghiệp nói riêng. Cũng giống như nhiều quốc gia trên thế giới, sự phát triển của nông nghiệp Việt Nam trong thời gian dài phụ thuộc vào việc sử tê ́H dụng có hiệu quả hay không nguồn lực đất đai, những chính sách có liên quan đến đất đai, thị trường đất đai, các đầu vào và nguồn lực tương ứng. Có thể thấy, năng suất lao động của nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn thấp so với h các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới. Một trong những nguyên in nhân gây ra tình trạng đó là ảnh hưởng của manh mún đất đai đến sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Phân mảnh đất đai là vấn đề quan trọng ở nhiều ̣c K nước đang phát triển. Tăng trưởng dân số nông thôn, cùng với tập quán thừa kế (phân chia bình đẳng), làm cho quy mô các hộ nông nghiệp ngày càng nhỏ ho đi và các mảnh đất cũng ngày càng nhỏ hơn. Hiện nay, nước ta là một trong những quốc gia có mức độ manh mún đất đai khá cao. Việt Nam có 14,5 triệu Đ ại nông hộ với gần 70 triệu mảnh ruộng, bình quân mỗi mảnh 300 – 499 m2, bình quân hộ có 7 – 10 mảnh. Diện tích đất canh tác trung bình của hộ khác nhau giữa các vùng. ̀ng Về mặt lý thuyết, các tác động của việc phân mảnh đất đai giữa các hộ là không rõ ràng. Lý thuyết cổ điển trong kinh tế học phát triển là năng suất có ươ mối quan hệ nghịch với quy mô nông hộ (ví dụ Carter 1984, Benjamin 1995). Nếu các hộ nhỏ có năng suất cao hơn các hộ lớn thì các mức độ phân mảnh Tr đất đai cao sẽ cho năng suất tốt hơn. Hơn nữa, phân bổ đất đai công bằng trong nhiều trường hợp cũng có tác động dương đến kinh tế chính trị của một xã hội. Mặt khác, có thể doanh thu trong nông nghiệp đang tăng lên theo quy mô, ít nhất đối với một số quy mô nông hộ. Do các hộ nông nghiệp ở Việt 1 Nam có quy mô rất nhỏ, giả thiết về doanh thu đang tăng lên là thực sự hợp lý. Đặc biệt, lý thuyết về mối quan hệ ngược giữa quy mô nông hộ và năng suất được dựa chủ yếu trên quan điểm rằng các nông hộ lớn cần thuê một lượng lớn lao động và điều này làm năng suất lao động của các nông hộ này uê ́ thấp hơn so với lao động gia đình, do họ gặp khó khăn trong việc quản lý. tê ́H Tuy nhiên, ở Việt Nam, không nhiều hộ đạt được quy mô này khi hầu hết các công việc có thể được thực hiện bởi các thành viên của gia đình. Việc thuê lao động trong thời gian gieo trồng và thu hoạch là phổ biến, nhưng chủ yếu lao động nông nghiệp là lao động gia đình. Bởi vậy mối quan hệ ngược giữa năng in h suất với quy mô nông hộ có thể không đúng ở Việt Nam. Xem xét các tác động của việc phân mảnh đất đai của hộ, rõ ràng rằng ̣c K sản xuất gặp nhiều vấn đề hơn đối với các hộ có đất bị phân mảnh nhiều hơn, do phải di chuyển lao động và các trang thiết bị, nông cụ giữa các mảnh, và ho duy trì các đường bao giữa các mảnh. Mặt khác, việc có nhiều mảnh đất ở mức độ nào đó có thể đảm bảo cho người sở hữu giảm được các rủi ro của Đ ại việc thất bại mùa màng, lũ lụt, v.v.. Sự bảo đảm này quay trở lại có thể làm tăng sự sẵn sàng để thử nghiệm với các cây trồng mới và các công nghệ, kỹ thuật khác và điều này cũng có thể có tác động dương đến năng suất. Bởi vậy, ̀ng đối với cả phân mảnh đất trong hộ và phân mảnh đất đai giữa các hộ, việc dự báo đúng các tác động của phân mảnh đất đai đến năng suất là không rõ ràng. ươ Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu tác động của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất lúa ở Thừa Tr Thiên Huế và An Giang” để hoàn thành chương trình cao học Quản lý kinh tế. Hy vọng rằng những kết quả đạt được sẽ phần nào thấy được tình hình thực tế về manh mún đất đai tại các địa phương này. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu tập trung phân tích và so sánh tác động của manh mún đất uê ́ đai đến hiệu quả sản xuất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang. Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm quản lý đất đai hiệu quả ở địa phương. tê ́H 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về manh mún đất đai, tác động của manh mún đất đai. in h - Phân tích sự tác động của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất lúa. - Đề xuất định hướng, chính sách và một số giải pháp nhằm giải quyết ̣c K những hạn chế còn tồn tại, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý đất sản xuất nông nghiệp. ho 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đ ại Manh mún đất đai các hộ sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và An Giang. ̀ng 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Nghiên cứu sẽ chọn 01 huyện ở mỗi tỉnh để thu ươ thập và phân tích số liệu. Ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu sẽ phỏng vấn 60 hộ ở xã Thủy Phương và xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Tại An Giang, Tr nghiên cứu sẽ thu thập số liệu 60 hộ ở xã Phú Xuân và xã Bình Phú ở huyện Châu Phú. - Phạm vi thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tác động manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất của các hộ trồng lúa trong giai đoạn 2018-2021. 3 + Số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu qua các năm 2018, 2019, 2020. + Số liệu sơ cấp: Thu thập kết quả sản xuất năm 2021 của các hộ điều tra. 4. Phương pháp nghiên cứu uê ́ 4.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp; chọn mẫu, điều tra tê ́H  Thu thập số liệu thứ cấp: - Số liệu và thông tin được thu thập từ các báo cáo của Uỷ ban nhân dân (UBND) cấp huyện qua các năm, Niên giám thống kê, từ các ban ngành và chính quyền địa phương, ngoài ra có thể thu thập số liệu thứ cấp qua thư viện, in h internet, truyền hình, web,... trị sản xuất của các xã... ̣c K - Các số liệu thứ cấp bao gồm: Diện tích, sản lượng, tổng năng suất, giá  Thu thập số liệu sơ cấp: ho Số liệu sơ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập thông qua phương pháp điều tra thuận tiện 120 hộ nông dân trong độ tuổi lao động tại Đ ại các địa điểm nghiên cứu. Ở Thừa Thiên Huế, nghiên cứu sẽ phỏng vấn 60 hộ ở xã Thủy Phương và xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy. Tại An Giang, nghiên cứu sẽ thu thập số liệu 60 hộ ở xã Phú Xuân và xã Bình Phú ở huyện ̀ng Châu Phú. Sau đó, tổng hợp ý kiến của các hộ nông dân về tình trạng manh ươ mún đất đai, tình hình sản xuất lúa và các vấn đề liên quan. Thị xã Hương Thủy và huyện Châu phú là các địa phương có diện tích và tổng sản lượng lúa Tr cao ở địa bàn mỗi tỉnh. Do dó, nghiên cứu đã tiến hành thu thập số liệu ở 2 địa phương để phân tích ảnh hưởng của manh mún đất đai trong sản xuất lúa đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. 4 4.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích  Điều tra thống kê, tính toán các chỉ số đánh giá mức độ manh mún của hộ nông dân, đồng thời tiến hành các kiểm định thống kê (kiểm định T- Test) - Chỉ số Simpson về manh mún đất đai: / ) (1.1) tê ́H Chỉ số Simpson =(1 − uê ́ trên phần mềm STATA 15. Chỉ số Simpson được ước tính dựa trên số lượng ô (n), kích thước ô (a) với đơn vị tính m2 và quy mô trang trại (A) với đơn vị tính m2. Phạm vi của in h chỉ số Simpson nằm trong khoảng từ 0 đến 1, với chỉ số lớn hơn đề cập đến nhiều phân mảnh hơn. ̣c K  Thực hiện kết hợp cả phương pháp phân tích định tính và định lượng. - Phương pháp phân tích định tính: ho Được thực hiện thông qua tham khảo các tài liệu nghiên cứu để xây dựng bảng câu hỏi và phỏng vấn sơ bộ một số đối tượng nghiên cứu. Kết quả Đ ại nghiên cứu sơ bộ định tính là cơ sở nhằm bổ sung và hoàn thiện bảng câu hỏi trước khi phát hành bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn các đối tượng cần ̀ng thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu. - Phương pháp phân tích định lượng: ươ Để phân tích ảnh hưởng của manh mún đến hiệu quả sản xuất của hộ. Nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp, bao gồm hồi quy tuyến tính (OLS) và Tr phương pháp hồi quy 2 bước (2SLS) để ước tính tác động của manh mún đến hiệu quả sản xuất, và so sánh kết quả giữa 2 mô hình ước tính. Mô hình được ước tính như sau: yi = βxi + γzi + εi 5 yi là các biến phụ thuộc như: thu nhập, hoặc tổng chi phí sản xuất, hoặc tỷ suất doanh thu trên chi phí; xi là các biến giải thích cho đặc điểm đất đai sản xuất lúa, zi là các biến kiểm soát như đặc điểm hộ gia đình… uê ́ Mục tiêu của đề tài là xác định ảnh hưởng của manh mún đất đai đến hiệu quả sản xuất của hộ bao gồm thu nhập và chi phí. Trong quá trình ước tê ́H tính vấn đề nội sinh giữa các biến có thể phát sinh do tình trạng manh mún đất đai là một biến giải thích nhưng được xác định cùng với thu nhập và chi phí sản xuất hộ gia đình cùng với các biến đặc điểm sản xuất của hộ. Do đó, phương pháp hồi quy tuyến tính sẽ mang lại các ước tính sai lệch và không in h nhất quán. Vì vậy, phương pháp hồi quy 2 bước nên được sử dụng thay thế để tạo ra các công cụ ước tính nhất quán. ̣c K Nghiên cứu cũng sẽ sử dụng T-Test để kiểm tra sự khác biệt về hệ số manh mún, thu nhập, chi phí sản xuất, và hiệu quả sản xuất giữa 2 địa bàn ho nghiên cứu. 5. Kết cấu của luận văn Đ ại Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận, kiến nghị, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: ̀ng Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về manh mún đất đai Chương 2: Thực trạng manh mún đất đai tại tỉnh Thừa Thiên Huế và An ươ Giang Chương 3: Định hướng và giải pháp quản lý đất sản xuất nông nghiệp Tr bền vững 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ MANH MÚN ĐẤT ĐAI uê ́ 1.1. Cơ sở lý luận về manh mún đất đai 1.1.1. Khái niệm về manh mún đất đai tê ́H Khái niệm ruộng đất manh mún trong nông nghiệp được hiểu trên hai khía cạnh (Đào Thế Anh, 2004): - Một là, sự manh mún về mặt ô thửa trong đó một đơn vị sản xuất h (thường là hộ sản xuất) có quá nhiều mảnh ruộng, với kích thước quá nhỏ, các in mảnh ruộng này không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. ̣c K - Hai là, sự manh mún thể hiện trên quy mô về đất đai của các đơn vị sản xuất, số lượng ruộng đất quá nhỏ không tương thích với số lượng lao động và các yếu tố sản xuất khác. ho 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng manh mún ruộng đất - Khi bắt đầu tiếp cận vấn đề manh mún đất đai, việc tìm ra nguyên nhân Đ ại manh mún là bước đầu tiên. Trong các tài liệu các nhà nghiên cứu phân chia nguyên nhân của manh mún đất đai thành 2 nhóm: + Nhóm cầu về manh mún đất đai; ̀ng + Nhóm cung về manh mún đất đai. ươ Các nguyên nhân về cung là các yếu tố bên ngoài bản thân người nông dân, còn các yếu tố về cầu phản ánh các mức độ manh mún do người nông Tr dân lựa chọn (Blarel và cộng sự, 1992). 1.1.2.1. Nguyên nhân về cung manh mún Nhóm cung manh mún đất đai được giải thích là do sự xuất hiện của các yếu tố phi tự nguyện. Đó là kết quả từ các vấn đề như lịch sử, địa hình, áp lực dân số hoặc nguyên nhân do thừa kế. 7 Đây cũng là thực tế ở các nước đang phát triển, nơi tình trạng manh mún rất phổ biến. Manh mún đất đai có thể là kết quả của nền sản xuất nhỏ lẻ này. Manh mún có thể do điều kiện địa hình, những nơi có nhiều đồi núi hoặc ruộng bậc thang. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn uê ́ đến tình trạng manh mún ruộng đất ở Việt Nam. Với gần ¾ diện tích là đồi tê ́H núi, đồng bằng nhỏ, hẹp, nhiều nơi bị chia cắt chứ không liền thành dải, đây là lý do ruộng đất nhỏ lẻ, manh mún. Các nguyên nhân về lịch sử và địa hình rất khó giải quyết và đòi hỏi rất nhiều thời gian mới có thể tập trung được loại đất này.Manh mún cũng được giải thích bởi áp lực từ tăng trưởng dân số, nhất h là những vùng nông dân có ít cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp. Sự gia in tăng dân số sẽ làm giảm quỹ đất, vì thế diện tích đất sản xuất ngày càng bị thu ̣c K hẹp. Một nguyên nhân khác của manh mún là sự thừa kế đất đai, ở đó nông dân muốn chia cho con cái họ một lượng đất đai có chất đất tương đương. ho Những giải thích trên đây về nguyên nhân của manh mún được quan sát thấy ở rất nhiều nước đang phát triển bao gồm Trung Quốc, Ghana và Đ ại Ruanda. Ở Việt Nam, manh mún đất đai được xác định chủ yếu là do quá trình giao đất. Bởi lẽ, nguyên tắc quan trọng nhất khi giao đất là duy trì tính công bằng. Thông thường ở miền Bắc, đất đai được chia bình quân theo định ̀ng suất hoặc bình quân theo nhân khẩu. Ngoài ra, quá trình giao đất còn bị chi phối bởi các yếu tố như: Chính sách xã hội, chất lượng đất, tình hình thủy lợi, ươ khoảng cách đến thửa ruộng và khả năng luân canh cây trồng. Các mảnh này Tr có thể ở các cánh đồng khác nhau với chất lượng đất khác nhau. Một nguyên nhân quan trọng khác là do quy hoạch bất hợp lý. Đất nông nghiệp đang ngày càng bị phân tán, xé lẻ do việc quy hoạch các sân golf, khu công nghiệp. Mặt khác, thị trường trao đổi quyền sử dụng đất ở Việt Nam rất phức tạp và vẫn chưa được phát triển. Nông dân nếu muốn sử dụng đất của họ để thế chấp vay tiền ngân hàng vẫn cần có sự chấp nhận của chính quyền địa 8 phương. Các giao dịch khác như bán hoặc mua quyền sử dụng đất chỉ được hoàn thành khi họ đăng ký với chính quyền địa phương. 1.1.2.2. Nguyên nhân về cầu manh mún uê ́ Các nguyên nhân về cầu manh mún đất đai xuất hiện khi người nông dân cho rằng manh mún có thể có lợi ích nào đó. Trong trường hợp này, có thể lợi tê ́H ích riêng của manh mún đất đai cao hơn chi phí riêng của nó. Nông dân có thể lựa chọn mức manh mún nào đó mà họ cho rằng đối với họ có lợi nhất. Trước hết, một lý do được chấp nhận là nếu gieo trồng trên những mảnh h ruộng ở những vùng khác nhau thì biến động của sản lượng có thể nhỏ đi, bởi in vì những rủi ro liên quan đến hạn hán, lũ lụt và sâu bệnh sẽ được trải đều cho các mảnh. Một nguyên nhân khác để nông dân duy trì tình trạng manh mún đó ̣c K là họ có thể sử dụng hiệu quả lao động thời vụ hơn. Mặc dù lao động nói chung đang dư thừa ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng, ho nhưng vào những lúc chính vụ (như thời kỳ gieo trồng và thu hoạch) và vụ đông thì nhu cầu về lao động cũng rất cao. Do đó, nông dân có thể giảm thời Đ ại điểm căng thẳng bằng cách đa dạng hóa cây trồng trên các mảnh khác nhau. Một lợi ích tiềm năng khác của manh mún là người sử dụng đất có thể thế chấp hoặc bán một phần quyền sử dụng đất của họ. Họ có thể cho con cái ̀ng của họ đất đai dưới dạng tài sản thừa kế rất dễ dàng khi con cái của họ muốn tách ra ở riêng. Cũng có thể có khả năng chi phí giao dịch để giảm manh mún ươ đất đai rất cao cho nên nông dân quyết định không thực hiện các giao dịch đất này nhằm làm giảm mức độ của manh mún. Tr 1.1.3. Những hạn chế của manh mún ruộng đất a. Hạn chế khả năng cơ giới hóa nông nghiệp Giảm chi phí lao động chỉ được thực hiện khi chuyển từ lao động thủ công sang cơ giới, để cơ giới hóa được phải có quy mô diện tích của thửa đất 9 đủ lớn, mặc dù hiện nay có nhiều loại máy nhỏ, phù hợp với quy mô sản xuất của hộ gia đình. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã khảo sát mỗi hộ có đến 12 – 15 thửa. Tại các xã phân bổ trong nội đồng cũng diễn ra tương tự, mảnh đất không uê ́ dài như ngoài đê nhưng diện tích thửa đất nhỏ, trung bình 288m2, nhỏ nhất là tê ́H 10m2. Do vậy, đã làm cản trở quá trình đầu tư, mua sắm thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp. b. Hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật h Đất đai manh mún, phân tán không khuyến khích hộ gia đình đầu tư lao in động, vốn, vật tư để thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng đa ̣c K dạng hóa cây trồng, đặc biệt là hạn chế khả năng áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng. Qua quan sát các mô hình cho thấy, trong một lô đất có nhiều hộ sử dụng, khả năng vốn, trình độ canh tác không đồng đều, từ giống ho cây trồng, đầu tư phân bón, điều tiết nước tưới, phòng trừ sâu bệnh và các biện pháp canh tác. Do vậy năng suất cây trồng thấp so với những hộ có lô đất Đ ại rộng để đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đây cũng là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế của một đơn vị diện tích đất thấp. c. Giảm diện tích đất canh tác nông nghiệp ̀ng Nguyên nhân làm giảm diện tích đất canh tác có nhiều, trong đó có ươ nguyên nhân do đất manh mún nên phải đắp bờ ngăn giữa các hộ quá nhiều Tr và một phần diện tích đất dư thừa khi giao chia trong cùng một lô đất. Theo báo cáo kết quả “dồn điền, đổi thửa” tại Hưng Yên: khi giao đất theo Nghị định 64-CP ngày 27/9/1993 của Chính phủ, diện tích đất nông nghiệp có 89.000 ha, nhưng năm 2001 khi thực hiện Chỉ thị 05/CT-TU của Thường vụ Tỉnh uỷ và Quyết định số 34/2001/QĐ-UB của UBND tỉnh Hưng Yên về thí điểm dồn điền, đổi thửa, thì đất nông nghiệp lên đến 92.309 ha, 10 chênh lệch 3.309 ha (tăng 4%). Một số địa phương khác (Hà Tây, Vĩnh Phúc…) cũng có tình trạng tương tự. Theo số liệu tổng hợp của nhiều địa phương thì tình trạng manh mún đất đai đã làm giảm đất canh tác trung bình từ 2,4 - 4% diện tích. Như vậy, nếu khắc phục được tình trạng trên, chỉ riêng uê ́ Đồng bằng Sông Hồng sẽ tăng thêm ít nhất 20.000 ha đất nông nghiệp. tê ́H d. Tình trạng manh mún ruộng đất làm gia tăng chi phí hoàn thiện hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Quá trình hoàn thiện hồ sơ địa chính gồm nhiều công việc từ đo đạc, h giao đất ngoài thực địa, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử in dụng đất, đăng ký và theo dõi... giúp cho công tác quản lý đất đai được chặt ̣c K chẽ. Do quy mô diện tích thửa đất nhỏ, các địa phương đã phải tăng việc vẽ bản đồ hoặc trích đo bổ sung. Đ ại nông nghiệp ho e. Tình trạng manh mún ruộng đất làm tăng chi phí trong sản xuất Đảm bảo công bằng giữa những người sử dụng đất, nguyên tắc giao đất ổn định lâu dài cho hộ gia đình, cá nhân “có xa, có gần, có tốt, có xấu” nên ̀ng ruộng đất của mỗi hộ có nhiều thửa và nằm ở nhiều xứ đồng khác nhau. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp ở nước ta về cơ bản đã chuyển sang sản ươ xuất hàng hóa, đặc biệt như một số nông sản chủ yếu: cà phê, cao su... Như vậy, tình trạng manh mún đất đai ảnh hưởng đến phát triển sản xuất nông Tr nghiệp hàng hóa, tăng chi phí sản xuất. 1.1.4. Chi phí và lợi ích của tình trạng manh mún đất đai Đứng trên góc độ lý thuyết, manh mún đất đai có cả lợi ích và chi chí, bao gồm: Lợi ích riêng, chi phí riêng và lợi ích cộng đồng, chi phí cộng đồng. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng