Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây chùm ngây ở cơ sở long bình – đồ...

Tài liệu Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây chùm ngây ở cơ sở long bình – đồng nai

.PDF
70
35
145

Mô tả:

MỤC LỤC CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................................. 4 1.Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................................................... 4 2.Mục tiêu đề tài ................................................................................................................................... 4 3.Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................................... 4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................................... 5 1. Giới thiệu cây Chùm ngây [1][6][8][9][13][14] ...................................................................... 5 1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................................................ 5 1.2. Đặc điểm phân loại ............................................................................................................... 6 1.3. Đặc điểm phân bố ................................................................................................................. 6 1.4. Đặc điểm sinh thái ................................................................................................................ 7 1.5. Thành phần hóa học .............................................................................................................. 7 1.6. Thành phần dinh dưỡng ........................................................................................................ 7 2. Công dụng ................................................................................................................................. 9 2.1. Lá cây: ................................................................................................................................... 9 2.2. Hoa Chùm ngây:. .................................................................................................................. 9 2.3. Hạt Chùm ngây:. ................................................................................................................. 10 2.4. Lọc nước: ............................................................................................................................ 10 2.5. Dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh........................................................................................ 10 2.6. Về ứng dụng công nghiệp:. ................................................................................................. 11 2.7. Về khả năng phòng hộ:.......................................................................................................... 11 3. Kỹ thuật gieo ươm và trồng [3] [4] ....................................................................................... 12 3.1. Gieo ươm ............................................................................................................................ 12 3.2. Giâm cành ........................................................................................................................... 13 3.3. Trồng ................................................................................................................................... 14 3.4. Một số sâu bệnh hại chính................................................................................................... 15 4. Thu hoạch lá ........................................................................................................................ 16 5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước .................................................................................. 16 5.1. Các nghiên cứu ngoài nước ................................................................................................. 16 5.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................................................. 18 6. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của cơ sở Long Bình [16] .................................................... 20 6.1. Khí hậu - Thủy văn .............................................................................................................. 21 6.2. Địa hình .............................................................................................................................. 22 6.3. Địa hình Biên Hòa .............................................................................................................. 22 6.4. Các loại đất đai ................................................................................................................... 23 1 CHƯƠNG III: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 24 1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................................... 24 2.Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 24 3.Cách tiếp cận ........................................................................................................................... 25 3. 1. Thực địa: ........................................................................................................................ 25 3. 2. Điều kiện nghiên cứu phòng thí nghiệm: ........................................................................ 25 4.Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 25 4.1.Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ hạt .............................. 25 4..1.1.Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của hạt cây Chùm ngây................... 26 4.1.2.Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự phát triển của cây Chùm ngây con được trồng từ hạt ................................................................................................................................. 27 4.2.Khảo sát sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ cành giâm ........................ 27 4.2.1Khảo sát ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ......... 29 4.2.2.Khảo sát ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ............................................................................................................................................ 30 4.2.3.Khảo sát ảnh hưởng của các CĐHTTTV đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ............................................................................................................................................ 30 4.3.Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây được trồng thực nghiệm tại cơ sở Long Bình ....................................................................................................................................... 31 4.2.3..Chuẩn bị đất và trồng cây ra vườn tại khu vực thực nghiệm ............................................ 31 4.2.4.Chăm sóc ........................................................................................................................... 32 4.2.5.Bón phân............................................................................................................................ 32 4.2.6.Kiểm soát sâu hại............................................................................................................... 33 4.2.7.Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................................................................... 34 4.2.8.Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây trong quá trình trồng thực nghiệm bằng 2 loại giống Chùm ngây: từ giâm cành, từ cây giống (gieo hạt): Chiều cao cây, đường kính cổ rễ, năng suất sinh khối lá tươi, tỷ lệ khối lượng khô/tươi................................... 35 4.3.Xây dựng quy trình canh tác trồng cây Chùm ngây tại cơ sở Long Bình ................................ 36 4.4.Xử lý thống kê số liệu thực nghiệm ............................................................................................ 36 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ - THẢO LUẬN ....................................................................................... 37 1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai tại khu Long Bình ............................................. 37 2.Sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ hạt..................................................... 37 2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của hạt cây Chùm ngây ................................... 37 2.2. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự phát triển của cây Chùm ngây con được trồng từ hạt ............................................................................................................................................ 40 3.Sự sinh trưởng và phát triển của cây giống được trồng từ cành giâm ..................................... 43 3.1Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây .......................... 43 2 3.2.Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây......... 45 3.3.Ảnh hưởng của các CĐHTTTV đến sự sinh trưởng của cành giâm cây Chùm ngây ........... 46 3.3.1.Dung dịch AIB nồng độ 1,25 µMol: ................................................................................. 46 4.Đánh giá sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây được trồng thực nghiệm tại cơ sở Long Bình .................................................................................................................................................... 49 4.1.Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 .................................... 49 4.1.1 Tỷ lệ sống trong 2 tháng đầu ............................................................................................ 50 4.1.2 Biến động bất thường ....................................................................................................... 50 4.2.Trong khoảng thời gian từ tháng 6 năm 2013 đến tháng 12 năm 2014 .................................... 50 4.2.1.Các chỉ tiêu sinh trưởng .................................................................................................... 50 4.2.2.2.Chiều cao của cây. .................................................................................... 52 4.2.2.3Đường kính cổ rễ. ....................................................................................... 54 4.2.2.4 Cắt ưu thế ngọn để tạo chồi bên và số chồi mới ............................................................. 55 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...................................................................................... 69 1. Nhân giống ............................................................................................................................... 69 2. Trồng và chăm sóc ................................................................................................................... 69 3 CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Tính cấp thiết của đề tài Cây Moringa oleifera còn gọi là cây Chùm ngây (Việt Nam) hay cây Độ sinh (Ấn Độ). Moringa chứa hơn 90 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì sức khỏe của cơ thể, cao hơn hẳn so với các loại thực phẩm khác. Nhiều tác giả ví cây Chùm ngây là “thần diệu” hay là loại rau sạch của thế kỷ 21. Cây Moringa đã được biết đến và dùng nhiều trong hơn nghìn năm nay ở các nước có nền văn minh cổ như Hy Lạp, Ý, Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây Chùm ngây chỉ được nghiên cứu khoảng 5 năm trở lại đây. Công dụng thực tế của Moringa rất lớn nhưng hiện tại vẫn còn xa lạ đối với đại đa số người dân. Trồng làm gì? Xuất cho ai? Bán cho ai ? Ai bao tiêu sản phẩm? là câu hỏi đầu tiên và vô cùng thực tế của nông dân và của tất cả những người muốn đầu tư trồng cây Chùm ngây. Câu hỏi đó vẫn còn bỏ ngỏ, mặc dù cây Chùm ngây hết sức phổ biến tại hơn 80 nước trên thế giới: nó hiện diện trong bữa ăn hằng ngày, nó có từ chợ rau cải, cửa hàng thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược phẩm. 2.Mục tiêu đề tài Với mong muốn trồng cây Chùm ngây tại một số diện tích đất trong các cơ sở của Trường Đại Học Mở TP.HCM, chúng tôi hướng đến các mục đích sau: + Nghiên cứu sự sinh trưởng và phát triển của cây Chùm ngây ở cơ sở Long Bình – Đồng Nai của Trường ĐH Mở TP.HCM. + Lựa chọn điều kiện nhân giống và trồng trọt phù hợp để nhân rộng mô hình trồng cây Chùm ngây trên quy mô lớn. 3.Phạm vi nghiên cứu Thực hiện thí nghiệm nhân giống hữu tính và vô tính cây giống Chùm ngây tại phòng thí nghiệm Công nghệ Tế bào Thực vật và vườn ươm tại cơ sở Bình Dương. Trồng thực nghiệm cây Chùm ngây tại cơ sở Long Bình - Đồng Nai Các số liệu từ thực nghiệm sẽ góp phần chọn cây trồng thích hợp cho cơ sở Long Bình 4 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. Giới thiệu cây Chùm ngây [1][6][8][9][13][14] Phân loại Chùm ngây (Moringa oleifera) Giới Thực vật (Plantae) Bộ Brassicales Họ Morigaceae Chi Moringa Loài Tên thường gọi M.oleifera Moringa oleifera Lam, 1785 Tên gọi khác: "cây thần diệu" (Miracle tree), "cây kỳ quan" (Wonder tree), "cây vạn năng" (Multipurpose tree), "cây độ sinh" (Tree of life, theo quan điểm nhà Phật), "cây cải ngựa" (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), "cây dùi trống" (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), "cây dầu bel" (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil). 1.1. Đặc điểm hình thái Cây chùm ngây thuộc loại cây gỗ trung bình, cao 5 - 10m. Lá kép lông chim 3 lần, dài 30 - 60cm, với nhiều lá chét màu xanh mốc, không lông, dài 1,3 - 2cm, rộng 0,3 - 0,6cm; lá kèm bao lấy chồi. Hoa thơm, to, dạng hơi giống hoa đậu, tràng hoa gồm 5 cánh, màu trắng, vểnh lên, rộng khoảng 2,5cm. Bầu noãn 1 buồng do 3 lá noãn, đính phôi trắc mô. Quả nang dài từ 25 - 30cm, rộng 2cm, khi khô mở thành 3 mảnh dày. Hạt nhiều (khoảng 20), tròn dẹp, to khoảng 1cm, có 3 cánh mỏng bao quanh. Cây trổ hoa vào các tháng 1 và 2 hàng năm. 5 Hoa của cây Chùm ngây Trái của cây Chùm ngây Hình 2.1: Hoa và trái của cây Chùm ngây (Nguồn: internet) 1.2. Đặc điểm phân loại Cây Chùm ngây là một trong 13 loài thuộc chi Moringa, họ Moringaceae, tên khoa học Moringa oleifera Lam. Trong đó, Moringa là tên chi, được Latin hóa từ tên bản xứ gốc tiếng Tamil murungakkai, oleifera có nghĩa là chứa dầu, được ghép bởi gốc từ olei- (dầu) và -fera (mang, chứa). Tên đồng nghĩa là Moringa pterygosperma Gaertn. (pterygosperma: phôi có cánh, tên kháng sinh pterygospermin cũng từ đây mà có), Guilandina moringa L., Moringa moringa (L.) Small. Trên thế giới, cây Chùm ngây được gọi dưới nhiều tên khác nhau: Tiếng Anh: Horsradish tree, Ben tree, Ben-oil tree, Moringa tree, … Tiếng Pháp: Ben ailé, Moringa ailée, Pois quénique, … Tiếng Ấn Độ: Sobhan jana, … 1.3. Đặc điểm phân bố Cây Chùm ngây có nguồn gốc ở Ấn Độ, Arabia, châu Phi, vùng Viễn Tây châu Mỹ; được trồng và mọc tự nhiên ở vùng nhiệt đới châu Phi, nhiệt đới châu Mỹ, Sri Lanka, Ấn Độ, Mexico, Malaysia và Philippines. 6 Tại Việt Nam, cây Chùm ngây được trồng tại các tỉnh phía Nam từ Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Thuận vào đến Kiên Giang và tại đảo Phú Quốc. 1.4. Đặc điểm sinh thái Cây Chùm ngây có khả năng sống từ vùng cận nhiệt đới khô ẩm cho đến vùng nhiệt đới rất khô. Cây chịu được lượng mưa từ 480 - 4000 mm/năm, nhiệt độ 18,7 28,5oC và pH 4,5 – 8; chịu được hạn và có thể sinh trưởng tốt trên đất cát khô. 1.5. Thành phần hóa học Rễ chứa glucosinolates như 4-(alpha-L-rhamnosyloxy) benzyl glucosinolate (1%) sau khi chịu tác động của myrosinase, sẽ cho 4-(alpha-L-rhamnosyloxy) benzyl isothiocyanate. Glucotropaeolin (0.05%) sẽ cho benzyl isothiocyanate. Hạt chứa Glucosinolates (như trong rễ), có thể lên đến 9% sau khi hạt đã được khử chất béo. Các acid loại phenol carboxylic như 1-beta-D-glucosyl-2,6-dimethyl benzoate. Dầu béo (20-50%): phần chính gồm các acid béo như oleic acid (60-70%), palmitic acid (3-12%), stearic acid (3-12%) và các acid béo khác như behenic acid, eicosanoic và lignoceric acid. Lá chứa các hợp chất loại flanonoids và phenolic như kaempferol 3-O-alpharhamnoside, kaempferol, syringic acid, gallic acid, rutin, quercetin 3-O-betaglucoside. Các flavonol glycosides được xác định đều thuộc nhóm kaempferide nối kết với các rhamnoside hay glucoside. 1.6. Thành phần dinh dưỡng Bảng 2.1: Hàm lượng dinh dưỡng của quả, lá tươi và bột lá khô cây Chùm ngây STT Thành phần dinh dưỡng 01 Hàm lượng/100gr Quả tươi Lá tươi Bột lá khô Nước % 86,9 75,0 7,5 02 Calories 26 92 205 03 Protein (g) 2,5 6,7 27,1 04 Chất béo (g) 0,1 1,7 2,3 7 05 Carbohydrate (g) 3,7 13,4 38,2 06 Chất xơ (g) 4,8 0,9 19,2 07 Chất khoáng (g) 2,0 2,3 _ 08 Ca (mg) 30 440 2003 09 Mg (mg) 24 25 368 10 P (mg) 110 70 204 11 K (mg) 259 259 1324 12 Cu (mg) 3,1 1,1 0,054 13 Fe (mg) 5,3 7,0 28,2 14 S (g) 137 137 870 15 Oxalic acid (mg) 10 101 1,6 16 Vitamin A - Beta Carotene (mg) 0,11 6,8 1,6 17 Vitamin B - choline (mg) 423 423 - 18 Vitamin B1 - thiamin (mg) 0,05 0,21 2,64 19 Vitamin B2 Riboflavin (mg) 0,07 0,05 20,5 20 Vitamin B3 nicotinic acid (mg) 0,2 0,8 8,2 21 Vitamin C ascorbic acid (mg) 120 220 17,3 22 Vitamin E tocopherol acetate - - 113 23 Arginine (g/16gN) 3,66 6,0 1,33 % 24 Histidine (g/16gN) 1,1 2,1 0,61% 25 Lysine (g/16gN) 1,5 4,3 1,32% 8 26 Tryptophan (g/16gN) 0,8 1,9 0,43% 27 Phenylanaline (g/16gN) 4,3 6,4 1,39 % 28 Methionine (g/16gN) 1,4 2,0 0,35% 29 Threonine (g/16gN) 3,9 4,9 1,19 % 30 Leucine (g/16gN) 6,5 9,3 1,95% 31 Isoleucine (g/16gN) 4,4 6,3 0,83% 32 Valine (g/16gN) 5,4 7,1 1,06% (Nguồn: Báo cáo của Campden and Choleywood Food Research Association in Conjunction ngày 17/7/1998.) 2. Công dụng 2.1. Lá cây: được dùng làm rau ăn (lá, chồi, cành non và cả cây con được dùng trộn dầu dấm ăn thay rau diếp), làm bột cà-ri, ủ chua làm gia vị, làm trà giải khát... Ở châu Phi, nó được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con. Lá chùm ngây chứa nhiều vitamin và muối khoáng có ích, với hàm lượng rất cao: vitamin C cao gấp 7 lần trong cam, provitamin A cao gấp 4 lần trong cà-rốt, calcium cao gấp 4 lần trong sữa, potassium cao gấp 3 lần trong chuối, sắt cao gấp 3 lần trong rau diếp, và ngay cả protein cũng cao gấp 2 lần trong sữa. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B, các acid amin có lưu huỳnh như methionin, cystein và nhiều acid amin cần thiết khác. Do vậy, lá Chùm ngây được xem là một trong những nguồn dinh dưỡng thực vật có giá trị cao. 2.2. Hoa Chùm ngây: có thể dùng làm rau ăn hoặc làm trà (nhiều nước phương Tây sản xuất trà hoa chùm ngây bán ngoài thị trường), cung cấp tốt nguồn muối 9 khoáng calcium và potassium. Nó cũng là nguồn cung cấp nguyên liệu rất tốt cho người nuôi ong. Quả non của nó có thể chiên xào để ăn với hương vị như măng tây. 2.3. Hạt Chùm ngây: chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt, có nơi trồng chùm ngây ép dầu, năng suất dầu đạt 10 tấn/ha. Dầu hạt chùm ngây chứa 65,7% acid oleic, 9,3% acid palmitic, 7,4% acid stearic và 8,6% acid behenic. Ở Malaysia, hạt Chùm ngây được dùng để ăn như đậu phộng. Dầu Chùm ngây ăn được, và còn được dùng bôi trơn máy móc, máy đồng hồ, dùng cho công nghệ mỹ phẩm, xà phòng, dùng để chải tóc. Dầu Chùm ngây được bán ở thị trường dưới tên gọi tiếng Anh là ben-oil. Chính vì thế, Chùm ngây có tên là "Ben-oil tree". 2.4. Lọc nước: hạt Chùm ngây có chứa một số hợp chất “đa điện giải” (polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa làm trong nước. Kết quả thử nghiệm lọc nước: Nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 CFU ml-1, khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100 ml-1. Dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tủa, đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 cfu; và khuẩn coli còn 5-10 MPN). Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn Độ (Journal of Water and Health Số 3-2005). 2.5. Dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh Theo y học cổ truyền, cành lá luộc ăn hay sắc uống kích thích tiêu hóa, trị tiêu chảy, kiết lỵ, viêm phổi. Rễ giả đắp làm sung huyết (tụ máu) thay cải Moutarde trị thấp khớp. Ở Senegal, người ta dùng cành, lá sắc uống trị còi xương, viêm cuống phổi, phù nề, thấp khớp… Cây Chùm ngây chứa nhiều dược tính như chất moringinin, athonin, spirochin, pterigospermin. * Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. Lá dùng uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu. Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá chùm ngây có tính chất như một kháng sinh chống các viêm nhiễm nhỏ. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa, lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị trướng bụng. Lá còn được dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu lão hóa da. Dịch chiết từ lá có tác dụng duy trì ổn định huyết áp, trị chứng bần thần, chống nhiễm trùng da. Nó cũng được dùng để điều khiển lượng đường máu trong trường hợp bị bệnh tiểu đường. Dịch chiết từ lá có thêm nước cà-rốt là một thức uống lợi tiểu. Bột làm từ lá tươi có khả năng cung cấp năng lượng làm cho năng lượng tăng gấp bội khi dùng thường xuyên. Lá cũng được dùng 10 chữa sốt, viêm phế quản, viêm nhiễm mắt và tai, viêm màng cơ, diệt giun sán và làm thuốc tẩy xổ. Sản phụ ăn lá sẽ làm tăng tiết sữa. Ở Philippines, lá được chỉ định dùng chống thiếu máu, do chứa lượng sắt cao. * Hạt điều trị bệnh viêm dạ dày. Dầu hạt được dùng ngoài để điều trị nấm da. Trường Đại học San Carlos ở Guatemala đã tìm ra một loại kháng sinh có tác dụng như neomycin có khả năng bảo vệ da khỏi sự viêm nhiễm do Staphylococcus aureus. Loại kháng sinh này là một hỗn hợp kháng khuẩn và nấm có tên pterygospermin, danh pháp hóa học là glucosinolate 4 alpha-L-rhamnosyloxy benzyl isothiocyanate. Nhiều nơi trên thế giới dùng bột nghiền từ hạt để khử trùng nước sông, nước sông trong mùa lũ có tổng số trực trùng Escherichia coli lên tới 1.600 - 18.000/100 ml, được xử lý bằng bột hạt chùm ngây trong vài giờ đồng hồ đã giảm xuống còn 1 200/100 ml. * Rễ có vị đắng, được xem như một loại thuốc bổ cho cơ thể và phổi, điều kinh, long đàm, lợi tiểu nhẹ. Ở Nicaragua, nước sắc rễ được dùng chữa bệnh phù thủng. Dịch rễ được dùng ngoài để điều trị chứng mẩn ngứa do dị ứng. Trong rễ và hạt, cũng có chất kháng sinh pterygospermin. * Vỏ cây được dùng điều trị chứng thiếu vitamin C, đôi khi dùng trị tiêu chảy. 2.6. Về ứng dụng công nghiệp: gỗ cây Chùm ngây rất nhẹ, có thể dùng làm củi, nhưng năng lượng không cao. Nó được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho công nghệ giấy và còn được dùng để sản xuất chế phẩm màu xanh. Vỏ cây có khả năng cung cấp tanin, nhựa dầu và sợi thô. Do cây tăng trưởng nhanh, thân tròn thẳng, tán lá thưa nên nó được sử dụng làm nọc sống cho cây tiêu. 2.7. Về khả năng phòng hộ: cây Chùm ngây sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán. Do vậy, nhiều nơi trên thế giới, chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát bay. Ngoài ra, cây có khả năng cải tạo đất, lá dùng làm phân xanh và làm thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt, cây có lá nhỏ, thân thon, tán đẹp nên được trồng làm cây cảnh. 11 3. Kỹ thuật gieo ươm và trồng [3] [4] 3.1. Gieo ươm Thời vụ thích hợp gieo ươm từ tháng 5 - 8. Cây bắt đầu cho quả sau 6 - 8 tháng trồng. Quả được thu hoạch giữa tháng ba và tháng tư, sau đó thu lại một đợt nữa trong tháng 9 và tháng 10. a. Chuẩn bị: Túi bầu PE 11 x 20cm hoặc chậu cây cảnh đựng hỗn hợp ruột bầu. Thành phần ruột bầu gồm 80% đất mặt tầng AB + 20% phân hữu cơ đã hoai. Đất làm ruột bầu được đập sàn nhỏ trộn đều với phân và đổ vào bầu thật đầy, sau đó xếp thành luống có chiều ngang 0,8 – 1m, chiều dài tùy ý, khoảng cách giữa 2 luống 0,4m. b. Xử lý hạt: Ngâm hạt chùm ngây với nước ấm 600C (2 sôi, 3 lạnh) trong 24 giờ, sau đó đem gieo. c. Gieo ươm: + Gieo trực tiếp: Dùng túi bầu PE hoặc chậu nhựa có lỗ thoát nước, đựng hỗn hợp ruột bầu. Sau đó đặt hạt sâu khoảng 25 mm dưới lớp đất xốp, phủ và nén đất nhè nhẹ, tưới nước cầm chừng không để khô quá hoặc ướt quá. Sau 3 - 6 ngày hạt nẩy mầm, và cây sẽ ló ra khỏi mặt đất sau chừng 1 tuần, tiếp tục giữ ẩm không để quá khô, tuyệt đối không để úng nước và để trong mát. + Ươm vào túi bầu PE hoặc chậu: Có 2 cách Cách 1: Ngâm hạt trong nước ấm 600C (3 sôi, 2 lạnh) 24 giờ, hạt sau khi ngâm, vớt ra trộn với cát, ủ trong bao tải, hoặc rơm rạ mỗi ngày tưới một lần, 3 - 6 ngày sau hạt nẩy mầm, đem hạt ươm vào túi bầu PE hoặc chậu nhựa chứa đất tơi xốp có khoét lổ rút nước, tưới nước vừa đủ ẩm, tránh úng nước, khoảng 1 tuần sau cây nhú lên, chờ 6 - 8 tuần cây khỏe. Cách 2: Đầu tiên, pha nước ấm 600C (3 sôi, 2 lạnh), ngâm hạt chùm ngây trong 24 giờ. Lấy khăn bọc hạt chùm ngây lại và để trong tối; vì, ánh sáng khuyếch tán ức chế quá trình nẩy mầm. Đặc biệt là thành phần quang phổ màu xanh trong phổ ánh sáng trắng. Mỗi ngày, nhúng bọc hạt chùm ngây vào nước mưa, trở qua trở lại. Sau đó, vẩy nhẹ để đừng ứ nước bên trong. Làm cẩn thận vì có thể làm hư mầm non bên trong. Bổ sung nước cũng như tránh ẩm mốc cho hạt. Vài ngày sau, hạt nẩy 12 mầm. Đem ươm vào chậu hoặc túi bầu PE có hỗn hợp ruột bầu, lưu ý là cả chậu hoặc túi bầu PE đều cần khoét lỗ để thoát nước. Hạt Hạt nẩy mầm Cây con 1 – 2 tuần tuổi Hình 2.2: Các giai đoạn sinh trưởng của cây Chùm ngây trồng từ hạt 3.2. Giâm cành - Chọn cành giâm: Chọn những cành bánh tẻ hoặc các nhánh từ cành chính trên những cây khỏe mạnh, lấy đoạn từ gốc đến hết phần bánh tẻ, không lấy phần ngọn. “Gốc cành được ngâm trong nước tránh cho cành khỏi mất nước”. - Cắt cành giâm: Chọn các đoạn thân cành có đường kính từ 2 – 3 cm, cành được cắt với chiều dài từ 10 – 15 cm, mang 2 – 3 cặp lá, cắt bớt phiến lá. Các vết cắt nên cắt xéo, sắc ngọt và tránh bầm dập. - Ngâm cành giâm vào thuốc trị nấm: Sau khi cắt ra từng đoạn cành, nhúng cành giâm vào thuốc trị nấm như: Rovral….. liều lượng sử dụng có ghi trên bao bì các loại thuốc. Thời gian ngâm vào thuốc diệt nấm bệnh từ 20 – 30 phút. - Nhúng gốc cành vào thuốc kích thích ra rễ, như NAA, IBA và NAA + IBA (tỷ lệ 1:1), nồng độ kích thích tố thích hợp từ 2.000 – 3.000 ppm, và giâm ngay vào bầu hoặc líp ươm đã soi lổ. 13 - Cắm cành giâm vào bầu đất líp ươm: Hỗn hợp gồm tro trấu (25%), cát sông (75%), hạt cát thô, hỗn hợp được trộn đều và cho vào bầu hoặc líp. Bầu đất, líp giâm cành, cần được đặt trong nhà polyetylen có hệ thống phun sương không liên tục, 1 giờ phun 2 phút trong 2 tuần đầu, sau 15 ngày tưới 5-6 lần/ ngày đảm bảo ẩm độ thường xuyên trên 80 % trong tuần lễ đầu, sau 45 ngày có thể cho cây ra trồng trong chậu hoặc thay bầu đất nuôi cây. - Chăm sóc cành giâm: Trước khi chuyển cây ra bầu đất nên tưới nước ướt đẫm, xới nhẹ, lấy cành giâm cắm trên líp ươm vào bầu đất hoặc bầu đất giâm cành xé bỏ vỏ bầu và cắm vào bầu đất mới. Thành phần bầu đất gồm: tro trấu, đất mặt, phân chuồng. Bầu đất cần được tưới đủ ẩm trước khi cắm cành giâm đã có rễ vào bầu, líp đặt bầu ươm cành giâm cần được che nắng trong thời gian đầu, dần dần cho cành giâm tiếp xúc với nắng nhẹ, sau đó tăng dần lượng chiếu sáng để cành giâm ra rễ mạnh hơn và đưa dần cành giâm ra ánh sáng hoàn toàn. Khi cành giâm đã phát triển mạnh có thể bón phân pha loãng để giúp cây sinh trưởng tốt hơn. 3.3. Trồng: Trồng cây Cây ươm trồng bằng cây con hoặc bằng cành giâm trong chậu hoặc túi bầu PE được 6 - 8 tuần lễ, đã đâm rễ và cây cứng cáp, cao 10 - 20cm có thể đem trồng. Trồng phân tán cây cách cây từ 1,5 - 2,0m, trồng tập trung cây cách cây 2m hàng cách hàng 3m (mật độ 1.666 cây/ha). Đào hố rộng 30 x 30cm, sâu 30cm, mỗi hố đào cách nhau 1,5 - 2m. Hố được đào trước khi trồng 7 - 10 ngày. Tiến hành bón lót phân NPK (15-15-15) từ 100200gr/hố hoặc phân hữu cơ sinh học từ 1-1,5kg/hố. Sau khi bón phân xong phủ một lớp đất mịn dày 1-2cm. Trước khi bỏ cây xuống hố phải xé túi bầu, lưu ý không để phạm vào rễ cái. Cho cây vào giữa hố, giữ cây thẳng, dùng tay vun lớp đất mịn xung quanh vào gốc cây. Vừa vun, vừa nén chặt gốc, lấp đất cao hơn cổ rễ từ 2-3cm, giữ ẩm 2 - 3 tuần cây sẽ sống khỏe, đến lúc đó không cần phải thường xuyên tưới nước. 14 Hình 2.3: Mô hình trồng cây tập trung Hình 2.4: Mô hình trồng cây phân tán Chăm sóc Sau khi trồng 3 - 4 tuần, tiến hành kiểm tra và trồng dặm ngay những cây bị chết. Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng. Chăm sóc định kỳ 2 lần/năm, gồm phát dọn thực bì, làm cỏ, bón phân, vun gốc cây rộng 1m và bón phân cho cây, chăm sóc lần 1 lượng phân bón 100 – 200 gr NPK/lần bón. Bón liên tục trong 3 năm đầu. Cây Chùm ngây dễ trồng, tăng trưởng nhanh sau 01 năm trồng có thể cao từ 4 – 5 m, đường kính cổ rễ từ 5 – 6 cm, và ra hoa kết trái ngay trong năm đầu tiên. Nếu chỉ để thu hoạch lá và hoa, có thể trồng ngay trên luống đất xốp bằng cách ươm hạt sâu 25 mm và cách nhau 40 cm như trồng ớt. 3.4. Một số sâu bệnh hại chính Sâu bệnh hại thường gặp là Ruồi đục quả Gitona spp., các loài bọ cánh cứng hại lá cây con và cây chồi giâm hom như: Mylloceus discolor, M. viridanus, Ptochus 15 ovulum, thực vật ký sinh Dendrophthoe flacata và các nấm hại như: Cercospora moringicola, Sphaceloma morindae, Puccinia moringae, Oidium sp., Polyporus gilvus… 4. Thu hoạch lá Cây chùm ngây sau khi trồng 3 tháng, đạt chiều cao khoảng 60cm. Tiến hành cắt ngọn và tỉa cành. Sau khi trồng 6 tháng, cây cao khoảng 2m, đây là thời kỳ thu hoạch chính, trung bình cây có thể cho từ 500 – 900 g lá tươi/cây/tháng. Sau khi thu hoạch lá, tiến hành bón phân và cắt tỉa. Những tược non phát triển tiến hành cắt tiếp, cắt chỉ chừa lại khoảng 10cm. 5. Các nghiên cứu trong và ngoài nước 5.1. Các nghiên cứu ngoài nước - Nghiên cứu rộng rãi nhất về giá trị của cây chùm ngây được thực hiện tại Đại học Nông nghiệp Falsalabad, Pakistan (báo Phytotheraphy Reseach số 21-2007) - Nghiên cứu tại Institute Of Bioagricultural Science, Academia Sinica, Đài Bắc (Đài Loan) ghi nhận dịch chiết từ lá và hạt chùm ngây bằng Ethanol có các hoạt tính diệt được nấm gây bệnh loại Trichophyton Rubrum, Trichophyton Mentagrophytes, Epidermophyton Floccocum và Microsporum Canis. Các phân tích hóa học đã tìm được trong dầu trích từ lá chùm ngây đến 44 hóa chất. (Bioresource Technology số 98-2007) - Nghiên cứu tại đại học Baroda, Kalabhavan, Gujarat (Ấn Độ) về hoạt tính trên các thông số lipid của quả chùm ngây, thử trên thỏ ghi nhận : thỏ cho ăn chùm ngây 9200 mg/kg mỗi ngày) hay uống Lovastatin (6mg/kg/ngày) trộn trong một hỗn hợp thực phẩm có tính cách tạo cholesterol cao, thử nghiệm kéo dài 120 ngày. Kết quả cho thấy chùm ngây và Lovastatin có tác dụng gây hạ cholesterol và phopholipid, tridlyceride, VLDL, LDL, hạ tỷ số cholesterol/phospholipid trong máu … so với nhóm thỏ trong nhóm đối chứng. Khi cho thỏ bình thường dùng chùm ngây hay Lovastatin: mức HDL lại giảm hạ nhưng nếu thỏ bị cao cholesterol thì mức HDL 16 lại gia tăng. Riêng chùm ngây còn có tác dụng làm tăng sự thải loại cholesterol qua phân. (Journal of Ethnopharmacology số 86-2003). - Dịch trích bằng nước nóng của hoa, lá, rễ,hạt … vỏ thân chùm ngây đã được nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu kỹ thuật (CEMAT) tại Guatemala City về các hoạt tính dược học, thử nơi chuột. Hoạt tính chống co giật được chứng minh trên ruột đã bị cô lập, hoạt tính chống sưng thử trên chân chuột bị gây phù bằng carrageenan và tác dụng lợi tiểu bằng lượng nước tiểu thu được khi chuột được nuôi nhốt trong lồng : nước trích từ hạt cho thấy tác động ức chế khá rõ sự co giật gây ra bởi acetylcholine ở liều ED 50 = 65.6 mg/ml môi trường, tác động ức chế phù được gây ra bởi Carrageenan được định ở 1.000 mg/kg và hoạt tính lợi tiểu cũng ở 1.000 mg/kg. (Journal of Ethnopharmacology số 36-1992). - Một số các hợp chất các chất gây đột biến Gene đã được tìm thấy trong hạt chùm ngây rang chín: các chất quan trọng nhất được xác định là 4 (Alpha – L – Rhamnosyloxy) Phenylacetonitrile; 4 – Hydroxylphenylacetonitri và 4 – Hydroxyphenyl – Acetamide (Mutation Research số 224-1989). - Nghiên cứu tại đại học Jiwaji, Gwalior (Ấn Độ) về các hoạt tính estrogenic, kháng estrogenic, ngừa thai của nước chiết từ rễ chùm ngây ghi nhận chuột đã bị cắt buồng trứng cho uống nước chiết có sự gia tăng trọng lượng của tử cung. Hoạt tính của estrogenic được chứng minh bằng sự kích thích mô tế bào tử cung. Khi cho chuột uống nước chiết này chung với Estradiol Dipropionate (EDP) thì có sự tiếp nối tụt giảm trọng lượng của tử cung so sánh với sự tăng trọng lượng khi chỉ cho chuột uống riêng EDP. Trong thử nghiệm ‘Deciduoma’ liều cao nhất 600mg/kg có tác động gây rối loạn sự tạo deciduoma nơi 50% số chuột thử. Tác dụng ngừa thai của rễ chùm ngây được cho là do nhiều yếu tố phối hợp (Journal of Ethnopharmacology số 221988). - 4(Alpha-L-Rhamnosyloxy) benzyl isothiocyanate được xác định là có hoạt tính kháng sinh mạnh nhất trong các hoạt chất trích từ hạt chùm ngây (trong hạt chùm ngây còn có benzyl isothiocyanate). Hợp chất trên ức chế sự tăng trưởng của nhiều vi khuẩn và nấm gây bệnh. Nồng độ tối thiểu để ức chế Bacillus subtilis là 56 µM/l và để ức chế Mycobacterium phlei là 40 µM/l (Planta Medica số 42-1981). 17 - Thử nghiệm tại đại học dược K.L.E.S, Nehru Nagar, Karnakata (Ấn Độ) trên chuột bị gây sạn thận Oxalate bằng ethylen glycol ghi nhận dịch chiết bằng nước bằng alcohol rễ và lõi gỗ chùm ngây làm giảm rõ rệt nồng độ oxalate trong nước tiểu bằng cách can thiệp vào sự tổng hợp oxalate trong cơ thể. Sự kết đọng tạo sạn trong thận cũng giảm rất rõ khi cho chuột dùng dịch chiết này như một biện pháp phòng ngừa bệnh sạn thận (Journal of Ethnopharmacology số 105-2006). - Hạt Chùm ngây có chứa một số chất ‘đa điện giải’ (Polyelectrolytes) tự nhiên có thể dùng làm chất kết tủa để làm trong nước. Kết quả thử nghiệm lọc nước : nước đục (độ đục 15-25 NTU, chứa các vi khuẩn tạp 280-500 CFU ml (-1), khuẩn coli từ phân 280-500 MPN 100ml (-1), dùng hạt Chùm ngây làm chất tạo trầm lắng và kết tụ đưa đến kết quả rất tốt (độ đục còn 0.3-1.5 NTU; vi khuẩn tạp còn 5-20 CFU; và khuẩn e-coli còn 5-10MPN…). Phương pháp lọc này rất hữu dụng tại các vùng nông thôn của các nước nghèo … và được áp dụng khá rộng rãi tại Ấn Độ (Journal of Water and Health số 3-2005). 5.2. Các nghiên cứu trong nước - Đề tài: Sự thay đổi hàm lượng flavonoid trong lá cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) theo các giai đoạn phát triển (Trần Quang Vinh, 2009) - Đề tài:” Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý- sinh thái của cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) thuộc họ Chùm ngây (Moringacae R.Br. ex Dumort.; 1829)” của Vương Thị Bạch Tuyết, 2010. - Phú An P&A đã nghiên cứu, thử nghiệm và trồng thành công cây Chùm Ngây tại Việt Nam đưa ra thị trường sản phẩm rau Chùm Ngây 13.500đ/hộp 100gr. (www.thucpham365.vn) - Hội Làm Vườn & trang Trại TPHCM đã thực hiện Dự án nhỏ "Phát triển Cây Chùm Ngây (Moringa oleifera Lam) trong hộ dân Xã Tân Phú Trung - Huyện Củ Chi làm nguồn rau xanh giàu dinh dưỡng". Với nguồn kinh phí của Hội và vận động đóng góp kinh phí của một số chủ trang trại. Cùng sự phối hợp tham gia của Hội Nông Dân Xã Tân Phú Trung Huyện Củ Chi. Dự án đã kết thúc giai đoạn đầu, tính đến ngày 1/9/2008 đã có 144 hộ dân trồng 1002 cây Chùm Ngây. 18 - Chị Huỳnh Liên Lộc Thọ ở xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc là người đầu tiên trong nước đã dám đầu tư hàng tỷ đồng và chấp nhận nhiều thất bại để trồng, nhân giống và phát triển cây Chùm ngây thành cây rau. - Thích nghi với vùng đất núi, dễ trồng, thu nhập cao gấp 3 lần trồng lúa nên người dân Bảy Núi (An Giang) rất phấn khởi với dự án phát triển “cây xóa nghèo” chùm ngây. Kinh phí cho dự án hơn 1,7 tỉ đồng, thực hiện trong 3 năm. Chùm ngây mọc hoang dại rất nhiều trên các đồi núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang). Người dân Bảy Núi trước kia chưa hiểu rõ dược tính của chùm ngây nên chỉ dùng chúng vào việc lọc cho nước trong hay dùng làm hàng rào, lấy lá chùm ngây làm rau ăn. Tới khi biết đó là “cây thần diệu” (Thanh Niên đã có các bài viết về tác dụng tuyệt vời của loại cây này đối với sức khỏe) người dân mới tiếc ngẩn ngơ bởi chùm ngây đã gần như bị tuyệt chủng trên Bảy Núi. Mãi cho đến tháng 2.2009, khi kiểm tra các đồi núi An Giang, ngành kiểm lâm rất ngạc nhiên khi phát hiện vài cá thể chùm ngây mọc ở nơi cheo leo hoang vắng. Sự phát hiện này đã mở hướng cho huyện Tri Tôn và Tịnh Biên quy hoạch vùng trồng loại cây này. - Để góp phần giải quyết các bức bách về ô nhiễm môi trường nước, Trạm huấn luyện và Thực nghiệm nông nghiệp Văn Thánh (Trung tâm Khuyến nông TP.HCM) đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng phát triển, tác dụng của cây Chùm ngây trong lắng lọc nước bẩn năm 1997, kết quả cho thấy: Cây cho hoa trái chứa nhiều hạt, hạt có có rất nhiều công dụng: hạt được ép lấy dầu, hạt của nó có chứa từ tính hút được các lọai vi khuẩn, vi rút và các vi sinh vât lởn vởn trong nước. Được nghiền nát, các hạt của cây Chùm ngây sẽ phóng thich các chất protein mang điện dương có khuynh hướng hút các chất ô nhiễm có nguồn gốc sinh học điện tích âm và sẽ làm cho chúng đông đặc lại, do đó nước trở nên trong sạch và có thể sử dụng để ăn uống. Tác dụng lắng lọc, diệt khuẩn gây bệnh đường ruột trong việc xử lý nước bẩn có thể áp dụng cho các vùng lũ ở việt Nam. (Nguyễn Hữu Thành và cộng sự, 1996 – 1997) - Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn TP.HCM, Trung tâm Khuyến nông phát hành cuốn cẩm nang về trồng cây chùm ngây, 2011 19 - Tri Tôn tập huấn kỹ thuật trồng chùm ngây: (22/05/2012)- Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tri Tôn vừa mở 2 lớp tập huấn kỹ thuật trồng cây chùm ngây cho 60 nông dân Khmer xã Châu Lăng và thị trấn Tri Tôn. Sau khi tham quan mô hình trồng của ông Danh Lỹ xấp Tô Hạ, xã Núi Tô, bà con nông dân được cán bộ phòng Nông nghiệp huyện Tri Tôn hướng dẫn kỹ thuật từ khi chuẩn bị đất, cách gieo ươm, thời vụ, kỹ thuật trồng và bón phân chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến khi thu hoạch lá, trái. Sản phẩm được công ty cổ phần Phú An P và A TP.HCM bao tiêu sản phẩm với giá 25.000 đồng/kg đối với lá tươi còn cuống và 50.000 đồng/kg đối với lá đã bỏ cuống. Sau khóa học nông dân cũng sẽ thành lập 2 tổ trồng tại 2 xã và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với công ty Phú An P và A. 6. Tổng quan về điều kiện tự nhiên của cơ sở Long Bình [16] Cơ sở Long Bình của trường Đại Học Mở TP.CM thuộc phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa- Tỉnh Đồng Nai. Biên Hòa là thành phố duy nhất, nằm ở phía tây của tỉnh Đồng Nai, tính đến thời điểm năm 2010. Hiện nay, sau khi sáp nhập một số xã của huyện Long Thành, thành phố Biên Hòa có diện tích tự nhiên là 26.407,84 héc ta. Thành phần dân cư của Biên Hòa rất đa dạng với số dân 784.398 người (dân số theo thống kê năm 2009), mật độ dân số là 2.970 người/km2. Biên Hòa nằm phía tây của tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Dĩ An, huyện Tân Uyên (tỉnh Bình Dương) và quận 9 (Thành phố Hồ Chí Minh). Trong lịch sử hình thành và phát triển, địa giới hành chánh của Biên Hòa trải qua nhiều lần thay đổi. Hiện nay, về cơ cấu hành chánh, thành phố Biên Hòa có 30 đơn vị hành chánh, gồm 23 phường và 7 xã. Thành phố Biên Hòa ngoài có thế mạnh về công nghiệp mà thành phố cũng có những hợp tác xã cung cấp rau xanh cho thị trường thành phố và lân cận. Còn về lâm nghiệp, hiện thành phố chỉ có một vài xã, phường vùng ven phát triển lâm nghiệp vì thế mà cơ câu kinh tế nông, lâm nghiệp chỉ chiếm chưa tới 0,5%. Về thủy sản, thành phố cũng còn một vài phường xã ven sông có bè cá. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng