Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp h...

Tài liệu Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện sóc sơn, thành phố hà nội

.PDF
107
127
53

Mô tả:

Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội Dương Thị Thơm Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: PGS.TSKH. Nguyễn Xuân Hải Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình Công nghiệp hóa - Đô thị hóa (CNH – ĐTH) của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH - ĐTH ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020. Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp. Keywords: Khoa học môi trường; Đất nông nghiệp; Ô nhiễm đất; Biến động đất; Đô thị hóa; Công nghiệp hóa; Hà Nội Content LỜI MỞ ĐẦU Bắt đầu từ nửa sau thế kỉ 20, quá trình phát triển của nhân loại đã chuyển biến theo hướng mới, tạo cơ hội cho các quốc gia đang phát triển, nhất là các quốc gia châu Á đã có những bước phát triển mang tính nhảy vọt. Quá trình hiện đại hóa trên cơ sở công nghiệp hóa đã làm cho quá trình đô thị hóa trở thành một xu hướng nổi bật của các quốc gia đang phát triển vào thập kỉ 50 - 60. 1 Là một nước đang phát triển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH) đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, đặc biệt ở các vùng ngoại thành và ven đô Hà Nội, quá trình này diễn ra mạnh mẽ gây ra áp lực ngày càng lớn đối với tài nguyên đất nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị, đất sử dụng cho các hoạt động công nghiệp đã tác động đến một bộ phận dân cư cũng như ảnh hưởng đến chất lượng đất. Nói đến quá trình CNH - ĐTH người ta thường nghĩ ngay đến mặt lợi nhiều hơn là mặt hại, trước tiên quá trình công nghiệp hóa, phát triển các đô thị lớn sẽ cung cấp nhiều cơ hội việc làm, lương bổng, dịch vụ xã hội, năng suất lao động cao hơn. Nó góp phần chuyển hướng phát triển kinh tế và là động lực dịch chuyển cơ cấu kinh tế ở cả khu vực đô thị và nông thôn. Quá trình này giúp cho sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ lạc hậu sang tiến bộ hơn. Hay nói cách khác, chuyển một nước nông nghiệp lạc hậu sang công nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay trong quá trình chuyển đổi ban đầu, mặt trái của các quá trình này tác động rất mạnh mẽ. Theo thống kê sơ bộ của Bộ Tài nguyên & Môi trường, trong 7 năm qua (năm 2001-2007), tổng diện tích đất nông nghiệp đã thu hồi chuyển sang đất phi nông nghiệp trên 500.000 ha (chiếm hơn 5% đất nông nghiệp đang sử dụng). Đặc biệt, việc đất nông nghiệp bị thu hồi và chuyển sang mục đích đô thị hóa và công nghiệp hóa năm sau luôn tăng hơn năm trước. Chỉ tính riêng trong năm 2007, diện tích đất trồng lúa cả nước đã giảm 125.000 ha. Một con số không nhỏ chút nào khi mà đất đai đang ngày càng bị suy giảm cả về chất lượng và số lượng. Từ khi bắt đầu thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư (năm 1991) đến cuối tháng 12/2010, đã có 261 khu công nghiệp được thành lập, chiếm 71.394 ha đất, trong đó 45.854 ha có thể sử dụng làm mặt bằng sản xuất, đã đưa 21.095 ha vào sử dụng với tỷ lệ lấp đầy mới chỉ đạt 46%. Điều đáng nói là rất nhiều diện tích các khu công nghiệp này đều là đất nông nghiệp, trong khi đất được lấy bị bỏ hoang vì chưa thể lấp đầy thì cùng với đó có biết bao người nông dân phải rơi vào cảnh thiếu đất sản xuất. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, các dự án phát triển đến đâu hộ nông dân mất đất đến đó, không còn đất làm ruộng phần lớn người dân không có trình độ phải lên thành phố kiếm sống, điều này làm gia tăng dân số cũng như các tệ nạn xã hội ở đô thị. Riêng Hà 2 Nội dự kiến tỉ lệ đô thị hoá đạt 55-62,5% trong năm 2020 và dân số đô thị đến năm 2020 là 7,9-8,5 triệu người. Do vậy, đất đai sử dụng để xây nhà ở và các cơ sở hạ tầng là rất thiếu thốn. Theo kế hoạch sử dụng đất của Sở Quy hoạch Kiến trúc thành phố Hà Nội, từ năm 2008 - 2010, Hà Nội sẽ thực hiện thu hồi, chuyển hơn 5.200 ha đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu phát triển đô thị. Sóc Sơn là một huyện thuộc ngoại thành Hà Nội, là một trong những vùng chịu ảnh hưởng rất lớn của quá trình CNH - ĐTH. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất bị suy giảm. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 thì huyện Sóc Sơn cùng với các huyện khác thuộc ngoại thành Hà Nội sẽ là vùng sản xuất rau an toàn, hoa quả sạch phục vụ cho các đô thị, các khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái của đô thị. Do đó, vấn đề bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp là rất cần thiết, đề tài “Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” được tiến hành nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình CNH – ĐTH đến quỹ đất nông nghiệp và đề xuất một số giải pháp cho phát triển bền vững của huyện Sóc Sơn. 3 Chƣơng 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Một số khái niệm Theo quy định của Luật đất đai năm 2003, có thể hiểu “đất nông nghiệp” là tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh nuôi tu bổ bảo vệ rừng, nghiên cứu thí nghiệp về nông nghiệp, lâm nghiệp. Nhóm đất nông nghiệp gồm các loại đất như sau: - Đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm; - Đất rừng sản xuất; rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; - Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối; - Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ Nông nghiệp đô thị là một ngành sản xuất, chế biến và buôn bán thực phẩm, chất đốt (thể hiện tính cơ giới hóa cao) dựa trên các vùng đất và mặt nước nằm xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô. Theo cách hiểu truyền thống thì “nông nghiệp đô thị” là nông nghiệp trong các vùng cận thành phố hoặc đang trong quá trình đô thị hoá. Người ta còn hay gọi với tên gọi khác là nông nghiệp tiền đô thị hay nông nghiệp ven đô [12]. Có thể hiểu công nghiệp hoá là quá trình biến đổi xã hội đặc trưng bởi kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp. Nói đơn giản, công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang cơ cấu kinh tế công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ. Quá trình công nghiệp hoá ở cấp độ vi mô thể hiện việc biến đổi lao động từ lao động thủ công bằng sức người và sức súc vật sang lao động cơ khí, lao động dựa vào máy móc. Ngày nay là lao động dựa vào các công nghệ - tin học. Chỉ báo dễ nhận thấy nhất của công nghiệp hoá là cơ cấu lao động theo ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thay đổi theo hướng tăng dần tỉ lệ lao động công nghiệp và giảm dần tỉ lệ lao động nông nghiệp. Một chỉ báo quan trọng khác là các ngành nghề công nghiệp liên tục xuất hiện. Một chỉ báo nữa là sự gia tăng tỉ trọng sản lượng công nghiệp trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội. [16] Đô thị hoá là hiện tượng kinh tế - xã hội liên quan đến các dịch chuyển về mặt kinh tế - xã hội, văn hoá, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những tiến bộ KHKT, tạo 4 đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề nghiệp, hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô thị và thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sống xã hội và văn hoá, nâng cao mức sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội…. [12]. 1.2. Khái quát tình hình sử dụng đất nông nghiệp tại Việt Nam Diện tích đất tự nhiên nước ta có 33.121,2 nghìn ha (theo số liệu kiểm kê năm 2005), trong đó có 24.822 nghìn ha là đất nông nghiệp, 3.335 nghìn ha là đất phi nông nghiệp, 5.016 nghìn ha là đất chưa sử dụng. Diện tích đất của nước ta đứng hàng thứ 58 trên thế giới nhưng do dân số đông nên bình quân đất nông nghiệp là vào loại thấp, là một trong 40 nước có diện tích đất đai theo đầu người thấp nhất trên thế giới hiện nay (1/1/2007) [33]. Đặc biệt là trong tổng số đất đó có tới hơn hai phần ba diện tích là đất đồi núi dốc, còn lại gần một phần ba là đồng bằng [26]. Theo điều 13 Luật đất đai Việt Nam năm 2003 thì tổng diện tích đất tự nhiên được chia thành 3 nhóm lớn là: Nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng [19]. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp nước ta là 9.415.568 ha chiếm 37,93% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp là 14.677.409 ha chiếm 59,13% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản là 700.061 ha chiếm 2,82% tổng diện tích đất nông nghiệp, còn lại 29,522 ha là đất làm muối và đất nông nghiệp khác [29]. Thực tế mấy năm trở lại đây, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp lại. Dễ nhận thấy một điều là diện tích đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do quá trình thu hồi đất nông nghiệp để chuyển sang xây dựng đô thị và các khu công nghiệp. Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp năm 2010 của cả nước so với năm 2005 tăng 1.277.600 ha, trong đó tăng chủ yếu ở loại đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, tình hình tăng giảm các loại đất nông nghiệp cụ thể như sau: 5 Bảng 1.1. Biến động đất nông nghiệp của cả nƣớc ST T Năm 2010 Năm 2005 So sánh (ha) (ha) 2010-2005 (ha) Chỉ tiêu Đất nông nghiệp 26.100.160 24.822.560 1.277.600 1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.117.893 9.415.568 702.325 1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.437.293 6.370.029 67.264 - Đất trồng lúa 4.127.731 4.165.277 -37.546 1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.680.600 3.045.539 635.061 2 Đất lâm nghiệp 15.249.025 14.677.409 571.616 2.1 Đất rừng sản xuất 7.389.462 5.434.856 1.954.606 2.2 Đất rừng phòng hộ 5.719.339 7.173.689 -1.454.350 2.3 Đất rừng đặc dụng 2.140.225 2.068.864 71.361 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 690.218 700.061 -9.843 4 Đất làm muối 17.562 14.075 3.487 5 Đất nông nghiệp khác 25.462 15.447 10.015 (Nguồn: Báo cáo Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010 của Bộ TN&MT) Như vậy diện tích đất trồng lúa của nước ta năm 2010 là 4.127.731 ha, so với năm 2005 đã giảm 37.546 nghìn ha; trong đó, giảm nhiều nhất ở đồng bằng sông Hồng, chiếm 4,4% tổng diện tích đất nông nghiệp, tỷ lệ này ở Đông Nam Bộ là 2,1%, ở nhiều vùng khác dưới 0,5%. Điều đáng nói là phần lớn các sân golf ở Việt Nam đều nằm trên những khu đất trước kia vốn là đất canh tác nông nghiệp. Một nguyên nhân nữa làm đất nông nghiệp bị thu hẹp là do các quyết định thu hồi đất nhằm mục đích khác như xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, công viên nghĩa trang … cũng đáng báo động khi triển khai các dự án này chiếm dụng đất nông nghiệp rất lớn. Đồng thời các thảm hoạ thiên cũng là một trong những nguyên nhân làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp ở nước ta hiện nay. 6 Bên cạnh đó vấn đề ô nhiễm môi trường đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay đang là một trong những vấn đề nghiêm trọng. Các nguyên nhân ô nhiễm đất nông nghiệp hiện nay gồm những nguyên nhân chủ yếu sau: ô nhiễm đất vì nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, ô nhiễm đất vì chất phế thải bởi các nguồn chất thải rắn, ô nhiễm đất do sử dụng phân bón hoá học và nông dược trong canh tác sản xuất nông nghiệp. Thuốc trừ sâu đồng thời với việc diệt các côn trùng gây hại, còn dẫn đến ngộ độc đất đai ảnh hưởng đến môi trường đất của nước ta hiện nay. Đây thực sự là những vấn đề đáng lo ngại và là thách thức lớn với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay, việc sử dụng đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa thiếu thận trọng vào bất cứ việc gì cũng đều lãng phí và gây ra những hậu quả khó lường. 1.3. Một số đặc điểm của CNH – ĐTH ở Việt Nam hiện nay Ở Việt Nam, quá trình CNH được thực hiện từ những năm 1960, kể từ sau đổi mới, nền kinh tế càng phát triển thì quá trình CNH - ĐTH diễn ra càng nhanh. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến hết tháng 7 năm 2007 số dân cư đô thị đã chiếm tới 28% tổng dân cư toàn quốc với khoảng 700 trung tâm đô thị lớn nhỏ; cả nước đã có 150 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32,3 ngàn ha. Việc xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa và có tác động rõ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn như: tạo ra thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy nhanh sự chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp, tạo cơ hội cho việc ứng dụng các thành tựu trong chọn tạo giống, kỹ thuật canh tác,... hình thành các khu nông nghiệp công nghệ cao để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa đáng kể góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, góp phần chuyển đổi nền nông nghiệp truyền thống, thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng nông nghiệp hàng hóa mạnh, có sức cạnh tranh cao trên thị trường nội địa và xuất khẩu [26]. CNH - ĐTH đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP tăng lên trong khi tỷ trọng nông nghiệp giảm. Trong cơ cấu GDP của Việt Nam, tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 38,1% năm 1990 xuống còn 20,6% năm 2008, tỷ trọng công nghiệp tăng từ 22,7% lên 41,6% và tỷ trọng dịch vụ tương đối ổn định từ 38,6% đến 38,7% trong cùng thời kỳ này[16]. 7 Tính đến giữa năm 2008, trên phạm vi cả nước đã có gần 200 khu công nghiệp, phân bố trên địa bàn 52 tỉnh, thành phố với trên 6.000 dự án đầu tư trong, ngoài nước, thu hút hơn 1.000.000 lao động. Phần lớn diện tích các khu công nghiệp, khu chế xuất là đất nông nghiệp và lực lượng chủ yếu bổ sung vào đội ngũ lao động công nghiệp là nông dân [24]. Những năm qua, hệ thống đô thị Việt Nam đang trong quá trình phát triển. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 700 điểm cư dân đô thị, tăng hơn 40% so với năm 1995. Bên cạnh những đô thị có bề dày lịch sử tiếp tục được mở mang, nâng cấp, đáng chú ý là sự xuất hiện ngày càng nhiều các khu đô thị mới tập trung, trong đó hệ thống các thị trấn, thị tứ ngày càng toả rộng, tạo thành những nét mới ở nông thôn [24]. Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng kéo theo sự tích tụ dân cư ở thành thị và giảm diện tích đất ở bình quân đầu người ở thành thị. Thành thị tuy chật chội, đông đúc nhưng luôn là trung tâm thu hút trí thức đến sinh sống và làm việc. Kết quả tổng kiểm kê đất đai từ 2001 - 2005 cho thấy, cả nước có 598.428 ha đất ở chiếm 18,51% tổng diện tích đất phi nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích đất tự nhiên cả nước, tăng 155.250 ha so với năm 2000[12]. Nhìn chung, quá trình CNH - ĐTH ở Việt Nam hiện nay đang có những bước tiến mạnh mẽ để có thể đưa Việt Nam sánh ngang với nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực mà quá trình này đem lại thì nó còn gây ra không ít những tác động tiêu cực về mặt môi trường cũng như sự biến động lớn về chất lượng và số lượng đất nông nghiệp hiện nay. 1.4. Khái quát về huyện Sóc Sơn 1.4.1. Vị trí Địa lý Sóc Sơn là huyện ngoại thành Thành phố Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 40 km về phía Bắc, có tổng diện tích tự nhiên 30.651,30 ha, bao gồm 26 đơn vị hành chính: 25 xã và 01 thị trấn. Có vị trí địa lý: - Phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên; - Phía Nam giáp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội; - Phía Đông giáp tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh; 8 - Phía Tây giáp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Huyện có vị trí cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội: cửa ngõ phía Bắc theo Quốc lộ 3, cửa ngõ phía Tây theo Quốc lộ 2, cửa ngõ phía đông theo Quốc lộ 18. Đây là địa bàn có vị trí thuận lợi với hệ thống giao thông đối ngoại phát triển, đặc biệt là cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các trục quốc lộ Hà Nội - Thái Nguyên, Bắc Ninh - Hà Nội - Việt Trì, vì vậy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhanh nền kinh tế - xã hội. 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.4.2.1. Về cơ cấu kinh tế Về cơ cấu kinh tế: Thực tế trong những năm qua, quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của huyện đã đi đúng hướng, từng bước giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tuy nhiên, chuyển dịch còn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Sau 20 năm từ năm 1991 đến 2011 cơ cấu kinh tế chuyển biến rõ rệt theo hướng: tăng tỷ trọng của khối ngành công nghiệp và dịch vụ; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Số liệu chi tiết được thể hiện ở bảng 3.2. Bảng 1.3. Cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm từ 1991 - 2011 Năm (%) 1991 2000 2011 86,8 64 17,98 Dịch vụ 11 11,6 21,79 Công nghiệp - TTCN - Xây dựng 2,2 24,4 60,63 Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp (Nguồn: phòng Thống kê - UBND huyện Sóc Sơn) 1.5.2.2. Dân số và lao động Năm 2011 dân số huyện có 298.125 người, trong đó: dân số đô thị 4.448 người, chiếm 1,49%, dân số nông thôn 293.677 người chiếm 98,51%. Dân cư của huyện phân bố không đều, có sự chênh lệch lớn về mật độ dân cư giữa các xã, thị trấn. Mật độ dân số toàn huyện bình quân 972 người/km2 . Mật độ dân số phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn 9 Sóc Sơn (5.424 người/km2), Phù Lỗ (2.321 người/ km2), mật độ dân số thấp ở các vùng đồi núi như Nam Sơn (284 người/km2 ), Bắc Sơn (408 người/km2). Bảng 1.4. Lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn (tính đến 31/12/2011) Đơn vị tính Chỉ tiêu Số người trong độ tuổi lao động: Năm 2011 Cơ cấu (%) Người 173.014 100 - Lao động nông nghiệp Người 102.775 59,40 - Lao động phi nông nghiệp Người 70.239 40,60 m2 166.903 Bình quân diện tích đất canh tác/ lao động nông nghiệp (Nguồn: Phòng Thống kê – UBND huyện Sóc Sơn) Trong những năm gần đây do sản xuất phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là: 8,5 triệu đồng, đến năm 2011 đạt 22 triệu đồng. 10 Chƣơng 2. MỤC TIÊU - ĐỐI TƢỢNG - NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định được tình hình sử dụng đất và quá trình phát triển CNH – ĐTH cũng như sự biến động đất nông nghiệp trong quá trình phát triển CNH - ĐTH khu vực nghiên cứu. - Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả đất nông nghiệp. 2.3. Nội dung nghiên cứu 1. Nghiên cứu đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 2. Nghiên cứu tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội 3. Nghiên cứu sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình CNH ĐTH khu vực nghiên cứu 4. Dự báo sự biến động diện tích đất nông nghiệp sẽ phải chuyển mục đích sử dụng cho CNH – ĐTH đến 2020. 5. Đề xuất giải pháp bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên đất nông nghiệp. 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 1. Phương pháp tổng hợp, phân tích, kế thừa tài liệu 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 3. Phương pháp điều tra 4. Phương pháp nghiên cứu so sánh và phương pháp logic 5. Phương pháp chuyên gia 11 Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp và quá trình phát triển CNH – ĐTH của huyện Sóc Sơn 3.2.1. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp Theo số liệu thống kê đất đai năm 2012, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 30.651,3ha, trong đó có: - Đất nông nghiệp là 18.000,83ha, chiếm 58,73%; - Đất phi nông nghiệp là 11.592,48ha, chiếm 37,82%; - Đất chưa sử dụng là 1.057,99ha, chiếm 3,45%. Cơ cấu đất đai năm 2012 của huyện Sóc Sơn được thể hiện ở biểu đồ 3.1. Tỷ lệ (%) 3,45% Đất nông nghiệp 37,82% Đất phi nông nghiệp Đất chưa sử dụng 58,73% Biểu đồ 3.1. Cơ cấu đất đai năm 2012 của huyện Sóc Sơn 3.2.2. Quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của huyện 3.2.2.1. Giai đoạn 1991 – 2000 Nền kinh tế của huyện phát triển toàn diện, công nghiệp, TTCN, nông nghiệp, dịch vụ… đều thu được những thành tựu đáng kể. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2000 là 2.088 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 10.950 triệu đồng năm 2000 gấp 2,23 lần so với năm 1991. 12 Sản xuất công nghiệp, TTCN đã nhanh chóng tiếp cận và từng bước thích ứng với nền kinh tế thị trường; tích cực khai thác, tiếp nhận dự án, nguồn vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Tháng 7/1997, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng Thủ tướng Malaysia đã ấn nút khởi công xây dựng khu công nghiệp Nội Bài. Năm 1998, nhà máy sản xuất xe máy Yamaha được khởi công xây dựng tại xã Trung Giã tạo công ăn việc làm cho gần 3000 lao động, trong đó có tới trên 60% lao động là người Sóc Sơn. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các Công ty TNHH của địa phương phát triển, năng động, sáng tạo, SXKD có lãi, tăng nguồn thu cho ngân sách. 3.2.2.2. Giai đoạn từ 2001 đến 2011 Trong giai đoạn này, huyện tập trung phát triển mạnh công nghiệp - TTCN trên cơ sở quy hoạch vùng hợp lý, đa dạng hóa ngành nghề SXKD gắn với giải quyết tốt vấn đề môi trường, việc làm. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và triển khai các doanh nghiệp tại KCN Nội Bài giai đoạn 2, cụm công nghiệp tập trung Sóc Sơn, cụm công nghiệp vừa và nhỏ Mai Đình. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển các KCN mới trên địa bàn huyện trong các giai đoạn tiếp theo. Với ngành dịch vụ phát triển mạnh về du lịch, thương mại, tài chính, giao thông vận tải... Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp dịch vụ, gắn với BVMT sinh thái, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, huyện còn tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, phấn đấu thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. 1- Cơ cấu kinh tế: Khi mới thành lập huyện, nông nghiệp được xác định là lĩnh vực kinh tế trung tâm số một. Đến nay, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực sang Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp (Biểu đồ 3.2). 13 Tỷ lệ (%) 90 80 70 60 50 40 30 20 10 0 Năm 1991 Năm 2000 Năm 2011 86,8 64 17,98 Dịch vụ 11 11,6 21,79 Công nghiệp-TTCN-XD 2,2 24,4 60,63 Nông nghiệp (Nguồn: Phòng kinh tế - UBND huyện Sóc Sơn) Biểu đồ 3.2. So sánh cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn qua các năm (1991-2011) Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện tăng lên đáng kể; năm 2010 đạt 14.271.243 triệu đồng bằng 323,09% so với năm 2005 và bằng khoảng 2 lần tổng giá trị sản xuất năm 2007; tốc độ tăng bình quân năm đạt 26,43% (xem bảng 3.5). Bảng 3.5. tổng giá trị sản xuất trên địa bàn huyện qua các năm Thực hiện Chỉ tiêu % so sánh Đơn vị tính 2005 2007 2010 2010/ Tốc độ 2005 bq năm Tổng giá trị sản xuất Tr.đồng 4.417.091 6.573.247 14.271.243 323,09 26,43 1. Nông -lâm -thủy sản Tr.đồng 311.244 325.440 366.834 117,86 3,34 2. Công nghiệp-XDCB Tr.đồng 3.562.040 5.541.034 12.817.028 359,82 29,19 -Công nghiệp -TTCN Tr.đồng 3.354.169 5.356.368 12.566.240 374,65 30,23 - Xây dựng cơ bản Tr.đồng 207.871 184.666 250.788 120,65 3,83 Tr.đồng 543.807 706.773 1.087.381 199,96 14,86 - Thương nghiệp- DV Tr.đồng 194.535 326.578 369.968 190,18 13,72 - Vận tải Tr.đồng 349.272 380.195 717.413 205,40 15,48 3. Dịch vụ 14 2- Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn: Theo thống kê của phòng Thống kê - UBND huyện Sóc Sơn, số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay ngày càng tăng lên, bước đầu hình thành một số vùng tập trung quy mô vừa và nhỏ tại một số xã góp phần quan trọng thu hút lao động và giải quyết việc làm cho địa phương Bảng 3.6. Số lƣợng Doanh nghiệp và lao động trong doanh nghiệp qua các năm TT Ngành kinh doanh Đơn vị Năm Năm Năm Năm Năm 2005 2006 2007 2008 2009 I Tổng cộng Doanh nghiệp 182 225 289 336 483 1 Công nghiệp Doanh nghiệp 38 44 60 58 102 2 Xây dựng Doanh nghiệp 43 49 59 60 77 3 Thương mại - Dịch vụ Doanh nghiệp 89 115 134 173 234 4 Vận tải Doanh nghiệp 10 14 19 26 30 5 Ngành khác Doanh nghiệp 2 3 17 19 40 II Số lao động Ngƣời 4.944 5.620 7.723 8.715 11.018 (Nguồn: Phòng Thống kê – UBND huyện Sóc Sơn) 3.3. Sự biến động đất nông nghiệp do ảnh hƣởng của quá trình CNH - ĐTH 1- Giai đoạn 2000 – 2005: Căn cứ vào số liệu kiểm kê đất đai năm 2000 và năm 2005 của huyện cho thấy mức độ biến động các loại đất thể hiện trong bảng 3.7. Bảng 3.7. Biến động diện tích đất từ năm 2000 đến 2005 Năm 2000 Loại đất Tổng diện tích tự nhiên Năm 2005 So sánh 2000/2005 Diện tích Tỷ lệ Diện tích Tỷ lệ Tăng Tỷ lệ (ha) (%) (ha) (%) giảm (ha) (%) 30.651,3 100 15 30.651,3 100 1.Nhóm đất nông nghiệp 19.637,2 64,07 19.178,8 62,57 -458,40 -1,50 2.Nhóm đất phi nông nghiệp 8.797,71 28,70 10.488,81 34,22 1.691,10 5,52 3.Nhóm đất chưa sử dụng 2.216,39 7,23 983,69 3,21 -1.232,70 -4,02 2- Giai đoạn từ 2005 – 2010: Trong giai đoạn này, sự biến động về diện tích đất nông nghiệp diễn ra với số lượng lớn hơn so với giai đoan 2000 - 2005.Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2005 và năm 2010 của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn. Luận văn đã tiến hành tổng hợp đưa ra bảng số liệu biến động diện tích đất từ năm 2005 đến 2010 như sau: Bảng 3.8 Sự biến động đất nông nghiệp giai đoan 2005-2010 ST Năm 2005 Loại đất Năm 2010 Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng DT đất tự nhiên 30.651,3 100 30.651,3 100 1 Đất nông nghiệp 19.178,8 62,6 18.042,6 58,9 1.1 Đất trồng lúa 1.2 Đất cỏ dùng chăn nuôi 1.3 T So sánh 2005/2010 Tăng giảm (ha) Tỷ lệ (%) -1.136,23 -3,7 10.915,45 10.381,2 -534,25 36,81 92,81 56 Đất trồng cây hàng năm 1.444,04 1.249,13 -194,91 1.4 Đất trồng cây lâu năm 1.142,04 1.484,7 342,66 1.5 Đất rừng phòng hộ 4.203,89 4.436,61 232,72 1.6 Đất rừng đặc dụng 1.176,52 0 -1.176,52 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản 260,05 343,46 83,41 1.8 Đất nông nghiệp khác 0 54,65 54,65 2 Đất phi nông nghiệp 10.488,8 2.1 Đất ở nông thôn 3.175,66 3.500,36 324,7 2.2 Đất đô thị 29,35 29,48 0,13 16 34,2 11.550,2 37,7 1.061,43 3,46 2.3 Đất trụ sở cơ quan, CTSN 103,72 124,18 20,46 2.4 Đất quốc phòng, an ninh 1008,8 1019 10,17 2.5 Đất SXKD phi NN 470,09 433,41 -36,68 2.6 Đất mục đích công cộng 3.894,18 4.682,2 788,02 2.7 Đất tôn ngưỡng 46,64 54,84 8,2 2.8 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 219,59 217,41 -2,18 2.9 Đất sông suối, MNCD 1538 1.486,61 -51,39 2.10 Đất phi nông nghiệp khác 2,8 2,8 3 Đất chƣa sử dụng giáo, tín 983,69 3,21 1.058,49 3,45 74,8 0,24 3- Sự biến động diện tích đất giai đoạn từ 2010 – 2012: Giai đoạn này, diện tích đất nông nghiệp giảm đáng kể do ảnh hưởng mạnh mẽ của quá trình CNH - ĐTH, một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp được chuyển sang diện tích đất phi nông nghiệp. Tuy nhiên, sự biến động diện tích đất giai đoạn này ở mức độ thấp hơn so với giai đoan 2005 - 2010. Theo số liệu kiểm kê đất đai hàng năm, luận văn tổng hợp đưa ra bảng số liệu biến động diện tích đất được thể hiện rõ trong bảng 3.9. 17 Cùng với tốc độ phát triển của quá trình CNH - ĐTH, huyện Sóc Sơn đã có những chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng của một số diện tích đất trên địa bàn. Sự biến động diện tích đất nông nghiệp của huyện không chỉ do chuyển đổi sang nhóm đất phi nông nghiệp để phục vụ cho nhu cầu nhà ở, phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp… mà còn có sự chuyển đổi mục đích sử dụng trong nhóm đất nông nghiệp theo chủ trương chuyển đổi cơ Th Mục đích sử dụng ứ tự Mã Tổng diện tích tự nhiên DT Năm 2012 So với năm 2011 So với 2010 DT năm Tăng DT năm Tăng 2011 giảm 2010 giảm 30.651,30 30.651,30 30.651,30 1 Đất nông nghiệp NNP 18.000,83 18.040,62 -39,79 18.042,57 -41,74 1.1 Đất trồng lúa LUA 10.344,90 10.380,11 -35,21 10.381,21 -36,31 COC 92,81 92,81 1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 92,81 1.3 Đất trồng cây HN khác HNK 1.243,96 1.248,28 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 1.484,70 1.484,70 1.5 Đất RSX, RĐD 1.6 Đất rừng phòng hộ RPH 4.436,46 4.436,61 -0,15 4.436,61 -0,15 1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 343,35 343,46 -0,11 343,46 -0,11 1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 54,65 54,65 2 Đất phi nông nghiệp PNN 11.592,48 11.552,19 40,29 11.550,24 42,24 2.1. Đất ở tại nông thôn ONT 3.501,86 3.500,36 1,50 3.500,36 1,50 2.2 Đất ở tại đô thị ODT 29,48 29,48 2.3 Đất chuyên dùng CDG 6.297,68 6.260,69 2.4 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 54,84 54,84 NTD 219,21 217,41 SMN 1.486,61 1.486,61 1.486,61 2,80 2.5 2.6 Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước 2.7 Đất phi nông nghiệp khác PNK 18 2,80 2,80 3 Đất chƣa sử dụng CSD 1.057,99 1.058,49 -4,32 1.249,13 -5,17 1.484,70 54,65 29,48 36,99 6.258,74 38,94 54,84 1,80 -0,50 217,41 1.058,49 1,80 -0,50 cấu cây trồng, vật nuôi của huyện như việc giảm diện tích trồng lúa, cây hàng năm nhưng lại tăng diện tích nuôi trồng thủy sản và diện tích trồng cỏ dùng vào chăn nuôi. Đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng sang đất phi nông nghiệp làm tài nguyên đất trở nên không bền vững; đất nông nghiệp bị suy giảm kéo theo đó là nhu cầu thâm canh tăng năng suất, gối vụ, sử dụng nhiều hơn các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, sử dụng các phương tiện cơ giới trong canh tác... đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn huyện. 3.3.3. Sự biến động về chất lượng đất nông nghiệp do ảnh hưởng của quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong những năm gần đây, cùng với quá trình CNH - ĐTH diễn ra nhanh chóng, tốc độ phát triển kinh tế mạnh thì mức độ ô nhiễm môi trường cũng ngày càng tăng. Theo các số liệu tổng kết từ trước đến nay cho thấy, đất nông nghiệp của huyện Sóc Sơn là loại đất chua, hàm lượng chất dinh dưỡng không cao, hàm lượng Nitơ tổng số ở mức trung bình, độ trao đổi kém. Chất lượng đất bước đầu có dấu hiệu ô nhiễm bởi các yếu tố như chất hoá học, hàm lượng kim loại nặng, hoá chất bảo vệ thực vật,.. tình trạng ô nhiễm này không phải lúc nào cũng tập trung ở những khu vực nhất định. Các chất độc trong đất có thể bị rửa trôi vào các tầng nước mặt, nước ngầm, lan truyền sang các vùng lân cận và có mặt trong nước mưa hoặc các hạt bụi. Để đánh giá chất lượng đất một các cụ thể, luận văn đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong đất trồng lúa của huyện Sóc Sơn tại 3 điểm. Kết quả phân tích được thể hiện dưới bảng 3.11. Bảng 3.11. Kết quả phân tích mẫu đất huyện Sóc Sơn QCVN 03- Mẫu phân tích STT 1 Chỉ tiêu pHKCl 2008 Đơn vị Mẫu 1 Mẫu 2 Mẫu 3 4,12 5,29 5,29 19 2 OC % 1,52 0,998 1,2 3 Nts % 0,72 0,05 0,03 4 P2O5ts % 0,104 0,033 0,048 5 K2Ots % 0,484 0,29 0,31 6 P2O5dt mg/kg 102,51 48,14 41,56 7 CEC CmolC/kg 6,31 9,12 7,02 8 Ca CmolC/kg 1,94 4,2 3,1 9 Mg CmolC/kg 0,97 2,1 1,21 10 Cu mg/kg 11,78 8,99 11,88 50 11 Pb mg/kg 13,64 35,79 13,01 70 12 Zn mg/kg 29,1 24,16 23,76 200 13 Cd mg/kg 0,34 0,04 0,06 2 14 As mg/kg 5,88 3,16 1,77 12 15 Hg mg/kg 0,026 0,02 0,08 (Ghi chú: - Mẫu 1: Cánh đồng Khoe Sâu thuộc xã Minh Trí - Mẫu 2: Cánh đồng Ngụ Bài thuộc xã Thanh Xuân - Mẫu 3: Cánh đồng Cầu Mọi thuộc xã Bắc Sơn ) Từ bảng 3.11 cho thấy, hàm lượng các KLN trong đất đều nhỏ hơn so với QCVN 03:2008/BTNMT. Tuy nhiên thành phần các chất dinh dưỡng trong đất không cao. So sánh với thang đánh giá thì đất có độ chua khá cao (pH KCl= 4,12 – 5,29), hàm lượng kali và đạm tổng số thấp (Nts = 0,05%, K2 Ots = (0,29 – 0,484)%); hàm lượng cacbon hữu cơ, lân tổng số và dễ tiêu đều ở mức trung bình đến khá; hàm lượng các cation trao đổi và khả năng hấp thụ trao đổi cation thấp. Chất lượng đất tại huyện Sóc Sơn chưa có dấu hiệu ô nhiễm do KLN, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chất lượng đất tại đây đang dần dần bị suy giảm. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan