Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu quy trình tách chiết, phân tích adn và tế bào phôi thai tự do trong m...

Tài liệu Nghiên cứu quy trình tách chiết, phân tích adn và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi mẹ để chẩn đoán trước sinh

.PDF
156
3
97

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Triệu Tiến Sang NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT, PHÂN TÍCH ADN VÀ TẾ BÀO PHÔI THAI TỰ DO TRONG MÁU NGOẠI VI MẸ ĐỂ CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Hà Nội, 2015 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN Triệu Tiến Sang NGHIÊN CỨU TÁCH CHIẾT, PHÂN TÍCH ADN VÀ TẾ BÀO PHÔI THAI TỰ DO TRONG MÁU NGOẠI VI MẸ ĐỂ CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH Chuyên ngành: Di truyền học Mã số: 62420121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Trần Văn Khoa 2. PGS.TS Đinh Đoàn Long Hà Nội, 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Trần Văn Khoa và PGS.TS. Đinh Đoàn Long. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Nghiên cứu sinh Triệu Tiến Sang 3 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Khoa – Chủ nhiệm Bộ môn Sinh học và Di truyền y học – Học viện Quân y, Trƣởng phòng Công nghệ Gen và Di truyền tế bào – Trung tâm nghiên cứu Sinh Y dƣợc – Học viện Quân y và PGS.TS. Đinh Đoàn Long – Chủ nhiệm Bộ môn Y dƣợc học cơ sở , Phó Chủ nhiệm Khoa Y Dƣợc - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án tiến sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Vân – Chủ nhiệm Bộ môn Di truyền học, các thầy cô giáo Bộ môn Di truyền học và Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã chỉ bảo tận tình và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS. Hoàng Văn Lƣơng – Phó giám đốc Học viện Quân y, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Sinh y Dƣợc – HVQY; PGS.TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Phòng Công nghệ Gen và Di truyền tế bào và các đồng chí, đồng nghiệp tại Bộ môn Sinh học và Di truyền y học; cùng các đồng chí tại Phòng Công nghệ gen và Di truyền tế bào – Trung tâm nghiên cứu Sinh Y Dƣợc học – Học viện Quân y đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm Nghiên cứu gen và protein – Đại học Y Hà Nội, Phòng Xét nghiệm Di truyền – Bệnh Viện Từ Dũ và Trung tâm Nghiên cứu Sinh Y Dƣợc – Học viện Quân y đã cung cấp mẫu phục vụ cho các nghiên cứu của luận án. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và tất cả những ngƣời thân, bạn bè đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Nghiên cứu sinh Triệu Tiến Sang 4 CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa Tiếng Việt Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh A Adenine Adenine ADN Deoxyribonucleic Acid Acid Deoxyribonucleic AF Amniotic Fluid Dịch ối AFP Alpha-fetoprotein Alpha-fetoprotein AIHW Australian Institute of Health and Viện sức khỏe và phúc lợi Úc Welfare ATP Adenosine Triphosphate Adenosine Triphosphate Bp Base pairs Cặp bazơ C Cytosine Cytosine CAH Congenital Adrenal Hyperplasia Tăng sản thƣợng thận bẩm sinh CVS Chorionic villous sampling Lấy mẫu gai rau dNTPs Deoxyribonucleotide Deoxyribonucleotide Triphosphate Triphosphate Dị tật bẩm sinh DTBS EDTA FACS Ethylene Diamine Tetra Acetic Ethylene Diamine Tetra Acetic Acid Acid Fluorescence-activated cell Phân loại tế bào bằng hoạt hóa sorting huỳnh quang FISH Fluorescence in-situ hybridization Lai tại chỗ huỳnh quang fNRBCs Fetal nucleated red blood cells Tế bào hồng cầu có nhân của phôi thai G Guanine Guanine HCĐ Down syndrome Hội chứng Down Kb Kilo base Kilo base 5 Khoảng sáng sau gáy KSSG MACS Magnetic activated cell sorting Phân loại tế bào hoạt hóa từ tính Nhiễm sắc thể NST PCR Polymerase Chain Reaction Phản ứng chuỗi nhờ polymerase PUBS Percutaneous umbilical cord Lấy mẫu máu cuống rốn qua da blood sampling Quantitative fluorescence - Phản ứng chuỗi định lƣợng Polymerase Chain Reaction huỳnh quang STR Short Tandem Repeat Lặp lại liên tiếp đoạn ngắn T Thymine Thymine Taq – Thermus aquaticus polymerase QF-PCR polymerase TBE Tris - Boric – EDTA Tris - Boric – EDTA TOP Termination of pregnancy Đình chỉ thai UV Ultra Violet Tia cực tím β hCG Beta_human chronic Beta_human chronic gonadotropin gonadotropin 6 DANH MỤC BẢNG TRANG STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Bảng 1.1. Thống kê so sánh 4 sản phẩm thƣơng mại của kỹ thuật NIPT Bảng 1.2. Các Kít sử dụng kỹ thuật NIPT ứng dụng tại Mỹ Bảng 2.1. Thành phần hóa chất của bộ QIAamp ADN blood Mini Kit Bảng 2.2. Trình tự và kích thƣớc sản phẩm khuếch đại gen SRY và GAPDH Bảng 2.3. Thành phần của phản ứng PCR vòng 1 và vòng 2 Bảng 2.4. Chu trình nhiệt của phản ứng nhân gen mồi ngoài và mồi trong gen SRY và chu trình nhiệt nhân gen GAPDH Bảng 2.5. Trình tự mồi và đầu dò của phản ứng định lƣợng huỳnh quang gen DYS14 và GAPDH Bảng 2.6. Chu trình nhiệt của phản ứng Realtime-PCR Bảng 2.7. Công thức và ứng dụng của các chất gắn trên bề mặt hạt từ tính Bảng 2.8. Các locus STR trên các NST 13, 18, 21 và NST X, Y Bảng 2.9. Thành phần và thể tích của phản ứng QF-PCR Bảng 2.10. Chu trình nhiệt của phản ứng QF-PCR Bảng 2.11. Các thành phần cho 1 mẫu điện di Bảng 2.12. Chu trình nhiệt biến tính sản phẩm PCR cho điện di mao quản Bảng 2.13. Phân tích tỷ lệ các peak huỳnh quang STR Bảng 2.14. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật Nested PCR hoặc Realtime PCR Bảng 3.1. Nồng độ ADN (ng/µl) của phƣơng pháp tách bằng nhiệt và phƣơng pháp tách bằng bộ Kít Qiagen Bảng 3.2. Kết quả số bản copy gen DYS14 (A: copy/ml) và nồng độ gen DYS14/GAPDH (B: %) ở các tuần 6 đến 12 của thai kỳ của các trƣờng hợp thai nam Bảng 3.3. Kết quả số bản copy gen GAPDH (A: copy/ml) ở các tuần 6 đến 12 của thai kỳ của các trƣờng hợp thai nữ Bảng 3.4. So sánh kết quả của kỹ thuật Nested PCR, Realtime PCR với siêu âm ở tuần thứ 16/ sau sinh (A) Bảng 3.5. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật Nested PCR và 7 33 34 49 50 51 51 52 53 54 57 58 58 59 59 61 62 63 71 72 75 76 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 Realtime-PCR ở 6 tuần tuổi thai Bảng 3.6. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật Nested PCR và Realtime-PCR ở 7 tuần tuổi thai Bảng 3.7. Độ nhạy và độ đặc hiệu của kỹ thuật Nested PCR và Realtime-PCR ở tuổi thai >8 tuần. Bảng 3.8. Độ nhạy và độ đặc hiệu của 2 kỹ thuật Realtime PCR và Nested PCR ở các tuần tuổi thai Bảng 3.9. Kết quả nhân gen SRY (trƣớc sinh: A) và kiểm chứng sau sinh (B) của 189 mẫu nghiên cứu tuổi thai từ 7+6 đến 9+2 Bảng 3.10. Kết quả nồng độ ADN biến thiên sau sinh Bàng 3.11. Nồng độ ADN phôi thai tự do trong huyết tƣơng mẹ mang thai nam bình thƣờng Bảng 3.12. Nồng độ ADN phôi thai tự do trong huyết tƣơng mẹ mang thai nam bất thƣờng Bảng 3.13. Kết quả sàng lọc bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh Bảng 3.14. Kết quả sàng lọc bệnh loạn dƣỡng cơ Duchenne Bảng 3.15. Chu trình nhiệt của phản ứng nhân gen RhD Bảng 3.16. Kết quả chẩn đoán nhóm máu Rh của thai nhi ở tuần thứ 8 Bảng 3.17. Kết quả thử nghiệm trên các tế bào phôi thai tự do 8 76 77 77 85 87 98 99 107 110 111 112 116 DANH MỤC CÁC HÌNH TRANG STT 1 Hình1.1: Các bƣớc chình của kỹ thuật FISH 24 2 Hình 1.2: Nguyên tắc của phản ứng Nested PCR (PCR lồng) 25 3 Hình 1.3. Phƣơng pháp Real-time PCR với mẫu dò TaqMan 26 4 Hình 1.4. Tóm tắt cơ chế hoạt động của Taqman probe trong Realtime- 27 PCR 5 Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu 48 6 Hình 2.2. Trình tự đoạn gen DYS14 53 7 Hình 2.3. Trình tự đoạn gen GAPDH 53 8 Hình 2.4. Các chất gắn trên bề mặt ha ̣t tƣ̀ tính 54 9 Hình 2.5. Phân tích kết quả QF-PCR bình thƣờng 59 10 Hình 2.6. Phân tích tính kết quả tỷ lệ giữa các alen 60 11 Hình 2.7. Ảnh phân tích kết quả QF-PCR locus bị Trisomy 61 12 Hình 3.1. Ảnh điện di của gen SRY và GAPDH của các mẫu nghiên cứu 65 13 Hình 3.2. Ảnh điện di của gen SRY và GAPDH của các mẫu nghiên cứu 66 từ 811 - 825 14 Hình 3.3. Ảnh kết quả điện di của gen SRY và GAPDH của các mẫu 67 nghiên cứu từ 826 - 840 15 Hình 3.4. Phân tích đƣờng chuẩn của gen DYS14 và gen GAPDH 70 16 Hình 3.5. Ảnh điện di các mẫu ở tuổi thai 6 tuần tuổi từ mẫu 269 đến mẫu 301 78 17 Hình 3.6. Ảnh nhân gen GAPDH ở tuổi thiai 6 tuần tuổi từ các mẫu 269 đến 297 78 18 Hình 3.7. Ảnh điện di các mẫu ở tuổi thai 7 tuần tuổi từ mẫu 269 đến 79 mẫu 321 19 Hình 3.8. Ảnh điện di các mẫu ở tuổi thai 8 tuần tuổi từ mẫu 269 đến mẫu 321 9 80 24 Hình 3.9. Biểu đồ biến thiên nồng độ ADN tự do của trƣờng hợp 269 81 25 Hình 3.10. Biểu đồ biến thiên nồng độ ADN tự do của trƣờng hợp 277 82 26 Hình 3.11. Biểu đồ biến thiên nồng độ ADN tự do của trƣờng hợp 296 83 27 Hình 3.12. Biểu đồ biến thiên nồng độ ADN tự do của trƣờng hợp 551 84 28 Hình 3.13. Biểu đồ biến thiên nồng độ ADN phôi thai tự do sau khi sinh 88 29 Hình 3.14. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu QF64 90 (tƣơng ứng mẫu nghiên cứu BT05) nam bình thƣờng 30 Hình 3.15. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu QF 61 92 (tƣơng ứng với mẫu DT 02) nam mang hội chứng Down 31 Hình 3.16. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu DT02 với các cặp mồi extra Marker 21 93 32 Hình 3.17. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu QF56 94 (tƣơng ứng với mẫu DT03) mang hội chứng Klinefelter 33 Hình 3.18. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu DT03 (QF56) với các mồi extra marker trên locus X, Y 95 34 Hình 3.19. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu DT08 96 mang hội chứng Edward 35 Hình 3.20. Ảnh nhuộm FISH tế bào phôi thai của mẫu số 831 101 36 Hình 3.21. Ảnh nhuộm FISH tế bào phôi thai của mẫu số 837 102 37 Hình 3.22. Ảnh điện di mao quản của sản phẩm QF-PCR của mẫu nghiên cứu 964 với các locus trên NST giới tính X, Y 104 38 Hình 3.23. Ảnh điện di gen SRY của mẫu sàng lọc bệnh CAH tuần thai thứ 8 106 39 Hình 3.24. Ảnh nhân gen GAPDH của các mẫu sàng lọc bệnh CAH tuần thai thứ 8 106 40 Hình 3.25. Ảnh điện di nhân gen SRY của các mẫu sàng lọc DMD ở tuần thứ 8 109 41 Hình 3.26. Ảnh điện điện di nhân gen GAPDH của các mẫu sàng lọc 109 10 DMD ở tuần thứ 8 42 Hình 3.27. Ảnh điện di kiểm tra nhóm máu Rh của thai nhi 112 43 Hình 3.28. Ảnh nhuộm FISH tế bào phôi thai của mẫu số DT01 114 44 Hình 3.29. Ảnh điện di sản phẩm QF-PCR của mẫu DT01 mang hội 115 chứng Down 11 MỤC LỤC 1.1. MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU KHÁI NIỆM DỊ TẬT BẨM SINH TRANG 4 7 7 1.2. TÌNH HÌNH DỊ TẬT BẨM SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 7 1.2.1. Tình hình dị tật bẩm sinh trên thế giới 8 1.2.2. Tình hình dị tật bẩm sinh ở Việt Nam 10 1.3. MỘT SỐ DỊ TẬT BẨM SINH THƢỜNG GẶP 11 1.3.1. Đặc điểm một số bệnh di truyền do bất thƣờng số lƣợng nhiễm sắc thể 11 1.3.2. Đặc điểm một số bệnh di truyền do đột biến gen đƣợc nghiên cứu trong đề tài 14 1.4. CÁC PHƢƠNG PHÁP SÀNG LỌC VÀ CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH 16 1.4.1. Các phƣơng pháp sàng lọc dị tật trƣớc sinh 16 1.4.2. Các phƣơng pháp chẩn đoán dị tật trƣớc sinh 19 1.5. TÌNH HÌNH SÀNG LỌC, CHẨN ĐOÁN TRƢỚC SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM BẰNG PHƢƠNG PHÁP KHÔNG XÂM LẤN 36 1.5.1. Tình hình sàng lọc và chẩn đoán trƣớc sinh trên thế giới bằng phƣơng 36 pháp không xâm lấn 1.5.2. Tình hình sàng lọc, chẩn đoán trƣớc sinh ở Việt Nam bằng phƣơng pháp không xâm lấn 42 CHƢƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45 2.1. VẬT LIỆU 45 2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu 45 2.1.2. Hoá chất và thiết bị máy móc 47 2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 48 12 2.2.1. Phƣơng pháp tách chiết ADN tự do và phƣơng pháp nhân gen PCR 49 và Realtime-PCR 2.2.2. Phƣơng phân lập tế bào phôi thai tự do, phƣơng pháp nhuộm tế bào bằng kỹ thuật FISH, phƣơng pháp QF-PCR chứng minh sự tồn tại 53 của tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 63 3.1. TÁCH CHIẾT ADN PHÔI THAI TỰ DO TRONG MÁU NGOẠI VI 63 CỦA MẸ 3.1.1. Tách chiết ADN tự do trong máu ngoại vi của mẹ 63 3.1.2. PCR nhân gen SRY 64 3.1.3. Định lƣợng số bản copy của ADN phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ 68 3.1.4. Biến thiên nồng độ ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ 81 3.1.5. Nhân gen SRY trên 189 bệnh nhân nghiên cứu 85 3.1.6. Biến thiên nồng độ ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ sau khi sinh 87 3.1.7. Đối chiếu nồng độ ADN phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ với kết quả QF-PCR 89 3.2. PHÂN LẬP TẾ BÀO PHÔI THAI TRONG MÁU NGOẠI VI CỦA MẸ 100 3.2.1. Phân lập tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ 100 3.2.2. Nhân gen SRY sau khi phân lập tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ 103 3.3. ỨNG DỤNG ADN PHÔI THAI TỰ DO VÀ TẾ BÀO PHÔI THAI TRONG MÁU NGOẠI VI MẸ 105 3.3.1. Sàng lọc bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh từ ADN phôi thai tự do 105 3.3.2. Sàng lọc bệnh loạn dƣỡng cơ Duchenne từ ADN phôi thai tự do 108 13 3.3.3. Xác định sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi từ ADN phôi thai tự do 111 3.3.4. Thử nghiệm ứng dụng tế bào phôi thai trong máu ngoại vi của mẹ để chẩn đoán bất thƣờng số lƣợng nhiễm sắc thể 114 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 118 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN 120 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 121 PHỤ LỤC 14 MỞ ĐẦU Dị tật bẩm sinh (DTBS) đã và đang là một vấn đề y tế không chỉ thu hút sự quan tâm của các chuyên gia sản khoa mà còn thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO), tỷ lệ DTBS khoảng 1,73% trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, một số nghiên cứu trƣớc đây cho thấy tỷ lệ DTBS vào khoảng 2,4% đến 3,6%. Hiện nay, việc điều trị các DTBS vẫn còn hết sức khó khăn và phức tạp. Các DTBS đa số đều không thể chữa khỏi hoặc kết quả điều trị rất hạn chế. Thai nhi sau khi sinh ra kém phát triển cả về thể lực và trí lực, thiếu khả năng lao động hay tự chăm sóc, kém hòa nhập với xã hội. Chính vì vậy, việc chẩn đoán trƣớc sinh để tƣ vấn, dự phòng và xâm lấn vẫn là biện pháp hàng đầu, hết sức cần thiết nhằm làm giảm tỷ lệ DTBS. Việc nghiên cứu ứng dụng các phƣơng pháp chẩn đoán trƣớc sinh các DTBS đã đƣợc quan tâm phát triển từ lâu. Nhờ vậy, đã có nhiều phƣơng pháp truyền thống nhƣ siêu âm sản khoa, test sàng lọc bộ ba (triple test)… Đây là những phƣơng pháp không xâm lấn nhƣng kết quả chẩn đoán thƣờng muộn và có độ đặc hiệu thấp [1],[3],[4],[7]. Bên cạnh đó, các phƣơng pháp nhƣ chọc hút nƣớc ối, sinh thiết nhau thai, lấy máu cuống rốn để phân tích di truyền thai nhi… có độ đặc hiệu cao hơn, nhƣng nhƣợc điểm là có xâm lấn, gây tỷ lệ tai biến cho thai phụ và thai nhi nhƣ sẩy thai, rò ối, thai chết lƣu, đẻ non, …. [2],[5],[9]. Năm 1969, Walknowska và cộng sự đã phát hiện sự có mặt của tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của ngƣời mẹ [130]. Năm 1997, Lo và cộng sự đã phát hiện ADN tự do của thai nhi (cell free fetal DNA: ADN phôi thai tự do) trong huyết tƣơng mẹ đƣợc coi là một phát hiện mang tính đột phá trong phát triển các phƣơng pháp chẩn đoán trƣớc sinh mới [85]. Phát hiện này vô cùng quan trọng, mở ra một hƣớng đầy triển vọng trong chẩn đoán trƣớc sinh bằng biện pháp không xâm lấn. Nồng độ ADN tự do trong máu ngoại vi của mẹ có sự khác biệt giữa các tuổi thai và phụ thuộc vào từng cá thể. Sự tồn tại của ADN phôi thai tự do ở các thời điểm khác nhau, ảnh hƣởng rất nhiều tới chất lƣợng ADN phôi thai tự do tách đƣợc và nó ảnh hƣởng tới các chẩn đoán dị tật di truyền khi sử dụng các vật liệu di truyền này. Do vậy, việc nghiên cứu thời điểm thích hợp để tách đƣợc ADN hiệu quả cao 15 và sớm nhất có vai trò quyết định thành công của phép chẩn đoán sớm DTBS từ máu ngoại vi của mẹ. Sự tồn tại ADN phôi thai tự do và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ sau khi sinh cũng là một vấn đề quan trọng, ảnh hƣởng tới khả năng chẩn đoán di tật bẩm sinh ở các lần sinh sau. Hiện nay, ở Việt Nam chƣa có nghiên cứu nào phát triển và áp dụng biện pháp chẩn đoán phân tử trên tế bào phôi thai tự do lƣu hành trong máu mẹ và ADN phôi thai tự do lƣu hành trong máu ngoại vi của mẹ. Vì vậy, chúng tôi tiến hành luận án: “Nghiên cứu tách chiết, phân tích ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi mẹ để chẩn đoán trƣớc sinh” nhằm mục đích đảm bảo hiệu quả tách ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ ứng dụng chẩn đoán trƣớc sinh bằng phƣơng pháp không xâm lấn. Các mục tiêu chính của đề tài gồm có: 1. Tách chiết và xác định nồng độ ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ. 2. Phân lập tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ. 3. Ứng dụng ADN phôi thai và tế bào phôi thai lƣu hành trong máu ngoại vi của mẹ để: - Sàng lọc phát hiện giới tính thai để tƣ vấn một số bệnh di truyền liên kết với nhiễm sắc thể giới tính. - Xác định sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con. - Bƣớc đầu chẩn đoán một số bất thƣờng số lƣợng nhiễm sắc thể. Đối tƣợng và các nội dung nghiên cứu chính gồm có: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài: Các mẫu máu ngoại vi của các phụ nữ mang thai bị dị tật và mang thai không bị dị tật. Nội dung nghiên cứu của đề tài: (i) Tách chiết và xác định nồng độ ADN phôi thai trong máu mẹ; Nghiên cứu sự biến đổi hàm lƣợng ADN phôi thai tự do trong máu theo thai kỳ và thời gian tồn tại của chúng sau khi sinh; Kiểm tra, đánh giá xác định thời điểm sớm và thích hợp nhất để phân tích ADN phôi thai trong máu mẹ; (ii) Phân lập tế bào phôi thai trong máu mẹ; Kiểm tra, đánh giá chứng minh sự tồn tại của tế bào phôi thai trong máu mẹ; (iii) Ứng dụng ADN phôi thai và tế bào 16 phôi thai lƣu hành trong máu ngoại vi của mẹ để bƣớc đầu sàng lọc một số bệnh nhƣ: bệnh tăng sản thƣợng thận bẩm sinh, loạn dƣỡng cơ Duchenne, xác định sự bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và con và bƣớc đầu chẩn đoán bất thƣờng số lƣợng NST. Kết quả của đề tài có một số đóng góp mới nhƣ sau: - Xác định đƣợc nồng độ ADN phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ để ứng dụng chẩn đoán trƣớc sinh ở thời điểm thích hợp nhất trong thời gian phát triển của thai kỳ. - Phân lập tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ, ứng dụng cho chẩn đoán các DTBS. - Góp phần sàng lọc và chẩn đoán sớm một số bệnh di truyền trƣớc sinh bằng biện pháp không xâm lấn thai. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Góp phần làm sáng tỏ sự tồn tại ADN và tế bào phôi thai tự do trong máu ngoại vi của mẹ ứng dụng trong sàng lọc và chẩn đoán trƣớc sinh các bệnh di truyền ở Việt Nam. - Cung cấp một công cụ hữu hiệu góp phần giảm thiểu các trƣờng hợp sinh con bị bệnh di truyền, DTBS, gián tiếp giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội và nâng cao sức khỏe cộng đồng. Về bố cục của luận án Luận án gồm 135 trang, trong đó có các phần Mục lục (3 trang), Mở đầu (3 trang), Tổng quan tài liệu (38 trang), Vật liệu và phƣơng pháp nghiên cứu (18 trang), Kết quả và bàn luận (55 trang), Kết luận và kiến nghị (2 trang). Các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (15 trang), với 134 tài liệu bằng 2 thứ tiếng: tiếng Việt (18 tài liệu) và tiếng Anh (116 tài liệu). Luận án có 33 bảng và 44 hình. 17 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁI NIỆM DỊ TẬT BẨM SINH DTBS (congenital malformation - DTBS) là tên gọi chung của các bệnh có sẵn trƣớc khi sinh. DTBS là những bất thƣờng về cấu trúc hoặc chức năng bẩm sinh gây khuyết tật về thể chất hoặc tinh thần. DTBS có thể do bất thƣờng di truyền, tai biến trong tử cung hay rối loạn trong quá trình hình thành và phát triển của phôi, thai. Nhiều DTBS vẫn không rõ nguyên nhân. Các nhà nghiên cứu đã xác định đƣợc hàng nghìn các DTBS khác nhau. Hiện nay, các DTBS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ sơ sinh trong năm đầu tiên của cuộc đời. Hầu hết các DTBS xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ [1],[8]. Trẻ bị DTBS có thể phải phẫu thuật hoặc đƣợc điều trị bằng các biện pháp y tế khác. Ngày nay, các bác sĩ có thể chẩn đoán nhiều DTBS trong bụng mẹ. Điều này giúp cho các bác sĩ có thể điều trị hoặc thậm chí sửa chữa một số vấn đề trƣớc khi em bé đƣợc sinh ra. Nguyên nhân gây ra DTBS: Đến nay, các chuyên gia y khoa vẫn chƣa xác định đƣợc hết các nguyên nhân gây nên dị tật cho thai nhi. Họ chỉ có thể ghi nhận đƣợc những yếu tố liên quan nhƣ: di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể do các tia xạ, hóa chất…, sử dụng thuốc không đúng cách. Một số loại DTBS thƣờng gặp ở trẻ sơ sinh: dị tật tim bẩm sinh, chân vẹo, môi chẻ, sứt môi, thiếu chi hoặc chân tay dị dạng, hội chứng Down... 1.2. TÌNH HÌNH DỊ TẬT BẨM SINH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM Dị tật bẩm sinh (DTBS) là một vấn đề lớn không chỉ đối với ngành sản khoa mà còn thu hút đƣợc sự quan tâm của toàn xã hội. Trên phạm vi toàn thế giới có trung tâm thông tin quốc tế và hệ thống giám sát bất thƣờng sinh sản (ICBDMS: International Clearing – House for Birth Defects Monitoring System) thực hiện điều 18 tra về bất thƣờng sinh sản. Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới đã nghiên cứu tình hình sinh sản, các bất thƣờng sinh sản ở các khu vực khác nhau trên lãnh thổ, tại các trung tâm y tế lớn và ở các nhà hộ sinh, trạm y tế xã, phƣờng… 1.2.1. Tình hình DTBS trên thế giới Theo thống kê từ năm 1995 đến 1999, ƣớc tính khoảng 5% các trƣờng hợp mang thai ở Úc và chấm dứt thai kỳ với các DTBS lớn, các trẻ bị dị tật từ 0 đến 14 tuổi chiếm khoảng 13%. Các trẻ dị tật khi sinh cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở Úc, với khoảng 25% trẻ sơ sinh tử vong là do bị dị tật khi sinh (Viện Sức khỏe và Phúc lợi Úc AIHW thống kê năm 2002). Trẻ dị tật khi sinh là do yếu tố di truyền (bao gồm cả các sai lệch nhiễm sắc thể), môi trƣờng và các nguyên nhân khác, hoặc sự kết hợp của những yếu tố này. Ngƣời ta ƣớc tính khoảng 65 đến 75% các trẻ dị tật là không rõ nguyên nhân. Khoảng 15 - 25% các dị tật khi sinh có nguyên nhân di truyền và khoảng 10% là do môi trƣờng (Brent, 2001) [92]. Marden và cộng sự, 1964 tại Hoa kỳ là ngƣời đầu tiên nghiên cứu tỷ lệ DTBS trên 4.412 trẻ sơ sinh trong ngày đầu sau sinh cho thấy tỷ lệ DTBS nhỏ là 14,7% và DTBS lớn là 2,04%. Cứ 20 trẻ mới sinh có từ hai dị tật trở lên thì 90% các trƣờng hợp này có một hay nhiều dị tật lớn [91]. Cũng tại Hoa kỳ năm 1980, Chung và cộng sự nghiên cứu trên 52.332 trẻ sơ sinh thấy tỷ lệ DTBS là 15,27% khi mới sinh ra và sau 1 năm là 18,93% [47],[45]. Tại Hoa Kỳ từ năm 1999-2001 theo báo cáo của Canfield và cộng sự năm 2006, dị tật bẩm sinh ảnh hƣởng đến khoảng 3% của tất cả các ca sinh, là một nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cho trẻ sơ sinh [41]. Tại Vƣơng quốc Anh, cơ quan giám sát DTBS đã hoạt động tại Burmingham từ năm 1949 và trên toàn lãnh thổ Anh từ năm 1963 sau vụ thai nhi bị dị tật do chất Thalidomide. Nghiên cứu của Boyd và cộng sự, 2004 trên cơ sở số liệu của 4 vùng nƣớc Anh với số lƣợng hàng năm là 109.000, thời gian từ năm 1991-1999 cho thấy tỷ lệ DTBS lớn là 2,1% ở trẻ mới đẻ và các bệnh viện phụ sản DTBS này gây ra tỷ lệ chết chu sinh của trẻ từ trƣớc, trong khi snh và sau khi sinh là 2,1% [35]. Theo kết quả thống kê của Stephensen và cộng sự năm 2002 thống kê từ năm 1990-1999 tại Iceland có 740/44.013 trẻ sinh ra bị dị tật tim bẩm sinh (1,7% trẻ đẻ sống) [119]. 19 Tại Nigeria, theo Abudu và cộng sự báo cáo năm 1988 tỷ lệ DTBS khoảng 2,1% ở trẻ mới đẻ và DTBS gây ra 16% chết chu sinh [19]. Kết quả nghiên cứu của Himmetoglu và cộng sự ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2002 cho thấy tần suất DTBS chung là 1,11% và tần suất dị tật ống thần kinh là 0,27% [76]. Nghiên cứu trong giai đoạn 1994 – 1998 tại Singapore, các tác giả Shi và cộng sự thấy tần suất DTBS là 1,39% trên tổng số trẻ sơ sinh [114]. Theo thống kê của tác giả Tan và cộng sự năm 2005, từ năm 1994 – 2000 tại Singapore, tổng cộng 7.870 trẻ sinh đƣợc báo cáo với tỷ lệ trẻ bị dị tật vào khoảng 23,99/1.000 ca sinh sống [121]. Năm 1996, mƣời năm sau thảm hoạ Chernobyl (1986) các tác giả Lazjuk và cộng sự nghiên cứu các số liệu thu thập về DTBS ở các vùng bị ảnh hƣởng bức xạ ion hoá (ionizing Radiation) của nƣớc Cộng hoà Belarut cho thấy tỷ lệ DTBS là 4,9% [82]. Phân tích về tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh tại Cộng hòa Czech trong giai đoạn 2000 - 2008. Có 119.570 trẻ đẻ sống vào năm 2008 (61.326 bé trai và 58.244 bé gái). Trong đó có 4.664 ca sinh sống với một dị tật bẩm sinh (ở độ tuổi dƣới một năm), bao gồm 2.754 trẻ em trai và 1.910 trẻ em gái. Tỷ lệ trung bình bị dị tật là 390,06 (449,08 bé trai và bé gái ở 327,93) trên 10.000 trẻ đẻ sống. Trong 1994 2006, có 1.238.398 trẻ em đƣợc sinh ra, trong đó có hơn 42.000 trẻ mang một dị tật bẩm sinh. Trong giai đoạn 2000 - 2006, số trẻ bị dị tật bẩm sinh từ 3.600 – 3.800 trƣờng hợp một năm, trong khi năm 2007 và 2008 năm số trẻ bị dị tật lên trên 4.600 trƣờng hợp mỗi năm. Một nguyên nhân làm tăng tỷ lệ trẻ bị dị tật bẩm sinh tại Cộng hòa Czech đó là độ tuổi sinh đẻ của ngƣời mẹ trên 35 tuổi [117]. Dị tật bẩm sinh là nguyên nhân chính gây tử vong cho trẻ sơ sinh và trẻ dƣới năm tuổi cũng nhƣ tật suốt đời trong số những ngƣời sống sót. Tại Thái Lan, 21% các ca tử vong ở trẻ sơ sinh do dị tật bẩm sinh. Theo Pangkanon và cộng sự năm 2014 thống kê cho thấy 3.696/67.813 sinh ra vẫn sống bị dị tật (8.28% của tổng số ca sinh sống ở Thái Lan) đƣợc chẩn đoán dị tật bẩm sinh. Tỷ lệ bị dị tật lớn là 26,12/1.000 ca sinh sống. Năm dị tật bẩm sinh thƣờng gặp nhất là dị tật tim bẩm sinh, dị tật chân tay, hở hàm ếch, hội chứng Down, và não úng thủy [101]. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất