Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụ...

Tài liệu Nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn oda tại thành phố hồ chí minh và các tỉnh đồng bằng sông cửu long

.PDF
150
185
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ VĨNH VIỄN NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG THỦY SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ VĨNH VIỄN NGHIÊN CỨU NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA DỰ ÁN ĐƯỜNG THỦY SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Thạc sĩ Điều hành cao cấp) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH CÔNG KHẢI TP. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên thực hiện Luận văn Lê Vĩnh Viễn MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC PHỤ LỤC TÓM TẮT CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................... 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu, và sự cần thiết của đề tài ..................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 4 1.2.1 Mục tiêu chung .......................................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể .......................................................................................... 4 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 5 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu................................................................................... 5 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 5 1.4 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 5 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................ 6 1.5.1 Ý nghĩa khoa học ....................................................................................... 6 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................... 6 1.6 Kết cấu luận văn........................................................................................ 6 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG....... 8 2.1 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài ............................................. 8 2.1.1 Dự án, dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đường thủy, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn ............................................. 8 2.1.2 Nguồn vốn ODA ...................................................................................... 10 2.1.3 Những tiêu chí về thành công của dư ̣ án............................................... 10 2.1.4 Những nhân tố quyết định đế n sự thành công của các dự án............. 11 2.2 Các nghiên cứu trước đây ...................................................................... 14 2.2.1 Một số mô hình nghiên cứu ở nước ngoài............................................. 14 2.2.2 Một số mô hình nghiên cứu trong nước ................................................ 16 2.3 Thực trạng quản lý các dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long .......... 20 2.3.1 Nhóm nhân tố về nguồn vốn của dự án ............................................... 23 2.3.2 Nhóm nhân tố về sự hỗ trợ của các tổ chức.......................................... 23 2.3.3 Nhóm nhân tố về năng lực các bên tham gia dự án ............................. 27 2.3.4 Nhóm nhân tố về môi trường bên ngoài ............................................... 33 2.3.5 Nhóm nhân tố đặc trưng của Dự án ...................................................... 48 2.3.6 Nhóm nhân tố về sự hài lòng của các bên liên quan ............................ 49 CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ........................................................ 55 3.1 Cách tiếp cận và quy trình nghiên cứu ................................................. 55 3.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 58 3.2.1 Thiết kế bảng hỏi ..................................................................................... 58 3.2.2 Phương pháp thu thập mẫu ................................................................... 63 3.2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................... 64 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 65 4.1 Kết quả nghiên cứu ................................................................................. 65 4.2 Phân tích kết quả..................................................................................... 68 4.2.1 Nhóm các nhân tố quyết định mạnh nhất đến sự thành công của dự án ................................................................................................................... 75 4.2.2 Nhóm các nhân tố quyết định yếu nhất đến sự thành công của dự án .. ................................................................................................................... 93 4.2.3 Xếp hạng nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành công của dự án theo nhóm đối tượng liên quan ................................................................... 94 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ........................................................ 98 5.1 Kết luận .................................................................................................... 98 5.2 Đề xuất các giải pháp .............................................................................. 99 5.2.1 Chủ đầu tư ............................................................................................... 99 5.2.2 Đơn vị Tư vấn ........................................................................................ 102 5.2.3 Nhà thầu thi công .................................................................................. 103 5.2.4 Các yếu tố bên ngoài, khác ................................................................... 104 5.3 Những hạn chế của nghiên cứu............................................................ 106 5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................... 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Tiếng Việt Tiếng Anh CĐT: Chủ đầu tư. CSFs: Critical Success Factors. CSHTGT: cơ sở hạ tầng giao thông. DFAT (Department of Foreign Affairs and Trade), Australian Embassy. ĐMC: Đánh giá môi trường chiến lược. ODA: Official Development Assistance. ĐTM: Đánh giá tác động môi trường. PMU-W: Project Manager Unit of Waterways. ĐTNĐ: đường thủy nội địa. PPMU: Province Project Manager Unit. ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long WB: World Bank. GTVT: giao thông vận tải. PMU-W: Project Manager Unit of Waterways. GPMB: giải phóng mặt bằng. FS: Feasibily Study. NHTG: Ngân hàng Thế giới. PPP: Public Private Partnership. NSNN: Ngân sách Nhà nước. NT: Nhà thầu thi công. QLDA: quản lý dự án. TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh. TV: Đơn vị tư vấn thiết kế/giám sát. UBND: Ủy ban nhân dân. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Tổng hợp các nhân tố trong bảng câu hỏi chính thức ..................................61 Bảng 4.1.Các đối khảo sát phân theo vai trò liên quan đến dự án ............................... 65 Bảng 4.2. Đối tượng khảo sát phân theo vị trí công tác/chức vụ .................................66 Bảng 4.3. Đối tượng khảo sát phân theo quy mô vốn dự án đã từng tham gia ............67 Bảng 4.4. Đối tượng khảo sát phân theo loại công trình đã triển khai .........................68 Bảng 4.5. Đối tượng khảo sát phân theo kinh nghiệm trong ngành xây dựng, và quản lý dự án .........................................................................................................................68 Bảng 4.6. Kết quả xếp hạng các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án .....69 Bảng 4.7. Tổng hợp nguyên nhân và giải pháp cho sự thành công của dự án .............72 Bảng 4.8. Nhóm các nhân tố quyết định mạnh nhất đến sự thành công của Dự án .....75 Bảng 4.9. Kết quả giải ngân dự án WB5 (2007 – 2016) ..............................................80 Bảng 4.10: Tổng hợp, so sánh sự khác biệt giữa chính sách GPMB giữa quy định của WB (OP4.12) và pháp luật Việt Nam ...........................................................................84 Bảng 4.11. Các nhân tố quyết định yếu nhất đến sự thành công của dự án .................93 Bảng 4.12. Xếp hạng các nhân tố liên quan đến Chủ đầu tư ........................................94 Bảng 4.13. Xếp hạng các nhân tố liên quan đến Tư vấn ..............................................95 Bảng 4.14. Xếp hạng các nhân tố liên quan đến Nhà thầu thi công ............................. 95 Bảng 4.15. Xếp hạng các nhân tố liên quan bên ngoài, khác .......................................96 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Quan hệ giữa nhân tố tác động và tiêu chí thành công dự án ..................... 15 Hình 3.1: Sơ đồ các bước thực hiện nghiên cứu ...................................................... 57 Hình 3.2: Mô hình các nhân tố liên quan quyết định sự thành công của Dự án .............. 59 DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1. Tổng hợp những nghiên cứu về các nhân tố đánh giá thành công của một dự án. Phụ lục 2. Tổng hợp những nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá dự án thành công. Phụ lục 3. Tóm tắt về vài trò, vị trí, thực trạng của nguồn vốn ODA trong xây dựng đất nước ta hơn 20 năm qua, và nguồn vốn ODA này trong đầu tư phát triển các dự án đầu tư xây dựng các dự án giao thông nói chung và dự án đường thủy nói riêng. Phụ lục 4. Giới thiệu tóm tắt sơ lược về đơn vị công tác là Ban Quản lý các dự án đường thủy, và tóm tắt Dự án WB5. Phụ lục 5. Thang đo gốc của Alaghbari (2007). Phụ lục 6. Bảng câu hỏi sơ bộ, Bảng câu hỏi khảo sát chính thức. Phụ lục 7. Dàn bài thảo luận nhóm, danh sách thảo luận nhóm, tóm tắt kết quả thảo luận nhóm. Phụ lục 8. Bản đồ dự án WB5 và một số hình ảnh minh họa TÓM TẮT Từ những cơ sở lý luận, thực tiễn và để giải quyết vấn đề cấp thiết tại đơn vị đang công tác nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu ứng dụng là “Nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu của mình với các mục tiêu chung là nghiên cứu những nhân tố nào quyết định sự thành công của dự án; và mục tiêu cụ thể là xác định các nhân tố nào quyết định đến sự thành công của dự án; phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án; và khuyến nghị các giải pháp giúp triển khai thành công các dự án tương tự sử dụng nguồn vốn ODA, và các nguồn vốn khác tại Việt Nam. Luận văn sử dụng Phương pháp thống kê mô tả với Bảng câu hỏi khảo sát có định hướng đối tượng, thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận để lấy ý kiến các chuyên gia; và kết hợp chỉ số MS (Mean Score) đối với dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng sông Cửu Long (MDTIDP, gọi tắt là dự án WB5) để phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án này. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mười bốn (14) nhân tố tác quan trọng, quyết định đến sự thành công của dự án là: (i) quy mô dự án phù hợp với các dự án Chủ đầu tư đã quản lý trước đó; (ii) sự phối hợp, hợp tác tốt giữa nhà thầu thi công với các bên liên quan (Đơn vị tư vấn, và Chủ đầu tư); (iii) lĩnh vực (loại công trình của dự án) đã được Chủ đầu tư thực hiện lại so với các dự án trước đây; (iv) nhà thầu thi công phản ứng nhanh đối với các vấn đề phát sinh, giải quyết sự cố công trình; (v) giải pháp quản lý thi công của Chủ đầu tư phù hợp với tính chất và quy mô của dự án; (vi) Chủ đầu tư đảm bảo tiến độ giải ngân, giải quyết các vấn đề về thủ tục thanh toán với Bộ, Ngành liên quan; (vii) Tư vấn kịp thời điều chỉnh, bổ sung các sai sót, phát sinh so với thiết kế nên không phải xử lý hoặc không thi công lại; (viii) Tư vấn nhanh chóng đưa ra các giải pháp xử lý liên quan đến chuyên môn kỹ thuật; (ix) tiến độ dự án đảm bảo cũng phụ thuộc nhiều vào tiến độ của nhà thầu phụ; (x) công tác đảm bảo môi trường rất quan trọng theo luồng, tuyến và toàn tuyến đường thủy trải dài trên địa bàn nhiều tỉnh/thành phố; (xi) áp dụng chính sách giải phóng mặt bằng đối với dự án ODA đường thủy qua địa bàn các tỉnh/thành phố có sự khác biệt theo Khung chính sách chung của WB và có ảnh hưởng rất lớn, quyết định đến sự thành công của Dự án; (xii) loại hình quản lý Dự án ODA đường thủy; (xiii) nhà thầu thi công đã đáp ứng năng lực thi công các công trình tương tự trước đó; (xiv) các dự án ở khu vực gần nguồn nguyên vật liệu thi công. Qua đó, đề xuất khuyến nghị các giải pháp đối với đơn vị công tác, các cơ quan hữu quan để xây dựng mô hình quản lý thành công của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA, vốn Trái phiếu Chính phủ, các nguồn vốn khác tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước Việt Nam nói chung trong tương lai, trong đó đặc biệt góp phần thúc đẩy thực hiện thành công các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA trong giai đoạn tiếp theo 2016 - 2020 theo Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội nước ta, tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống, xã hội. 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu, và sự cần thiết của đề tài Nguồn vốn ODA là một phần của nguồn tài chính chính thức mà Chính phủ các nước phát triển và các tổ chức đa phương dành cho các nước đang phát triển nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phúc lợi xã hội các quốc gia. Vốn ODA là nguồn tài chính quan trọng bổ sung cho ngân sách nhà nước, đảm bảo cho đầu tư phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề về an sinh xã hội, đặc biệt là vấn đề xóa đói giảm nghèo, tăng cường và củng cố thể chế pháp lý, pháp triển quan hệ đối tác chặt chẽ với nước ngoài. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Việt Nam đang là nước hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài, và thu hút nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất lớn. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong giai đoạn 2016 2020, đặc biệt là chiến lược đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông (CSHTGT) giao thông rất cần thiết phải có một khối lượng vốn đầu tư rất lớn nên việc thu hút nguồn vốn đầu tư cho hệ thống CSHTGT, nhất là nguồn vốn ODA được Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng cao, như nguyên vật liệu, gạo, thủy sản, trái cây, nông sản,... lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường thủy chiếm gần 70% tổng lượng hàng hóa vận chuyển hằng năm. Hệ thống đường thủy ở ĐBSCL phong phú và đa dạng nhất so với cả nước với hệ thống sông, kênh có chiều dài trên 28.550 km. Tuy nhiên, hệ thống sông ngòi này chỉ đáp ứng cho các tàu nhỏ lưu thông, việc vận chuyển hàng hóa bằng các phương tiện có trọng tải nhỏ làm tăng chi phí vận chuyển, ảnh hưởng đến chi phí hàng hóa và chất lượng nông sản; và một số lượng lớn hàng hóa phải vận chuyển bằng đường bộ đến các thị trường tiêu thụ như Thành phố Hồ chí Minh (TP.HCM), các cảng biển TP.HCM, cảng Cái Mép - Thị Vải,v.v... đã tạo áp lực giao thông đường bộ tăng cao gây tắc nghẽn giao thông, tăng 2 ô nhiễm môi trường, doanh nghiệp phải gánh chịu chi phí vận tải cao trong khi mạng lưới giao thông trong Vùng chưa phát triển tương ứng với tốc độ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy chưa được đầu tư nhiều như đường bộ,v.v... Ngoài ra, vận tải bằng đường thủy là loại hình vận chuyển có chi phí thấp nhất. Tuy nhiên trong bối cảnh nguồn vốn ngân sách trong nước còn hạn hẹp, do đó sử dụng nguồn vốn ODA để phát triển CSHTGT đường thủy để phát triển kinh tế - xã hội, kết nối TP.HCM với vùng ĐBSCL nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng này cùng hòa nhập với sự phát triển của đất nước, tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế là nhiệm vụ quan trọng, hàng đầu đã được Đảng và Nhà nước ta xác định trong công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế cả trong giai đoạn hiện tại và tương lai. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng tăng, kéo theo nhu cầu đầu tư trong các lĩnh vực càng lớn đặc biệt là trong lĩnh vực XDCB nhu cầu đầu tư ngày càng cao. Hiện nay vấn đề đặt ra là chậm tiến độ thi công, thi công dàn trải, kéo dài nhiều năm của một dự án ảnh hưởng nhiều đến sự thành công của dự án. Đứng trước tình hình phát triển kinh tế xã hội, và nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng cao; nhất là vấn đề cấp thiết cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy là đề tài đang được xã hội, các ngành các cấp quan tâm, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến ngành giao thông vận tải thấy rõ sự cần thiết phải nghiên cứu, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án này để đảm bảo thực hiện, hoàn thành dự án đúng tiến độ theo hiệp định đã được ký kết với các nhà tài trợ quốc tế. Theo thống kê từ thực tế triển khai, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA trong thời gian qua tại Việt Nam luôn bị chậm, ảnh hưởng nhiều tiến độ dự án so với kế hoạch ban đầu, phải gia hạn hiệp định với các nhà tài trợ quốc tế (WB, JICA, ADB,..), và làm tăng chi phí quản lý dự án,v.v.... như ông Đinh La Thăng (2014), Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải cho rằng: “để công trình đảm bảo tiến độ và chất lượng, công tác GPMB rất quan trọng. Muốn làm được việc này, trước tiên các địa phương phải giải quyết dứt điểm công tác này”, và ông Đinh La Thăng cũng yêu cầu các nhà đầu tư phải chuẩn bị sẵn phương 3 án tài chính, khi địa phương có phương án đền bù phải triển khai ngay; đặc biệt đối với các nhà thầu cần bố trí lực lượng thi công có năng lực, tập trung đẩy nhanh tiến độ dự án, mặt bằng có đến đâu phải thi công dứt điểm đến đó. Từ thực tế tại Việt Nam nói chung, cũng như tại TP.HCM và các tỉnh ĐBCSL nói riêng thì tình trạng thực hiện các dự án hiện nay còn chậm là một phần gây ra tác động tiêu cực làm lãng phí nguồn lực, giảm hiệu quả sử dụng vốn; tác động trực tiếp đến những mục tiêu cải thiện đời sống, an sinh xã hội, cũng như tác động gián tiếp là không hoàn thành sứ mạng tạo môi trường kinh doanh thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng và tạo lợi thế cạnh tranh cho địa phương. Qua tiếp cận với các nghiên cứu trước đây như mô hình nghiên cứu ở nước ngoài như của Lim và Mohamed (1999, tr.244) đã đưa ra một khung khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa các tiêu chí của một dự án thành công với một bên là tập hợp các nhân tố tác động vào sự thành công của dự án; và mô hình nghiên cứu trong nước như của Cao Hào Thi (2006) đã xây dựng mô hình nghiên cứu đối với 239 dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và khẳng định các nhóm nhân tố ảnh hưởng tới sự thành công dự án là năng lực các nhà quản lý dự án (QLDA), năng lực các thành viên tham gia và môi trường bên ngoài với mức độ tác động bị ảnh hưởng bởi đặc trưng dự án là giai đoạn hoàn thành và thực hiện trong vòng đời dự án; hoặc nghiên cứu của Vũ Anh Tuấn và Cao Hào Thi (2009) qua nghiên cứu 230 dự án điện tại Việt Nam cho thấy những nhân tố tác động đến thành quả dự án điện bao gồm nhân tố về ổn định môi trường bên ngoài, năng lực nhà quản lý dự án, năng lực thành viên tham gia dự án, sự hỗ trợ của các tổ chức dự án và đặc trưng dự án,v,v… Ngoài ra, tham khảo một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến đề tài như: “Bàn về quản lý vốn ODA ở Việt Nam” của Hồ Hữu Tiến, đăng trên tạp chí Khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẳng 2009; luận án tiến sỹ “Thu hút và sử dụng nguồn vốn nước ngoài trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải Việt Nam”; và một số đề tài khác đăng trên tạp chí, báo đài bàn về vấn đề nguồn vốn ODA để đầu tư phát triển CSHTGT, trong đó có các dự án đường thủy tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL. 4 Do vậy, từ những cơ sở lý luận, thực tiễn nêu trên và để giải quyết vấn đề cấp thiết tại đơn vị đang công tác (Ban Quản lý các dự án đường thủy - Project Manager Unit of Waterways: PMU-W) nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu ứng dụng là “Nghiên cứu những nhân tố quyết định đến sự thành công của các dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long” làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đề tài xác định những nhân tố nào quyết định sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xác định các nhân tố nào quyết định đến sự thành công của các dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố quyết định đến sự thành công của các dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Từ kết quả nghiên cứu đề tài kiến nghị các giải pháp với đơn vị công tác là Ban Quản lý các dự án Đường thủy, và các cơ quan hữu quan khác như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính,v.v…nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo khả thi và sự thành công của các dự án tương tự sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác tại Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu cần trả lời các câu hỏi sau đây: Một là, nhân tố nào quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long? 5 Hai là, thực trạng của từng nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long? Ba là, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính khả thi và quản lý thành công của các dự án tương tự sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn khác tại Việt Nam. 1.3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 1.3.1 Phạm vi nghiên cứu Về mặt không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Về mặt thời gian: Số liệu thứ cấp được sử dụng trong nghiên cứu này được thu thập từ năm 1994 đến năm 2016. Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp từ năm 2006 đến năm 2016. 1.3.2 Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy sử dụng nguồn vốn ODA tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Các Chủ đầu tư, các tổ chức, cơ quan, đơn vị như World Bank, các Công ty Tư vấn, các Nhà thầu, Kho bạc Nhà nước TP.HCM, và các cán bộ, công chức, viên chức các Ban Quản lý các dự án đường thủy (PMU-W), Sở Giao thông vận tải (GTVT), Ban Quản lý dự án các tỉnh/thành phố (PPMU), và những người trực tiếp tham gia thực hiện Dự án,v.v... 1.4 Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả với Bảng câu hỏi khảo sát có định hướng đối tượng, thông qua phỏng vấn sâu, thảo luận để lấy ý kiến các chuyên gia; và kết hợp chỉ số MS (Mean Score) để phân tích tình huống đối với dự án cụ thể, đầy đủ thông tin là dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Đồng bằng 6 sông Cửu Long (MDTIDP, gọi tắt là dự án WB5) để phân tích, đánh giá, sắp xếp, giải thích về các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án này. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.5.1 Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu đã tìm ra được những nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án đường thủy tại đề tài này để đóng góp vào kinh nghiệm quản trị dự án thành công phù hợp với yêu cầu, thực tiễn tại Việt Nam. 1.5.2 Ý nghĩa thực tiễn Từ kết quả nghiên cứu đề tài đưa đề xuất các giải pháp đối với đơn vị công tác là Ban Quản lý các dự án đường thủy, và các cơ quan hữu quan khác như Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,v.v… để xây dựng mô hình quản lý các dự án nhằm nâng cao hiệu quả, đảm bảo khả thi, và sự thành công của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN), và các nguồn vốn khác tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL nói riêng cũng như trên phạm vi cả nước Việt Nam nói chung trong tương lai, trong đó đặc biệt quan trọng góp phần thực hiện thành công đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn ODA theo đề án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt trong giai đoạn 2016 – 2020 nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội nước ta và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn này. 1.6 Kết cấu luận văn Luận văn được trình bày theo 5 chương như sau: Chương 1. Giới thiệu nghiên cứu Trình bày bối cảnh nghiên cứu, sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi và đối tượng của nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa khoa học, thực tiễn của đề tài. Chương 2. Tổng quan cơ sở lý thuyết 7 Trình bày các cơ sở lý thuyết, bao gồm tổng quan các lý thuyết, các khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài, và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài trong đó nhấn mạnh các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế mô hình nghiên cứu, bao gồm khảo sát, thảo luận nhóm chuyên gia; phân tích các nhân tố tác động, phân tích dữ liệu; khung phân tích các nhân tố quyết định đến sự thành công của dự án WB5. Chương 4. Kết quả nghiên cứu Phân tích nguyên nhân thực trạng các nhân tố quyết định thành công của dự án trong đó có so sánh, đối chiếu với thực tiễn quản lý, thực hiện dự án WB5 tại TP.HCM và các tỉnh ĐBSCL. Chương 5. Kết luận và kiến nghị Phần này đưa ra kết luận và kiến nghị các giải pháp gồm những đóng góp của đề tài, kiến nghị các giải pháp, hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo. 8 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG 2.1 Những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài 2.1.1 Dự án, dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư xây dựng đường thủy, chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng, nhà thầu tư vấn Dự án: Theo Từ điển tiếng Anh OXFORD thì dự án là một chuỗi các sự việc tiếp nối được thực hiện trong khoảng thời gian giới hạn và ngân sách được xác định nhằm mục tiêu là đạt được một kết quả duy nhất nhưng được xác định rõ; hoặc theo tài liệu hướng dẫn Viện Quản lý Dự án (PMI) (PMBOK, 2000, 2006, tr.3) định nghĩa “dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ duy nhất. Tạm thời nghĩa là mọi dự án đều có một thời gian kết thúc xác định. Duy nhất có nghĩa là sản phẩm hay dịch vụ là khác nhau trong một số cách phân biệt từ tất cả các sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự". Dự án đầu tư xây dựng: Theo Luật Xây dựng Việt Nam (2014) đã định nghĩa “dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng”1. Dự án đầu tư xây dựng đường thủy: Theo Nghị định của Chính phủ2 đã quy định định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải thì Bộ GTVT có các Tổ ng cu ̣c Đường bô ̣ Viê ̣t Nam, Cu ̣c Hàng hải 1 Khoản 15, Điều 3, Luật Xây dựng 2014. 2 Khoản 23, Điều 3, Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/03/2016 của Chính phủ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan