Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương nhậ...

Tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương nhập nội tại hà giang

.PDF
11
277
129

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------o0o------------- LÊ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TẠI HÀ GIANG Chuyên ngành: TRỒNG TRỌT Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NHIỆP Người hướng dẫn: PGS.TS. LUÂN THỊ ĐẸP THÁI NGUYÊN - 2011 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM LÊ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG ĐẬU TƯƠNG NHẬP NỘI TẠI HÀ GIANG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ GIANG – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã đƣợc ghi rõ nguồn gốc. Tác giả LÊ THỊ HẰNG LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của cô giáo hướng dẫn, cơ quan chủ quản, các cá nhân trong và ngoài nước. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Luân Thị Đẹp, với cương vị người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Đào tạo Sau Đại học, khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, những người đã truyền thụ cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu quý báu trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, những người luôn quan tâm giúp đỡ trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu vừa qua. Xin chân thành cảm ơn! Hà Giang, ngày 10/9/2011 LÊ THỊ HẰNG MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU: ĐẶT VẤN ĐỀ ......................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ..................................................................................... 1 2. Mục đích của đề tài: ............................................................................................ 2 3. Yêu cầu của đề tài: .......................................................................................... 2 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................. 3 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................. 3 1.1.1. Cơ sở khoa học ............................................................................................. 3 1.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................. 4 1.2. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới và Việt Nam ....... 4 1.2.1. Tình hình sản xuất, chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới ........................ 4 1.2.1.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới ............................................... 4 1.2.1.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng trên thế giới.................... 8 1.2.2. Tình hình sản xuất và chọn tạo giống đậu tƣơng ở Việt Nam ..................... 15 1.2.2.1. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam ............................................... 15 1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống đậu tƣơng ở Việt Nam .................. 16 1.2.2.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng tại Hà Giang.............................................. 22 CHƢƠNG II: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 24 2.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu ........................................................ 24 2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................... 25 2.2.1. Nội dung nghiên cứu................................................................................... 25 2.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................ 25 2.2.2.1. Bố trí thí nghiệm ...................................................................................... 25 2.2.2.2. Quy trình kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm .............................................. 27 2.2.2.3. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi ...................................................... 28 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu........................................................................... 31 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 32 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển của các dòng, giống đậu tƣơng. ....... 32 3.2. Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm. ............... 37 3.3. Đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tƣơng ....................................... 39 3.4. Một số chỉ tiêu sinh lý của các dòng giống đậu tƣơng ................................... 42 3.4.1. Chỉ số diện tích lá của các dòng giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm ...... 42 3.4.2. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm. ...................................................................................................... 44 3.4.3. Khả năng tích lũy vật chất khô của các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm. ................................................................................................................ 47 3.5. Một số loại sâu hại chính và khả năng chống đổ của các dòng, giống đậu tƣơng..................................................................................................................... 50 3.6. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm. ............................................................................................. 52 3.6.1. Khả năng hình thành quả và hạt của các dòng đậu tƣơng ......................... 52 3.6.2. Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm. ... 55 3.7. Hàm lƣợng Protein, Lipit của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm............ 57 3.8. Kết quả thử nghiệm các dòng đậu tƣơng có triển vọng trên đồng ruộng của nông dân vụ Xuân 2011 ........................................................................................ 58 3.8.1. Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tƣơng sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ Xuân năm 2011. ..................................................................... 58 3.8.2. Đánh giá của ngƣời dân đối với các dòng, giống đậu tƣơng sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ Xuân năm 2011. ............................................................ 60 CHƢƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................... 62 4.1. Kết luận.......................................................................................................... 62 4.2. Đề nghị .......................................................................................................... 63 Tµi liÖu tham kh¶o.................................................................................... 64 TÀI LIỆU NƢỚC NGOÀI................................................................................... 66 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tình hình sản xuất đậu tƣơng trên thế giới giai đoạn 2005- 2010 ... 4 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Mỹ giai đoạn 2005- 2009. ............. 5 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Brazil giai đoan 2005- 2009 .......... 6 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất đậu tƣơng của Achentina .................................. 7 Bảng 1.5. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Trung Quốc giai đọan 2005- 2009 .....8 Bảng 1.6. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Việt Nam giai đoạn 2005- 2010 .. 16 Bảng 1.7. Số lƣợng mẫu giống đậu tƣơng đƣợc nhập nội giai đoạn 2001- 2005.....17 Bảng 1.8. Các giống đậu tƣơng đƣợc tuyển chọn từ nguồn vật liệu nhập nội .. 18 Bảng 1.9. Các giống đậu tƣơng đƣợc chọn tạo bằng phƣơng pháp .............. 19 Bảng 1.10. Các giống đậu tƣơng chọn tạo đƣợc bằng sử lý đột biến. ............ 20 Bảng 1.11. Tình hình sản xuất đậu tƣơng ở Hà Giang Giai đoạn 2005- 2010. .....23 B¶ng 3.1. Các giai đoạn sinh trƣởng của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm ......................................................................................................... 33 Bảng 3.2. Đặc điểm thực vật học của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm ......37 Bảng 3.3. Một số đặc điểm hình thái của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2010- 2011 ............................................................................... 40 Bảng 3.4. Chỉ số diện tích lá của các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm ......................................................................................................... 43 Bảng 3.5. Khả năng hình thành nốt sần hữu hiệu của các dòng giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm. ........................................................................... 45 Bảng 3.6. Khả năng tích lũy vật chất khô của các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm .............................................................................................. 48 Bảng 3.7. Một số loài sâu hại chính và khả năng chống đổ của các dòng, giống đậu tƣơng tham gia thí nghiệm ........................................................... 51 Bảng 3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất, năng suất lý thuyết của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm. ......................................................................... 53 Bảng 3.9. Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm năm 2010-2011. ................................................................................................... 56 Bảng 3.10. Hàm lƣợng Protein, Lipit của các dòng, giống đậu tƣơng thí nghiệm. ........................................................................................................ 58 Bảng 3.11. Năng suất thực thu của các dòng, giống đậu tƣơng sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ Xuân năm 2011. ............................................. 59 Bảng 3.12. Kết quả đánh giá của ngƣời dân đối với các dòng, giống đậu tƣơng sản xuất thử trên đồng ruộng nông dân vụ xuân năm 2011. .......................... 61 PHẦN MỞ ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây đậu tương (tên khoa học Glycine max.L) thuộc cây họ đậu, là cây công nghiệp ngắn ngày. Nó được xem là “cây thần diệu”, còn được ví là “vàng mọc từ đất”... sở dĩ cây đậu tương được đánh giá cao như vậy là do hạt đậu tương chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng. Các phân tích sinh hoá cho thấy rằng hạt đậu tương chứa từ 38% - 45%, Protein, 18 % - 22% lipit, nhiều vitamin và khoáng chất. Trong hạt đậu tương có chứa đầy đủ và cân đối các loại axít amin, đặc biệt là các axit amin không thể thay thế cần thiết cho cơ thể con người như: Triptophan, leuxin, valin, lizin, methiomin. Ngoài ra còn có các muối khoáng như: Ca, Fe, Mg, Na, P, K…, các vitamin B1, B2, D, K, E…. Đậu tương còn được chế biến thành 600 loại thực phẩm khác nhau, bao gồm các loại thức ăn cổ truyền: đậu phụ, tương chao, sữa đậu nành... tới các loại thực phẩm, chế phẩm hiện đại như: Kẹo, bánh đậu tương, bacon đậu tương, hotdogs đậu tương, đậu hũ cheese, các loại thịt nhân tạo... (Trần Đình Long, 2000) [10] tất cả các loại sản phẩm đều thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Kết quả nghiên cứu của Bùi Tường Hạnh, 1997 [7] cho thấy trong hạt đậu tương có chất IZOFLAVONE có tác dụng làm giảm đáng kể lượng Cholesterol trong máu khi sử dụng sản phẩm làm từ đậu tương. Trong công nghiệp dầu đậu tương được sử dụng làm si, sơn, mực in, xà phòng, chất dẻo, cao su nhân tạo... Đậu tương còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến thực phẩm dược, ngành công nghiệp ép dầu. 1 Hiện nay đậu tương đang cung cấp 10 – 20% nhu cầu dinh dưỡng đạm cho người và 50% thức ăn cho gia súc trên toàn thế giới với sản lượng 245 triệu tấn/năm (Trần Đình Long và cs, 2005) [13]. Hà Giang là một tỉnh miền núi Việt Nam, trong những năm qua tỉnh đã không ngừng nỗ lực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những cây có giá trị kinh kế cao nhằm tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên việc mở rộng diện tích đậu tương hầu như không đáng kể, nông dân chủ yếu sử dụng các giống địa phương năng suất, chất lượng kém, nguyên nhân là do Hà Giang chưa tìm ra được những bộ giống đậu tương thích hợp để mở rộng sản xuất. Do vậy cần phải nhanh chóng đưa các giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên trước khi đưa vào sản xuất, các giống này cần được nghiên cứu, thử nghiệm để chọn được giống phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số dòng, giống đậu tương nhập nội tại Hà Giang” 2. Mục đích của đề tài: Nhằm chọn được những giống đậu tương có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với vụ Xuân và vụ Thu Đông tại Hà Giang để bổ sung giống đậu tương tốt vào cơ cấu giống của tỉnh 3. Yêu cầu của đề tài: - Theo dõi một số giai đoạn sinh trưởng chính của các dòng, giống đậu tương thí nghiệm. - Đánh giá khả năng chống chịu và một số chỉ tiêu sinh lý. - Đánh giá các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất 2 CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 1.1.1. Cơ sở khoa học Sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở áp dụng một cách khoa học giữa các yếu tố giống, phân bón, nước, kỹ thuật thâm canh, đồng thời bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tránh ô nhiễm môi trường. Trong đó, giống là yếu tố quan trọng hàng đầu, sử dụng giống tốt có năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu, bệnh hại, có khả năng cải tạo và bảo vệ đất, hạn chế ô nhiễm môi trường là mục tiêu quan trọng của việc phát triển một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, có tính bền vững cao. Đậu tương được sản xuất với các mục tiêu khác nhau. Cho nên công tác giống cần tập trung vào một số mục tiêu: - Chọn tạo giống cho năng suất cao phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng. - Chọn tạo giống cho chất lượng hạt tốt phục vụ ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu. - Chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao phục vụ chương trình sản xuất dầu thực vật. Điều kiện khí hậu, đất đai của Việt Nam rất thuận lợi cho cây đậu tương sinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi cho sự phát sinh, phát triển của các loài sâu, bệnh hại. Bởi vậy, khi sản xuất cần phải áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp, nhằm phát huy, khai thác tối đa tiềm năng năng suất của giống. 3
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan