Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu hoạt động m & a tại việt nam...

Tài liệu Nghiên cứu hoạt động m & a tại việt nam

.PDF
85
343
142

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------- NGUYỄN THỊ THANH VÂN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG M&A TẠI VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ - TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. MAI THANH LOAN TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Cô hướng dẫn là TS. Mai Thanh Loan. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong đề tài có sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác, và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ tra cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày…… tháng …… năm 2010 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Vân MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 Chương 1 - TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NGHIÊN CỨU CƠ SỞ.....................................................................................5 1.1 Những nghiên cứu gần đây về làn sóng M&A mới nhất làm cơ sở cho đề tài...5 1.1.1 Đường cong Endgame trong hợp nhất ngành. Nghiên cứu của nhóm tác giả Graeme Deans, Fritz Kroeger, Stefan Zeisal, 2002.....................................................5 1.1.2 Xu hướng của làn sóng M&A mới nhất: hợp nhất ngành. Những nghiên cứu của Boston Consulting Group. ...................................................................................10 1.1.2.1 Nghiên cứu thứ nhất: “How to create value from Mergers & Acquisitions”. Nghiên cứu của tổ chức The Boston Consulting Group, tháng 7 năm 2007. ...........10 1.1.2.2 Nghiên cứu thứ hai: “Create value with M&A in downturns”. Nghiên cứu của tổ chức The Boston Consulting Group, tháng 5 năm 2008. ...............................15 1.2 Một số kinh nghiệm về hoạt động M&A...........................................................17 1.2.1 Các chiến lược M&A thành công trên thế giới................................................17 1.2.2 Các thương vụ M&A thất bại và các nguyên nhân..........................................18 1.2.3 Một số bài học kinh nghiệm .............................................................................19 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1...........................................................................................22 Chương 2 - THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG M&A Ở VIỆT NAM ..............23 2.1 Toàn cảnh thị trường M&A Việt Nam ..............................................................23 2.1.1 Toàn cảnh thị trường ........................................................................................23 2.1.1.1 Về kinh tế......................................................................................................23 2.1.1.2 Về luật pháp..................................................................................................24 2.1.1.3 Về thị trường vốn .........................................................................................25 2.1.1.4 Sự xuất hiện của các quỹ đầu tư...................................................................26 2.1.2 M&A theo ngành ..............................................................................................27 2.2 Nhận định về thực trạng thị trường M&A ở Việt Nam.....................................29 2.2.1 Việt Nam đang ở giai đoạn khởi đầu trên đường cong Endgame ...................29 2.2.1.1 Đặc điểm của chu kỳ M&A ở Việt Nam .....................................................29 2.2.1.2 M&A ở một số ngành đặc trưng ..................................................................34 2.2.2 Nhận định về đặc điểm và kết quả của một số thương vụ M&A ở Việt Nam trong thời gian qua dựa theo kết quả nghiên cứu của Boston Consulting Group. ....41 2.2.2.1. Cơ sở lý thuyết và thực tế cho những nhận định: kết quả nghiên cứu của Boston Consulting Group và các thương vụ M&A ở VN trong thời gian qua. ........41 2.2.2.2. Nhận định về đặc điểm và kết quả của một số thương vụ M&A ở Việt Nam trong thời gian qua......................................................................................................44 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...........................................................................................47 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁT PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG M&A Ở VIỆT NAM ..........................................................................................................48 3.1 Đề xuất chiến lược vượt qua giai đoạn khởi đầu của chu kỳ M&A .................48 3.1.1 Chiến lược của một số doanh nghiệp thành công khi vượt qua giai đoạn khởi đầu ...........................................................................................................................48 3.1.2 Kết quả khảo sát tham khảo về M&A ở Việt Nam..........................................50 3.1.3 Chiến lược đề xuất cho giai đoạn khởi đầu......................................................51 3.2 Đề xuất chiến lược thâu tóm & sáp nhập đem lại giá trị sinh lợi cao...............53 3.2.1 Kết hợp cả hai bên mua và bên bán sẽ tạo ra giá trị sinh lợi thực sự cho cổ đông ...........................................................................................................................56 3.2.2 Tiến hành thâu tóm với mức giá trị hợp lý thấp và mức thặng dư cao sẽ đem lại lợi nhuận cao .........................................................................................................56 3.2.3 Tận dụng lợi thế của bên mua ..........................................................................59 3.2.4 Cân nhắc chọn thực hiện giao dịch M&A bằng tiền hay cổ phiếu..................59 3.3 Đề xuất chiến lược M&A trong thời kỳ khủng hoảng ......................................61 3.3.1 Tận dụng lợi thế của giai đoạn suy thoái tiến hành thương vụ M&A có giá trị sinh lợi cao..................................................................................................................62 3.3.2 Giá trị thương vụ “to” hay “nhỏ” .....................................................................62 3.3.3 Thuận theo truyền thống văn hóa kinh doanh khi lựa chọn phương thức thuận mua vừa bán hay cưỡng ép.........................................................................................63 3.3.4 Có chiến lược hợp lý tận dụng cơ hội mua tài sản giá rẻ từ tái cấu trúc. ........64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...........................................................................................67 KẾT LUẬN ..........................................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EPS : Earnings per share (thu nhập mỗi cổ phần) P/E : Price to Earnings per share (hệ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần) BCTC : Báo cáo tài chính HĐQT : Hội đồng quản trị PMI : Port-merger integration (hợp nhất/tái cấu trúc sau M&A) OLS : Ordinary Least Squares GDP : Gross Domestic Product (Tổng thu nhập quốc gia) WTO : World Trade Organisation (Tổ chức thương mại thế giới) MSCI : Morgan Stanley Capital International (chỉ số chứng khoán toàn cầu) PwC : PricewaterhouseCoopers BTA : Bilateral Trade Agreement (Thỏa thuận thương mại song phương) CPH : Cổ phần hóa DNNN : Doanh nghiệp Nhà Nước EVN : Vietnam Electricity (Tập đoàn điện lực Việt Nam) NHNN : Ngân hàng Nhà Nước NHTW : Ngân hàng trung ương NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần IMF : International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) CAGR : Compound annual growth rate (Tốc độ tăng trưởng bình quân) BCG : The Boston Consulting Group CAR : Cumulated abnormal return (lợi nhuận cao hơn dự báo) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1.1 - Tính chất và chiến lược của các giai đoạn trên đường Endgame..............7 Bảng 2.1 - Hệ số (Doanh Thu/TSCĐ & ĐTTCDH) doanh nghiệp theo ngành........31 Bảng 2.2 – Những thương vụ được dùng để nghiên cứu...........................................42 Bảng 2.3 - Tóm tắt kết quả những yếu tố của các giao dịch M&A nghiên cứu........43 Bảng 3.1 - Các chiến lược của các công ty tiêu biểu.................................................48 Bảng 3.2 - khảo sát về M&A của PwC, tháng 3/2009...............................................50 Bảng 3.3 - Chiến lược vượt qua giai đoạn mở đầu của từng lĩnh vực ......................52 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1 - Đường cong Endgame (Nguồn: Winning the Merger Endgame)..............6 Hình 2.1 - Lộ trình tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài theo biểu cam kết WTO ....30 Hình 2.2 - Số lượng doanh nghiệp theo ngành kinh tế năm 2000 và 2007...............34 Hình 2.3 - So sánh P/E thâu tóm với P/E thị trường và chỉ số VNIndex ..................43 DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1 - Số lượng và giá trị M&A Việt Nam và thế giới 2003-2010 .....................3 Phụ lục 2 - Số liệu thống kê về thị trường chứng khoán .............................................3 Phụ lục 3 - Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh theo WTO ........3 Phụ lục 4 – Những giai đoạn phát triển của ngành Ngân Hàng ở Việt Nam ..............4 Phụ lục 5 - Tăng trưởng tín dụng 2000-2010 ..............................................................5 Phụ lục 6 – Bảng tính hệ số CAR của các giao dịch M&A được nghiên cứu ............6 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam và sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán trong nước, nhu cầu mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) ngày càng tăng. Trên thế giới, hoạt động M&A đã phát triển khá lâu và trải qua nhiều chu kỳ trong khi tại Việt Nam hoạt động này chỉ mới phát triển mạnh trong vài ba năm gần đây và hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài. Đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, thì M&A vừa là kênh thu hút vốn đầu tư; vừa là cách thức giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến và trình độ quản lý chuyên nghiệp; vừa là cơ hội cho hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường quốc tế. Những thương vụ diễn ra trong thời gian qua đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp tham gia hoạt động M&A nói riêng, cụ thể như tác động nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc thay đổi quy mô và tái cấu trúc lại bộ máy quản lý điều hành tại các doanh nghiệp,... Tuy nhiên số lượng và giá trị giao dịch M&A tại Việt Nam vẫn còn khiêm tốn phản ánh sự thiếu quan tâm của doanh nghiệp trong việc tham gia vào hoạt động M&A. Có nhiều lý do cho sự thiếu quan tâm này bao gồm thiếu kiến thức, kinh nghiệm, vốn và khả năng thực hiện giao dịch M&A. Quan trọng nhất là sự thiếu nhận thức về tính tất yếu của M&A trong quá trình phát triển của doanh nghiệp cũng như lo sợ trước khả năng không kiểm soát được kết quả của giao dịch. Điều này dẫn đến nguy cơ sụt giảm về khả năng cạnh tranh cũng như tiềm lực để phát triển. Xuất phát từ thực tế này, đề tài “Nghiên cứu hoạt động M&A tại Việt Nam” nhằm 2 mục đích góp phần giúp doanh nghiệp hiểu và nhận biết những cơ hội từ M&A cũng như đi tìm chiến lược M&A phù hợp để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Để giải quyết vấn đề đặt ra ở trên, hai mục tiêu chính được nghiên cứu và phân tích bao gồm: - Nghiên cứu về các giai đoạn trong chu kỳ M&A để từ đó xác định vị trí của thị trường và ngành - Nghiên cứu các yếu tố dẫn đến thành công về mặt đem lại lợi nhuận kết hợp với các điều kiện sẵn có để đề xuất chiến lược M&A phù hợp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các giao dịch M&A trong nước, tập trung vào giai đoạn 2007-2009 khi có sự bùng nổ về hoạt động M&A ở Việt Nam, được thực hiện bởi đối tác trong nước hoặc nước ngoài, trong đó có ít nhất một bên mua hoặc bán là công ty đại chúng đã niêm yết trên thị trường giao dịch chính thức. Do đặc điểm của giao dịch M&A là tính bảo mật thông tin nên đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu những giao dịch có đủ thông tin để hỗ trợ cho việc đưa ra kết luận. Do đó chỉ những công ty niêm yết có cổ phiếu giao dịch mới có đủ thông tin để xác định giá trị cũng như có chế độ công bố thông tin đầy đủ. 4. Những điểm nổi bật và hạn chế Xuất phát từ những tính chất đặc trưng sau của M&A Việt Nam: - Thị trường M&A Việt Nam mới phát triển gần đây do đó số lượng giao dịch còn hạn chế. - Thông tin thường được giữ bí mật kể cả khi giao dịch đã hoàn tất. - Chưa có một tổ chức hay hiệp hội chuyên môn chuyên trách riêng để thống kê và quản lý hoạt động M&A ngoài những hội thảo chuyên đề với những 3 thông tin không hoàn toàn đồng nhất. Vì vậy hạn chế của đề tài là chưa có chiều sâu về số liệu mà chủ yếu mang tính định hướng. Tuy nhiên do M&A là lĩnh vực mang tính toàn cầu và thị trường Việt Nam cũng đang từng bước gắn chặt vào thị trường thế giới. Hơn nữa đối tác trong các giao dịch M&A phần lớn là các tổ chức nước ngoài, do đó những kết luận rút ra từ những nghiên cứu dựa trên các số liệu thống kê toàn cầu cũng mang tính ứng dụng cao đối với Việt Nam. Đây cũng chính là điểm nổi bật của đề tài khi kết hợp những nghiên cứu quốc tế với thị trường Việt Nam. Cụ thể là: - Đề cập đến các giai đoạn của chu kỳ M&A. Điều này thường ít được nhắc đến hơn là các làn sóng M&A trên thị trường. Xác định thị trường M&A có đang trong giai đoạn cao trào hay đang ở đáy của sóng là một yếu tố quan trọng khi thực hiện M&A. Tuy nhiên, việc xác định doanh nghiệp đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ M&A cũng quan trọng không kém bởi mỗi ngành kinh tế và mỗi doanh nghiệp có những tính chất khác nhau và do đó phản ứng khác nhau. - Kết hợp các đặc điểm M&A rút ra từ những nghiên cứu dựa trên số liệu tương đối đầy đủ trên thế giới để so sánh với các giao dịch M&A ở thị trường Việt Nam nhằm đưa ra những chiến lược M&A hướng đến thành công. 5. Kết cấu đề tài Nội dung chính của luận văn được chia làm ba phần  Chương 1 – Cơ sở lý luận Trình bày những nghiên cứu dựa trên phân tích các hoạt động M&A trên thế giới làm cơ sở cho đề tài bao gồm nghiên cứu về đường cong Endgame trong M&A của nhóm ba tác giả và hai nghiên cứu của Boston Consulting Group về đặc điểm của M&A trong giai đoạn hiện nay. 4  Chương 2 – Thực trạng thị trường M&A Việt Nam Trình bày thực trạng thị trường M&A Việt Nam từ đó rút ra những tính chất tiêu biểu để xác định vị trí của ngành trên chu kỳ M&A, đồng thời phân tích những tính chất của một số giao dịch M&A từ năm 2007 – 2009 về mức độ phù hợp với những nghiên cứu cơ sở trong phần lý luận.  Chương 3 – Giải pháp Dựa trên những nghiên cứu cơ sở và tình hình thực tế, phần này sẽ trình bày những đề xuất về mặt chiến lược cho những công ty thực hiện M&A nhằm hướng đến mục tiêu tăng giá trị trong chu kỳ hiện tại và trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế hiện nay. 5 Chương 1 - TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG M&A TRÊN THẾ GIỚI QUA CÁC NGHIÊN CỨU CƠ SỞ 1.1 Những nghiên cứu gần đây về làn sóng M&A mới nhất làm cơ sở cho đề tài 1.1.1 Đường cong Endgame trong hợp nhất ngành. Nghiên cứu của nhóm tác giả Graeme Deans, Fritz Kroeger, Stefan Zeisal, 2002.  Cơ sở dữ liệu nghiên cứu  Dữ liệu sơ cấp: 135.000 thương vụ M&A trong thời gian từ 1990-1999  Dữ liệu thứ cấp: kết hợp với dữ liệu của những nghiên cứu trước đó của A.T. Kearney và chọn ra 1.345 thương vụ từ dữ liệu sơ cấp được thực hiện bởi 945 công ty thỏa mãn những tiêu chuẩn sau: + Có giá trị từ 500 triệu USD trở lên + Được thực hiện bởi các công ty đại chúng đã niêm yết + Thương vụ nắm giữ ít nhất 51% vốn .  Phương pháp đo lường và các chỉ số dùng để phân tích  Các biến của đường cong Endgame: Chỉ số xem xét là mức độ cạnh tranh của ngành và tốc độ tập trung hóa  Đo lường mức độ cạnh tranh của ngành: chỉ số CR31, HHI2  Đo lường tốc độ tập trung hóa: so sánh chỉ số CR3 của 2 giai đoạn 19901994 và 1995-1999. Nếu chỉ số RC3 tăng thì ngành hướng về phía bên phải của trục hoành và ngược lại. 1 CR3: tổng thị phần của 3 công ty lớn nhất thị trường theo dữ liệu nghiên cứu 25.000 công ty từ năm 1988 đến năm 2001 của A.T. Kearney. 2 HHI: chỉ số Hirschman-Herfindahl bằng tổng bình phương thị phần của tất cả các công ty. 6  Kết quả nghiên cứu Theo nghiên cứu này, doanh nghiệp bất kể thuộc lĩnh vực nào đều thuộc một trong bốn giai đoạn của chu kỳ (đường cong Endgame). Đó là giai đoạn khởi đầu, giai đoạn phát triển, giai đoạn chuyên môn hóa, và kết thúc là giai đoạn bão hòa và hợp nhất. Việc xác định vị trí của doanh nghiệp trên đường cong Endgame và từ đó đề ra chiến lược hợp lý là trọng tâm của nhà quản lý nhằm chiếm ưu thế trong quá trình hợp nhất ngành. Mỗi giai đoạn có những tính chất đặc trưng khác nhau và do đó tại mỗi thời điểm, sẽ có một số ngành hay nhóm ngành thuộc vào giai đoạn này trong khi một số ngành hay nhóm ngành khác thuộc vào giai đoạn khác của chu kỳ. Nhóm ngành nào càng ở gần phía đầu của đường Endgame sẽ có xu hướng M&A càng cao và nhóm ngành càng ở gần phía cuối của đường Endgame sẽ càng ít có hoạt động M&A. Mức độ tập trung (CR3) Giai đoạn 1 Mở đầu Giai đoạn 2 Phát triển Giai đoạn 3 Chuyên môn hóa Giai đoạn 3 Bão hòa Mức độ cạnh tranh (HHI2) 100% Cao nhất Thấp nhất 0% Năm Hình 1.1 - Đường cong Endgame (Nguồn: Winning the Merger Endgame) Nghiên cứu xác định năm quy luật cơ bản của đường cong Endgame bao gồm:  Xu hướng hợp nhất là không thể tránh khỏi.  Tất cả mọi ngành đều mang tính toàn cầu hóa.  Theo từng giai đoạn phát triển của đường cong Endgame, tăng trưởng doanh thu là khá ổn định trong khi lợi nhuận thay đổi theo từng giai đoạn. 7  Tăng trưởng trong dài hạn phụ thuộc vào việc duy trì vị thế theo đường cong Endgame.  Tương lai phụ thuộc vào các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng bên ngoài hơn là bên trong. Tuân theo những quy luật trên, những đặc trưng của mỗi giai đoạn được liệt kê cụ thể trong bảng sau: Bảng 1.1 - Tính chất và chiến lược của các giai đoạn trên đường Endgame Giai đoạn Tính chất Khởi đầu - Rào cản thâm nhập - Những ngành mới ngành thấp - Có tiền lệ hạn chế về sở hữu nước ngoài Ngành đặc trưng (công nghệ sinh học, bán hàng qua mạng, công nghệ nano) - Bắt đầu có sự nới lỏng - Những ngành có sự nới Chiến lược đề xuất - Xây dựng các rào cản thâm nhập - Chú trọng phát triển thị phần, doanh thu hơn là lợi nhuận của các luật lệ và gia lỏng về sự quản lý của - Theo dõi chặt chẽ tăng cổ phần hóa chính phủ (viễn thông, những thay đổi trong tài chính, năng lượng) chính sách để dễ dàng - Số lượng công ty tăng lên một cách nhanh ứng phó khi có thay chóng và đạt mức cực đổi đại - Chú trọng phát triển vào những phân ngành có thế mạnh - Xây dựng đội ngũ lãnh đạo chuyên nghiệp và trung thành Phát triển mở rộng - Thị phần và doanh thu - Công nghiệp phụ tùng mở rộng tuy nhiên lợi ô tô nhuận thấp do giá cả - Chuỗi nhà hàng, khách cạnh tranh, hơn nữa sạn, quán ăn - Mở rộng nhưng vẫn phải tập trung phát triển ngành cốt lõi - Xây dựng chiến lược 8 không nhất thiết đạt - Đồ uống hợp nhất với mục tiêu được giá trị thị trường - Ngân hàng nhanh và trở thành cực đại do những hạn những người đứng đầu chế về vốn và kỹ thuật thị trường trong ngắn hạn. Về dài - Xây dựng quy trình hạn nếu mục tiêu này hợp nhất rõ ràng không đạt được xem như thất bại - Bắt đầu xuất hiện những thương vụ quốc tế - Thống nhất các thương hiệu được hợp nhất cũng như nhượng quyền là những chiến lược quan trọng cho phát triển Chuyên môn hóa - Số lượng thương vụ - Năng lượng (điện, gas, giảm nhưng độ lớn tăng than) - Trong giai đoạn này công ty cần chú trọng lên do hệ số tập trung - Vật liệu (thép, kính) phát triển giá trị cốt lõi cao nhằm - Đóng tàu gia tăng lợi - Các công ty chú trọng - Báo chí nhuận, cắt bớt những mục tiêu dài hạn là lợi - Bán lẻ khâu không hiệu quả nhuận và giá trị tăng hoặc có lợi nhuận thấp thêm hơn là tăng thị - Xây dựng chiến lược phần marketing hợp lý nhằm - Các thương vụ mang phát triển các thương tính hợp tác chiếm ưu hiệu được hợp nhất để thế, hoặc đè bẹp đối thủ tránh phản ứng của để chiếm thị phần bằng khách hàng cách cắt giảm chi phí một cách khéo léo hơn là M&A - Công nghệ đột phá là yếu tố then chốt 9 Bão hòa - Không còn nhiều công - Thuốc lá - Chiến thuật trong giai ty để cạnh tranh trong - Hàng không đoạn này là giữ vững ngành, tuy nhiên các - Thức uống giải khát vị trí thay vì vượt qua công ty lớn còn lại vẫn để chuyển sang giai luôn phải duy trì vị thế đoạn mới như trong 3 của mình và ứng dụng giai đoạn trên. các kỹ thuật mới. - Để tiếp tục tăng - Đây là thời điểm các trưởng trong ngành đã công ty tiếp tục tồn tại bão hòa, công ty phải gia tăng dòng tiền từ lợi biết cách điều chỉnh thế đứng đầu của mình tăng độ lớn của thị - Việc sử dụng dòng tiền trường sản phẩm để dự trữ tăng lên khác đặt ra mục tiêu phát nhau giữa các công ty và triển mới. giữa các ngành, hoặc - Do tính chất gần độc chia cho cổ đông thông quyền mà những công qua trả cổ tức, hoặc mua ty cần phải nắm vững những mới và dự đoán những thành lập để duy trì vị phản ứng chống độc thế. quyền từ phía Chính công ty phủ và cả người tiêu dùng nếu không muốn bị đào thải - Việc phát triển những ngành phụ xuất phát từ ngành cốt lõi sẽ tạo ra cơ hội tiếp tục tăng trưởng - Luôn trong tư thế sẵn sàng chống lại sự thỏa mãn - Giữ gìn uy tín và hình ảnh tốt đẹp của công ty 10 Một cách ngắn gọn, nghiên cứu này chỉ ra rằng nguyên nhân của tăng trưởng là từ việc thực hiện thâu tóm sát nhập với điều kiện kết quả đạt được từ M&A phải là một sự chuyển dịch lên trên theo đường Endgame hay là một sự chuyển dịch qua giai đoạn phát triển cao hơn. Để đạt được sự dịch chuyển này, nhà quản lý cần phải xác định vị trí của doanh nghiệp hay của ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động trên đường Endgame dựa vào các đặc trưng của ngành tương ứng với đặc điểm của từng giai đoạn nêu trong bảng 1.5 và áp dụng các chiến lược phù hợp cho từng giai đoạn như đề xuất trong bảng 1.5 để duy trì vị thế tăng tưởng của mình. 1.1.2 Xu hướng của làn sóng M&A mới nhất: hợp nhất ngành. Những nghiên cứu của Boston Consulting Group. 1.1.2.1 Nghiên cứu thứ nhất: “How to create value from Mergers & Acquisitions”. Nghiên cứu của tổ chức The Boston Consulting Group, tháng 7 năm 2007.  Cơ sở dữ liệu nghiên cứu  Dữ liệu sơ cấp: hơn 380.000 thương vụ M&A trong khoảng thời gian từ 1992-2006  Dữ liệu thứ cấp: + Phân tích xu hướng thị trường: 376.033 thương vụ M&A từ năm 1997-2006 ở các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, và Châu Á Thái Bình Dương. + Phân tích mức độ đem lại lợi nhuận của M&A: 3.190 thương vụ M&A từ năm 1992-2006 ở các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu, và Châu Á Thái Bình Dương thỏa mãn các điều kiện: các thương vụ được thực hiện bởi các công ty đại chúng niêm yết, các thương vụ có giá trị tương đối lớn (nằm trong 25% nhóm thương vụ đứng đầu xếp theo thứ tự giá trị từ cao tới thấp ở mỗi khu vực). 11 + Phân tích chiến lược M&A của các các quỹ đầu tư và các người mua chiến lược : 3.366 thương vụ M&A từ năm 2000-2006 thỏa mãn các điều kiện: do các công ty vốn cổ phần tư nhân hay người mua chiến lược thực hiện, công ty bị thâu tóm là các công ty đại chúng niêm yết, giá trị thương vụ từ US$ 150.000 trở lên.  Phương pháp đo lường và các chỉ số dùng để phân tích  Các biến: mức độ sinh lợi của giá cổ phiếu công ty tham gia M&A (cả bên mua và bên bán), mức độ sinh lợi của chuẩn so sánh tương ứng (chỉ số Dow Jones Industrials đối với Bắc Mỹ, chỉ số Dow Jones Eurostoxx đối với Châu âu, và chỉ số Dow Jones Asia Pacific đối với Châu Á Thái Bình Dương).  Phương pháp phân tích: sử dụng phương pháp nghiên cứu event study, theo đó khả năng tạo ra giá trị của thương vụ M&A dựa trên mức độ sinh lợi cao hơn mức mong đợi của giá cổ phiếu trong một khoảng thời gian nhất định. Cụ thể như sau: + Khoảng thời gian thu thập mức sinh lợi mong đợi ( E(R) ) của giá cổ phiếu là 180 ngày, từ ngày -200 đến ngày -21, trước khi công bố giao dịch M&A + Khoảng thời gian thu thập mức sinh lợi thực tế (R) là +/- 3 ngày tính từ ngày công bố giao dịch M&A. + Sử dụng OLS (Ordinary Least Squares) để tính toán mức sinh lợi mong đợi dựa trên chuẩn so sánh theo công thức + E(Ri,t) =  +  x Rm,t + i + Mức sinh lợi cao hơn mong đợi được xác định theo công thức + A(Ri,t) = Ri,t – E(Ri,t) =  +  x Rm,t 12 Trong đó : E(Ri,t): mức sinh lợi mong đợi của chứng khoán i vào ngày t Ri,t : mức sinh lợi thực tế của chứng khoán i vào ngày t  :hệ số anpha của mô hình hồi quy  :hệ số beta của mô hình quy i :sai số thống kê Rm,t : mức sinh lợi của chuẩn so sánh vào ngày t  Kết quả nghiên cứu: Kết luận thứ nhất: nếu chỉ xét trên góc độ bên mua, tính trung bình  M&A làm giảm giá trị của cổ đông. Nhưng nếu tính chung cho cả bên bán và bên mua thì M&A tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông. Tỷ suất sinh lợi của bên thâu tóm CAR(%) 1996 1998 2000 2002 2004 Tỷ suất sinh lợi của cả hai bên 2006 0 CAR(%) 4 -1 Mean = -1.2 -2 3 -3 Tỷ suất sinh lợi của bên bị thâu tóm Mean = 1.8 2 CAR(%) 30 Mean = 18.6 20 1 10 0 1996 1998 2000 2002 2004 2006 0 1996 1998 2000 2002 2004 2006 (Nguồn:BCG M&A Research Center, dữ liệu cung cấp bởi Thomson Financial/SDC)  Kết luận thứ hai: Những thương vụ được thực hiện với giá trị hợp lý tương đối thấp (hệ số EV/EBITDA thấp) và mức giá trị thặng dư cao sẽ làm tăng giá trị cuối cùng so với những thương vụ theo chiến lược ngược lại. Điều này được hiểu là những công ty được mua với giá trị định giá thấp hơn nhưng hưởng một phần thặng dư sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng