Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu giải pháp bảo mật và xác thực tài liệu điện tử ứng dụng cho sở giáo d...

Tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo mật và xác thực tài liệu điện tử ứng dụng cho sở giáo dục và đào tạo tỉnh quảng ninh

.PDF
86
113
63

Mô tả:

1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 DANH MỤC HÌNH VẼ ................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 5 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6 Chương 1. GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ TRONG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ..............11 1.1 Vấn đề an toàn thông tin trong giao dịch điện tử ....................................11 1.1.1 Khái niệm .......................................................................................11 1.1.2 Các dịch vụ an toàn ........................................................................12 1.1.3 Các cơ chế an toàn..........................................................................13 1.2 An toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước.................15 1.2.1 Thực trạng và nguy cơ mất an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước .............................................................................................15 1.2.2 Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước...........................................................................................................18 1.3 Cơ sở mật mã phục vụ an toàn thông tin .................................................21 1.3.1 Hệ mật mã ......................................................................................21 1.3.2 Hàm băm ........................................................................................25 1.3.3 Chữ ký số .......................................................................................27 1.3.4 Chứng thư số .................................................................................31 Chương 2. GIẢI PHÁP XÁC THỰC, BẢO MẬT ĐẢM BẢO AN TOÀN ỨNG DỤNG TRAO ĐỔI VĂN BẢN ĐIỆN TỬ ............................................36 2.1 Một số giải pháp xác thực người dùng .....................................................36 2.1.1 Các yếu tố xác thực ........................................................................36 2.1.2 Một số phương pháp xác thực.........................................................37 2.2 Một số giải pháp bảo mật, xác thực văn bản điện tử ...............................38 2.2.1 Kiểm soát truy nhập mạng theo mô hình truy nhập một lần [3] .....38 2 2.2.2 Giải pháp bảo mật và xác thực web [4] ...........................................41 2.2.3 Giải pháp bảo mật cho thư điện tử [6] ............................................44 2.2.4 Xây dựng và phân tích thiết kế quy trình ký số, xác thực dữ liệu ....52 Chương III. ĐỀ XUẤT LỰA CHỌN GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN KHAI XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRONG QUÁ TRÌNH GỬI NHẬN VĂN BẢN ĐIỆN TỬ ỨNG DỤNG CHO SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH 56 3.1 Phân tích yêu cầu, đề xuất giải pháp .......................................................56 3.2. Giải pháp an toàn bảo mật cho thư điện tử ............................................57 3.3. Giới thiệu hệ thống Zimbra Mail Server.................................................60 3.3.1. Zimbra Collaboration Suite ..........................................................60 3.3.2. Quá trình cài đặt hệ thống Zimbra Mail Server ..............................62 3.4. Hệ thống thư điện tử Zimbra...................................................................66 3.4.1. Cài đặt OpenPGP vào Zimlet.........................................................66 3.4.2. Mã hóa và giải mã thư điện tử .......................................................67 3.4.3. Tích hợp chữ ký số cho thư điện tử................................................80 KẾT LUẬN ......................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 3 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Mô hình hệ mật mã khóa bí mật .........................................22 Hình 1.2: Mô hình mã hóa khóa công khai .........................................24 Hình 1.3: Lược đồ tạo chữ ký số ........................................................28 Hình 1.4: Lược đồ kiểm tra chữ ký số ................................................29 Hình 2.1: Mô hình Single Domain SSO .............................................40 Hình 2.2: Mô hình Multi Domain SSO...............................................41 Hình 2.3: Mô hình ký số dữ liệu trên Server .......................................43 Hình 2.4: Bảo mật của PGP................................................................50 Hình 2.5: Xác thực của PGP...............................................................51 Hình 2.6: Bảo mật và xác thực của PGP .............................................51 Hình 2.7: Mô hình tổng quan .............................................................53 Hình 2.8: Lược đồ ký số .....................................................................54 Hình 2.9: Lược đồ xác thực ký số.......................................................55 Hình 3.1: Mô hình Client/Server ........................................................58 Hình 3.2: Giao diện trang đăng nhập của admin .................................64 Hình 3.3: Giao diện trang của admin ..................................................64 Hình 3.4: Giao diện trang đăng nhập cho user ....................................65 Hình 3.5: Giao diện trang webmail của user .......................................65 Hình 3.6: Giao diện soạn thư ..............................................................66 Hình 3.7: Khởi động hệ thống Zimbra ................................................67 Hình 3.8: OpenPGP trong Zimlet .......................................................67 Hình 3.9: Các mô-đun trong OpenPGP 1.6.0......................................68 Hình 3.10: Cửa sổ “Manage Keys” của người dùng mới ....................69 Hình 3.11: Cửa sổ tạo cặp khóa cho tài khoản người gửi ....................70 Hình 3.12: Cửa sổ sau khi tạo cặp khóa mới ......................................70 Hình 3.13: Cửa sổ tạo cặp khóa cho tài khoản người nhận .................71 Hình 3.14: Cặp khóa và cụm mật khẩu trong cửa sổ quản lý khóa......72 Hình 3.15: Thêm khóa công khai .......................................................73 4 Hình 3.16: Nội dung thông điệp sau khi được mã hóa ........................74 Hình 3.17: Lựa chọn thêm địa chỉ người nhận ....................................74 Hình 3.18: Thông điệp gửi đi được lưu trữ trong mục Drafts .............75 Hình 3.19: Thông điệp nhận được phía người nhận ............................75 Hình 3.20: Cung cấp khóa bí mật và cụm mật khẩu để giải mã ..........76 Hình 3.21: Lựa chọn tập tin cần mã hóa .............................................76 Hình 3.22: Mã hóa tệp tin đính kèm ..................................................77 Hình 3.23: Thông điệp gửi đi đính kèm tệp tin mã hóa.......................77 Hình 3.24: Giải mã tệp tin đính kèm...................................................78 Hình 3.25: Tệp tin đính kèm trước khi mã hóa ...................................79 Hình 3.26: Tệp tin đính kèm sau khi giải mã ......................................79 Hình 3.27: Thư điện tử đã được ký số và mã hóa ...............................81 Hình 3.28: Thư điện tử mã hóa bên nhận nhận được từ bên gửi .........82 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên đầy đủ Dịch ra tiếng Việt ATM Automated Teller Machine Máy rút tiền tự động RSA Rivest Shamir Adleman HTTPS Hypertext Transfer Protocol Secure Thuật toán mã hóa khóa công khai RSA Giao thức truyền tải siêu văn bản an toàn IP Internet Protocol Giao thức mạng DES Data Encryption Standard Chuẩn mã hóa dữ liệu AES Advanced Encryption Standard Tiêu chuẩn mã hóa tiên tiến CA Certificate Authority Cơ quan chứng thực số SHA Secure Hash Algorithm Giải thuật băm an toàn IDEA International Data Encryption Algorithm Thuật toán mã hóa dữ liệu quốc tế CMS Content Management System Hệ thống quản lý nội dung PKCS Public Key Cryptography Standards Chuẩn mã hóa khóa công khai ID Identifier Định danh SSL Secure Sockets Layer Giao thức bảo mật web TLS Transport Layer Security PKI Public Key Infrastructure LDAP Lightweight Directory Access Protocol Chuẩn dịch vụ thư mục PGP Pretty Good Privacy Bảo mật rất mạnh Giao thức bảo mật tầng truyền thông Hạ tầng cơ sở khóa công khai 6 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, với xu thế hội nhập và sự phát triển không ngừng, ngành công nghệ thông tin đã và đang được ứng dụng vào hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Vai trò của công nghệ thông tin ngày càng được nâng cao, không chỉ dừng lại ở lĩnh vực văn phòng, công nghệ thông tin còn được triển khai ở nhiều lĩnh vực khác. Bên cạnh những lợi thế trong việc áp dụng, việc sử dụng, ứng dụng công nghệ thông tin còn tiềm ẩn nhiều vấn đề tồn tại trong việc đảm bảo an toàn thông tin ví dụ như đánh cắp dữ liệu, đọc các tài liệu mà không đủ thẩm quyền, dữ liệu bị phá hủy,… Do đó bên cạnh việc triển khai và sử dụng công nghệ thông tin, chúng ta cũng phải đảm bảo an toàn thông tin. Đảm bảo an toàn thông tin cũng chính là đảm bảo hệ thống có được ba yếu tố: Tính toàn vẹn, tính bí mật, tính sẵn sàng. Vấn đề bảo đảm an toàn thông tin là một trong những vấn đề quan trọng của tất cả các hoạt động khác trong đời sống xã hội, từ khi con người có nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin, đặc biệt là từ khi thông tin được xem như một bộ phận của tư liệu sản xuất, thì nhu cầu bảo vệ thông tin càng trở nên bức thiết hơn. Bảo vệ thông tin là bảo vệ tính bí mật của thông tin và tính toàn vẹn của thông tin. Một số loại thông tin chỉ có ý nghĩa khi chúng được giữ kín hoặc giới hạn trong một số đối tượng nào đó, ví dụ như thông tin thuộc các cơ quan Nhà nước, Chính phủ, hoặc thông tin về chiến lược quân sự. Đó là tính bí mật của thông tin. Khi máy tính được sử dụng để xử lý thông tin thay cho khả năng xử lý hữu hạn của con người, hiệu quả xử lý thông tin được nâng cao, khối lượng xử lý thông tin ngày càng lớn và kéo theo nó, tầm quan trọng của thông tin trong đời sống xã hội cũng được nâng lên. Vì vậy, an toàn bảo mật thông tin sẽ là vấn đề rất nóng bỏng, đây là cuộc đấu tranh không có hồi kết vì kẻ xấu luôn lợi dụng không gian mạng để rửa tiền, ăn cắp tài khoản hay thực hiện các mục đích khác. Việc phát triển của công nghệ 7 thông tin sẽ đồng nghĩa với cuộc đấu tranh bảo đảm an ninh, an toàn thông tin sẽ còn tiếp tục và quyết liệt hơn. Nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của công nghệ thông tin, trong những năm vừa qua, việc quan tâm, chú trọng tới phát triển bảo đảm an ninh, an toàn thông tin ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là vấn đề trao đổi tài liệu cơ quan Nhà nước, Chính phủ, nhằm chống lại các tấn công mạng; các kỹ thuật bảo mật và xác thực đã ra đời, ngày càng được phát triển, trong đó việc sử dụng giải pháp ký số trong hầu hết các văn bản điện tử đang là vấn đề quan tâm hiện nay. Tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh hiện tại đã triển khai nhiều hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đối với các công việc như lưu trữ hồ sơ, gửi nhận văn bản điện tử, họp trực tuyến, quản lý nhân sự,… đồng thời cũng triển khai các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của Sở. Tuy nhiên, thực trạng hạ tầng cơ sở vật chất kèm theo các phần mềm quản lý đang dùng dẫn đến một số bất cập như: - Công tác bảo vệ bí mật nhà nước: chưa bố trí được máy tính không kết nối mạng để soạn thảo, lưu giữ văn bản mật. - Cán bộ, công chức, viên chức Sở Giáo dục và Đào tạo vừa sử dụng hộp thư điện tử công cộng, miễn phí (gmail, yahoo…) vừa sử dụng hộp thư công vụ đã được cấp (xxx@ quangninh.edu.vn; [email protected]; [email protected]) trong công việc như gửi nhận văn bản điện tử, lưu trữ tài liệu cá nhân hoặc công việc của bản thân trên cloud, trao đổi tài liệu cá nhân,…dẫn đến khó kiểm soát việc gửi nhận văn bản điện tử. - Quy trình gửi và nhận văn bản của Sở còn nhiều công đoạn, cụ thể: Sử dụng đồng thời 02 hệ thống quản lý văn bản và điều hành. Hệ thống quản lý văn bản của tỉnh (congchuc.quangninh.gov.vn) sử dụng để nhận văn bản đến qua mạng; Hệ thống quản lý văn bản của Sở (hs.quangninh.edu.vn) để xử lý văn bản đến/đi qua mạng; Hệ thống thư điện tử của tỉnh dùng để gửi văn bản đi qua 8 mạng; Hệ thống thư điện tử của Bộ GD&ĐT để gửi văn bản đến các đơn vị trực thuộc Sở quản lí. - Chưa có giải pháp quản lý các thiết bị cá nhân như smartphone, máy tính bảng khi sử dụng chung trong hạ tầng mạng. - Chưa phân định giữa mạng không dây nội bộ và mạng không dây dành cho khách truy cập. Từ thực trạng trên, việc cần phải bảo mật, đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình gửi nhận văn bản điện tử đã trở thành nhu cầu bức thiết cẩn phải giải quyết của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh. Chữ ký số là tập con của chữ ký điện tử (là thông tin đi kèm theo dữ liệu văn bản, hình ảnh, video nhằm mục đích xác định người chủ của dữ liệu đó). Ưu điểm của chữ ký số là: Khả năng xác định của nguồn gốc, tính toàn vẹn, tính chống chối bỏ. Chính vì những vấn đề thực tiễn trên cùng những kiến thức đã tìm hiểu và được sự định hướng của TS.Hồ Văn Hương, em đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu giải pháp bảo mật và xác thực tài liệu điện tử ứng dụng cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng ninh”. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Con người đã sử dụng các hợp đồng dưới dạng điện tử từ hơn 100 năm nay với việc sử dụng mã Morse và điện tín. Vào năm 1889, tòa án tối cao bang New Hampshire (Hoa kỳ) đã phê chuẩn tính hiệu lực của chữ ký điện tử. Tuy nhiên, chỉ với những phát triển của khoa học kỹ thuật gần đây thì chữ ký điện tử mới đi vào cuộc sống một cách rộng rãi. Vào thập kỷ 1980, các công ty và một số cá nhân bắt đầu sử dụng máy fax để truyền đi các tài liệu quan trọng. Mặc dù chữ ký trên các tài liệu này vẫn thể hiện trên giấy nhưng quá trình truyền và nhận chúng hoàn toàn dựa trên tín hiệu điện tử. Hiện nay, chữ ký điện tử có thể bao hàm các cam kết gửi bằng email, nhập các số định dạng cá nhân (PIN) vào các máy ATM, ký bằng bút điện tử với thiết bị màn hình cảm ứng tại các quầy tính tiền, chấp nhận các điều khoản người dùng khi cài đặt phần mềm máy tính, ký các hợp đồng điện tử online... 9 3. Mục tiêu của đề tài Tìm hiểu giải pháp tích hợp chữ ký số cho trao đổi văn bản điện tử của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Đặc biệt là áp dụng tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Tập trung nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng và nhu cầu về an toàn thông tin giao dịch điện tử trong các cơ quan Nhà nước, các tiêu chuẩn, cơ sở mật mã, chữ ký số - giải pháp đảm bảo an ninh an toàn ứng trao đổi văn bản điện tử của cơ quan Nhà nước. Trên cơ sở đó xây dựng ứng dụng bảo mật và xác thực cho dịch vụ trao đổi văn bản điện tử trong cơ quan Nhà nước. 5. Nội dung nghiên cứu đề tài Nội dung nghiên cứu chính của đề tài bao gồm các nội dung sau: Tổng quan về ứng dụng trao đổi văn bản điện tử của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Giải pháp đảm bảo an ninh an toàn ứng trao đổi văn bản điện tử của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. Tích hợp chữ ký số cho ứng trao đổi văn bản điện tử của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng. 6. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài này sẽ tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết an toàn, an ninh thông tin, mật mã, hàm băm, chữ ký số và hạ tầng khóa công khai. Đưa ra được phương pháp cụ thể, mang tính hiệu quả cao giải quyết bài toán bảo mật và xác thực văn bản điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh. 7. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân loại và hệ thống hóa tài liệu. - Phương pháp phân tích và tổng hợp. - Lập trình và thử nghiệm. 8. Bố cục Luận văn 10 Luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Tập trung tìm hiểu một số khái niệm về an toàn bảo mật thông tin, đánh giá thực trạng và các nguy cơ mất an toàn thông tin cũng như đảm bảo an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước, hệ mật mã, hàm băm, chữ ký số. Chương 2: Trình bày tổng quan về website và thư điện tử, một số giải pháp xác thực người dùng, một số giải pháp đảm bảo an toàn cho ứng dụng trao đổi văn bản điện tử. Chương 3: Đề xuất lựa chọn giải pháp và triển khai xây dựng hệ thống trong quá trình gửi nhận văn bản điện tử ứng dụng cho Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh 11 CHƯƠNG 1 GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NINH Ngày nay, nhu cầu máy tính nối mạng ngày càng tăng lên, các tổ chức thường sử dụng một hoặc nhiều mạng cục bộ (Local Area Network - LAN) kết nối tới các vị trí từ xa thông qua mạng diện rộng (Wide Area Network - WAN). Để đáp ứng nhu cầu trao đổi thông tin, chúng ta không chỉ phụ thuộc vào các mạng LAN trong đó có chứa dữ liệu và ứng dụng chạy trên nền Unix hay Windows Server mà còn phụ thuộc vào mạng WAN trong đó có các ứng dụng web, thư điện tử. Và việc cần thiết là phải làm sao đảm bảo an toàn cho tài nguyên cùng với hoạt động của tổ chức trong vấn đề trao đổi thông tin nói chung và đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử nói riêng, đặc biệt là vấn đề an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước nhằm hạn chế được các rủi ro. 1.1. Vấn đề an toàn thông tin trong giao dịch điện tử 1.1.1. Khái niệm An toàn thông tin nghĩa là thông tin được bảo vệ, các hệ thống và những dịch vụ có khả năng chống lại những hiểm họa, lỗi và sự tác động không mong đợi, giúp kiểm soát và bảo vệ thông tin không bị rò rỉ, mất mát, sai lệch do vô tình hay cố ý. Thông tin chỉ có giá trị cao khi đảm bảo tính chính xác và kịp thời. An toàn thông tin phải đảm bảo ba thuộc tính quan trọng:  Tính bảo mật: Đảm bảo rằng chỉ những người được phép mới được truy cập thông tin, tránh cho thông tin không bị rò rỉ trái phép.  Tính toàn vẹn: Bảo vệ tính chính xác và đầy đủ của thông tin và các phương pháp xử lý, tránh cho thông tin bị thay đổi trái phép.  Tính sẵn sàng: Đảm bảo những người được phép có thể truy cập thông tin và các tài sản tương ứng khi cần. 12 Giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và cũng có giá trị pháp lý như nó được ghi chép hoặc mô tả bằng văn bản theo phương pháp truyền thống. An toàn thông tin trong giao dịch điện tử là bảo vệ thông tin được truyền qua các phương tiện điện tử thỏa mãn các tính chất bí mật, toàn vẹn và sẵn sàng, kết hợp với việc sử dụng các dịch vụ an toàn phòng ngừa các hiểm họa và chống lại các tấn công gây mất an toàn thông tin. 1.1.2. Các dịch vụ an toàn Các dịch vụ an toàn được định nghĩa trong kiến trúc an toàn Open System Interconnection , viết tắt OSI (được phát triển dựa trên kiến trúc giao thức OSI). Khi chức năng của các tầng trong mô hình OSI (7 tầng) được định nghĩa, các dịch vụ cũng được xác định trong kiến trúc an toàn. Các dịch vụ có thể được đặt vào các tầng thích hợp của OSI. Các dịch vụ an toàn được định nghĩa như sau: Xác thực (Authentication): Xác thực là bước đầu tiên trong quá trình truy nhập hệ thống. Gõ tên người dùng và mật khẩu là một ví dụ về việc ta tự xác thực như một người sử dụng của hệ thống. Xác thực là quá trình chứng minh định danh của người sử dụng. Kiểm soát truy nhập (Access control): Dịch vụ này chống lại việc sử dụng trái phép các tài nguyên do truy nhập thông qua các giao thức mạng. Kiểm soát truy nhập liên quan đến các tài nguyên có trong một hệ thống hoặc mạng mà người sử dụng hoặc dịch vụ có thể truy nhập. Bảo mật dữ liệu (Data Security): Dịch vụ này chống lại các sửa đổi trái phép. Bảo mật dữ liệu liên quan đến sự bí mật của dữ liệu trên một hệ thống hoặc mạng. Bảo mật dữ liệu là bảo vệ dữ liệu khỏi các hiểm hoạ thụ động. Toàn vẹn dữ liệu (Data Integrity): Dịch vụ này đảm bảo tính toàn vẹn cho dữ liệu, chống lại các hiểm hoạ chủ động. Chống chối bỏ (Non-repudiation): Chối bỏ được định nghĩa là sự không thừa nhận của một trong các thực thể tham gia truyền thông, anh ta không tham gia tất cả hoặc một phần cuộc truyền thông. Dịch vụ chống chối bỏ có thể là một 13 trong hai dạng: Chống chối bỏ nguồn gốc hoặc chống chối bỏ bằng chứng bàn giao. 1.1.3. Các cơ chế an toàn Các cơ chế an toàn thực hiện các dịch vụ an toàn. Cơ chế an toàn có hai kiểu, đó là: Cơ chế an toàn xác định, và cơ chế an toàn tỏa khắp. a) Cơ chế an toàn xác định Các cơ chế an toàn xác định thường được gắn với một lớp (layer) thích hợp nhằm cung cấp các dịch vụ an toàn được mô tả ở trên. Các cơ chế an toàn xác định bao gồm: Mã hóa được sử dụng để đảm bảo tính bí mật cho dữ liệu hoặc thông tin về luồng lưu lượng. Chữ ký số giúp kiểm tra tác giả của chữ ký, thời gian ký, xác thực các nội dung tại thời điểm ký. Các thành viên thứ ba có thể kiểm tra chữ ký trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Các cơ chế kiểm soát truy nhập có thể dựa vào thông tin xác thực như: Mật khẩu, nhãn an toàn, khoảng thời gian truy nhập, thời điểm truy nhập, hoặc hình thức truy nhập. Các cơ chế toàn vẹn dữ liệu bao gồm: Gán nhãn thời gian, đánh số thứ tự, hoặc chuỗi mật mã. Chúng có thể được sử dụng để đảm bảo tính toàn vẹn cho một đơn vị dữ liệu hoặc một trường, một chuỗi các đơn vị dữ liệu hoặc các trường. Thông tin xác thực chẳng hạn như mật khẩu, các đặc điểm của thực thể, chữ ký số, hoặc có thể áp dụng một kỹ thuật khác như chứng thực. Đệm lưu lượng có thể chống lại các phân tích lưu lượng. b) Cơ chế an toàn tỏa khắp Các cơ chế này không xác định cho một dịch vụ an toàn cụ thể nào hay một dịch vụ an toàn tổng quát, chúng liên quan trực tiếp đến mức an toàn được yêu cầu. Các cơ chế an toàn tỏa khắp bao gồm: 14 Chức năng tin cậy có thể được sử dụng để mở rộng phạm vi hoặc thiết lập hiệu lực của các cơ chế an toàn khác. Nhãn an toàn có thể được sử dụng để chỉ ra mức độ nhạy cảm. Nhãn là thông tin bổ sung vào dữ liệu được truyền đi hoặc có thể được ngầm định thông qua việc sử dụng một khóa xác định để mã hóa dữ liệu. Vết kiểm toán cho phép phát hiện và điều tra các lỗ hổng an toàn. Ghi nhật ký cũng được xem là một cơ chế an toàn. Khôi phục an toàn giải quyết các yêu cầu xuất phát từ cơ chế. Ví dụ, các chức năng xử lý hoặc quản lý biến cố, và khôi phục được xem là kết quả của việc áp dụng một tập các quy tắc. c) Quản lý an toàn An toàn cho tất cả chức năng quản lý hệ thống và mạng, truyền thông an toàn đối với tất cả các thông tin quản lý thực sự quan trọng. Lĩnh vực quản lý an toàn bao gồm: Quản lý an toàn hệ thống là quản lý toàn bộ môi trường tính toán phân tán, bao gồm duy trì và quản lý toàn bộ các chính sách an toàn của tổ chức, nó tương tác với quản lý dịch vụ an toàn và quản lý cơ chế an toàn. Quản lý an toàn hệ thống cũng liên quan đến quản lý kiểm toán an toàn và quản lý khôi phục an toàn. Quản lý dịch vụ an toàn là quản lý các dịch vụ an toàn xác định, đảm bảo gọi đến các cơ chế an toàn xác định bằng cách sử dụng chức năng quản lý cơ chế an toàn thích hợp. Quản lý cơ chế an toàn là quản lý các cơ chế an toàn. Các chức năng quản lý cơ chế an toàn bao gồm quản lý khoá, mã hoá, chữ ký số, kiểm soát truy nhập, toàn vẹn dữ liệu, xác thực, đệm lưu lượng, kiểm soát định tuyến (routing control), và chứng thực. 15 1.2. An toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước Giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước, đặc biệt là vấn đề tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan Nhà nước đang là vấn đề đáng quan tâm. Giao dịch điện tử của cơ quan Nhà nước được chia ra thành ba loại hình: Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan Nhà nước, giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau và giao dịch điện tử giữa cơ quan Nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 39, Luật giao dịch điện tử số 50/2005/QH11). 1.2.1. Thực trạng và nguy cơ mất an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước và ở Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh Hiện nay, hầu hết các cơ quan Nhà nước đã được trang bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin tương đối đồng bộ (được trang bị máy vi tính, kết nối mạng cục bộ, mạng Internet, và có cán bộ tin học chuyên trách), đồng thời cán bộ công chức đã được đào tạo qua lớp tin học văn phòng. Đây là yếu tố thúc đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ quản lý hành chính Nhà nước trong tương lai. Bên cạnh việc trang bị hạ tầng công nghệ thông tin đồng bộ và đào tạo đội ngũ cán bộ sử dụng các ứng dụng tin học văn phòng, một số ứng dụng phần mềm cũng được Chính phủ và các ngành đầu tư xây dựng, bước đầu đem lại hiệu quả, góp phần đổi mới tác phong làm việc của cán bộ, nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành tại đơn vị triển khai dự án. Một số đơn vị đã từng bước ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin hỗ trợ chỉ đạo, điều hành, đặc biệt trong việc giới thiệu, tuyên truyền, công khai hóa các thủ tục hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, việc đưa vào vận hành một số giao dịch điện tử trong hành chính công vẫn chưa đạt hiệu quả cao, một phần do trình độ chuyên môn của một bộ phận công chức và người dân chưa cao, nhưng lý do chính có tính quyết định là chúng ta có môi trường pháp lý và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử chưa hoàn thiện. Nếu không đảm bảo an toàn 16 thông tin trong giao dịch điện tử, thông tin giao dịch dễ bị đánh cắp, sửa đổi sẽ gây ra những tổn hại lớn ở mức vĩ mô. Thực trạng cho thấy nguy cơ mất an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước có thể xảy ra ở cả ba loại hình giao dịch điện tử. Có thể kể đến một số nguy cơ mất an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước như: Hệ thống thông tin điện tử của cơ quan Nhà nước trong quá trình giao dịch điện tử không được đảm bảo an toàn, có thể bị lỗi. Thông tin liên quan đến giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước bị tiết lộ hoặc sử dụng vào mục đích khác. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi gây hại đến sự toàn vẹn của thông điệp dữ liệu, hoặc cung cấp, tiết lộ thông tin bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan Nhà nước không đề cao trách nhiệm của mình, hoặc không sử dụng các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn phù hợp, không tuân thủ các quy định của Luật giao dịch điện tử. Tổ chức cung cấp dịch vụ mạng thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan quản lý thực hiện các biện pháp kỹ thuật để phòng ngừa, ngăn chặn việc sử dụng dịch vụ mạng phát tán thông điệp dữ liệu có nội dung không phù hợp. Các thành viên trong cơ quan Nhà nước, tổ chức thực hiện các hành vi trái phép gây mất an ninh, an toàn thông điệp dữ liệu. Ví dụ: Truy nhập trái phép với những quyền hạn không được phép, sao chép dữ liệu trái phép, phá hoại hệ thống (phần cứng, hoặc phần mềm)… Thực trạng giao dịch điện tử trong tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh - Hệ thống thư điện tử + Hệ thống thư điện tử: Hiện đang sử dụng 03 hệ thống thư điện tử công 17 vụ (xxx@ quangninh.edu.vn; [email protected]; [email protected]). Hệ thống thư điện tử công vụ xxx@ quangninh.edu.vn của Bộ được sử dụng cho các đơn vị, tổ chức. CBCCVC và người lao động ngành giáo dục sử dụng hệ thống thư điện tử xxx@ quangninh.edu.vn. + Số lượng CBCCVC được cấp và sử dụng hộp thư điện tử công vụ, tần suất sử dụng hộp thư, việc cung cấp địa chi các hộp thư công vụ lên cổng thành phần/website: 100% cán bộ, chuyên viên đã được cấp thư điện tử công vụ, nhưng hầu hết đều đang sử dụng thư điện tử được Bộ, Sở GD&ĐT cung cấp từ trước (sử dụng dịch vụ Google app) + Việc sử dụng các hộp thư điện tử công cộng, miễn phí (gmail, yahoo…): Vẫn còn sử dụng trong công việc cá nhân. - Hệ thống quản lý văn bản, Hệ thống một cửa điện tử: Số lượng CBCCVC và người lao động đang sử dụng hệ thống quản lý văn bản; đánh giá kết quả sử dụng năm 2015: Sở GD&ĐT đã sử dụng phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc từ năm 2009, 100% văn bản đi, đến đều được sử lý trên phần mềm. Dự kiến trong năm 2016, Sở sẽ chuyển sang sử dụng hệ thống quản lý do Đề án chính quyển điện tử triển khai - Trang thông tin điện tử và cổng thông tin điện tử thành phần Việc quản lý an toàn thông tin, quy chế kiểm duyệt thông tin xuất bản lên cổng thông tin/trang thông tin điện tử của đơn vị: Sở GD&ĐT đã ban hành Quyết định số 2751/QĐ-SGD&ĐT ngày 29/9/2014 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban biên tậpCổng thông tin điện tử thành phần Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh. Nhu cầu bảo mật an toàn thông tin trong giao dịch điện tử tại Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh - Công tác bảo vệ bí mật nhà nước: Xây dựng và ban hành nội quy; Bố trí máy tính không kết nối mạng để soạn thảo, lưu giữ văn bản mật. 18 - Cổng thông tin điện tử thành phần: Thường xuyên cập nhật thông tin trên các chuyên mục của Cổng thông tin điện tử thành phần; Cập nhật ngay những thông tin về CBCCVC khi có thay đổi chức danh, nhiệm vụ... - Hệ thống máy tính: + Rà soát cấu hình máy chủ, mã nguồn website, gỡ bỏ mã độc backdoor tại máy chủ cài đặt website. Một số máy chủ cần cập nhật bản vá hệ điều hành. + Xóa bản gõ tiếng việt đang sử dụng và cập nhật bản gõ tiếng việt tại trang thông tin điện tử chính thống là unikey.vn. + Không sử dụng tài khoản quản trị (administrator) tại máy chủ và máy trạm. + Cần kiểm tra đánh giá hệ thống mạng thường kỳ thông qua các công cụ đánh giá chuyên dụng, chuyên gia. + Thường xuyên cập nhật bản vá bảo mật hệ điều hành và máy trạm. + Sớm có giải pháp quản lý các thiết bị cá nhân như smartphone, máy tính bảng khi sử dụng chung trong hạ tầng mạng. + Sớm phân định giữa mạng không dây nội bộ và mạng không dây dành cho khách truy cập. - Thống nhất sử dụng một phần mềm quản lý văn bản. Ban hành quy định về việc gửi, nhận và lưu trữ văn bản đầy đủ, gọn gàng nhất. - Sở Giáo dục và Đào tạo cần thiết phải sử dụng một hệ thống thư công vụ (xxx@ quangninh.edu.vn; [email protected]; [email protected]). Do vậy, để xây dựng và triển khai rộng rãi đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các giao dịch điện tử đòi hỏi phải xây dựng hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch. 1.2.2. Giải pháp đảm bảo an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước 1.2.2.1. Làm thế nào để đảm bảo an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước 19 Vấn đề bảo đảm an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước, nhìn nhận một cách toàn diện, thực sự là một vấn đề phức tạp và bao hàm nhiều khía cạnh, muốn đạt hiệu quả thiết thực và tiết kiệm cần phải “biết cách bảo vệ để chống lại sự tấn công tiềm ẩn”. Bởi vậy, nó phải là tổng hợp các giải pháp của hạ tầng cơ sở bảo mật. Đó là: Về mặt pháp lý và tổ chức: Trước hết phải xây dựng chính sách an toàn thông tin cho giao dịch điện tử nhằm tạo sự rõ ràng và có thể tiên liệu được, phản ánh được sự cân bằng quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch điện tử , quan tâm tính riêng tư và an toàn xã hội, bảo đảm sự thi hành pháp luật và lợi ích an ninh quốc gia. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tiêu chuẩn mật mã và chữ ký điện tử sử dụng trong giao dịch điện tử, giải quyết khiếu nại và tố cáo khi có sự tranh chấp liên quan đến sử dụng mật mã. Tổ chức các cơ quan chứng nhận, cấp phép, quản lý và phân phối sản phẩm mật mã, phản ứng giải quyết sự cố, thanh tra và kiểm tra, vấn đề lưu trữ và phục hồi khoá… Đối với các kỹ thuật an toàn, vấn đề đặt ra là kỹ thuật nào được chấp nhận để đảm bảo an toàn thông tin trong giao dịch điện tử như công nghệ mã hóa đối xứng, mã hóa phi đối xứng, công nghệ chữ ký số… Công nhận về mặt pháp lý các kỹ thuật an toàn được chấp nhận. Ví dụ: Văn bản pháp quy về chữ ký ký điện tử (Electronic signature) nói chung và về chữ ký số (Digital signature) nói riêng. Đối với các dịch vụ an toàn, vấn đề đặt ra là: Ai được phép cung cấp dịch vụ, được phép đến mức nào… Ví dụ: Có cho phép các tổ chức tư nhân hoặc nước ngoài cung cấp dịch vụ xác thực không, ai được phép cung cấp các dịch vụ mã hóa?... Đối với các cơ chế quản lý an toàn, vấn đề đặt ra là: Ai quản lý, quản lý đến mức nào và quản lý như thế nào các dịch vụ và cơ chế an toàn. Ví dụ: Dịch vụ xác thực (có cần quản lý không, ai quản lý và quy trình cấp phép cung cấp dịch vụ), xuất/nhập khẩu kỹ thuật và thiết bị mã hóa (ai quản lý và quản lý đến mức nào)... 20 Về mặt kỹ thuật: Quy định thống nhất tiêu chuẩn cấu trúc thiết lập hệ thống mạng và sử dụng công nghệ, ngôn ngữ giao tiếp và phần mềm ứng dụng, tổ chức hệ thống chứng thực và phân phối khóa mã, các công cụ nghiệp vụ kỹ thuật kiểm tra và phát hiện xâm nhập. Các giải pháp dự phòng, khắc phục sự cố xảy ra đối với kỹ thuật mật mã sử dụng trong giao dịch điện tử... Về phía người sử dụng (tổ chức, cá nhân): Trước hết họ phải được “giác ngộ” về an toàn thông tin trong giao dịch điện tử, có kiến thức về an toàn thông tin, đồng thời họ cần biết phải bảo vệ cái gì trong hệ thống của họ, việc mở rộng mạng của mình trong tương lai giúp họ có ý thức đầu tư bảo mật cho hệ thống của họ ngay từ khi bắt đầu xây dựng, chấp nhận và chấp hành chính sách và các quy định pháp luật về sử dụng mật mã, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về bảo vệ bí mật quốc gia trong quá trình xử lý và truyền tải thông tin trong giao dịch điện tử. Kết hợp với sự quản lý chặt chẽ giữa các tổ chức và các cá nhân trong việc sử dụng và truyền tải các thông tin giao dịch điện tử. 1.2.2.2. Một số giải pháp đảm bảo an toàn thông tin điện tử trong cơ quan Nhà nước Hiện nay, cùng với nhu cầu của người sử dụng Inernet tăng cao thì vấn đề giao dịch điện tử cũng phát triển một cách mạnh mẽ trên toàn thế giới. Cùng với những lợi ích mà giao dịch điện tử đem lại cho mỗi quốc gia như sự phát triển kinh tế, tiếp cận những tri thức mới, thúc đẩy phát triển công nghệ thông tin thì giao dịch điện tử cũng đem đến nhiều vấn đề bất cập. Một trong những vấn đề đó là đảm bảo an toàn cho giao dịch điện tử, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia và an ninh quốc gia. Để đảm bảo an toàn thông tin giao dịch điện tử trong cơ quan Nhà nước, một số mô hình bảo mật hệ thống thông tin tổng thể cũng như các giải pháp bảo mật thông tin trên hệ điều hành mã nguồn mở đã được đề xuất như :  Giải pháp kiểm soát truy nhập hệ thống theo mô hình truy nhập một lần.  Giải pháp bảo mật thư điện tử.  Giải pháp bảo mật và xác thực web.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan