Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học về tiêu chuẩn phế liệu và đề xuất các giải pháp kiểm s...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học về tiêu chuẩn phế liệu và đề xuất các giải pháp kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất

.PDF
160
616
129

Mô tả:

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIÊU CHUẨN PHẾ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI:TS. NGUYỄN ANH TUẤN 8135 HÀ NỘI, 2009 1 BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG ---------------------------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ TIÊU CHUẨN PHẾ LIỆU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TRONG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU LÀM NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20… CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20… CƠ QUAN CHỦ TRÌ ĐỀ TÀI TỔNG CỤC MÔI TRƯỜNG TỔNG CỤC TRƯỞNG TS. Nguyễn Anh Tuấn Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20… CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ NGHIỆM THU Bùi Cách Tuyến Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 20… TL. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TS. Nguyễn Đắc Đồng Nguyễn Duy Hùng HÀ NỘI, 2009 2 MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẾ LIỆU VÀ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU.......................... 10 I. Khái niệm và định nghĩa pháp lý của phế liệu .................................................................. 10 II. Phế liệu và môi trường..................................................................................................... 13 2.1. Tác động tích cực của việc thu hồi, tái chế phế liệu.................................................. 13 a) Tái chế sắt, thép phế liệu .......................................................................................... 14 b) Tái chế nhựa phế liệu ............................................................................................... 14 c) Tái chế giấy phế liệu................................................................................................. 18 2.2. Tác động tiêu cực của phế liệu .................................................................................. 19 a) Tái chế thép phế liệu................................................................................................. 19 b) Tái chế nhựa phế liệu ............................................................................................... 28 III. Nhu cầu nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất .................................................. 32 3.1. Thị trường thép phế liệu trong nước và quốc tế ........................................................ 32 3.2. Thị trường nhựa phế liệu trong nước và quốc tế ....................................................... 33 3.3. Thị trường giấy phế liệu trong nước và quốc tế ........................................................ 40 CHƯƠNG II: TIÊU CHUẨN VÀ QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ PHẾ LIỆU ........................... 41 I. Tiêu chuẩn và quy định về quản lý phế liệu quốc tế ......................................................... 41 1.1. Quy định quản lý phế liệu của Trung Quốc............................................................... 41 1.2. Quy định về nhập khẩu nhựa phế liệu tại Ấn Độ ...................................................... 43 1.3. Quy định quản lý phế liệu của Mỹ ............................................................................ 44 1.4. Quy định quản lý phế liệu của Châu Âu.................................................................... 45 1.5. Quy định về An toàn sinh học đối với phế liệu nhập khẩu của Úc và New Zealand ........................................................................................................ 49 1.6. Công ước Basel và thỏa thuận về bảo vệ môi trường liên quan ................................ 50 II. Quy định quản lý phế liệu nhập khẩu của Việt Nam: ...................................................... 51 CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU...................... 55 I. Hiện trạng về kiểm soát ô nhiễm trong nhập khẩu phế liệu.............................................. 55 II. Hiện trạng về kiểm soát ô nhiễm trong sử dụng phế liệu ................................................ 59 III. Đề xuất phương án giải quyết các vấn đề tồn tại............................................................ 65 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT Ô NHIỄM TRONG NHẬP KHẨU PHẾ LIỆU ......................................................................................... 69 I. Xây dựng các quy định pháp lý về quản lý phế liệu nhập khẩu........................................ 69 1.1. Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về quản lý phế liệu nhập khẩu ................................................................................... 69 1.2. Xây dựng các quy định quản lý chuyên ngành ......................................................... 70 II. Đề xuất về tăng cường năng lực kỹ thuật trong quản lý phế liệu nhập khẩu................... 71 3 2.1. Tăng cường năng lực giám định chất lượng phế liệu ................................................ 71 2.2. Tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm môi trường tại cảng...................................... 71 2.3. Tăng cường năng lực quản lý ô nhiễm môi trường tại doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phế liệu........................................................ 72 III. Đánh giá tác động của dự thảo quy định pháp lý ........................................................... 73 3.1. Nội dung của quy định cần đánh giá tác động........................................................... 73 3.2. Quá trình tham vấn ý kiến để đánh giá tác động của quy định ................................. 73 3.3. Phân tích rủi ro chính sách: ....................................................................................... 79 3.4. Phân tích các lĩnh vực và nhóm chịu ảnh hưởng....................................................... 82 a) Các lĩnh vực chịu tác động do quy định ................................................................ 82 b) Các nhóm lợi ích bị ảnh hưởng do quy định ......................................................... 85 3.5. Phân tích về thực hiện và giám sát thực hiện các quy định....................................... 86 a) Nguyên tắc hỗ trợ tuân thủ .................................................................................... 86 b) Yếu tố tuân thủ trong các dự thảo quy định .......................................................... 87 c) Phân tích các khó khăn trong việc tuân thủ quy định:........................................... 89 CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP DÀI HẠN ĐỂ PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM ĐỐI VỚI PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU ....................................... 91 I. Đặc điểm về kinh tế và môi trường liên quan đến phế liệu............................................... 91 1.1. Lợi ích của việc sử dụng phế liệu............................................................................. 91 1.2. Rủi ro do sử dụng phế liệu........................................................................................ 92 II. Đề xuất biện pháp dài hạn để kiểm soát phế liệu nhập khẩu ........................................... 94 2.1. Chính sách về hài hòa các quy định quốc tế:...................................................... 94 2.2. Chính sách về tăng cường năng lực kỹ thuật...................................................... 96 2.3. Chính sách về giá trị đạo đức “xanh” ................................................................. 97 2.4. Chính sách về tăng cường năng lực thể chế .......................................................92 CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN.................................................................................................... 103 PHỤ LỤC ............................................................................................................................... 104 Phụ lục I. Dự thảo Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu và Tờ trình (đã trình Thủ tướng Chính phủ) Phụ lục II. Dự thảo Thông tư ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về (1) Thép phế liệu, (2) Nhựa phế liệu, (3) Giấy phế liệu Phụ lục III. Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm soát ô nhiễm đối với phế liệu nhập khẩu Phụ lục IV. Tổng hợp ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân đối với nội dung Dự thảo Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu Phụ lục V. Tài liệu tham khảo 4 Danh sách các thành viên tham gia thực hiện TT HỌ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC 1 TS. Nguyễn Anh Tuấn Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 2 TS. Trần Thế Loãn Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 3 ThS. Nguyễn Hoàng Đức Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 4 TS. Nguyễn Khắc Kinh 5 ThS. Đỗ Thanh Bái 6 Nguyễn Thượng Hiền Cục Quản lý chất thải và Cải thiện Môi trường 7 Nguyễn Hồng Minh Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 8 ThS. Trần Thị Hiền Hạnh Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 9 ThS. Nguyễn Trường Huynh Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường Hội ĐTM Việt Nam Trung tâm Bảo vệ Môi trường và An toàn hóa chất 10 ThS. Vũ Tất Đạt Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 11 CN. Phan Thị Hà Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 12 CN. Nguyễn Thị Hồng Hà Cục Kiểm soát ô nhiễm - Tổng cục Môi trường 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Các loại nhựa phế liệu ............................................................................................................14 Hình 2: Các loại bao bì dạng màng nhựa ......................................................................................15 Hình 3: Quá trình sản xuất nhựa từ nhựa phế liệu và nguyên liệu nhựa...................16 Hình 4: Thu nhiệt trị từ quá trình sản xuất nhựa ......................................................................17 Hình 5: Mô hình lò hồ quang (EAF) truyền thống .................................................................22 Hình 6: Sơ đồ máy đùn nhựa ................................................................................................................30 Hình 7: Dòng nguyên liệu từ nhựa phế liệu ................................................................................33 Hình 8: Nhựa phế liệu có thể tái chế................................................................................................34 Hình 9: Nguyên liệu từ nhựa phế liệu (2003) ............................................................................35 6 MỞ ĐẦU Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển, tái chế và sử dụng nguyên liệu tái chế có mặt trong rất nhiều các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đóng vai trò là một nguồn cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng cho các chu trình sản xuất tiếp theo. Thành công của các nước này trong thu gom, tái chế rác thải thành nguyên liệu là nhờ các chính sách đồng bộ, nhất quán và hiệu quả của chính phủ, sự tham gia tích cực của doanh nghiệp và ý thức của người dân trong việc phân loại rác từ nguồn. Tháng 4 năm 2005, Hội nghị Bộ trưởng Môi trường các nước Châu  – Thái Bình Dương đã được tổ chức tại Tokyo, Nhật Bản để thông quan Sáng kiến “3R” (Thu hồi/ giảm thiểu - Tái chế - Tái sử dụng) đối với chất thải, hướng tới việc xây dựng “xã hội tái chế” để bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và phát triển bền vững. Việt Nam đã tham gia Hội nghị này và cam kết đẩy mạnh triển khai các biện pháp cần thiết để thúc đẩy sự phát triển “xã hội tái chế” tại Việt Nam, trong khu vực và trên toàn cầu. Để ngăn chặn chuyển khẩu chất thải, đồng thời khuyến khích tái sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất một cách an toàn, một số nươc trong khu vực như Hồng Kong – Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan đã nghiên cứu và ban hành một số quy định về điệu kiện và tiêu chuẩn phế liệu được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất như: quy định về chất thải điện – điện tử của HongKong, Tiêu chuẩn nhựa phế liệu của Malaysia, v.v… Tại các nước phát triển, các nghiên cứu về tái sử dụng chất thải, phế liệu cũng được đã và đang thực hiện rộng rãi, trong đó bao gồm cả các nghiên cứu về cơ chế chính sách do Chính phủ thực hiện, các nghiên cứu về tác động môi trường do các nhóm nghiên cứu về môi trường thực hiện hoặc các nghiên cứu do các công ty công nghiệp thực hiện. Bên cạnh đó, do việc sử dụng nguyên liệu tái chế hay phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một xu hướng chung trên thế giới, các diễn đàn, tổ chức kinh tế thế giới cũng rất quan tâm, hỗ trợ phát triển các họat động kinh doanh này. Các tổ chức Kinh tế Thế giới (WTO) hay AFTA đều có các điều khoản về kinh doanh phế liệu, nguyên liệu tái chế. Tuy nhiên, do chưa có sự thống nhất, đồng bộ giữa các quy định pháp lý giữa các tổ chức kinh tế toàn cầu, kinh tế khu vực và từng nước thành viên nên việc kiểm soát, quản lý, hỗ trợ các họat đông xuất nhập khẩu phế liệu còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại việc lợi dụng sự thiếu chặt chẽ về pháp lý và cơ chế tổ chức trong quản lý xuất nhập khẩu phế liệu để nhập khẩu các loại chất thải vào các nước đang hoặc chậm pháp triển, trong đó có Việt Nam. Trong những năm gần đây, hàng trăm công-ten-nơ chất thải đã nhập cảng vào Việt Nam, bao gồm ắc quy chì axit thải, thiết bi văn phòng thải, cac loại nhựa phế liệu không đủ tiêu chuẩn, v.v... Bên cạnh đó, do nhiều nước phát triển triển trên thế giới tăng sức ép về bảo vệ môi trường, có quy định pháp lý về bảo vệ môi trường chặt chẽ và chi phí xử lý chất thải cao, việc vận chuyển chất thải sang các nước đang và chậm phát triển có xu hướng gia tăng nhanh chóng. 7 Nhằm mục đích hạn chế việc vận chuyển, trung chuyển trái phép chất thải, đăc biệt là các chất thải nguy hại, cộng đồng quốc tế đã thông qua một thỏa thuận chung về việc vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại, thường được biết đến với tên gọi là Công ước Basel. Việt Nam là một thành viên của Công ước Basel và đã phê chuẩn Công ước từ năm 1995. Các quy định của Công ước Basel về vận chuyển và tiêu hủy chất thải nguy hại cũng đã được nghiên cứu để hình thành các quy định pháp lý của Việt Nam trong quản lý chất thải như Quyết định 155/1999/QĐ-TTg ngày 16-7-1999 của Thủ tướng Chinh phủ hay một số điều khoản trong Chương VIII, Mục II của Luật bảo vệ môi trường năm 2005. Việt Nam cũng tham gia tích cực trong Mạng lưới thông tin, cảnh báo về vận chuyển chất thải của các nước khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Mặc dù nước ta đã tham gia vào một số các thỏa thuận, hiệp ước quốc tế về kinh tế và bảo vệ môi trường, các quy định của các hiệp ước này đã và đang được nội luật hóa để áp dụng tại Việt Nam, tuy vậy vẫn còn tồn tại sự thiếu đồng bộ trong hệ thống pháp lý, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu phế liệu. Mức độ phổ biến và áp dụng các quy định đã được nội luật hóa này cũng còn hạn chế. Thực tế cho thấy, việc áp dụng các quy định trong quản lý kinh doanh phế liệu, kiểm soát xuất nhập khẩu chất thải ở Việt Nam cũng còn khó khăn về nhiều mặt. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình tiếp tục xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các quy định pháp lý và hướng dẫn kỹ thuật, đồng thời cải cách thể chế và tăng cường năng lực để quản lý kinh doanh phế liệu nhập khẩu và kiểm soát chất thải và chất thải nguy hại an toàn, hiệu qủa hơn. Khảo sát ban đầu về họat động kinh doanh, nhập khẩu phế liệu cũng cho thấy, nhận thức và hiểu biết của nhiều doanh nghiệp về bảo vệ môi trường trong kinh doanh phế liệu còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu về các tiêu chuẩn phế liệu và xây dựng hướng dẫn thuật kiểm soát ô nhiễm trong hoạt động xuất nhập khẩu một số loại phế liệu dùng làm nguyên liệu sản xuất là hết sức cần thiết và có ý nghĩa thực tế cao. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay là quản lý hiệu quả việc nhập khẩu phế liệu để hỗ trợ phát triển kinh tế, kiểm soát được nhập khẩu chất thải vào Việt Nam và xử lý các vấn đề môi trường liên quan đến họat động kinh doanh phế liệu, phế thải. Đề tài nghiên cứu này được thực hiện nhằm góp phần giải quyết những vấn đề nêu trên. Các mục tiêu cụ thể của Đề tài gồm: 1. Đánh giá được tổng thể các vấn đề pháp lý và kỹ thuật trong kinh doanh và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất trên thế giới; 2. Xây dựng được một số loại hướng dẫn kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm trong kinh doanh phế liệu làm nguyên liệu sản xuất tuân thủ pháp luật Việt Nam và phù hợp với quy định, thông lệ quốc tế. Để đáp ứng mục tiêu nêu trên, Đề tài đã thực hiện các hoạt động tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế, khảo sát thực tế, xây dựng các dự thảo quy định, đánh giá tác động của các quy định, lấy ý kiến rộng rãi của các cơ quan, tổ chức, 8 cá nhân liên quan và trình các cấp có thẩm quyền xem xét các nội dung dự thảo để phê duyệt và ban hành quy định mới. Các kết quả cụ thể của Đề tài bao gồm: 1. Các báo cáo tổng quan về phế liệu và sử dụng phế liệu quốc tế và trong nước, bao gồm cả các vấn đề về kỹ thuật và pháp lý (Chương I); 2. Đánh giá về tiêu chuẩn, quy định quản lý phế liệu quốc tế và của Việt Nam (Chương II); 3. Phân tích các vấn đề về sử dụng phế liệu và bảo vệ môi trường (Chương III); 4. Xây dựng các dự thảo hướng dẫn kỹ thuật và quy định về quản lý phế liệu nhập khẩu; đánh giá tác động của quy định; đánh giá rủi ro khi triển khai quy định (Chương IV); 5. Dự thảo các quy định, hướng dẫn kỹ thuật để trình các cấp có thẩm quyền xem xét (Phụ luc), bao gồm: a. Dự thảo Quy chế quản lý phế liệu nhập khẩu (đã trình Thủ tướng Chính phủ). b. Dự thảo Thông tư ban hành các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về (1) Thép phế liệu, (2) Nhựa phế liệu, (3) Giấy phế liệu; c. Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật Kiểm soát ô nhiễm đối với phế liệu nhập khẩu 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ PHẾ LIỆU VÀ PHẾ LIỆU NHẬP KHẨU I. Khái niệm và định nghĩa pháp lý của phế liệu Tại Việt Nam, về pháp lý, khái niệm phế liệu được định nghĩa trước hết tại khoản 1 Điều 3 Quyết định số 03/2004/QĐ-BTNMT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về bảo vệ môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, trong đó nêu rõ "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng nhưng đáp ứng yêu cầu làm nguyên liệu sản xuất". Khái niệm phế liệu tiếp tục được Luật Bảo vệ môi trường 2005 (Luật BVMT 2005) định nghĩa tại khoản 13 Điều 3: "Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng được thu hồi để dùng làm nguyên liệu sản xuất". Mặc dù có sự khác biệt về việc sử dụng một số từ ngữ trong hai định nghĩa này nhưng giữa các định nghĩa này không có sự khác biệt về bản chất pháp lý. Theo các định nghĩa trên, vật chất sẽ trở thành phế liệu khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau [1]: Thứ nhất: Là sản phẩm hoặc vật liệu “Sản phẩm” là những thứ do lao động của con người tạo ra. Các sản phẩm mà con người tạo ra có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc phi vật thể. Dưới giác độ luật môi trường thì đó chỉ có thể là những sản phẩm tồn tại dưới dạng vật thể thuộc thành phần môi trường. Do đó, những sản phẩm phi vật thể không thuộc khái niệm phế liệu. “Vật liệu” là những vật để làm cái gì đó. Như vậy, vật liệu có thể là những vật chất từ tự nhiên hoặc đã qua chế biến để có thể sử dụng trong sản xuất. Thứ hai: Bị loại ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng "Bị loại ra" được hiểu là các sản phẩm hoặc vật liệu được đưa ra khỏi quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng. Đối với hoạt động tiêu dùng, được coi là “được loại ra” khi chủ sở hữu không đưa nó vào khai thác giá trị, công dụng của vật chất đó. Trong trường hợp sản xuất, hành vi “loại ra” cần có sự phân biệt giữa hành vi của người trực tiếp sản xuất (công nhân) với hành vi loại ra của chủ sở hữu hoặc người đại diện hợp pháp của chủ sở hữu. Chỉ được nhìn nhận là “được loại ra” khỏi quá trình sản xuất khi chủ sở hữu hoặc người đại diện chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng sản phẩm hoặc vật liệu đó vào quá trình sản xuất và tiêu dùng. Điều này có nghĩa là một vật chất tồn tại dưới dạng phế liệu hay không phụ thuộc vào hành vi của chủ sở hữu (hoặc người đại diện hợp pháp) sản phẩm hoặc vật liệu đó. Hành vi từ bỏ của chủ sở hữu có thể được thể hiện bằng hành động hoặc không hành động. 10 Thứ ba: Được thu hồi dùng làm nguyên liệu Sản phẩm hoặc vật liệu có trở thành phế liệu hay không phụ thuộc vào việc đánh giá trên thực tế đối với hành vi "từ bỏ ý định khai thác giá trị, công dụng" của chủ sở hữu và phải được xem xét một cách cụ thể đối với từng trường hợp, như thu hồi để bán dưới hình thức hàng hóa, để sử dụng làm nguyên liệu hoặc để xử lý. Cùng với các định nghĩa pháp lý về phế liệu và chất thải, chúng ta cũng có các định nghĩa, khái niệm khác có liên quan đến phế liệu được hiểu như sau: Tạp chất: Là các chất, vật liệu không cùng loại với phế liệu nhập khẩu, bị lẫn trong phế liệu. Tạp chất nguy hại: Là các tạp chất có tên trong Danh mục chất thải nguy hại do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành, bị lẫn trong phế liệu. Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu: Là Giấy xác nhận do Sở Tài nguyên và Môi trường địa phương cấp cho thương nhân nhập khẩu phế liệu theo quy định (theo Thông tư liên tịch 02/2007/TTLT-BCT-BTNMT). Lô hàng kiểm tra: Là lượng phế liệu được thương nhân nhập khẩu phế liệu đăng ký kiểm tra. Cơ quan kiểm tra: Là tên gọi chung cho các các cơ quan thực hiện việc kiểm tra về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu phế liệu, bao gồm: Cơ quan hải quan cửa khẩu, Tổng cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Cơ quan cảnh sát môi trường. Thương nhân nhập khẩu: Là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu phế liệu bao gồm các thương nhân nhập khẩu phế liệu trực tiếp để sản xuất, thương nhân nhập khẩu ủy thác và thương nhân nhập khẩu để kinh doanh. Tổ chức giám định: Là tổ chức có chức năng và đủ năng lực được cơ quan kiểm tra hoặc thương nhân đề nghị giám định phế liệu. Tiêu chuẩn: là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này. Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng. Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. Cùng với khái niệm phế liệu, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đề cập tới khái niệm chất thải như là một khái niệm độc lập với khái niệm phế liệu. Luật môi 11 trường Việt Nam đã đưa ra định nghĩa chất thải tại khoản 10 Điều 3 Luật BVMT 2005 như sau: "Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác”. Theo định nghĩa này, vật chất sẽ trở thành chất thải khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sau: Thứ nhất, chất thải là vật chất, có thể tồn tại dưới những dạng như rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác. Những yếu tố phi vật chất không thể là chất thải. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những yếu tố cấu thành môi trường theo pháp luật môi trường. Thứ hai, vật chất bị chủ sở hữu thải ra trong các hoạt động của mình, cả trường hợp chủ động và bị động, sẽ trở thành chất thải. Thứ ba, vật chất sẽ tồn tại dưới dạng chất thải kể từ khi chủ sở hữu hoặc người sử dụng hợp pháp thải ra cho tới khi con người đưa nó vào sử dụng trong một chu trình sản xuất hoặc chu trình sử dụng khác. Cách tiếp cận của Luật Bảo vệ môi trường 2005, nếu đưa ra được những tiêu chí rõ ràng cho việc phân biệt chất thải với phế liệu, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng và áp dụng các quy định trong hoạt động quản lý chất thải, phế liệu, trong đó có hoạt động nhập khẩu phế liệu. Từ những phân tích ở trên, khái niệm chất thải và khái niệm phế liệu được đề cập tại Luật Bảo vệ môi trường 2005 có những sự khác biệt sau đây: Thứ nhất, các yếu tố có thể trở thành chất thải bao gồm các loại vật chất trong đó có sản phẩm và vật liệu, là yếu tố có thể trở thành phế liệu. Thứ hai, với trường hợp trở thành phế liệu, việc từ bỏ giá trị, công dụng của chủ sở hữu vật chất mang tính chủ động. Trong trường hợp chất thải, việc từ bỏ giá trị công dụng của chủ sở hữu vật chất bao gồm cả trường hợp chủ động và bị động. Thứ ba, khái niệm chất thải không đề cập tới mục đích sau quá trình thải ra và pháp luật coi thu hồi là một trong những nghĩa vụ của người sản sinh chất thải. Trong khi đó, mục đích "được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất" là một tiêu chí của khái niệm phế liệu. Tiêu chí "được thu hồi dùng làm nguyên liệu sản xuất" là tiêu chí mang tính định tính. Thực tế, chúng ta khó có thể đánh giá được một chất thải cụ thể được thu hồi có thể "dùng làm nguyên liệu" cho một chu trình sản xuất nào đó, được thực hiện ở đâu đó trên lãnh thổ Việt Nam hoặc trên thế giới hay không. Pháp luật quốc tế về môi trường và pháp luật các quốc gia không sử dụng tiêu chí này để xác lập khái niệm phế liệu và từ đó không phân biệt phế liệu với chất thải mà chỉ sử dụng khái niệm duy nhất: chất thải (tiếng Anh: waste, tiếng Đức: Abfall), kể cả trong trường hợp thu hồi để tái chế, tái sử dụng và trường hợp thu hồi để xử lý. Theo Phụ lục I của Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển chất thải nguy hiểm qua biên giới và việc tiêu hủy chúng, hoạt động thu hồi để tái sử dụng cũng là một công việc tiêu hủy và vì vậy vật chất thải ra của các hoạt động khác nhau nhưng được thu hồi "dùng làm nguyên liệu" cũng là chất thải. 12 Trong thực tế cuộc sống, phế liệu là một khái niệm quen thuộc, phổ biến. Hệ thống thu gom, tái chế, tái sử dụng vật liệu tồn tại ở hầu hết các xã hội, các vùng trên thế giới, là một quá trình sản xuất, sinh hoạt đã có từ rất lâu. Xưa kia, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, tái chế đóng vai trò như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Các hệ thống kinh doanh phế liệu, mà thường được gọi dưới tên dân dã là “ve chai”, đã tồn tại, hoạt động hiệu quả về mặt thu hồi vật liệu, tuy nhiên cũng phát sinh nhiều vấn đề về môi trường và sức khỏe cộng đồng. Ở nước ta, Luật Bảo vệ môi trường cấm nhập khẩu rác thải, nhưng phế liệu chủ yếu lại được lựa chọn từ chất thải, nên việc cho phép nhập khẩu các loại phế liệu nào để tận dụng làm nguyên liệu sản xuất thì cần phải cân nhắc để phù hợp với yêu cầu của bảo vệ môi trường và quy định các loại tiêu chuẩn phế liệu nhập khẩu, phải chặt chẽ hơn yêu cầu đối với các loại phế liệu lựa chọn từ các loại chất thải ở trong nước. Thực tế, Việt Nam đã cho phép các doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu với quy định về điều kiện khá cụ thể, chặt chẽ. Tuy vậy, do khác biệt về cách hiểu của mỗi nước và sự khó phân định về khái niệm phế liệu, chất thải trong cuộc sống, trong cộng đồng, đã dẫn đến những bất cập trong việc quản lý và sử dụng phế liệu, phục vụ sản xuất trong thời gian qua. Tới nay, việc xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế và đồng thời bảo vệ được môi trường vẫn là bài toán khó, chưa có được giải pháp hiệu quả cuối cùng. II. Phế liệu và môi trường 2.1. Tác động tích cực của việc thu hồi, tái chế phế liệu Phế liệu hay nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có phế thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do chất thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp cho việc gắn mác sinh thái trên các sản phẩm của nhà sản xuất. Xét về tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Ở các nước công nghiệp phát triển, hệ thống tái chế có mặt trong khắp các lĩnh vực sản xuất và đời sống, đóng vai trò là một nguồn cung cấp nguyên, vật liệu quan trọng cho các chu trình sản xuất tiếp theo. Thành công của các nước này trong tái chế phế thải là nhờ các chính sách đồng bộ và nhất quán của chính phủ cùng ý thức tự giác của người dân trong việc phân loại rác, chất thải trước khi vứt bỏ. Ở một khía cạnh khác, nhiều nghệ sỹ còn sử dụng rác thải làm chất liệu cho các sáng tác của mình, chẳng hạn giấy vẽ làm từ giấy tái chế, tranh làm từ 13 thẻ điện thoại hay tượng làm từ các mảnh kim loại, tượng từ vật liệu sắt thép thải bỏ, v.v… Dĩ nhiên, đây không phải là một biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề rác thải, nhưng điều đáng nói là cách nhìn nhận của nghệ sỹ và công chúng đối với rác thải đã thay đổi, rác đã không còn bị coi là đồ bỏ đi nữa mà đã được sử dụng vào các mục đích có ích [2]. a) Tái chế sắt, thép phế liệu Đối với sắt, thép phế liệu, một trong những loại phế liệu phổ biến nhất, việc sử dụng thép phế liệu để sản xuất thép mang lại những hiệu quả kinh tế và xã hội rất to lớn. Viện Nghiên cứu công nghiệp tái chế phế liệu của Mỹ (Institute of Scrap Recycling Industries – ISRI) đã tổng kết các lợi ích của việc sử dụng thép phế liệu sản xuất thép so với công nghệ khai thác quặng sắt – Lò cao – Lò thép như sau [2] - Tiết kiệm năng lượng: 74% - Tiết kiệm khoáng sản: 90% - Giảm ô nhiễm không khí: 86% - Giảm sử dụng nước: 40% - Giảm ô nhiễm nước: 76%. - Giảm tiêu thụ nước trong khai mỏ: 97% - Giảm phế thải phát sinh so với sử dụng quặng do lượng Fe có trong thép phế cao hơn nhiều so với quặng. Và tất nhiên là việc tái sử dụng thép phế là tiết kiệm tài nguyên sắt thép từ tự nhiên. Riêng ở Mỹ, lợi ích kinh tế thuần túy hàng năm từ sắt thép phế liệu là khoảng 2 tỷ USD mỗi năm. Thị trường sắt, thép phế liệu quốc tế là một thị trường lớn, ước tính lên đến hàng chục tỷ USD mỗi năm và chúng ta cũng cần lưu ý là đây là một thị trường toàn cầu, hòa nhập rất sâu trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay. b) Tái chế nhựa phế liệu Về nhựa, chúng ta đều nhận thấy rằng sản phẩm nhựa là một trong những mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế. Cùng với sự tiến bộ của khoa học và công nghệ, ngày càng có nhiều loại vật liệu và sản phẩm với xuất xứ từ Nhựa được hình thành và phát triển có thể thay thế một phần vật liệu truyền thống như sắt, thép, gỗ, sợi bông v.v… Sản phẩm nhựa có mặt xung quanh ta từ những đồ gia dụng đơn giản đến những chi tiết được chế tạo với những tính năng đặc biệt dùng trong hàng không, vũ trụ. Nhựa phế liệu thường được phân loại, thu gom, làm sạch sau đó được đưa vào một quy trình tái sinh. Các nguyên liệu sợi công nghiệp làm từ nhựa tái chế được dùng để chế tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau: quần áo, giày, khăn tắm, chăn, … Các vật liệu composite vốn được xem là loại vật liệu khó tái chế. Tuy 14 nhiên một số công nghệ mới phát triển đã sử dụng composit cùng với thủy tinh trong sản xuất gạch lát vỉa hè. Một số nhà sản xuất còn đi xa hơn nữa trong nỗ lực tái sử dụng và tái chế các sản phẩm của mình nhằm hạ giá thành sản phẩm và thu hút sự chú ý của những khách hàng quan tâm đến vấn đề môi trường. Ví dụ, kể từ năm 1992, công ty FujiFilm đã quyết định thiết kế lại sản phẩm máy ảnh sử dụng một lần QuickSnap của mình theo hướng tái sử dụng triệt để. Trước đó, sau khi chụp, toàn bộ chiếc máy ảnh, trừ phim, bị vứt bỏ. Nhưng sau khi được thiết kế lại, kính, thân máy và đèn flash được tái sử dụng, còn các bộ phận khác được tái chế thành các hạt nhựa nguyên liệu. Việc thu gom máy ảnh đã qua sử dụng cũng rất đơn giản: khách hàng chỉ việc mang cả máy ảnh lẫn phim đến hiệu ảnh rồi lấy ảnh về, tất cả các công việc còn lại do cửa hiệu và hệ thống thu gom của công ty đảm nhiệm. Sản phẩm nhựa bao gồm nhiều loại nhựa gốc, do đó nhựa phế liệu cũng rất đa dạng: như PE, PVC, PET, PP… [3]. Hình 1: Các loại nhựa phế liệu Tên hóa học của các loại polimer tạo nên các sản phẩm nhưa là: • PP: Poly Propylen • PE: Poly Etylen • PET: Polyetylen terephtalat, đôi khi con goi là PETE hay PET-P • PVC: Polyvinylclorua • HDPE: Polyetylen cao áp • LDPE: Polyetylen thấp áp • PC: Polycacbonat • PS: polystyren • ABS: Acrylnitrylstyren • PU: Polyuretan 15 • Nylon: Polyamid (có thể bao gồm nhiều loại Nylon thương phẩm như Nylon 66, Nylon 12, Nylon 6…) Nhựa phế liệu, ngoài về bản chất hóa học, còn được phân chia theo màu sắc, công dụng của sản phẩm gốc và nguồn gốc phế liệu. Theo các quy định quốc tế thì việc phân loại này phải gắn với những mã tương ứng. Nhựa phế liệu thường thấy nhất trong là phế liệu chai nhựa và bao bì dưới dạng màng nhựa. Vật liệu làm chai nhựa trên thị trường rất đa dạng, nhưng chủ yếu là bao bì dạng PET và HDPE. Bao bì dạng màng nhựa là loại phổ biến nhất trong các sản phẩm nhựa dạng màng: Hình 2: Các loại bao bì dạng màng nhựa Phổ biến nhất trong các chai nhựa là dạng HDPE và PP 16 Bảng 1: Các dạng bao bì màng nhựa phổ biến nhất Loại nhựa bao bì Công dụng Chất bẩn có thể có trong phế liệu LPDE Các loại bao bì và Nhãn; thực phẩm dư, bụi đất cát, hơi ẩm, film nhiều vật liệu không thể thu hồi sau sử dụng LLDPE Túi nilon mỏng Nhãn; thực phẩm dư, bụi đất cát, hơi ẩm HDPE Túi cứng và dày Thực phẩm dư, nhiều vật liệu không thể thu hồi sau sử dụng PP Bao dứa, màng Nhãn; thực phẩm dư, bụi đất cát, hơi ẩm nhựa che chắn Màng nhiều lớp Bao bì nhiều lớp Nhãn; thực phẩm dư, bụi đất cát, hơi ẩm Từ góc độ về tài nguyên, việc tái chế nhựa đã và sẽ một hoạt động rất hữu ích. Sơ đồ sau đây cho thấy nhựa phế liệu, nếu được thu gom và tái sử dụng sẽ là nguyên liệu thay thế với một tỷ lệ nhất định và vô cùng quan trọng cho nhựa gốc, được sản xuất từ nguyên liệu dầu và khí thiên nhiên, một nguồn tài nguyên hữu hạn, đồng thời giảm đi một lượng năng lượng đáng kể để chế biến chúng thành nhựa gốc, thí dụ như HDPE. Trong khi đó từ nhựa phế liệu con đường đi đến HDPE ít tốn kém hơn rất nhiều [3]. Hình 3: Quá trình sản xuất nhựa từ nhựa phế liệu và nguyên liệu nhựa Mặt khác, trong trường hợp nhựa đem đốt để thu hồi lại nhiệt trị của chúng thì ý nghĩa cũng rất lớn. Nhiệt trị cung cấp bởi nhựa phế liệu trong những 17 cơ sở sử dụng nhiên liệu hỗn hợp (than, dầu, nhựa thải) để tạo ra nhiệt là khoảng ở mức 1/3 tổng năng lượng cung cấp từ hệ thống thiết bị: Hình 4: Thu nhiệt trị từ quá trình sản xuất nhựa Từ các kinh nghiệm sử dụng phế thải nhựa để thu hồi nhiệt có thể thấy như sau: - Nhựa thải là nhiên liệu có nhiệt trị cao; - Nếu nhựa đem đốt chứa nhiều tạp chất, có thể dẫn đến nguy hiểm cho chính lò đốt và cho môi trường; - Khoảng 20-30% vật chất đem đốt vẫn nằm trong tro xỉ, cần được quản lý nghiêm ngặt. Việc tái chế từ nhựa phế liệu thay thế nhựa gốc để sản xuất các sản phẩm nhựa phục vụ cho những mục đích khác nhau cua công nghiệp và dân sinh lại phụ thuộc rất nhiều yếu tố: - Nhu cầu và giá cả của thị trường: + dầu mỏ, nhựa gốc + nhu cầu xã hội - Mầu sắc/ độ trong của nhựa phế liệu; - Mức độ nhiễm bẩn của nhựa phế liệu; - Mức độ phân loại; - Khối lượng/tỷ trọng. c) Tái chế giấy phế liệu Những nghiên cứu về việc tái chế giấy cho thấy, khi tái chế một tấn giấy sẽ tiết kiệm được 2.200 kWh năng lượng điện. Số năng lượng này đủ dùng cho 1 hộ gia đình có 4 người trong một năm. Đồng thời tái chế một tấn giấy cũng sẽ giúp giảm khai thác 17 cây xanh, 26,5 m3 nước và 3,3 m3 đất để chôn lấp chất thải, tính về mặt bảo vệ môi trường. So sánh với việc để sản xuất một tấn bột 18 giấy cần đến 5 m3 gỗ và 100 m3 nước. Vì vậy nếu phân loại và tái chế giấy tốt sẽ giúp tài nguyên rừng và nước được bảo vệ lâu dài. Trên thế giới, việc tái chế giấy là một ngành công nghiệp lớn, và là một thị trường toàn cầu. Tại Việt Nam, theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP HCM, trong năm 2008, các nhà sản xuất làm ra hơn 760 nghìn tấn bao bì nhựa và 800 nghìn tấn bao bì giấy, “Trong khi phải mất đến 400 năm tự nhiên mới có thể phân hủy hết loại rác thải nguy hại này” [4]. Thực tế tại Việt Nam cũng cho thấy, hệ thống “ve chai” đã hoạt động khá hiệu quả để thu hồi các sản phẩm giấy thải loại, lượng giấy bị chôn lấp tại các bãi rác là không nhiều. Tuy nhiên, do việc phân loại rác tại nguồn kém nên hiệu quả thu gom, tái chế, sử dụng giấy loại là không cao, ước tính chỉ khoảng 25% trên tổng số giấy thải, còn lại bị phân hủy trong môi trường. Ngoài ra, còn có các loại phế liệu đặc thù khác như pin-ắc quy, bông vải, chất thải sinh học v.v…, cũng chứa những vật liệu có thể tái chế để làm nguyên liệu sản xuất. Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất, nhiều khi những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng, v.v... Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh. Trong sản xuất bền vững lý tưởng, các nguyên, vật liệu được sử dụng trong những vòng khép kín với số chu kỳ vô hạn. Điều hiển nhiên là chúng ta chỉ có thể tiệm cận chứ không bao giờ đạt tới khái niệm sản xuất bền vững lý tưởng này. Nhưng "tiệm cận" đã là rất tốt so với tình hình hiện nay, và là mục tiêu mà các biện pháp quản lý hướng tới. 2.2. Tác động tiêu cực của phế liệu Việc thu gom, tái chế, tái sử dụng phế liệu và chất thải có thể mang lại những lợi ích to lớn cho phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, nhưng cũng có thể góp phần hủy hoại môi trường. Điều này là do bản chất của phế liệu và quá trình thu gom, tái chế, tái sử dụng phế liệu tiềm ẩn nhiều rủi ro. Dưới đây chúng tôi sẽ phân tích một số nguy cơ và nguyên nhân của những tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe do thu hồi và sử dụng phế liệu. a) Tái chế thép phế liệu 19 Trước hết, về bản chất phế liệu sắt, thép phế liệu có thể chứa những chất gây ô nhiễm rất đa dạng, bao gồm cả kim loại và phi kim, tùy theo nguồn thu gom. Các nguồn thu gom chứa chất ô nhiễm có thể bao gồm (xem bảng dưới): Foreign materials - vật lạ; Electrical components – linh kiện điện, Bearings – vòng bạc, ổ bi; Galvanising – lớp phủ kim loại, Plating – lớp mạ điện, Paints, coatings & glazes – vật liệu có sơn, keo hay men, Solder-mối hàn, Vehicle scrap- ô tô cũ, Vitreous enamels- vật liệu phủ men sứ; Combustion engines, cylinder blocks – phế thải từ động cơ, vỏ động cơ; Capacitors from electrical & lighting fixtures – tụ điện từ cac linh kiện điện hay thiết bị chiếu sáng; Scrap from sources involving oil use – phế liệu từ những nguồn có sử dụng dầu; Turnings from machining – phoi cắt gọt, Any type stored on soil – tất cả vật liệu để trên nền đất [2,3]. Bảng 2: Các nguồn thu gom phế liệu sắt thép và các chất ô nhiễm tương ứng 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng