Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lí và khôi phục môi trường s...

Tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lí và khôi phục môi trường sau thiên tai – nghiên cứu điển hình tại một địa phương

.PDF
235
326
68

Mô tả:

BTNMT VKTTVMT BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VIỆN KHOA HỌC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN VÀ MÔI TRƯỜNG 5/62 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội -----------------********-------------------- BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN PHỤC VỤ QUẢN LÍ VÀ KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH TẠI MỘT ĐỊA PHƯƠNG Tên Chủ nhiệm Đề tài: Thạc sĩ Ngô Thị Vân Anh 8050 HÀ NỘI, 03-2010 MỤC LỤC MỤC LỤC BẢNG......................................................................................................................4 MỤC LỤC HÌNH .......................................................................................................................5 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ..........................................................................................6 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..............................................................................................................8 I. TÍNH CẤP THIẾT .............................................................................................................8 II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ...............................................................................................9 III. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ................................................................................10 IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................................10 V.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................................11 VI. CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO ...................................................11 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI...................................................................................14 I. NGOÀI NƯỚC.................................................................................................................14 1. Sổ tay Đánh giá thiệt hại Kinh tế- xã hội và Môi trường do thiên tai, Ủy ban Kinh tế Châu mỹ Latinh và vùng Caribe, 1999 (Handbook for Estimating the Socio- economic and Environmental Effects of Disasters, ECLAC, 1999)............................................................14 2. Hướng dẫn Đánh giá thiệt hại Kinh tế- xã hội do lũ gây ra, Tổ chức Floodsite thuộc Liên minh Châu Âu, 2006 (Guidelines for Socio- economic Flood Damage evaluation. Floodsite, EU. 2006)..............................................................................................................................17 II. TRONG NƯỚC ................................................................................................................20 1. Các nghiên cứu về lượng giá thiệt hại môi trường ...........................................................20 2. Các nghiên cứu liên quan đến Đánh giá thiệt hại môi trường do thiên tai .......................22 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI...............................................................................................................................24 I. KHUNG TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA MÔI TRƯỜNG................24 1. Mối quan hệ giữa hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế................................24 2. Tổng giá trị kinh tế của môi trường ..................................................................................25 3. Thiệt hại môi trường .........................................................................................................27 II. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG ...........................28 1. Mở đầu..............................................................................................................................28 2. Cở sở lý thuyết..................................................................................................................29 III. CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG ............................33 1. Phương pháp dựa vào thị trường thực ..............................................................................34 2. Phương pháp dựa vào thị trường thay thế.........................................................................40 3. Phương pháp dựa vào thị trường giả định ........................................................................45 IV. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM......................................................................................................50 CHƯƠNG 4: QUẢN LÝ VÀ KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG..............................................56 SAU THIÊN TAI..................................................................................................................56 I. KHUNG QUẢN LÝ VÀ KHÔI PHỤC MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI ...................56 II. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI..........................................57 1. Phần 1- Đánh giá nhanh tác động Môi trường sau thiên tai .............................................60 2. Phần 2- Đánh giá thiệt hại Môi trường sau thiên tai.........................................................62 III. VẤN ĐỀ ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI SAU THIÊN TAI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......66 IV. TIÊU CHÍ XÉT THỨ TỰ ƯU TIÊN KHẮC PHỤC THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI...........................................................................................................................68 CHƯƠNG 5: ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG SAU BÃO, LŨ THÍ ĐIỂM TẠI THỪA THIÊN HUẾ.................................................................................................................74 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...................................................74 1. Điều kiện tự nhiên.............................................................................................................74 2. Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................................85 3. Tình hình thiên tai bão, lũ và thiệt hại ..............................................................................94 4. Hiện trạng môi trường ....................................................................................................101 II. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ SAU TRẬN BÃO LŨ SỐ 9 NĂM 2009 .................................................................................................106 1. Đánh giá nhanh tác động Môi trường sau bão, lũ...........................................................106 2. Đánh giá thiệt hại Môi trường sau bão, lũ ......................................................................142 3. Rà soát kết quả đánh giá thiệt hại môi trường ................................................................163 4. Tính khả thi của Qui trình Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai..........................164 III. XÉT THỨ TỰ ƯU TIÊN KHẮC PHỤC CÁC THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG .............164 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................169 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................172 PHỤ LỤC ................................................................................................................................176 3 MỤC LỤC BẢNG Bảng 1: Một số ví dụ về các thiệt hại trực tiếp sau thiên tai.................................................... 16 Bảng 2: Một số ví dụ về thiệt hại môi trường gián tiếp sau thiên tai....................................... 16 Bảng 3: Kết hợp giữa hai nhóm thiệt hại................................................................................. 18 Bảng 4: Các đại lượng đo sự thay đổi phúc lợi khi chất lượng MT thay đổi .......................... 32 Bảng 5: Phân tích ưu nhược điểm và khả năng áp dụng của các phương pháp lượng giá môi trường....................................................................................................................................... 51 Bảng 6: Đánh giá khả năng áp dụng của các phương pháp đánh giá thiệt hại môi trường tại Việt Nam.................................................................................................................................. 54 Bảng 7: Các tác động của thiên tai bão, lũ đến môi trường..................................................... 61 Bảng 8: Phân loại mức độ tác động môi trường ...................................................................... 62 Bảng 9: Số liệu thống kê dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2007 ............................ 86 Bảng 10: Các nhà máy nước thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế ....................................................... 87 Bảng 11: Tình hình sử dụng các nguồn nước cho sinh hoạt................................................... 88 Bảng 12: Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ...................................................................... 91 Bảng 13: Phân bố các cơn bão đổ bộ theo từng khu vực, giai đoạn 1891-2000...................... 94 Bảng 14: Phân bố thời điểm bão đổ bộ vào khu vực Quảng Bình- Thừa Thiên Huế.............. 95 Bảng 15: Thống kê thiệt hại do thiên tai gây ra ở Thừa Thiên Huế ..................................... 100 Bảng 16: Các bãi chôn lấp hợp vệ sinh của tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................ 103 Bảng 17: Các bãi chôn lấp rác đang trong giai đoạn qui hoạch ............................................ 104 Bảng 18: Các bãi chôn lấp tạm thời....................................................................................... 105 Bảng 19: Kết quả điều tra một số điểm ngập lụt do trận lũ tháng 9-10/2009........................ 121 Bảng 20: Kết quả quan trắc chất lượng nước các sông chính (9/2009)................................. 132 Bảng 21: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm (giếng khoan, giếngđào) ...................... 133 Bảng 22: Kết quả quan trắc chất lượng các sông chính trong thời gian bão lũ ..................... 135 Bảng 23: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt sau bão lũ ................................................ 137 Bảng 24: Kết quả quan trắc chất lượng nước giếng sau bão lũ ............................................. 138 Bảng 25: Kết quả đo nhiễm mặn đất canh tác sau bão lũ ...................................................... 140 Bảng 26: Đánh giá mức độ tác động môi trường................................................................... 142 Bảng 27: Các dạng thiệt hại môi trường sau bão lũ tại TTH................................................. 143 Bảng 28: Số liệu thống kê liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường .................................... 144 Bảng 29: Số liệu thống kê thiệt hại nước giếng..................................................................... 145 Bảng 30: Số liệu thống kê các ca bệnh phát sinh sau bão lũ ................................................. 147 Bảng 31: Số liệu thống kê thiệt hại nhiễm mặn đất canh tác................................................. 148 Bảng 32: Số liệu thống kê thiệt hại về đất bị sạt lở ............................................................... 148 Bảng 33: Số liệu thống kê thiệt hại về đất bị bồi lấp............................................................. 148 Bảng 34: Các phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường được lựa chọn .......................... 149 Bảng 35: Tổng hợp kết quả tính toán các dạng thiệt hại môi trường .................................... 163 Bảng 36: Tổng hợp kết quả đánh giá các thiệt hại môi trường theo 3 tiêu chí...................... 166 Bảng 37: Ma trận tổng hợp xác định thứ tự ưu tiên của các thiệt hại môi trường................. 167 4 MỤC LỤC HÌNH Hình 1: Mối quan hệ giữa hệ thống môi trường và hệ thống kinh tế[Turner,2000] ................ 25 Hình 2: Tổng giá trị kinh tế của tài nguyên môi trường[Turner và Pearce (1993)] ................ 27 Hình 3: Thiệt hại môi trường do ô nhiễm/suy thoái/sự cố[Dixon. J (1999)]........................... 28 Hình 4: Thay đổi thặng dư tiêu dùng và sản xuất khi giá thay đổi........................................ 30 Hình 5: Khái quát các phương pháp đánh giá kinh tế thiệt hại môi trường............................. 33 Hình 6: Lượng giá giá trị môi trường bằng phương pháp giá thị trường................................. 34 Hình 7: Ước lượng giá trị du lịch từ đường cầu ...................................................................... 43 Hình 8: Khung quản lý và khôi phục môi trường sau thiên tai................................................ 57 Hình 9: Sơ đồ qui trình Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai ....................................... 59 Hình 10: Các phương pháp lượng giá thiệt hại môi trường thường hay được sử dụng........... 65 Hình 11: Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................. 75 Hình 12: Bản đồ mô phỏng địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................... 75 Hình 13: Bản đồ các loại đất tỉnh Thừa Thiên Huế ................................................................. 77 Hình 14: Bản đồ hệ thống sông ngòi tỉnh Thừa Thiên Huế..................................................... 80 Hình 15: Bản đồ sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế, năm 2005............................................... 89 Hình 16: Bản đồ các cơn bão, ATNĐ ảnh hưởng đến Thừa Thiên Huế (giai đoạn 1978 – 2008) [Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương] ...................................... 96 Hình 17: Bản đồ các điểm tập trung đông dân cư ................................................................. 110 Hình 18: Bản đồ các khu bảo tồn thiên nhiên và khu di tích văn hóa, lịch sử....................... 111 Hình 19: Bản đồ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ..................................................... 112 Hình 20: Bản đồ vùng sản xuất nông nghiệp (trồng lúa, trồng rau màu, thủy sản)............... 113 Hình 21: Bản đồ khoáng sản và khai thác mỏ ....................................................................... 114 Hình 22: Bản đồ các bãi tập kết, chôn lấp rác ....................................................................... 115 Hình 23: Bản đồ các khu vực nhạy cảm ................................................................................ 116 Hình 24: Bản đồ các nguồn nguy cơ gây ô nhiễm................................................................. 117 Hình 25: Bản đồ nguy cơ ngập lụt P=1% .............................................................................. 122 Hình 26: Bản đồ nguy cơ ngập lụt P=5% .............................................................................. 123 Hình 27: Bản đồ nguy cơ ngập lụt P=10% ............................................................................ 124 Hình 28: Bản đồ các khu vực nhạy cảm đối với bão lũ......................................................... 126 Hình 29: Bản đồ các nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng đối với bão lũ ....................................... 127 Hình 30: Bản đồ mạng lưới điểm quan trắc chất lượng môi trường nước mặt...................... 128 Hình 31: Bản đồ mạng lưới quan trắc chất lượng nước giếng............................................... 129 Hình 32: Bản đồ mạng lưới điểm quan trắc nhiễm mặn đất.................................................. 130 5 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH PCLB Ban chỉ huy phòng chống lụt bão BOD5 Nhu cầu ô xy sinh học CM Mô hình lựa chọn COD Nhu cầu ô xy hóa học CS Thặng dư tiêu dùng CV Biến thiên bù đắp CVM Phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên DO Oxy hòa tan ECLAC Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latinh và vùng Caribean EU Liên minh châu Âu EV Biến thiên tương đương GDP Tổng sản phẩm quốc nội GIS Hệ thống thông tin địa lý HPM Giá hưởng thụ KCN Khu công nghiệp KH KTTV MT Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường MT Môi trường PP Phương pháp PS Thặng dư sản xuất QCVN Quy chuẩn Việt Nam TCCP Tiêu chuẩn cho phép TCM Phương pháp chi phí du lịch TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TNHHNNMTV Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên TP Thành phố TT Thị trấn TTCN Tiểu thủ công nghiệp TTH Thừa Thiên Huế UBND Ủy ban Nhân dân 6 UNEP Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc VQG Vườn quốc gia VSMT Vệ sinh môi trường WTA Sự sẵn lòng chấp nhận WTP Sự sẵn lòng chi trả 7 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT Trong vài thập kỷ gần đây, thiên tai xảy ra ngày càng nhiều và nghiêm trọng trên qui mô toàn thế giới, gây hậu quả nghiêm trọng tới cuộc sống của con người. Mặc dù, thiên tai là hiện tượng tự nhiên nhưng do các hoạt động của con người như phát triển công nghiệp, đô thị hoá quá nhanh cùng với sự bùng nổ dân số và khai thác tài nguyên môi trường một cách quá mức đã làm gia tăng mức độ và hậu quả của thiên tai. Trung bình mỗi năm trên thế giới có hơn 200 triệu người chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thảm hoạ do thiên tai gây ra. Ở Việt Nam, trong 10 năm gần đây (1998-2007), các loại thiên tai như: bão, lũ, lũ quét và các thiên tai khác đã làm chết và mất tích gần 7.500 người, trên 5 triệu ngôi nhà bị đổ, trôi, hư hại, gần 7300 tầu, thuyền bị chìm, gần 3 triệu ha lúa bị ngập, hư hại, trong đó mất trắng gần 400.000 ha, tổn thất về kinh tế ước tính 3 tỷ đô la Mỹ, chiếm khoảng 1.5% GDP[Chiến lược Quốc gia về Phòng, chống và Giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020]. Thiên tai không những đe dọa tính mạng con người mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế- xã hội và phá hủy môi trường. Đứng trước tình hình thiên tai và những hậu quả trầm trọng như vậy, các quốc gia trên thế giới đã và đang xúc tiến các chương trình hành động với mục tiêu Phòng, chống và Giảm nhẹ thiên tai. Hàng loạt những biện pháp công trình, phi công trình, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tài chính đã được xây dựng để thực hiện mục tiêu trên. Tuy nhiên, cho dù chúng ta có phòng chống đến đâu thì thiên tai vẫn xảy ra và thiệt hại ở mức độ nào đó là không thể tránh khỏi. Lúc đó, công tác Đánh giá thiệt hại và công tác Khắc phục hậu quả là vô cùng cần thiết nhằm nhanh chóng ổn định đời sống, phục hồi sản xuất và bảo vệ môi trường như vậy, cũng chính là giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Sau thiên tai, những thiệt hại về kinh tế- xã hội thường được quan tâm đánh giá, trong khi đó các thiệt hại về môi trường thì chưa được quan tâm đúng mức. Thực tế, các thiệt hại về môi trường cũng vô cùng quan trọng, đôi khi nó còn lớn hơn cả thiệt hại trước mắt về kinh tế- xã hội. Bởi vì, những thiệt hại về môi trường thường kéo theo những thiệt hại gián tiếp, lâu dài đến hoạt động kinh tếxã hội. Vì vậy, đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai là công việc rất cần thiết. Việc đánh giá thiệt hại này không nhất thiết phải định lượng chính xác mức độ thiệt hại về môi trường nhưng nó phải đề cập được đầy đủ các dạng thiệt hại môi trường do thiên tai gây ra. Từ đó, ta có được cái nhìn khái quát và đầy 8 đủ về tổng thiệt hại do thiên tai gây ra. Kết quả đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai sẽ là cơ sở cho việc xác định mức độ đầu tư cần thiết cho việc khắc phục hậu quả môi trường sau thiên tai. Ngoài ra, đánh giá thiệt hại sau thiên tai còn góp phần quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả công tác phòng chống, giảm nhẹ thiên tai. Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, thuộc ổ bão Châu Á - Thái Bình Dương, một trong năm ổ bão lớn nhất của thế giới. Hàng năm, nước ta thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai như bão, lũ, lụt, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, xâm nhập mặn, cháy rừng, động đất v.v... Tuy nhiên, bão và lũ là hai loại hình thiên tai đặc trưng nhất về cả tần suất xảy ra và mức độ gây thiệt hại. Sau những thiên tai lớn như bão, lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần, môi trường vùng bị thiên tai thường bị ảnh hưởng rất nặng nề như ô nhiễm môi trường nước, ô nhiễm đất, nhiễm mặn, điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo… gây thiệt hại cho con người trong đời sống cũng như trong hoạt động sản xuất. Những thiệt hại môi trường này đến nay vẫn chưa được đánh giá một cách đầy đủ về mức độ và chưa được tính vào tổng thiệt hại do thiên tai gây ra. Một phần vì nó chưa thu nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý, một phần vì việc lượng giá thiệt hại môi trường là rất khó khăn. Các thiệt hại về người, tài sản, cơ sở vật chất… có thể dễ dàng trong việc thống kê số lượng cũng như lượng giá (trừ thiệt hại về người) bởi vì, hầu hết chúng đều có giá thị trường. Trong khi đó, các thiệt hại về môi trường hầu như không có giá thị trường nên việc lượng giá chúng cần một loạt các kỹ thuật phức tạp hơn. Như vậy, nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai nhằm đưa ra một bộ công cụ để xác định qui mô, mức độ thiệt hại môi trường và lượng giá chúng (qui ra tiền) là rất cần thiết. II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai và Nghiên cứu đề xuất Tiêu chí lựa chọn đối tượng môi trường bị thiệt hại được ưu tiên khắc phục sau thiên tai sẽ góp phần phục vụ công tác quản lý và khôi phục thiệt hại môi trường sau thiên tai. 2. Mục tiêu cụ thể 9 Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của việc Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai nhằm cung cấp một bộ công cụ để xác định qui mô, mức độ của thiệt hại môi trường sau thiên tai và lượng giá các thiệt hại môi trường để xác định được mức đầu tư tài chính cần thiết cho việc khôi phục môi trường sau thiên tai. Nghiên cứu đề xuất Tiêu chí lựa chọn đối tượng môi trường bị thiệt hại được ưu tiên khắc phục sau thiên tai bão lũ. III. NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 24 tháng với nguồn tài chính và nhân lực có giới hạn nên đề tài chỉ đặt mục tiêu nghiên cứu về phương pháp và xây dựng qui trình khái quát Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai; nghiên cứu ứng dụng Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai điển hình cho một địa phương. Việc lựa chọn địa điểm nghiên cứu điển hình- nơi có bão lũ lớn xảy ra trong thời gian thực hiện đề tài (4/2008 – 4/2010) gây thiệt hại tới môi trường là một việc rất khó khăn và không chủ động được. Đó chính là lý do đề tài đã phải thay đổi địa điểm nghiên cứu điển hình từ Hà Tĩnh - Bắc Trung Bộ (như trong đề cương) sang Thừa Thiên Huế -Trung Trung Bộ cho phù hợp với tình hình thực tế. Do việc thay đổi địa điểm nghiên cứu điển hình và do tình hình thực tế việc thu thập, thống kê số liệu về tình hình thiệt hại môi trường sau bão lũ rất khó khăn, dẫn tới chất lượng và số lượng của số liệu cần thu thập rất hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả tính toán thiệt hại môi trường. Vì vậy, kết quả tính toán thiệt hại môi trường sau bão lũ cho địa điểm nghiên cứu điển hình trong đề tài chỉ mang tính minh họa cho Qui trình và phương pháp đã xây dựng. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1. Loại hình thiên tai lựa chọn Qua tổng quan tài liệu về tần xuất các loại hình thiên tai xảy ra ở Việt Nam và mức độ thiệt hại do các loại hình thiên tai gây ra thì bão và lũ là hai loại hình thiên tai phổ biến nhất và gây thiệt hại nặng nề nhất đối với nước ta. Vì vậy, trong khuôn khổ nghiên cứu này chỉ giới hạn việc Nghiên cứu Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai bão, lũ. 10 2. Phạm vi không gian Miền Trung nước ta là khu vực thường xuyên phải đối mặt với các loại hình thiên tai, đặc biệt là bão và lũ. Qua tổng quan tài liệu về phân vùng thiên tai và thống kê tần suất xảy ra thiên tai bão, lũ ở Việt Nam thì khu vực Trung bộ nước ta là nơi có mật độ ảnh hưởng của bão, lũ lớn nhất. Các tỉnh thuộc khu vực Trung bộ cũng là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất của thiên tai bão, lũ. Thừa Thiên Huế - một tỉnh thuộc khu vực Trung bộ được lựa chọn là điểm nghiên cứu điển hình cho việc Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai bão, lũ. Việc lựa chọn tỉnh TTH thỏa mãn một số tiêu chí sau: - Có dạng thiên tai điển hình là bão, lũ - Nơi có khả năng lớn xảy ra bão, lũ trong thời gian thực hiện đề tài - Nhạy cảm với các tác động do bão, lũ gây ra (thiệt hại nặng do các tác động của bão, lũ). 3. Các dạng thiệt hại môi trường do bão, lũ + Thiệt hại về môi trường nước (ô nhiễm nước mặt: sông, suối, ao, hồ…; ô nhiễm nước cấp sinh hoạt nông thôn: nước giếng đào, giếng khoan) + Thiệt hại về môi trường đất (nhiễm mặn, sạt lở, bồi lấp) + Thiệt hại về sức khỏe cộng đồng (dịch bệnh phát sinh ở người) + Thiệt hại về vệ sinh môi trường (các loại rác, chất thải rắn) V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp Khảo sát, thu thập, điều tra - Phương pháp Phân tích, tổng hợp, đánh giá - Phương pháp GIS - Phương pháp Lượng giá thiệt hại môi trường bằng công cụ Kinh tế- Môi trường - Phương pháp Tham vấn, lấy ý kiến chuyên gia VI. CÁC THUẬT NGỮ SỬ DỤNG TRONG BÁO CÁO - Hàng hóa và dịch vụ môi trường: là các thành phần, thuộc tính, chức năng của hệ thống môi trường khi cung cấp giá trị nào đó cho sự tiêu dùng của con 11 người, ví dụ: đất để ở, đất để canh tác, nước sạch để uống, không khí sạch để hít thở, rừng điều tiết nước và hấp thụ khí cacbonic… - Tác động môi trường: là sự thay đổi về chất và lượng của hệ thống môi trường do một yếu tố nào đó gây ra (ví dụ hoạt động của con người hoặc thiên tai…). - Thiệt hại môi trường: là phần lợi nhuận bị suy giảm do sự suy giảm trong việc cung cấp và sử dụng các hàng hóa và dịch vụ môi trường gây ra bởi các tác động môi trường. - Thiệt hại trực tiếp: là các thiệt hại xuất phát từ sự suy giảm về chất và lượng của các hàng hóa và dịch vụ môi trường. Thiệt hại này thường bao gồm các chi phí cho sự ứng cứu, khắc phục những sự tổn thất trực tiếp sau thiên tai. - Thiệt hại gián tiếp: là các thiệt hại liên quan đến lưu lượng hàng hóa và dịch vụ môi trường. Những thiệt hại gián tiếp thường bao gồm những khoản chi phí gia tăng cho việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu bổ sung và phần thu nhập kỳ vọng của các dòng hàng hóa, dịch vụ đáng ra có được nếu như thiên tai không xảy ra. - Đánh giá thiệt hại môi trường: là quá trình thu thập thông tin, số liệu, phân tích, đánh giá để xác định phạm vi, mức độ thiệt hại môi trường do thiên tai gây ra. Sau đó, sử dụng các phương pháp lượng giá kinh tế môi trường để qui các thiệt hại môi trường ra thành tiền. - Phương pháp lượng giá dựa vào thị trường thực: là nhóm phương pháp dựa trên thị trường thực tế để ước lượng lợi ích/giá trị của các hàng hóa và dịch vụ môi trường được mua bán trao đổi trên thị trường thông qua giá cả của nó. Về bản chất, giá cả hàng hóa trong trường hợp này không chịu sự tác động của các yếu tố sai lệch (thuế, ngoại ứng, qui định tỷ giá), phản ánh giá trị thực của nó và được dùng để đo giá trị này. Phương pháp giá thị trường áp dụng với những hàng hóa và dịch vụ môi trường có thị trường và có giá cả. - Phương pháp lượng giá dựa vào thị trường thay thế: nhiều hàng hóa và dịch vụ môi trường có thị trường nhưng giá thị trường không phản ánh giá trị thực của chúng. Trong những trường hợp này, thị trường thay thế với nhiều kỹ thuật ước lượng được sử dụng để ‘lôi ra’ khối giá trị ‘ẩn’ trong giá cả hàng hóa. Ví dụ: một căn hộ ở một vị trí đẹp, chất lượng môi trường tốt thì giá cao hơn các căn hộ cùng loại, nhưng giá cả của căn hộ không thể hiện ngay giá trị cảnh quan môi trường này là bao nhiêu. 12 - Phương pháp lượng giá dựa vào thị trường giả định: áp dụng để tính toán giá trị của những hàng hóa và dịch vụ môi trường không có thị trường để mua bán trao đổi và không có giá thị trường, thường là các giá trị phi sử dụng như giá trị bảo tồn đa dạng sinh học, giá trị lưu truyền. Vì không có thị trường thực nên các nhà nghiên cứu phải xây dựng các thị trường giả định và thông qua các kịch bản giả định để ước lượng lợi ích của người tiêu dùng khi tham gia các thị trường này. - Giá bóng: là giá trị thực của hàng hóa. Đôi khi, giá thị trường bóp méo giá trị thực của hàng hóa làm tăng giá lên do những yếu tố như thuế, phí… hoặc làm giảm giá đi do không tính chi phí ô nhiễm. Như vậy, giá bóng là giá đúng và phản ánh giá trị thực của hàng hóa khi loại trừ các sai lệch như thuế, trợ cấp, áp đặt tỷ giá, ngoại ứng... 13 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI MÔI TRƯỜNG SAU THIÊN TAI I. NGOÀI NƯỚC Trên thế giới, việc đánh giá kinh tế các thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đã xuất hiện từ những năm 1970. Cho đến nay, các kỹ thuật đánh giá và qui trình đánh giá ngày càng được hoàn thiện để có được các kết quả hợp lý, tin cậy; từ đó cung cấp cho các nhà ra quyết định những thông tin đầu vào có giá trị, từ đó xây dựng các chương trình, chính sách phục hồi, quản lý tài nguyên và môi trường hiệu quả. Vào năm 1999, Ủy ban Kinh tế châu Mỹ Latinh và vùng Caribean (ECLAC) đã xuất bản cuốn ‘Sổ tay đánh giá tác động kinh tế- xã hội của thiên tai’ (Handbook for Estimating the Socio- economic and Environmental Effects of Disasters. Economic Commission for Latin America and the Caribean (ECLAC) 1999) trong đó khái quát cách tiếp cận, các nhóm thiệt hại, các phương pháp đánh giá và qui trình đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do thiên tai gây ra, có các thiệt hại về môi trường. Hiện nay, cách tiếp cận của ECLAC được áp dụng khá phổ biến trong đánh giá thiệt hại sau thiên tai. Ngoài cách tiếp cận của ECLAC thì năm 2006, cộng đồng Châu Âu (EU) trong chương trình tổng thể về quản lý lồng ghép thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu cũng xuất bản tài liệu “Hướng dẫn đánh giá thiệt hại kinh tế- xã hội do lũ gây ra” (Guidelines for Socio- economic Flood Damage evaluation. Floodsite, EU. 2006) với những khung và cách tiếp cận đánh giá khá chi tiết cho các dạng thiệt hại của thiên tai lũ lụt, trong đo có đề cập tới thiệt hại môi trường. 1. Sổ tay Đánh giá thiệt hại Kinh tế- xã hội và Môi trường do thiên tai, Ủy ban Kinh tế Châu mỹ Latinh và vùng Caribe, 1999 (Handbook for Estimating the Socio- economic and Environmental Effects of Disasters, ECLAC, 1999) Năm 1999, Ủy ban Kinh tế Châu mỹ Latinh và vùng Caribean (ECLAC) đã xuất bản cuốn ‘Sổ tay đánh giá thiệt hại kinh tế, xã hội và môi trường do thiên tai’ trong đó, khái quát cách tiếp cận, các nhóm thiệt hại, các phương pháp đánh giá và qui trình đánh giá thiệt hại kinh tế, xã hội và môi trường do thiên tai gây ra. Cách tiếp cận của ECLAC được áp dụng khá phổ biến trong đánh giá thiệt hại trên thế giới hiện nay và tổ chức UNEP cũng khuyến khích sử dụng phương pháp này. 14 Cách tiếp cận và phương pháp đánh giá thiệt hại Đối với lĩnh vực thiệt hại về môi trường do thiên tai gây ra, ECLAC sử dụng cách tiếp cận kinh tế- môi trường trong việc Đánh giá thiệt hại. Để thực hiện quá trình Đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai, ECLAC xây dựng phương pháp tổng hợp gồm các kỹ thuật điều tra, khảo sát, thu thập số liệu, tài liệu; tổng hợp, phân tích thông tin; tính toán lượng giá thiệt hại bằng công cụ kinh tế- môi trường... dựa trên nguyên tắc chủ đạo là sự phối hợp chặt chẽ của chuyên gia môi trường và chuyên gia kinh tế. Các dạng thiệt hại môi trường Theo ECLAC, các thiên tai như động đất, bão, lũ lụt… không chỉ gây ra những thiệt hại tức thì, trước mắt mà còn gây ra những thiệt hại lâu dài, tức là các tác động tiến triển chậm và chỉ thể hiện rõ sau thảm họa một thời gian tương đối dài. Ví dụ như mùa màng bị giảm năng suất do các loài gây hại phát sinh sau thiên tai. Như vậy, các thiên tai có thể gây thiệt hại tức thì tới tài sản, hàng hóa, dịch vụ (thiệt hại trực tiếp); tới lưu lượng hàng hóa, dịch vụ được tiêu thụ (thiệt hại gián tiếp) và tới biểu hiện của toàn thể nền kinh tế vĩ mô sau khi bị tác động (tác động kinh tế vĩ mô). Các thiệt hại trực tiếp xuất hiện tại thời điểm xảy ra thiên tai hay trong vòng những ngày giờ đầu tiên. Còn thiệt hại gián tiếp và thiệt hại kinh tế vĩ mô thì lại có thể xuất hiện trong khoảng thời gian khá lâu sau thiên tai, có khi tới 5 năm sau, phụ thuộc vào mức độ và loại hình của thiên tai. Hầu hết các thiên tai đều gây thiệt hại gián tiếp tới nền kinh tế. Trong quá trình đánh giá, việc nhận dạng và định giá các thiệt hại trực tiếp là khá dễ dàng, tuy nhiên đối với thiệt hại gián tiếp thì không đơn giản. Lý do là vì những thiệt hại gián tiếp thường biểu hiện tại những thời điểm khác nhau sau thảm họa và vì thế khó có thể đánh giá nhanh và toàn diện được. Các thiệt hại trực tiếp Các thiệt hại trực tiếp bao gồm sự suy giảm một phần hoặc toàn phần các tài sản, tài nguyên vật chất hữu hình hoặc giá trị của các dịch vụ ngay khi thảm họa xảy ra. Thiệt hại này cũng bao gồm các chi phí cho sự ứng cứu các vấn đề phát sinh ngay khi thảm họa xảy ra cũng như các chi phí khắc phục những sự tổn thất tài sản trực tiếp sau thảm họa. 15 Bảng 1: Một số ví dụ về các thiệt hại trực tiếp sau thiên tai 1 Đất nông nghiệp hoặc đất ở ven biển bị mất do xói lở, bị nhiễm mặn do nước dâng trong bão 2 Bờ biển bị bẩn do rác rưởi, mảnh đổ vỡ sau bão, lũ hay sóng thần. 3 Rừng phòng hộ ven biển bị mất hoặc suy giảm 4 Hệ thống hạ tầng cấp nước sạch bị thiệt hại hoàn toàn hoặc một phần: đường ống, trạm bơm, giếng đào, bể lọc, bể chứa… bị phá hỏng 5 Hệ thống hạ tầng vệ sinh môi trường bị phá hủy, hỏng hóc: bãi rác, nhà máy xử lý rác, nhà vệ sinh… Các thiệt hại gián tiếp Thiệt hại gián tiếp là các thiệt hại liên quan đến lưu lượng hàng hóa và dịch vụ. Tổn thất này thường chưa được thể hiện ngay khi xảy ra thảm họa mà chỉ thể hiện từ sau thảm họa một thời gian và có thể trải dài đến hết cả quá trình tái thiết và khôi phục. Thông thường người ta đưa một mức khung tối đa cho khoảng thời gian này là 5 năm dù cho hầu hết các tổn thất chỉ xuất hiện trong 2 năm đầu. Trong bất cứ tình huống nào, sự đánh giá các thiệt hại này phải được mở rộng trong khoảng thời gian cần để phục hồi một phần hay toàn bộ khả năng sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ đã bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Những tổn hại gián tiếp cũng bao gồm những khoản chi phí gia tăng cho việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu bổ sung cũng như phần thu nhập kỳ vọng của các dòng hàng hóa, dịch vụ đáng ra có được nếu thiên tai không xảy ra. Sau đây là một số trường hợp cụ thể của thiệt hại gián tiếp. Bảng 2: Một số ví dụ về thiệt hại môi trường gián tiếp sau thiên tai 1 Suy giảm giá trị phòng hộ đê biển do rừng ngập mặn bị tàn phá sau bão 2 Doanh thu từ các hoạt động du lịch của các nhà hàng khách sạn bị suy giảm sau bão. Các khu bảo tồn bị giảm doanh thu từ vé vào cửa do lượng khách tham quan giảm. 3 Chi phí gia tăng trong việc cung cấp nước sạch sau bão lũ Chi phí xử lý ô nhiễm nước của hộ gia đình sau bão lũ Lợi ích suy giảm của các nhà máy cấp nước do nguồn nước bị ô nhiễm 4 Chi phí sức khỏe và chi phí cơ hội của sự suy giảm sức khỏe do các bệnh liên quan đến ô nhiễm phát sinh sau bão, lũ Qui trình đánh giá 16 ECLAC cũng đưa ra một qui trình đánh giá thiệt hại của thiên tai đối với môi trường. Theo đó, các chuyên gia môi trường phải phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, đặ biệt là chuyên gia kinh tế để đánh giá các thiệt hại. Về cơ bản, qui trình gồm có một số bước sau: • Mô tả hiện trạng môi trường trước thiên tai, thu thập các thông số môi trường nền • Nhận dạng các tác động của thiên tai đối với môi trường • Đánh giá định tính các tác động môi trường • Phân loại các tác động môi trường • Đánh giá kinh tế các tác động môi trường • Rà soát sự trùng lặp trong tính toán với thiệt hại các nhóm ngành khác 2. Hướng dẫn Đánh giá thiệt hại Kinh tế- xã hội do lũ gây ra, Tổ chức Floodsite thuộc Liên minh Châu Âu, 2006 (Guidelines for Socio- economic Flood Damage evaluation. Floodsite, EU. 2006) 2.1. Phân loại thiệt hại theo cộng đồng châu Âu (EU) Theo EU (2006), trước khi đánh giá thiệt hại kinh tế- xã hội do thiên tai cần phải phân loại rõ ràng các loại thiệt hại. Thuật ngữ “thiệt hại’ dùng để chỉ toàn bộ các tác động tiêu cực của thiên tai. Các tác động này có thể bao gồm: sự suy giảm sức khỏe của người dân, thiệt hại về cơ sở hạ tầng, về các di sản văn hóa, về hệ sinh thái, về các ngành sản xuất và dịch vụ cũng như toàn bộ sức mạnh của nền kinh tế. Cũng theo EU thì các thiệt hại của thiên tai có thể được chia thành hai nhóm chính. Nhóm 1 bao gồm các thiệt hại trực tiếp (direct) và thiệt hại gián tiếp (indirect), nhóm 2 gồm thiệt hại hữu hình (tangible) và thiệt hại không rõ ràng (intangible). - Thiệt hại trực tiếp: bao gồm toàn bộ những thiệt hại vật chất tức thời do thiên tai tác động lên con người, tài sản và môi trường. Các ví dụ cụ thể là thiệt hại về nhà cửa, đường xá, mùa màng, vật nuôi, thiệt hại sức khỏe, các hàng hóa sinh thái... Các giá trị này thường được đo bằng giá thị trường. - Thiệt hại gián tiếp: là những tổn thất gây ra bởi sự suy giảm mối liên hệ vật lý và kinh tế trong nền kinh tế cũng như các chi phí cứu hộ khẩn cấp hoặc chi cho các hành động phòng ngừa tác động của thiên tai. Ví dụ, dòng hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp bị suy giảm, suy giảm nguồn cung và cầu hàng hóa, thiệt hại 17 do giao thông đình trệ và các dòng dịch vụ khác. Các thiệt hại gián tiếp thường được đo thông qua dòng giá trị (flow values). ƒ Thiệt hại hữu hình: có thể dễ dàng lượng hóa bằng tiền như thiệt hại tài sản, suy giảm giá trị sản xuất ƒ Thiệt hại không rõ ràng: bao gồm suy giảm sức khỏe, suy giảm các dịch vụ của hệ sinh thái. Các tổn thất này thường không có giá thị trường và khó lượng hóa dưới dạng tiền tệ. Bảng 3: Kết hợp giữa hai nhóm thiệt hại Thước đo Hữu hình Trực tiếp Hình thức thiệt hại Gián tiếp Không rõ ràng ƒ ƒ ƒ ƒ Thiệt hại tài sản Nhà cửa Cơ sở hạ tầng Vật nuôi ƒ ƒ ƒ Tử vong Giảm sức khỏe Giảm dịch vụ sinh thái và môi trường ƒ Giảm sản lượng sản xuất Đình trệ giao thông Chi phí cấp cứu ƒ ƒ Bất tiện sau thiên tai Tăng tổn thương của các nạn nhân ƒ ƒ Nguồn: Penning Rowsell (2003) và Smith Ward (1998) 2.2. Nguyên tắc đánh giá thiệt hại Theo EU (2006), việc đánh giá thiệt hại do thiên tai có thể được nhìn nhận trên quan điểm cá nhân và quan điểm xã hội. Đánh giá trên quan điểm cá nhân (phân tích tài chính) nhìn nhận các thiệt hại từ góc độ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức và thường chỉ quan tâm đến các thiệt hại trực tiếp và hữu hình của thiên tai (tài sản, sức khỏe, dòng vật chất và giá trị sản xuất). Đánh giá trên quan điểm xã hội (phân tích kinh tế) không chỉ quan tâm đến những thiệt hại trực tiếp, hữu hình mà còn bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp và không rõ ràng. Kết quả của đánh giá kinh tế thường được sử dụng trong hoạch định và thiết kế các chính sách công cộng để quản lý thiên tai. Để có được một đánh giá kinh tế chi tiết, cần phải tuân thủ một số nguyên tắc đánh giá nhất định, bao gồm: Thứ nhất, xác định một phạm vi không gian và thời gian phù hợp để đánh giá: 18 Một đánh giá cho dù chi tiết đến mức nào cũng không thể bao gồm toàn bộ các thiệt hại trực tiếp và gián tiếp do thiên tai gây ra, vì vậy phải xác định những tác động nào là quan trọng, đáng kể và có ý nghĩa về mặt chính sách để đánh giá. Từ đó phải xác định được phạm vi không gian và thời gian phù hợp để đánh giá. Thứ hai, cần phải điều chỉnh mức giá khi thực hiện tính toán Trong kinh tế, giá cả hàng hóa về cơ bản là phản ánh giá trị xã hội của nó hay thể hiện chi phí cơ hội của nguồn lực để cung ứng hàng hóa. Vì vậy, nếu giá cả không bị sai lệch thì có thể được sử dụng như là thước đo tin cậy của các thiệt hại có giá thị trường. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, giá cả có thể bị sai lệch (distorted) do ngoại ứng, hàng hóa công cộng, trợ cấp, thuế, áp đặt tỉ giá v.v.., như vậy, giá đó sẽ không phản ánh đúng giá trị xã hội của hàng hóa và việc sử dụng giá thị trường trong những trường hợp này là không chính xác. Vì vậy, phải tìm ra được ‘giá bóng’ (shadow price) của hàng hóa thông qua các điều chỉnh thích hợp. Giá bóng phản ánh chính xác hơn giá trị hàng hóa và có thể được dùng để tính toán thiệt hại. Thứ ba, cần nhìn nhận giá trị tổng số (stock) và giá trị dòng (flow) là hai mặt của giá trị kinh tế Theo quan điểm kinh tế, giá trị của một hàng hóa có thể được diễn đạt theo hai cách. Một mặt giá trị tổng số được đo bằng giá thị trường. Mặt khác, hàng hóa có thể được coi là một loại vốn, có thể là yếu tố đầu vào của một quá trình có thể tạo ra thu nhập cho người sở hữu nó. Giá trị của các thu nhập kỳ vọng thu về từ việc sử dụng vốn này cũng có thể được coi là giá trị của nó. Vì vậy, khi tính toán không được tính tổng hai loại giá trị này đồng thời vì sẽ gây ra tình trạng tính trùng. Thứ tư, cần nhìn nhận giá trị thời gian của tiền khi tính toán. Tiền có giá trị theo thời gian tức là cùng một lượng tiền tại các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Nguyên nhân có thể là do lạm phát làm tiền mất giá, khả năng đầu tư làm cho tiền sinh lợi, rủi ro và kỳ vọng. Chính vì vậy, khi các thiệt hại qui đổi ra tiền phát sinh ở các thời điểm khác nhau trong dòng thời gian thì phải qui đổi chúng về cùng một thời điểm đồng nhất. Do đó, mỗi nghiên cứu phải lựa chọn một tỉ lệ chiết khấu phù hợp. Tỉ lệ này tùy thuộc vào hoàn cảnh và trường hợp tính toán cụ thể, chiết khấu phụ thuộc vào rủi ro và chi phí cơ hội xã hội của tiền. 19 NPV = n ∑ t=0 Ct + Et (1 + r ) t Trong đó: NPV: Giá trị hiện tại của thiệt hại do thiên tai, Ct là giá trị thiệt hại không phải môi trường xảy ra tại thời điểm t; Et là thiệt hại môi trường tại thời điểm t; r là tỷ lệ chiết khấu; n là số thời điểm tính thiệt hại. Trong tài liệu của EU này cũng giới thiệu phương pháp Đánh giá ngẫu nhiên (CV) để giải quyết vấn đề lượng giá những thay đổi môi trường, đặc biệt là các thay đổi không hữu hình liên quan đến tự nhiên, sinh thái hay nước sạch… Phương pháp này dựa trên các cuộc điều tra thực tế về Sự sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc sự sẵn lòng chấp nhận (WTA) của các đối tượng liên quan đến những thay đổi môi trường đó. Với các phân tích ưu nhược điểm trong việc sử dụng phương pháp này tại châu Âu và Mỹ. Kết luận từ việc phân tích này là những khuyến nghị trong việc sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CV) để đạt hiệu quả. II. TRONG NƯỚC 1. Các nghiên cứu về lượng giá thiệt hại môi trường Tại Việt Nam, việc lượng giá tài nguyên và tác động môi trường bắt đầu vào giữa những năm 1990 cùng với sự ra đời của Luật Bảo vệ Môi trường 1993 và Nghị định 175 CP, trong đó đòi hỏi việc lượng giá môi trường và những thiệt hại do ô nhiễm suy thoái môi trường gây ra. Gần đây, cùng với quá trình phát triển, việc định giá tài nguyên và những tổn hại do ô nhiễm môi trường gây ra càng trở nên cấp bách. Chính vì vậy, trong những năm qua, đã có rất nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực này xuất hiện ở Việt Nam. Các trường hợp lượng giá và các phương pháp lượng giá cũng ngày càng đa dạng và hoàn thiện. Nghiên cứu của Nguyễn Thế Chinh và Đinh Đức Trường trong trường hợp ‘Lượng giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tại nhà máy giấy Bãi Bằng gây ra’ (2001) là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam có sử dụng tổng hợp các kỹ thuật lượng giá thị trường và phi thị trường. Trong đó, các tác giả đã sử dụng kỹ thuật giá thị trường (market price) đánh giá sự tổn hại về năng suất nông nghiệp và sức khoẻ do ô nhiễm của nhà máy gây ra cho người dân ở một số xã xung quanh thông qua việc so sánh năng suất và lượng người mắc bệnh ở các vùng ô nhiễm và vùng đối chứng để xác định chệnh lệch bản chất giữa mức độ năng suất/ sức khoẻ thông thường và năng suất/sức khoẻ khi bị ô nhiễm, từ đó tính ra thiệt hại theo giá thị trường của những chênh lệch này. Hai tác giả 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng