Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng...

Tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thừa thiên huế

.PDF
144
1
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ ̣c K in h PHẠM VĂN CƯỜNG tê ́H uê ́ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH ho SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP Đ ại VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Tr ươ ̀ng TỈNH THỪA THIÊN HUẾ HUẾ, 2022 ĐẠI HỌC HUẾ tê ́H PHẠM VĂN CƯỜNG uê ́ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý h ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG in DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG ̣c K NGHIỆPVÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - ho CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ̀ng Đ ại LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Tr ươ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8310110 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN HUẾ, 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Đình Chiến. Các nội dung nghiên cứu, kết uê ́ quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập tê ́H trong quá trình nghiên cứu. Tôi xin cam đoan rằng, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ h rõ nguồn gốc và mọi sự giúp đỡ cho luận văn đã được gửi lời cảm ơn. in Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2022 ho ̣c K Tác giả luận văn Tr ươ ̀ng Đ ại Phạm Văn Cường i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc và chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học uê ́ tập và nghiên cứu hoàn thành Luận văn này. Để hoàn thành chương trình Cao học và Luận văn, ngoài sự nổ lực cố gắng tê ́H của bản thân, tôi xin chân thành cảm ơn đến toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo TS. Nguyễn Đình in trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. h Chiến là người trực tiếp hướng dẫn đã dày công chỉ bảo giúp đỡ tôi trong suốt quá ̣c K Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các phòng ban của Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thông Việt Nam, Chi nhánh Thừa Thiên Huế và các đồng nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi và động viên tôi rất ho nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn. Mặc dù, bản thân đã rất cố gắng, nhưng chắc chắn Luận văn sẽ không tránh Đ ại khỏi những tồn tại, hạn chế. Kính mong quý thầy, cô giáo, các đồng nghiệp, các cá nhân có quan tâm đến vấn đề này góp ý cho tôi để luận văn được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè đã luôn ̀ng động viên tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Thừa Thiên Huế, tháng 12 năm 2022 Tác giả luận văn Tr ươ Tôi xin chân thành cảm ơn! Phạm Văn Cường ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN Tr ươ ̀ng Đ ại ho ̣c K in h tê ́H uê ́ Họ và tên: PHẠM VĂN CƯỜNG Chuyên ngành: QLKT Niên khóa: 2020-2022 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH CHIẾN Tên đề tài: NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 1. Tính cấp thiết của đề tài Thanh toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Agribank Thừa Thiên Huế đã không ngừng nỗ lực phát triển, cung cấp các dịch vụ thanh toán vừa đảm bảo an toàn, nhanh chóng và chính xác trong giao dịch. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TTKDTM là đề tài có ý nghĩa cấp thiết giúp Agribank Thừa Thiên Huế nắm bắt được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của khách hàng, từ đó có các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này trên địa bàn tỉnh. Với những lập luận nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm luận văn thạc sỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, phân tích, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng, đề xuất giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. 3. Phương pháp nghiên cứu: Sử dụng các phương pháp thông lệ trong nghiên cứu kinh tế: Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu; Phương pháp phân tích quy mô mẫu; Phương pháp xử lý và tổng hợp: Phương pháp phân tích kinh tế (Thống kê mô tả, so sánh, phân tích kinh doanh…) 4. Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua thu thập, xử lý và phân tích số liệu thứ cấp và số liệu điều tra sơ cấp, đã đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng theo mục tiêu nêu ra, Luận văn đã nêu được định hướng và đề xuất giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Agribank : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Thừa Thiên Huế Nam Chi nhánh Tỉnh Thừa Thiên Huế AH : Ảnh hưởng xã hội ATM : Máy rút tiền tự động CDM : Máy giao dịch (gửi tiền) tự động CP : Giá trị chi phí DK : Điều kiện thuận lợi HI : Hiệu quả mong đợi NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NL : Nỗ lực mong đợi POS : Điểm bán hàng TC : Tin cậy cảm nhận TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt YD : Ý định sử dụng Đ ại ho ̣c K in h tê ́H uê ́ Agribank TT-NHNN : Thông tư-Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại ̀ng QĐ-NHNN : Quyết định-Ngân hàng Nhà nước : Đô-la Mỹ VND : Việt Nam đồng Tr ươ USD iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN ...................................................................................... iii uê ́ DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... iv MỤC LỤC..................................................................................................................v tê ́H DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ........................................................................................... xi DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................1 h 1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................................1 in 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................3 2.1. Mục tiêu chung ..............................................................................................3 ̣c K 2.2. Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 3.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................3 ho 3.2. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................4 4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................4 Đ ại 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .......................................................................4 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ........................................................5 4.3. Công cụ xử lý số liệu.....................................................................................7 5. Kết cấu của luận văn............................................................................................7 ̀ng PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ Ý ĐỊNH .........................8 ươ 1.1. Cơ sở lý luận về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Tr ngân hàng thương mại .............................................................................................8 1.1.1. Khái niệm ý định và Các mô hình lý thuyết về ý định và hành vi sử dụng công nghệ mới ......................................................................................................8 1.1.1.1. Khái niệm.............................................................................................8 1.1.1.2. Tổng quan cơ sở lý thuyết....................................................................8 1.1.2. Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại......15 v 1.1.2.1. Khái niệm...........................................................................................15 1.1.2.2. Đặc điểm của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.....................16 1.1.2.3. Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại ......................................................................................................17 uê ́ 1.1.2.4. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.........18 1.2. Cơ sở thực tiễn về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại tê ́H ngân hàng thương mại ...........................................................................................24 1.2.1. Thực tiễn hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại các ngân hàng thương mại Việt Nam .........................................................................................24 1.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không h dùng tiền mặt qua ngân hàng..............................................................................26 in 1.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới ..............................................................27 1.2.2.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam.............................................................28 ̣c K 1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu...................................28 1.3.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất.....................................................................29 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ ho DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI Đ ại NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ....................................................................35 2.1. Khái quát về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................................................................35 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển............................................................35 ̀ng 2.1.2. Sơ đồ bộ máy tổ chức và cơ cấu nhân sự .................................................36 2.1.3. Tình hình các nguồn lực và kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank ươ Thừa Thiên Huế..................................................................................................37 Tr 2.1.3.1. Tình hình và cơ cấu huy động vốn.....................................................37 2.1.3.2. Tình hình về thị phần và cơ cấu thị phần về dư nợ............................39 2.2. Tình hình hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Huế.................................45 2.2.1. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thừa Thiên Huế ..........................................................................................................45 vi 2.2.2. Thanh toán bằng thẻ thanh toán ...............................................................46 2.2.3. Thanh toán qua kênh điện tử ....................................................................49 2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Agribank Thừa Thiên Huế..............................................51 uê ́ 2.3.1. Thống kê mô tả mẫu điều tra....................................................................51 2.3.2. Kiểm định độ tin cậy của thang đo...........................................................53 tê ́H 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá .....................................................................56 2.3.4. Phân tích hồi quy đa biến .........................................................................61 2.3.4.1. Kiểm định hệ số tương quan ..............................................................61 2.3.4.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình .....................................................61 h 2.3.4.3. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến.................................................62 in 2.3.4.4. Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến........63 2.3.4.5. Kết quả tích hồi quy...........................................................................64 ̣c K 2.3.5. Đánh giá của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế..............................................66 ho 2.3.5.1. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Hiệu quả mong đợi” .........66 2.3.5.2. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Nỗ lực mong đợi”.............68 Đ ại 2.3.5.3. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Điều kiện thuận lợi” .........69 2.3.5.4. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Tin cậy cảm nhận” ...........70 2.3.5.5. Đánh giá của khách hàng đối với nhóm “Giá trị chi phí”..................72 2.3.6. Kiểm định sự khác biệt về các yếu tố nhân khẩu học trong đánh giá tác ̀ng động của các nhóm nhân tố ................................................................................73 2.3.6.1. Ảnh hưởng của giới tính ....................................................................73 ươ 2.3.6.2. Ảnh hưởng của độ tuổi đến đánh giá tác động của các nhóm nhân tố .....75 Tr 2.3.6.3. Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến đánh giá tác động của các nhóm nhân tố..................................................................................................75 2.3.6.4. Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến đánh giá tác động của các nhóm nhân tố ............................................................................................................77 2.3.6.5. Ảnh hưởng của thu nhập đến đánh giá tác động của các nhóm nhân tố...78 vii CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY KHÁCH HÀNG SỬ DỤNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...............................................79 uê ́ 3.1. Định hướng thúc đẩy dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ............79 tê ́H 3.2. Các giải pháp nhằm thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ............................................................................82 3.2.1. Giải pháp nâng cao mức độ tin cậy cảm nhận..........................................83 h 3.2.2. Chú trọng xây dựng chính sách giá trị chi phí hợp lý ..............................84 in 3.2.3. Giải pháp nhằm gia tăng điều kiện thuận lợi............................................85 3.2.4. Giải pháp nhằm nâng cao Hiệu quả mong đợi .........................................86 ̣c K 3.2.5. Giải pháp tăng cường nỗ lực mong đợi ....................................................87 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................90 1. Kết luận..............................................................................................................90 ho 2. Kiến nghị............................................................................................................92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................94 Đ ại PHỤ LỤC 1: BẢNG HỎI ĐIỀU TRA...................................................................97 PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐIỀU TRA....................................103 + Quyết định Hội đồng chấm luận văn ̀ng + Phản biện 1 + Phản biện 2 ươ + Biên bản của Hội đồng Tr + Bản giải trình nội dung chỉnh sửa luận văn + Giấy xác nhận hoàn thiện luận văn viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Thang đo các nhân tố trong mô hình nghiên cứu đề xuất ........................31 Bảng 2.1. Thị phần vốn huy động của Chi nhánh Agribank Thừa Thiên Huế.........38 uê ́ Bảng 2.2. Thị phần dư nợ của Chi nhánh Agribank Thừa Thiên Huế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................................40 tê ́H Bảng 2.3. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế của Agribank Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 – 2021 ...............................................................................................42 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Thừa Thiên Huế, giai đoạn 2017 – 2021...............................................................................................................44 in h Bảng 2.5. Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTKDTM tại Agribank Thừa Thiên Huế .................................................................................................................45 ̣c K Bảng 2.6. Số lượng máy ATM/POS của Agribank Thừa Thiên Huế trên địa bàn............47 Bảng 2.7. Tình hình thanh toán qua thẻ nội địa tại Agribank Thừa Thiên Huế .......48 Bảng 2.8. Tình hình thanh toán qua kênh điện tử tại Agribank Thừa Thiên Huế ....50 ho Bảng 2.9. Đặc điểm mẫu điều tra .............................................................................51 Bảng 2.10. Bảng kiểm định độ tin cậy thang đo sau khi loại biến ...........................54 Đ ại Bảng 2.11. Kiểm định độ tin cậy thang đo ý định sử dụng ......................................55 Bảng 2.12. Kết quả kiểm định KMO và Bartlet’s Test các biến độc lập .................57 Bảng 2.13. Ma trận xoay nhân tố..............................................................................57 ̀ng Bảng 2.14. Tổng phương sai trích ............................................................................59 Bảng 2.15. Kết quả kiểm định KMO và Bartlet’s Test đối với biến phụ thuộc .......60 ươ Bảng 2.16. Kết quả phân tích nhân tố đối với biến phụ thuộc .................................60 Bảng 2.17. Đánh giá độ phù hợp của mô hình .........................................................62 Tr Bảng 2.18. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến .....................................................62 Bảng 2.19. Kiểm định tính phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến..........63 Bảng 2.20. Kết quả phân tích hồi quy ......................................................................64 Bảng 2.21. Kết quả kiểm định One Sample T-Test của khách hàng đối với nhóm “Hiệu quả mong đợi” ................................................................................................68 ix Bảng 2.22. Kết quả kiểm định One Sample T-Test của khách hàng đối với nhóm “Nỗ lực mong đợi” ....................................................................................................69 Bảng 2.23. Kết quả kiểm định One Sample T-Test của khách hàng đối với nhóm “Điều kiện thuận lợi” ................................................................................................70 uê ́ Bảng 2.24. Kết quả kiểm định One Sample T-Test của khách hàng đối với nhóm “Tin cậy cảm nhận”...................................................................................................71 tê ́H Bảng 2.25. Kết quả kiểm định One Sample T-Test của khách hàng đối với nhóm “Giá trị chi phí” .........................................................................................................72 Bảng 2.26. Sự khác biệt trong đánh giá nhân tố theo giới tính ................................73 Bảng 2.27. Sự khác biệt trong đánh giá nhân tố theo độ tuổi...................................75 in h Bảng 2.28. Sự khác biệt trong đánh giá nhân tố theo trình độ học vấn....................75 Bảng 2.29. Sự khác biệt trong đánh giá nhân tố theo nghề nghiệp ..........................77 Tr ươ ̀ng Đ ại ho ̣c K Bảng 2.30. Sự khác biệt trong đánh giá nhân tố theo thu nhập ................................78 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ uê ́ Biểu đồ 2.1. Tình hình sử dụng dịch vụ TTKDTM của khách hàng........................53 tê ́H DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình TRA (Theory of Reasoned Action) ...........................................9 Sơ đồ 1.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) .......10 h Sơ đồ 1.3: Mô hình hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) ......11 in Sơ đồ 1.4: Mô hình kết hợp TAM và TPB ...............................................................13 ̣c K Sơ đồ 1.5: Mô hình chấp nhận công nghệ UTAUT..................................................14 Sơ đồ 1.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................29 Tr ươ ̀ng Đ ại ho Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của Agribank Thừa Thiên Huế ....................................37 xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Sự phát triển của công nghệ thông tin mà đỉnh cao là cuộc cách mạng công uê ́ nghiệp 4.0 đã và đang làm thay đổi cách thức tương tác giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Vì vậy, các hoạt động kinh tế dần được chuyển đổi số và các loại hình kinh tê ́H doanh trực tuyến với sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển này đã kéo theo nhiều nghiên cứu về hành vi của khách hàng đối với việc mua hàng hóa trực tuyến và sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến. Bên cạnh đó, dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã ảnh hưởng đến các lĩnh vực của nền kinh tế và làm in h thay đổi thói quen mua sắm của khách hàng. Ngày càng nhiều doanh nghiệp và người dân thích ứng với tình hình mới, chuyển từ mua bán, thanh toán trực tiếp ̣c K sang mua bán trực tuyến và sử dụng kênh thanh toán không dùng tiền mặt nhằm giảm thiểu lây nhiễm dịch bệnh cũng như tận dụng tối đa những tiện ích mà phương thức này mang lại. Trước bối cảnh đó, các ngân hàng thương mại (NHTM) đã phát ho triển nhiều dịch vụ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Các phương tiện thanh toán được triển khai, áp dụng rộng rãi cho các khách hàng, Đ ại đặc biệt là việc thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). Chính phủ cũng nỗ lực xây dựng hành lang pháp lý thông qua việc đưa ra các quy định nhằm phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Hầu hết các ngân hàng thương mại đều ̀ng hướng đến và triển khai kế hoạch để phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt theo đúng định hướng của Chính phủ. ươ Ngày 26/5/2020, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành Chỉ thị số 22/CT- TTg về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng Tr tiền mặt tại Việt Nam. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước cũng ban hành nhiều văn bản triển khai thực hiện, như: Quyết định số 711/QÐ-NHNN, ngày 15/4/2020 ban hành Kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg, ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số Việt Nam; Thông tư số 04/2020/TT-NHNN, ngày 31/3/2020 sửa đổi, bổ sung Thông tư 1 số 26/2013/TT-NHNN, ngày 05/12/2013 về ban hành Biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo đó điều chỉnh giảm 50% mức phí giao dịch thanh toán liên ngân hàng qua hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng… Vì vậy, mặc dù bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, song hoạt động thanh toán không uê ́ dùng tiền mặt của Việt Nam thời gian qua vẫn đạt mức tăng trưởng cao. Tính đến cuối tháng 4 năm 2021, có trên 79 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán triển khai tê ́H thanh toán qua internet và 44 tổ chức thanh toán qua điện thoại di động; toàn thị trường hiện có khoảng hơn 271.000 POS và hơn 19.000 ATM. Giao dịch qua kênh internet tăng tương ứng 65,9% về số lượng và 31,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 86,3% về số lượng và in h 123,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020; giao dịch qua kênh QR tăng tương ứng 95,7% về số lượng và 181,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Có thể nói, thanh ̣c K toán không dùng tiền mặt là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế thương mại toàn cầu. Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những mục tiêu lớn của ngành Ngân hàng. Các NHTM ở Việt Nam đã và đang bắt nhịp ho theo xu hướng này và đạt những thành tựu bước đầu đáng ghi nhận. Là ngân hàng thương mại nhà nước liên tục được vinh danh với 10 giải thưởng Đ ại Sao Khuê cho hệ thống công nghệ thông tin xuất sắc lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng và ngân hàng số trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã thể hiện nỗ lực không ngừng trong việc ứng dụng công ̀ng nghệ số, phát triển các sản phẩm tiện ích, với những giải pháp thanh toán vượt trội, góp phần quan trọng thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nội địa. Trên địa bàn ươ tỉnh Thừa Thiên Huế, cùng với các NHTM khác, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank Thừa Thiên Tr Huế) đã không ngừng nỗ lực phát triển, cung cấp các dịch vụ thanh toán vừa đảm bảo an toàn, nhanh chóng và chính xác trong giao dịch; vừa tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế và tạo thêm nguồn thu cho ngân hàng. Tuy nhiên, do hạn chế về hạ tầng kỹ thuật, tâm lý e ngại rủi ro, cũng như thói quen thanh toán bằng tiền mặt của người dân trên địa bàn còn phổ biến nên để có thể phát triển phương thức 2 thanh toán không dùng tiền mặt qua Agribank Thừa Thiên Huế, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tạo chuyển biến, thay đổi thói quen người tiêu dùng. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TTKDTM là đề tài có ý nghĩa cấp thiết giúp Agribank Thừa Thiên Huế nắm bắt được các yếu tố ảnh uê ́ hưởng đến ý định hành vi của khách hàng, từ đó có các biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này trên địa bàn tỉnh. tê ́H Với những lập luận nêu trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm luận văn thạc sỹ. h 2. Mục tiêu nghiên cứu in 2.1. Mục tiêu chung ̣c K Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế; từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thu hút khách 2.2. Mục tiêu cụ thể ho hàng sử dụng dịch vụ này tại Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Đ ại - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại - Phân tích, đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến ý định sử dụng dịch ̀ng vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế ươ - Đề xuất một số giải pháp thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế Tr 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu từ năm 2017 đến năm uê ́ 2021. Khảo sát khách hàng được thực hiện từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2022. 4. Phương pháp nghiên cứu tê ́H 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp thu thập được do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp, ngoài ra đề tài còn tham khảo một số tài liệu từ sách báo, tạp chí, Internet về các khái niệm, in h lý thuyết và các mô hình nghiên cứu. - Dữ liệu sơ cấp: thu thập được thông qua bảng câu hỏi phỏng vấn trực tiếp ̣c K khách hàng cá nhân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã tìm hiểu hoặc đã sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. ho - Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, theo đó thực hiện phỏng vấn khách hàng cá nhân đã tìm hiểu kỹ hoặc có sử dụng Đ ại dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế. Tiến hàng tiếp cận khách hàng ngay tại chi nhánh Agribank Thừa Thiên Huế vì đây là nơi dễ gặp được khách ̀ng hàng nhất. Tận dụng khoảng thời gian chờ giao dịch của khách hàng hoặc giao dịch xong thì điều tra viên tiến hành phát phiếu điều tra, cứ như thế cho đến khi chọn đủ ươ số đơn vị của mẫu. - Phương pháp xác định quy mô mẫu: Tr Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Trong xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc - Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nhà xuất bản Thống kê 2005). Số lượng biến quan sát của mô hình nghiên cứu là 28, do đó kích cỡ mẫu tối thiểu phải 4 là 140. Những quy tắc kinh nghiệm khác cho phân tích nhân tố là cần có mẫu ít nhất 200 quan sát (Gorsuch, 1983); còn Hachter (1994) cho rằng kích cỡ mẫu bằng ít nhất 5 lần biến quan sát (Hair & ctg, 1998). Đối với phân tích hồi quy đa biến: Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được tính theo uê ́ công thức là n ≥ 8m + 50. Trong đó: n là kích cỡ mẫu - m là số biến độc lập của mô hình (Tabachnick và Fidell, 1996). Do đó, dựa vào bảng hỏi chính thức với số lượng tê ́H biến phân tích trong thiết kế điều tra, có tất cả 6 biến độc lập trong mô hình, nên số lượng mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là n ≥ 8*6 + 50 = 98 mẫu. Luận văn vừa sử dụng phân tích EFA và vừa phân tích hồi quy nên sẽ lấy kích thước mẫu cần thiết lớn nhất trong các phương pháp. Kích thước mẫu cần thiết của in thiết của nghiên cứu là 200 hoặc từ 200 trở lên. h EFA là 200, kích thước mẫu cần thiết của hồi quy là 98, vì vậy, kích thước mẫu cần ̣c K Tuy nhiên, để đảm bảo tính đại diện cao hơn của mẫu cho tổng thể, số lượng phiếu khảo sát phát ra là 300 phiếu, tổng số phiếu hợp lệ đưa vào phân tích là 275 phiếu. ho 4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Thống kê mô tả: Mục đích của phương pháp này nhằm mô tả, hiểu rõ được Đ ại đặc điểm của đối tượng điều tra. - Đáng giá độ tin cậy của thang đo: Trước khi đưa vào phân tích hay kiểm định thì tiến hành kiểm tra độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính ̀ng sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số ươ Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn Tr hơn 0.6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là: Hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.8: Hệ số tương quan cao. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.7 đến 0.8: Chấp nhận được. Hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 đến 0.7: Chấp nhận được nếu thang đo mới. 5 Theo đó những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item- total correlation) nhỏ hơn 0,3 là những biến không phù hợp hay những biến rác sẽ bị loại ra khỏi mô hình. - Phân tích nhân tố khám phá: Để tiến hành phân tích nhân tố khám phá thì uê ́ điều kiện cần đó là dữ liệu thu được phải đáp ứng được các điều kiện qua kiểm định KMO và kiểm định Bartlett’s. Phương pháp phân tích nhân tố được chấp nhận khi tê ́H giá trị hệ số Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) lớn hơn hoặc bằng 0,5 và nhỏ hơn hoặc bằng 1(Othman và Owen, 2002), Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn hoặc bằng 50% (Gerbing và Anderson, 1998). Nhằm xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu này sử dụng 2 tiêu chuẩn: h + Tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion) nhằm xác định số nhân tố được trích từ in thang đo. Các nhân tố kém quan trọng bị loại bỏ, chỉ giữ lại những nhân tố quan trọng bằng cách xem xét giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue đại diện cho phần ̣c K biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố. Chỉ có nhân tố nào có Eigenvalue lớn hơn 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích. Theo tiêu chuẩn Kaiser thì những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. ho + Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria): Phân tích nhân tố là thích hợp nếu tổng phương sai trích không được nhỏ hơn 50%. Phương pháp Đ ại trích hệ số được sử dụng trong nghiên cứu này là Principal Axis Factoring với phép xoay Varimax. Phương pháp Principal Axis Factoring sẽ cho ta số lượng nhân tố là ít nhất để giải thích phương sai chung của tập hợp biến quan sát trong sự tác động qua lại giữa chúng. ̀ng - Phân tích hồi quy tuyến tính: Hồi quy mô hình sẽ bao gồm xác định sự tương quan giữa các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ TTKDTM), kiểm định ươ độ phù hợp của mối quan hệ này. Sau khi điều tra sơ bộ và lập bảng hỏi chính thức, sẽ rút ra được các biến định tính phù hợp để điều tra và lập mô hình hồi quy các Tr biến độc lập và phụ thuộc. Mô hình hồi quy được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó gồm: biến phụ thuộc và các biến độc lập. Mô hình hồi quy có dạng: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + ….+β nXn + ei Trong đó: 6 Y là biến phụ thuộc Β0: hệ số chặn (hằng số) Βn: hệ số hồi quy riêng phần (hệ số phụ thuộc) Xn: các biến độc lập trong mô hình uê ́ ei: biến độc lập ngẫu nhiên (phần dư) Dựa vào hệ số Beta chuẩn với mức ý nghĩa Sig. tương ứng để xác định các tê ́H biến độc lập nào có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc trong mô hình và ảnh hưởng với mức độ ra sao, từ đó làm căn cứ để kết luận chính xác hơn và đưa ra giải pháp mang tính thuyết phục cao. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. h - Kiểm định ANOVA: sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình tương in quan, tức có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập hay biến phụ thuộc. ̣c K Thực chất của kiểm định ANOVA đó là kiểm định F xem biến phụ thuộc có liên hệ tuyến tính với toàn bộ tập hợp các biến độc lập hay không, giả thuyết H0 được đưa ra là βn= 0. Trị thống kê F được tính từ giá trị R2 của mô hình đầy đủ, giá ho trị Sig. Bé hơn mức ý nghĩa kiểm định sẽ giúp khẳng định sự phù hợp của mô hình hồi quy. - Phân tích thống kê mô tả (Descriptive Statistics): Bảng tần số (frequencises), Đ ại biểu đồ, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai…Sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao về vấn đề nghiên cứu. ̀ng 4.3. Công cụ xử lý số liệu Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel. Dữ liệu ươ được xử lý bằng phần mềm SPSS 25.0. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận Tr văn được cấu trúc thành 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại Chương 2: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng