Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội ( hà tây cũ) nhằm ph...

Tài liệu Nghiên cứu các giá trị văn hóa tín ngưỡng ở phía tây hà nội ( hà tây cũ) nhằm phát triển du lịch

.PDF
90
38
102

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG SỸ TÂM NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG Ở PHÍA TÂY HÀ NỘI (HÀ TÂY CŨ) NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƯƠNG SỸ TÂM NGHIÊN CỨU CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG Ở PHÍA TÂY HÀ NỘI (HÀ TÂY CŨ) NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm) LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRÙNG KHÁNH Hà Nội, 2014 MỤC LỤC Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG VÀ DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG 1.1 Khái quát về tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng 1.1.1 Khái niệm tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng 1.1.2 Cơ sở hình thành tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng 1.1.3 Các hình thức biểu hiện của tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng 1.1.4 Điều kiện hình thành, tồn tại và phát triển của Văn hóa tín ngưỡng. 1.2 Khái quát về du lịch văn hóa tín ngưỡng. 1.2.1 Khái niệm về loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng. 1.2.2 Vai trò, đặc điểm của Du lịch văn hóa tín ngưỡng. 1.2.3 Điều kiện phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng. 1.2.4 Các hình thức Du lịch văn hóa tín ngưỡng. 1.3 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng của một số địa phương tại Việt Nam. 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Phú Thọ 1.3.2 Kinh nghiệm phát triển Du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Nam Định Chương II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TẠI CÁC HUYỆN PHÍA TÂY HÀ NỘI (TỈNH HÀ TÂY CŨ) 2.1 Tiềm năng và điều kiện phát triển Du lịch Văn hóa tín ngưỡng tại khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ). 2.1.1 Tài nguyên, nguồn lực Du lịch văn hóa tín ngưỡng 2.1.2 Nhu cầu khách du lịch. 2.1.3 Đường lối, chủ trương. Chính sách của Đảng và Nhà Nước về tôn giáo, tín ngưỡng. 2.2 Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). 2.2.1 Các sản phẩm du lịch văn hóa tín ngưỡng đặc trưng. 2.2.2 Đặc điểm thị trường khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). 2.2.3 Các hoạt động chính của khách du lịch văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). 2.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý và khai thác Du lịch Văn hóa tín ngưỡng tại các huyện phía Tây Hà Nội. 2.3.1 Kết quả tích cực – ưu điểm 1 11 11 11 15 17 23 27 27 30 33 37 41 51 53 45 45 45 56 57 58 59 71 74 75 75 2.3.2 Tồn tại, hạn chế. 2.3.3 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế. Chương 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH VĂN HÓA TÍN NGƯỠNG TẠI CÁC HUYỆN PHÍA TÂY HÀ NỘI (TỈNH HÀ TÂY CŨ) 3.1 Đặc điểm, xu hướng phát triển loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại Việt Nam. 3.1.1 Đặc điểm 3.1.2 Xu hướng 3.2 Định hướng phát triển các loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng của Hà Nội đến năm 2020. 3.3 Giải pháp tăng cường quản lý và khai thác loại hình du lịch văn hóa tín ngưỡng tại khu vực phía Tây Hà Nội (Hà Tây cũ) đến năm 2020. 3.3.1 Áp dụng linh hoạt các bài học kinh nghiệm của các địa phương vào thực tiễn khu vực phía Tây Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). 3.3.2 Các giải pháp cụ thể 3.3.2.1 Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với khách du lịch Văn hóa tín ngưỡng. 3.3.2.2 Xây dựng và tạo hành làng pháp lý cho phát triển loại hình Du lịch văn hóa tín ngưỡng. 3.3.2.3 Phát triển du lịch văn hóa tín ngưỡng một cách bền vững nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. 3.3.2.5 Phát triển bộ máy, đội ngũ quản lý văn hóa, lễ hội, tài nguyên. 3.3.2.6 nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 3.3.2.7 Quy hoạch hạ tầng, quản lý hoạt động dịch vụ và cơ sở vật chất kỹ thuật tại các điểm đến Du lịch văn hóa tín ngưỡng. 3.3.2.8 Xây dựng cơ chế phối hợp các chủ thể để xây dựng sản phẩm Du lịch văn hóa phù hợp Kết luận 2 79 82 86 86 86 87 88 92 92 94 94 95 97 101 102 104 106 109 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT  GS: Giáo sư  GS.TS: Giáo sư – Tiến sỹ.  CLB: Câu lạc bộ  TCDL: Tổng cục Du lịch.  T.P HCM: thành phố Hồ Chí Minh  UNWTO: United Nations of World Travel Organization Tổ chức du lịch thế giới  VH-TT&DL: Văn hóa – Thể thao và Du lịch.  WLO: World Labor Organization Tổ chức lao động thế giới. Danh mục từ tiếng Anh:  Accessible, approach: khả năng tiếp cận  Intangible: phi vật thể.  Site: điểm tham quan, điểm đến trong chuyến du lịch.  Tangible: vật thể  Tourguide: hướng dẫn viên  Tour: chuyến du lịch. 3 DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH STT BẢNG HÌNH TÊN BẢNG HÌNH 1 35 Bảng 1.1 2 Biểu 2.1 3 TRANG Bảng 2.1 Tỷ lệ tôn giáo – tín ngưỡng theo dân số Động cơ khách du lịch đến điểm tín 60 ngưỡng Tình hình hoạt động kinh doanh du lịch ở tỉnh Hà Tây (cũ) 4 76 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ngày này, du lịch đã và đang trở thành một hiện tượng kinh tế - xã hội phổ biến trên các quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, du lịch được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn mang lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt kinh tế mà còn những lợi ích về mặt xã hội như tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phân phối lại thu nhập và khai thác tốt các nguồn tài nguyên còn ở dạng tiềm năng. Xu thế phát triển du lịch ngày nay là phát triển du lịch văn hóa, khi mà các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên ngày càng cạn kiệt và bị khai thác quá tải. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa được chú trọng khai thác bởi ngoài việc thỏa mãn tốt nhu cầu của khách du lịch, chúng còn là nguồn tài nguyên du lịch luôn được bổ sung, tái tạo do sự sáng tạo vô tận của xã hội loài người. Tinh Hà Tây cũ là một khu vực địa lý rộng lớn và giầu tiềm năng du lịch, đặc biệt phong phú là nguồn tài nguyên du lịch nhân văn. Sau khi sáp nhập vào Hà Nội (cũ) đã có những bước chuyển biến và hội nhập trong tình hình mới. Tuy nhiên, một số nguồn tài nguyên du lịch là thế mạnh của Hà Tây cũ đã không còn được duy trì vị thế vốn có trong định hướng, quy hoạch phát triển du lịch của Thủ đô, từ đó dẫn đến sự lãng phí tài nguyên. Mặt khác có sự ngắt quãng phát triển sản phẩm du lịch đặc thù mang định hướng tài nguyên trong chiến lược phát triển ngành của địa phương. Đây là lý do chính tác giả lựa chọn nghiên cứu tiềm năng khai thác những giá trị văn hóa tín ngưỡng nhằm phát triển du lịch, một nguồn tài nguyên chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Hà Tây (cũ) để làm đối tượng nghiên cứu trong luận văn thạc sỹ của mình với hy vọng phần nào làm cho 5 nguồn tài nguyên đó được khai thác một cách có hiệu quả và đúng vị thế vốn có của nó trong sự phát triển du lịch trong thực tiễn. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu: Trong thời gian gần đây, du lịch văn hóa nói chung, du lịch tín ngưỡng nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm của Nhà Nước, ngành Văn hóa – Thể thao – Du lịch và các công ty lữ hành. Loại hình du lịch này không những đáp ứng xu thế phát triển du lịch hiện đại mà còn khai thác được tối đa tiềm năng phát triển của nguồn tài nguyên du lịch, phù hợp với đặc điểm tự nhiên văn hóa của đất nước. Chính vì lý do đó, việc xây dựng khung lý thuyết và nghiên cứu thực địa về du lịch văn hóa tín ngưỡng đang đặt ra một yêu cầu bức thiết đối với các tổ chức, doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, đối tượng du lịch khai thác văn hóa tín ngưỡng thường chỉ được quan tâm dưới góc độ rộng; các đề tài nghiên cứu cụ thể về du lịch văn hóa tín ngưỡng xuất hiện với tần xuất thấp, chủ yếu được đưa vào các đề tài có phạm vi nghiên cứu rộng hơn là du lịch văn hóa và du lịch tâm linh (khai thác văn hóa tín ngưỡng và các tôn giáo lớn) Hiện nay có nhiều đề tài nghiên cứu về du lịch tâm linh, trong đó đáng chú ý là một số đề tài như Nghiên cứu loại hình du lịch tâm linh ở Việt Nam do T.S Nguyễn Trùng Khánh thực hiện. Đề tài này có nhiều đóng góp trong việc phân loại du lịch tâm linh trên cơ sở nguồn tài nguyên và động cơ du lịch, đồng thời xây dựng được cơ sở lý thuyết trên phương diện du lịch cho những nghiên cứu chi tiết hơn như nghiên cứu phát triển du lịch gắn với Phật giáo, tín ngưỡng dân gian… . Đề tài Nghiên cứu phát triển du lịch tâm linh tỉnh Nam Định do TH.S Nguyễn Thị Thu Duyên thực hiện đi sâu vào phân tích tiềm năng, thực trạng phát triển du lịch tâm linh gắn với nguồn tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Nam Định và đưa ra các nhóm giải pháp về mặt quản 6 lý Nhà Nước, quy hoạch không gian du lịch. Đề tài Nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch Thiền (Zen tour) ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Thùy Lan nghiên cứu nhánh du lịch tâm linh khai thác Phật giáo, phân tích chi tiết môi trường vĩ mô và vi mô của du lịch Thiền. Đây là luận văn nghiên cứu vấn đề tương đối hẹp, tuy nhiên những cơ sở lý luận tác giả đưa ra gợi mở khá nhiều hướng nghiên cứu cho các sản phẩm du lịch văn hóa gắn với tín ngưỡng và tôn giáo khác vốn rất đa dạng ở Việt Nam. Luận văn Khai thác văn hóa Phật giáo Khmer phục vụ phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh của tác giả Hà Thế Linh lấy đối tượng nghiên cứu tương đối khác biệt là Phật giáo của nhóm dân tộc thiểu số Khmer. Luận văn phân tích được những tồn tại và triển vọng phát triển du lịch tâm linh ở Trà Vinh và đưa ra những giải pháp nhằm khai thác loại hình du lịch này phát triển một cách bền vững trong tương lai. Ngoài những luận văn trên còn một số luận văn tốt nghiệp lấy đối tượng nghiên cứu là nhóm du lịch văn hóa tâm linh – tín ngưỡng như Du lịch tâm linh Phật giáo ba tỉnh Nam Định – Thái Bình – Ninh Bình, đề tài Giải pháp phát triển du lịch Phật giáo khu vực Hà Nội mở rộng… Các đề tài nghiên cứu này thường đánh giá khái quát du lịch tâm linh trên một địa bàn nhất định; đánh giá thực trạng trên cơ sở khảo sát, kế thừa tài liệu và đưa ra những giải pháp ngắn hạn, dài hạn nhằm phát triển du lịch gắn với tôn giáo và tín ngưỡng. Tuy nhiên, do có sự chưa thống nhất cụ thể về khái niệm du lịch tâm linh, các luận văn này thường ít chú ý đến văn hóa tín ngưỡng, một trong hai đối tượng chính trong hoạt động khai thác loại hình du lịch tâm linh đầy triển vọng ở Việt Nam. Đối tượng nghiên cứu thường là đạo Phật, một loại hình tôn giáo - văn hóa tâm linh phổ biến và thâm nhập sâu rộng vào đời sống văn hóa – xã hội ở nước ta. Trong khi đó, đứng trên phương diện quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, du lịch tâm linh bao gồm cả tôn giáo – tín ngưỡng dân gian và những biểu hiện vật thể, phi vật thể gắn liền với chúng. 7 Về du lịch tâm linh ở Hà Nội, một số đề tài nghiên cứu về du lịch tôn giáo – tín ngưỡng đã được tiến hành trên địa bàn Hà Nội, điển hình là luận văn Tìm hiểu hoạt động du lịch văn hoá tâm linh của người Hà Nội (khảo sát trên địa bàn quận Đống Đa của tác giả Đoàn Thị Thùy Trang. Đây là luận văn được thực hiện tương đối công phu, có khảo sát xã hội học trên thực địa và có số liệu tương đối chính xác về nhân khẩu học, đối tượng tiến hành du lịch, động cơ và doanh thu du lịch. Một số luận văn, tiểu luận, bài báo khác lấy đối tượng là các hình thức tôn giáo – tín ngưỡng điển hình và các điểm di tích văn hóa cụ thể ví du lịch như đình làng, tục thờ mẫu,đền thờ (đền Và, Đình Tường Phiêu)… làm trọng tâm nghiên cứu. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về du lịch tâm linh chưa nhiều và chưa đề cập đầy đủ các khía cạnh của du lịch tâm linh. Qua đánh giá tài liệu, những chuyên đề, đề tài nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng trong mối quan hệ với hoạt động du lịch ở Hà Tây (cũ), một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa phong phú có thể phát triển du lịch tâm linh gắn với tín ngưỡng ở đồng bằng sông Hồng lại hầu như chưa có. Đây là một trong những khoảng trống trong nghiên cứu văn hóa phát triển du lịch tâm linh bởi Hà Tây cũ là một trong những khu vực địa lý có bề dầy văn hóa – lịch sử và số lượng di tích gắn với tôn giáo – tín ngưỡng rất lớn trên phạm vi cả nước trước khi được sáp nhập cùng với Hà Nội. Tình trạng sáp nhập tạo ra cơ hội mới cho thành phố Hà Nội trong phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa. Tuy nhiên cũng có nhiều thách thức trong ưu tiên đầu tư trọng điểm vào sản phẩm du lịch, tận dụng những thành tựu đã đạt được và khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực du lịch của cả Hà Nội (cũ) và Hà Tây (cũ). Đây chính là lý do tác giả chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu trong nước 1. Trần Thúy Anh (chủ biên) (2011), Giáo trình Du lịch Văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nam. 2. E.B Taylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật Hà Nội, Hà Nội. 3. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Nhà Xuất bản Trẻ, Hà Nội. 4. TS Hoàng Thu Hương (2012), Chân dung xã hội của những người đi lễ chùa, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội. 5. Lê Thị Hiền (2007), Việc phung thờ Sơn Tinh ở Hà Tây, bản chất và nguồn gốc, Hà Nội. 6. Vũ Ngọc Khánh (1982), “Qua việc tìm hiểu nữ thần Việt Nam”, Hội nghị thông báo dân tộc học. 7. Vũ Ngọc Khánh (2001), Làng văn hóa cổ truyền Việt Nam, tập I, NXB Thanh Niên. 8. Vũ Ngọc Khánh (2002), Thành hoàng làng Việt Nam, NXB Thanh Niên, Hà Nội. 9. Võ Phương Lan (2012), Thờ cúng tổ tiên người Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 10.Nguyễn Vinh Phúc (2010), Lễ hội hình thái văn hóa dân gian Hà Nội, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 11.Hà Văn Tấn (chủ biên) (1998), Đình làng Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh 12.Trần Đức Thanh (1999), Nhập môn khoa học du lịch, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 9 13.Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 14.Ngô Đức Thịnh (2007), Đạo Mẫu, NXB KHXH tập I, Hà Nội. 15.Ngô Đức Thịnh (2007), Đạo Mẫu, NXB KHXH tập II, Hà Nội. 16.Ngô Đức Thịnh (2001), Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 17.Nguyễn Hữu Thức (2008), Tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội dân gian Hà Tây, NXB Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 18.Thu Thủy (2014), Nhiều tiềm năng phát triển du lịch tâm linh, http://www.baomoi.com/Nhieu-tiem-nang-phat-trien-du-lich-tamlinh/137/12476505.epi, trang điện tử Baomoi.com. 19.Lưu Minh Trị (2000), Di tích danh thắng Hà Nội và vùng phụ cận, Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội 20.Nguyễn Minh San (1996), Những nữ thần danh tiếng trong văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, NXB Phụ nữ, Hà Nội. 21.Sở Văn hóa - Thông tin (1999), Di tích Hà Tây, Sở Văn hóa - Thông tin Hà Tây, Hà Tây. 22.Sở Văn hóa - Thông Tin (1999), Địa chí Hà Tây, Sở Văn hóa Thông Tin, Hà Tây. 23.Sở Du lịch Hà Tây (2003), Báo cáo hội thảo phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây, Hà Tây. 24.Sở Du lịch Hà Tây (1998), Quy hoạch du lịch Hà Tây 1995 - 2010, Hà Tây. 25.Tổ chức lao động quốc tế ILO (2012), Bộ công cụ hướng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch, Hà Nội. 26.Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, NXB Tôn Giáo, Hà Nội. 10 27.Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Hà Nội. 28.Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. 29.Trần Quốc Vượng (1996), Nghề thủ công truyền thống và các vị tổ nghề, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tài liệu nước ngoài 30.Alex Norman (2004), Spiritual tourism religion and spiritual in contemporary travel, univerity of sydney, Sydney. 31.Milan Ambro, Rok Ovsenik (2010), Tourist origin and spiritual motives, Preliminary communication, United State of America. 32.Wikipedia, 2013, Popular belief, http://en.wikipedia.org/wiki/Popular_belief 11 VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng