Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu các điều khiện phát triển du lịch sinh thái hà giang...

Tài liệu Nghiên cứu các điều khiện phát triển du lịch sinh thái hà giang

.PDF
109
65
114

Mô tả:

Nghiên cứu các điều khiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang Vũ Thị Hải Bình Trường Đại học KHXH&NV Luận văn ThS.Chuyên Ngành: Du lịch ; Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Đức Thanh Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về điều kiện phát triển du lịch sinh thái (DLST). Thực trạng điều kiện phát triển DLST tỉnh Hà Giang: khái quát về du lịch Hà Giang; điều kiện du lịch sinh thái Hà Giang; phân tích SWOT cho các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang. Nghiên cứu giải pháp phát huy các điều kiện nhằm phát triển DLST: thu hút đầu tư, quy hoạch, phát triển sản phẩm, marketing … Keywords: Du lịch; Du lịch sinh thái; Hà Giang. Content: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 6 2. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................................. 7 3. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................................... 8 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 9 7. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 10 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI ......................................................................................................... 11 1.1. Những khái niệm cơ bản .................................................................... 11 1.1.1. Du lịch sinh thái.............................................................................................. 11 1.1.2. Khách du lịch sinh thái .................................................................................. 13 1.1.3. Phát triển du lịch sinh thái............................................................................. 13 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của du lịch sinh thái................................... 14 1.3. Nguyên tắc cơ bản của hoạt động du lịch sinh thái............................ 15 1.3.1. Nguyên tắc đối với khách du lịch sinh thái .................................................. 15 1.3.2. Nguyên tắc đối với các nhà điều hành du lịch sinh thái và các hướng dẫn viên du lịch ................................................................................................................. 16 1.3.3. Nguyên tắc đối với cơ sở lưu trú ................................................................... 17 1.4. Điều kiện phát triển du lịch sinh thái ................................................ 19 1.4.1. Điều kiện chung .............................................................................................. 19 1.4.2. Điều kiện cung du lịch sinh thái .................................................................... 20 1.4.3. Điều kiện cầu du lịch sinh thái ...................................................................... 26 1.5. Những yêu cầu cơ bản đối với du lịch sinh thái ................................. 30 1.6. Ý nghĩa của du lịch sinh thái ............................................................. 31 1.6.1. Góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường tự nhiên và duy trì hệ sinh thái. ..................................................................................................................... 31 1 1.6.2. Góp phần bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng ........................ 31 1.6.3.Góp phần xóa đói giảm nghèo và cải thiện phúc lợi cho nhân dân ...... 32 1.6.4. Góp phần đạt được các mục tiêu tăng trưởng kinh tế ................................ 33 1.7. Bài học khai thác các điều kiện phát triển du lịch sinh thái .............. 33 1.7.1. Thế giới ............................................................................................................ 33 1.7.2. Việt Nam .......................................................................................................... 34 1.7.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 35 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 37 Chương 2. THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HÀ GIANG .............................................................................................. 38 2.1. Khái quát về du lịch Hà Giang .......................................................... 38 2.2. Điều kiện chung ................................................................................. 40 2.2.1. An ninh chính trị và an toàn xã hội............................................................... 40 2.2.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................................. 40 2.2.3. Chính sách phát triển du lịch ........................................................................ 41 2.3. Điều kiện cung du lịch sinh thái Hà Giang ........................................ 42 2.3.1. Điều kiện tài nguyên du lịch sinh thái .......................................................... 42 2.3.2. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật .................................................................. 55 2.3.3. Điều kiện nhân lực.......................................................................................... 58 2.3.4. Các tuyến du lịch và sản phẩm du lịch ......................................................... 59 2.3.5. Nhận xét điều kiện cung ................................................................................ 63 2.4. Điều kiện cầu du lịch sinh thái Hà Giang .......................................... 64 2.4.1.Thời gian rỗi..................................................................................................... 64 2.4.2.Cầu về sản phẩm ............................................................................................. 64 2.4.3. Các điều kiện khác.......................................................................................... 70 2.4.4. Nhận xét điều kiện cầu ................................................................................... 71 2.5. Phân tích SWOT cho các điều kiện phát triển du lịch sinh thái Hà Giang .................................................................................................. 72 2.5.1. Những điểm mạnh .......................................................................................... 72 2.5.2. Những điểm yếu .............................................................................................. 73 2 2.5.3. Cơ hội để phát triển các điều kiện ................................................................ 74 2.5.4. Những thách thức ........................................................................................... 75 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................... 76 Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT HUY CÁC ĐIỀU KIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HÀ GIANG ................................................ 77 3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ..................................................................... 77 3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh ............................................. 77 3.1.2.Căn cứ vào điều kiện cung.............................................................................. 79 3.1.3.Căn cứ vào xu thế cầu ..................................................................................... 79 3.2. Các giải pháp ..................................................................................... 80 3.2.1. Giải pháp thu hút đầu tư ................................................................................ 82 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch ................................................................................. 87 3.2.3. Giải pháp phát triển sản phẩm...................................................................... 82 3.2.4. Giải pháp marketing....................................................................................... 92 3.2.5. Giải pháp tăng cường thu hút cộng đồng vào hoạt động du lịch sinh thái ..................................................................................................................... 96 3.2.6. Giải pháp về đào tạo nhân lực ...................................................................... 97 3.2.7 Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ...................................................... 99 3.3. Một số kiến nghị .............................................................................. 101 3.3.1. Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương ........................................ 101 3.3.2. Đối với UBND tỉnh Hà Giang..................................................................... 101 3.3.3. Đối với các nhà đầu tư kinh doanh sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh ....................................................................................................................... 102 3.3.4. Đối với nhân dân tỉnh Hà Giang ................................................................ 102 Tiểu kết chương 3............................................................................................... 104 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 105 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 107 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại hội lần thứ VII của Đảng đã khẳng định lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin đã dẫn dắt dân tộc ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong thế kỷ XX. Văn kiện Đại hội lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh” và Đảng ta cũng khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo của chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân” [12. 133]. Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân và vì dân vô cùng sâu sắc, có giá trị to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản việt Nam đã khẳng định: “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng là nhiệm vụ số một, bao trùm, chi phối các nhiệm vụ khác”. [12. tr132-133]. Hơn nửa thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay hoạt động nhà nước vẫn còn nhiều bất cập. Trong suốt tiến trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề 3 chính quyền và xây dựng một nền pháp quyền toàn dân luôn là mối quan tâm hàng đầu, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta. Đặc biệt, sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI đang đặt ra yêu cầu xây dựng một nền dân chủ, đảm bảo quyền tự do và bình đẳng của mọi công dân, cũng như yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng hệ thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật vẫn đã và đang là kim chỉ nam cho công cuộc xây dựng, cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và sự vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, đặc biệt là vấn đề đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và việc thực hiện thống nhất phân công, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước. Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay” làm đề tài luận văn của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền rất rộng, nhiều vấn đề để nghiên cứu, với trình độ hạn chế và phạm vi của luận văn thạc sĩ, tác giả luận văn chỉ trình bày một số nội dung mà tác giả nắm vững. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Hướng nghiên cứu tập trung vào những vấn đề lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: 1. Đào Trí Úc (chủ biên) - Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Trong cuốn sách này tác giả đề cập tới các nội dung như: Tìm hiểu nhà nước pháp quyền trong lịch sử tư tưởng phương Đông và phương Tây. Nghiên cứu một số vấn đề về việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ 4 nghĩa như: cơ sở lí luận, vấn đề dân chủ, nhân quyền, cải cách hành chính, cải cách tư pháp, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa... 2. Bùi Ngọc Sơn - Góp phần nghiên cứu hiến pháp và nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, 2005. Cuốn sách đề cập tới các nội dung sau: Tìm hiểu khoa học luật hiến pháp trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam; Một số vấn đề lý luận về hiến pháp và bộ máy nhà nước Việt Nam trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. 3. Nguyễn Trọng Thóc - Xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị Quốc gia, 2005. Cuốn sách tập trung nghiên cứu những vấn đề: Giới thiệu chung về nhà nước pháp quyền và dân chủ xã hội chủ nghĩa; thực trạng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền; phát huy dân chủ và những giải pháp nâng cao hiệu quả của chúng ở nước ta hiện nay. 4. Nguyễn Minh Đoan - Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011. Tác phẩm đề cập tới các nội dung: Khái quát chung về xây dựng pháp luật và tính hệ thống của pháp luật. Giới thiệu về hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Các văn bản quy phạm pháp luật và những đánh giá về tác động của nó. Một số yêu cầu đối với hoạt động xây dựng pháp luật. 5. Nguyễn Văn Thảo - Xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nxb Tư pháp, 2006. Tác giả tập trung nghiên cứu các vấn đề như: Giới thiệu lịch sử học thuyết nhà nước, pháp quyền và tiến trình xây dựng nhà nước, pháp quyền. Cải cách lập pháp, cải cách hành chính và tư pháp. Một số vấn đề về sự lãnh đạo của Đảng đối với bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp 6. Nguyễn Tĩnh Gia, Mai Đình Chiến - Vận dụng học thuyết Mác để xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, 2006. Những nội dung được trình bày trong cuốn sách gồm: Giới thiệu học thuyết Mác về cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng 5 tầng với Nhà nước pháp quyền. Việc vận dụng quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng để xây dựng nhà nước pháp quyền. Nguyên tắc và giải pháp vận dụng quan hệ này để xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7. Đoàn Trọng Truyến - Cải cách hành chính và công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2006. Trong tác phẩm tác giả trình bày các nội dung sau: Tổng hợp kiến thức cơ bản về nhà nước pháp quyền, về nền hành chính trên cơ sở học thuyết Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Nêu thực trạng của nền hành chính nước ta, những kiến nghị một nền hành chính tương lai, phục vụ công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN 8. Đào Trí Úc (chủ biên) - Mô hình tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Tư pháp, 2007. Cuốn sách có các nội dung sau: Giới thiệu cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng mô hình tổ chức, hoạt động của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Mô hình tổng thể tổ chức và hoạt động của các thiết chế nhà nước trong nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. 9. Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) - Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận Chính trị, 2007. Nội dung của cuốn sách đề cập tới các nội dung chủ yếu sau: Cơ sở lý luận và thực tiễn về Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền. Thực trạng, định hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN ở nước ta hiện nay. 10. Nguyễn Văn Thanh - Bước đầu tìm hiểu vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, Nxb Thanh niên, 2006. Tác giả đi sâu nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau: Khái niệm nhà nước pháp 6 quyền, sự hình thành và phát triển tư tưởng xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam, phương hướng và biện pháp xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. 11. Lê Minh Quân - Xây dựng nhà nước pháp quyền đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, 2003. Trong tác phẩm này tác giả đã khái quát lịch sử tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong mối quan hệ với sự phát triển của xã hội. Phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và tính tất yếu của việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Một số phương hướng cơ bản trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 12. Nguyễn Duy Quý (chủ biên) - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân - lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2008. Cuốn sách đã tập trung nghiên cứu các nội dung sau: Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của học thuyết nhà nước pháp quyền (NNPQ). Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản việt Nam về nhà nước và NNPQ. Khái niệm, những đặc trưng cơ bản và chức năng của NNPQ xã hội chủ nghĩa (XHCN) của dân, do dân, vì dân. Thời kỳ quá độ lên CNXH và các yếu tố quy định, chi phối cũng như phương hướng và các giải pháp chủ yếu xây dựng NNPQXHCN ở Việt Nam. - Hướng nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh cho đến nay đã có rất nhiều học giả nổi tiếng quan tâm với những công trình như: 1. Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, 2003. Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu các nội dung: Quá trình hình thành, phát triển và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí 7 Minh với sự nghiệp xây dựng và phát triển nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam. 2. Nguyễn Đăng Dung (chủ biên) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007. Trong cuốn sách các tác giả đã trình bày những nội dung: Tổng quan về nhà nước pháp quyền; sự hình thành, phát triển và nguồn gốc tư tưởng Hồ Chí Minh về tính tối cao của luật, về mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức, về một nhà nước tổ chức theo hiến pháp do nhân dân thông qua, về sự độc lập của tư pháp. 3. Nguyễn Minh Ngọc - Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, Nxb Sự thật, 1998. Đây là công trình nghiên cứu khá toàn diện về những tư tưởng và những đóng góp thiết thực của Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật của nhà nước ta trong cả hai giai đoạn cách mạng dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. 4. Hoàng Văn Hảo - Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới - sự hình thành và phát triển, Nxb Chính trị quốc gia, 1995. Tác giả cũng đã nghiên cứu sự lựa chọn kiểu nhà nước của Hồ Chí Minh đến những tư tưởng của Người về nhà nước Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa. Phần kết luận tác giả có nhiều nghiên cứu về sự “kết hợp đạo đức và pháp luật trong tư tưởng Hồ Chí Minh”; từ đó nêu ra sự vận dụng tư tưởng về nhà nước pháp quyền và từng bước hoàn thiện nó trong quá trình đổi mới. 5. Vũ Đình Hòe - Pháp quyền nhân nghĩa Hồ Chí Minh, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001. Trong cuốn sách này tác giả đã cho bạn đọc hiểu hơn về nguồn tư tưởng nhân nghĩa trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của Hồ Chí Minh, quá trình thực thi tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của Hồ Chí Minh từ 1911 đến năm 1960. Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy nhà nước pháp quyền và tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền là nghiên 8 cứu liên ngành, thu hút nhiều nhà sử học, luật học, chính trị học, triết học quan tâm, nghiên cứu. Chính sự đa dạng, phong phú về nguồn tài liệu khi nghiên cứu tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đã khiến tác giả gặp khó khăn khi thực hiện đề tài luận văn này. Và với trình độ, thời gian nghiên cứu còn hạn chế luận văn đôi khi chỉ là sự tổng hợp lại những vấn đề được các tác giả lớn nghiên cứu. Nhưng với mong muốn khi thực hiện luận văn tác giả sẽ cố gắng nghiên cứu để tiếp tục khẳng định những đóng góp và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền đối với việc tiếp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Luận văn nghiên cứu, phân tích có hệ thống những luận điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền, từ đó đưa ra các nội dung, cách thức vận dụng những tư tưởng đó vào việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam. - Để đạt được mục tiêu trên, luận văn phải hoàn thành các nhiệm vụ: Thứ nhất, nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ hai, nghiên cứu nội dung những tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thứ ba, thông qua việc đánh giá thực trạng, tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay, đưa ra một số giải pháp để vận dụng vào xây dựng, hoàn thiện nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: - Nghiên cứu nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thể hiện trong các bài nói, bài viết, những phát biểu của Người được tập hợp trong Hồ Chí Minh toàn tập. 9 - Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp luận Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng về Nhà nước, luận văn còn sử dụng một số phương pháp: phương pháp tổng hợp-so sánh, phân tích-tổng hợp, logic-lịch sử. 6. Đóng góp của luận văn Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, sử dụng để học tập, nghiên cứu tư tưởng về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương. Chương 1: Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Chương 2: Vận dụng tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vào xây dựng nhà nước Việt Nam hiện nay. 10 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 - TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 1.1. Sự hình thành và phát triển tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là di sản quý báu cho chúng ta kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng chính trị, pháp lý dân chủ, nhân văn của cả phương Đông và phương Tây để tạo ra tư tưởng về một nền “pháp quyền nhân nghĩa”. 1.2. Những nội dung cơ bản của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa 1.2.1. Nhà nƣớc đƣợc tổ chức và hoạt động theo hiến pháp Yếu tố cơ bản, cốt lõi để khẳng định một mô hình nhà nước có phải là nhà nước pháp quyền hay không chính là vị trí của pháp luật trong nhà nước ấy. Bản chất của nhà nước pháp quyền là pháp luật giữ vị trí tối cao, ngự trị trong toàn xã hội. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh đã yêu cầu về một mô hình nhà nước mà tới tận đầu thế kỷ XXI Hiến pháp Việt Nam mới chính thức ghi nhận: Nhà nước pháp quyền. 1.2.2. Nhà nƣớc của dân, do dân, vì nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước là kết quả của sự thấm nhuần truyền thống văn hóa Việt Nam, những tư tưởng tiến bộ về nhà nước ở phương Tây và phương Đông, đặc biệt là những tư tưởng cách mạng của Chủ nghĩa Mác-Lênin. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo những tư tưởng đó vào điều kiện của Việt Nam để xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. 11 Theo Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trước hết phải là nhà nước của dân - nhân dân là chủ và nhà nước do dân - nhân dân làm chủ. Đây cũng là quan điểm nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh. Là quan điểm có tính nguyên tắc mà người rút ra từ khi khảo cứu các cuộc cách mạng (Mỹ, Pháp, Nga) trên thế giới. Có thể nói, quyền lực Nhà nước là của dân trở thành một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và xây dựng Nhà nước Việt Nam. Điều này được quy định rõ trong các bản hiến pháp của nước ta: Điều 1, hiến pháp năm 1946 quy định: Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hòa. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống, trai gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo." Và điều 4 hiến pháp 1959 ghi: "Tất cả mọi quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân". Nhà nước do nhân dân làm chủ là một nhà nước tin dân, mọi lực lượng của Nhà nước là ở nơi dân "Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên". Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ không chỉ quy định nguồn gốc quyền lực, sức mạnh của nhà nước, xác định rõ vị thế của nhân dân mà còn giúp giải quyết một vấn đề rất cơ bản đó là mối quan hệ giữa người dân với nhà nước, quan hệ giữa công dân với người cầm quyền. Hồ Chí Minh giải thích rõ mối quan hệ nhà nước và nhân dân, Người tự đặt câu hỏi và trả lời: "Chính phủ Cộng hoà Dân chủ là gì? Là đày tớ chung của dân, từ Chủ tịch toàn quốc đến làng. Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ. Làm việc ngày nay không phải là để thăng quan, phát tài. Nếu Chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi Chính phủ. Nhưng khi dân dùng đày tớ làm việc cho mình, thì phải giúp đỡ Chính phủ. Nếu Chính phủ sai thì phải phê bình, phê bình nhưng không 12 phải là chửi" [36, tr.60]; "Nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ. Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu ăn cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ cho dân" Quyền làm chủ nhà nước của nhân dân là một giá trị nhân văn, dân chủ, là thành quả cách mạng đem lại. Vì vậy: "Tất cả nhân dân ta phải hiểu sâu sắc rằng: nước nhà là nước nhà của nhân dân ta, nhân dân ta là người chủ nước nhà. Quyền làm chủ đó là do cách mạng thành công và kháng chiến thắng lợi đưa lại cho nhân dân ta. Đã làm chủ, thì mọi người, mọi dân tộc phải chung sức làm cho dân giàu nước mạnh, làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện không ngừng, làm cho con cháu ta ngày càng sung sướng" Làm chủ là một nội dung quan trong của quyền dân chủ, là thể hiện dân chủ trên thực tế, trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, đời sống con người. Có là chủ (tư cách, vị thế) mới làm chủ được và làm chủ để khẳng định vị thế làm chủ của mình. Là chủ và làm chủ nhà nước có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà nước dân chủ nhân dân, vì thế còn là Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền làm chủ của quần chúng nhân dân có vai trò rất rộng với một cơ chế thực hiện nghiêm ngặt và được cụ thể hóa trong các điều khoản của luật. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dân chủ, thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân đồng thời cũng là đảm bảo thực thi quyền lực của nhân dân lao động. Quan điểm này của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động là chủ và do nhân dân lao động làm chủ là một nội dung trọng yếu của việc kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, là một đặc trưng tổng quát của mô hình cấu trúc xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Đảng. Nhà nước phục vụ quyền lợi của nhân dân 13 Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, dân chủ trong thực tế và trong hành động. Bản chất dân chủ của Nhà nước trước hết là ở chỗ quản lý xã hội, lo cho dân, chứ không phải đè đầu cưỡi cổ dân. 1.2.3 Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nƣớc Bản chất giai cấp của Nhà nước Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau và mỗi hình thái kinh tế xã hội gắn với một giai cấp thống trị nhất định. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lịch sử nhất định bản chất giai cấp được thể hiện khác nhau dưới những hình thức khác nhau. Theo chủ nghĩa Mác-Lênin, Nhà nước của dân, do dân, vì dân do giai cấp công nhân lãnh đạo để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh kế thừa, phát triển một cách sáng tạo, độc đáo và giải quyết thành công vấn đề sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc ở Nhà nước Việt Nam. Thực tế cho thấy bản chất giai cấp của nhà nước quy định mối quan hệ giữa nhà nước với các giai cấp và thái độ của các giai cấp đối với Nhà nước. Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước là vấn đề có tính nguyên tắc, tính chính trị rõ ràng. Trong xã hội còn giai cấp, Nhà nước phải của một giai cấp thống trị nào đó chứ không có nhà nước phi giai cấp. Theo Người: “Tính chất của một Nhà nước là: trong nhà nước ấy, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào bị thống trị. Nhà nước ấy bảo vệ lợi ích của giai cấp nào, đàn áp giai cấp nào” Sự thống nhất bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính dân tộc và tính nhân dân của nhà nước được thể hiện rõ trong quan điểm cũng như trong thực tiễn chỉ đạo Nhà nước. Điểm nổi bật của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề này là không phủ nhận bản chất giai cấp công nhân bó hẹp mà Người giải 14 quyết nó trong thể thống nhất. Nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác là để thực hiện chức năng giải phóng con người, là Nhà nước thống nhất của khối đại đoàn kết toàn dân, mọi tầng lớp, giai cấp và của toàn dân tộc. Ý tưởng về một Nhà nước dân tộc thống nhất đã được Hồ Chí Minh thực hiện triệt để trong cuộc tổng tuyển cử quốc hội khóa 1. Người chỉ rõ: “Trong cuộc toàn quốc đại hội đại biểu này, các đảng phái đều có đại biểu mà đại biểu không đảng phái cũng nhiều, đồng thời phụ nữ và đồng bào dân tộc thiểu số cũng đều có đại biểu. Vì thế cho nên các đại biểu trong Quốc hội này không phải đại diện cho một đảng phái nào mà là đại biểu cho toàn quốc dân Việt Nam kết lại thành một khối” 1.2.4. Nhà nƣớc kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý và điều hành xã hội Từ rất sớm Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức được vai trò của pháp luật trong điều hành và quản lý xã hội. Năm 1919, trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gồm 8 điểm gửi tới hội nghị Vecxai trong đó có 4 điều liên quan tới pháp luật (điều 1, 2, 7, 8). Người từng nói: “Luật pháp là vũ khí của giai cấp thống trị dùng để trị giai cấp chống lại mình, pháp luật cũ kỹ là ý chí của thực dân Pháp không phải ý chí chung của toàn dân ta. Luật pháp cũ đặt ra để giữ trật tự thật, nhưng trật tự ấy chỉ có lợi cho thực dân phong kiến, không phải có lợi cho toàn thể nhân dân đâu. Luật pháp đặt ra trước hết để trừng trị áp bức. Phong kiến đặt ra pháp luật để trừng trị nông dân. Tư bản đặt ra pháp luật để trừng trị công nhân và nhân dân lao động”. Người chủ trương quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức, có lý, có tình. Tư tưởng của Người là: "không dùng xử phạt là không đúng, song chút gì cũng dùng đến hình phạt cũng không đúng". Thực hành kết hợp "đức trị" với "pháp trị" dựa trên cơ sở đạo đức và cụ thể hóa ở các quy định pháp luật là tư tưởng xuyên suốt của Người. Người lãnh đạo thực hành đức trị bằng cách dẫn đường 15 cho dân theo, tôn trọng dân, giúp dân yên ổn làm ăn, tạo sự hoà thuận trong dân, khoan dung nơi dân, thưởng phạt công bằng. Đó là cơ sở gốc của đức trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh. 1.2.5. Nhà nƣớc có đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng, vừa chuyên; thực sự là công bộc của dân Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong quá trình thiết kế bộ máy quản lý nhà nước, Người luôn quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức. Với Hồ Chí Minh, đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ công chức. Bởi lẽ cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thi hành được. Đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn ảnh hưởng tới thành quả xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân mà Người dày công vun đắp. Hồ Chí Minh luôn mong muốn đội ngũ cán bộ thực sự là công bộc của dân, là đầy tớ của dân, có đủ năng lực, phẩm chất, đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà nước ở mọi điều kiện, hoàn cảnh. Kết luận chƣơng 1 Trong chương này luận văn tập trung nghiên cứu để thấy được trong quá trình hoạt động cách mạng đã dần hình thành và phát triển ở Hồ Chí Minh tư tưởng về một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân với những nội dung như nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp và pháp luật thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân; là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân dưới sự lãnh đạo của Đảng tiền phong của giai cấp ấy; là nhà nước đề cao pháp luật trong quản lý xã hội nhưng đồng thời cũng chú trọng giáo dục nâng cao đạo đức cách mạng; là nhà nước có đội ngũ cán bộ 16 công chức đủ đức đủ tài và thực sự là công bộc của nhân dân. Đội ngũ cán bộ công chức đó được đào tạo và thi tuyển theo chế độ nghiêm ngặt, công bằng... Như vậy, từ nhận thức lý luận về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Hồ Chí Minh đã xây dựng trên thực tế một nhà nước pháp quyền Việt Nam vào năm 1945- Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những quan điểm trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã trở thành hiện thực sinh động thông qua việc thiết lập, xây dựng và phát triển chính quyền nhân dân theo Hiến pháp năm 1946. Đó là nững quan điểm có giá trị to lớn và vô cùng sâu sắc trong công cuộc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 17 CHƢƠNG 2 - VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀO XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Những đặc trƣng cơ bản của Nhà nƣớc pháp quyền XHCH Việt Nam - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động trên cơ sở hiến pháp, tôn trọng và bảo vệ hiến pháp - Nhà nước pháp quyền Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong đời sống xã hội - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền con người, các quyền và tự do của công dân, giữ vững mối liên hệ giữa Nhà nước và công dân, giữa Nhà nước và xã hội - Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện quyền lực nhà nước - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước do Đảng Cộng sản việt Nam lãnh đạo 2.2. Vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN Việt Nam Đảng và Nhà nước ta luôn nhất quán khẳng định: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng, Nhà nước và của chế độ xã hội ta. Đó là kim chỉ nam đưa đường, 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan