Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và bệnh nghề nghi...

Tài liệu Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

.PDF
88
29
89

Mô tả:

Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình Phạm Viết Duy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Khoa Hóa học Chuyên ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: TS. Vũ Thắng Năm bảo vệ: 2011 Abstract: Tổng quan về làng nghề ở trên thế giới và Việt Nam. Nghiên cứu về tình hình khai thác và chế tác đá ở làng nghề đá Hoa Lư Ninh Bình. Đánh giá thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường, sức khỏe cộng đồng trong khu vực làng nghề; xây dựng mô hình cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề khai thác và chế tác đá ở Ninh Vân; mở rộng việc áp dụng mô hình cho các cơ sở sản xuất trong huyện Hoa Lư và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp phù hợp với thực tế hiện nay. Đưa ra kết quả nghiên cứu và thảo luận. Đề xuất giải pháp có hiệu quả và khả thi để cải thiện môi trường lao động và sức khỏe người dân ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Keywords: Khoa học môi trường; Ô nhiễm môi trường; Làng nghề; Ninh Bình; Bệnh nghề nghiệp Content LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Làng nghề là một trong những đặc thù của nông thôn Việt Nam,mang tính truyền thống, đặc sắc, có tính kinh tế bền vững, mang đến nhu cầu việc làm tại chỗ và các lợi ích thiết thực cho các cộng đồng cư dân nhỏ lẻ trên mọi miền của đất nước, đồng thời góp phần vào sự phát triển chung của toàn xã hội... Bên cạnh mặt tích cực và những đóng góp lớn cho nền kinh tế - xã hội thì sự phát triển của hoạt động sản xuất làng nghề cũng mang lại nhiều bất cập, đặc biệt về vấn đề môi trường, tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN). Ô nhiễm môi trường, TNLĐ và BNN là những vấn đề bức xúc đối với các làng nghề ở Việt Nam trong đó có làng chế tác đá ở huyện Hoa Lư, Ninh Bình. Ninh Vân là một xã nằm ở phía Tây Nam huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình từ lâu đã được biết tới với nghề làm đá mỹ nghệ với những sản phẩm nổi tiếng xuất hiện ở khắp nơi và phục vụ khắp mọi miền đất nước như: Lăng thánh mẫu Liễu Hạnh - Nam Định, tượng đài Nghĩa trang Trường Sơn, 500 pho tượng La Hán trong chùa Bái Đính, Ninh Bình… Nghề đá đã mang lại cho Ninh Vân một diện mạo mới nhưng phía sau sự giàu có ấy là tình trạng ô nhiễm môi trường, TNLĐ và BNN đã đến hồi báo động. Để cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp cho người lao động đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tiễn. Tôi triển khai thực hiện đề tài “Nghiên cứu áp dụng các giải pháp giảm thiểu ô nhiểm môi trường và bệnh nghề nghiệp ở các làng chế tác đá huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” MỤC TIÊU CỦA LUẬN VĂN Đề xuất được giải pháp có hiệu quả và khả thi để cải thiện môi trường lao động và sức khỏe người dân ở các làng nghề chế tác đá huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Xây dựng được mô hình điểm và đề xuất phương án tổ chức áp dụng các giải pháp cải thiện môi trường lao động và BNN cho người lao động trong làng nghề chế tác đá ở Hoa LưNinh Bình nói riêng cũng như các làng nghề chế tác đá ở Việt Nam nói chung. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI 1.1. Khai thác và chế tác đá 1.2. Vấn đề ô nhiễm không khí và tiếng ồn 1.3. Kinh nghiệm quản lý về an toàn lao động và an toàn sức khoẻ nghề nghiệp 2. TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ Ở VIỆT NAM 2.1. Khái niệm và lịch sử phát triển làng nghề Việt Nam 2.2. Vấn đề về môi trường làng nghề 2.3. Vấn đề về bệnh nghề nghiệp làng nghề 2.4. Các giải pháp KHCN giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp làng nghề 3. TỔNG QUAN VỀ NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ĐÁ 3.1. Tình hình khai thác và chế tác đá trong nước 3.2. Làng nghề đá Hoa Lư – Ninh Bình CHƯƠNG 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các làng nghề chế tác đá Huyện Hoa Lư - Tỉnh Ninh Bình ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Môi trường sản xuất, sức khoẻ người lao động và bệnhnghề nghiệp tại các làng nghề khu vực nghiên cứu. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Đánh giá thực trạng sản xuất, hiện trạng môi trường và sức khỏe cộng đồng trong khu vực làng nghề nghiên cứu Xây dựng mô hình cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại làng nghề khai thác và chế tác đá ở Ninh Vân Mở rộng việc áp dụng mô hình cho các cơ sở sản xuất trong huyện Hoa Lư và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp phù hợp với thực tế hiện nay PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Thu thập tài liệu, số liệu, thông tin Qua các tài liệu đã công bố, qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp ở điểm nghiên cứu 2. Lấy mẫu (đất mặt, nước, không khí) và phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm Lấy mẫu tại cơ sở sản xuất được chọn nghiên cứu theo các phương pháp tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam đã ban hành Phân tích tại phòng phân tích - Viện Môi trường Nông nghiệp, theo các phương pháp tiêu chuẩn Việt Nam 3. Xác định nhanh mức độ bụi và tiếng ồn tại hiện trường Bụi và tiếng ồn được đo nhanh tại địa điểm nghiên cứu bằng các thiết bị đo hiện trường, cụ thể như sau: Hàm lượng bụi được đo bằng máy EPAM 5000 (Mỹ) Độ ồn được đo bằng máy ONO SOKKI (LA-5111) 4. Xây dựng mô hình điểm tại làng nghề Triển khai tại 2 cơ sở sản xuất trong làng nghề để triển khai việc áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ nhằm đảm bảo VSATLĐ, 5. Xử lý số liệu Bằng phương pháp thống kê sử dụng phần mềm Excel. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LÀNG NGHỀ 1.1. Thực trạng sản xuất của làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân Quy trình công nghệ và thiết bị máy móc: Để làm ra những tác phẩm nghệ thuật phục vụ đời sống, người thợ đá làng Ninh Vân phải thực hiện rất nhiều công đoạn với nhiều máy móc thiết bị và họ vẫn đang ngày ngày phải làm việc trong điều kiện sản xuất còn rất hạn chế. Vốn đầu tư: Hầu hết các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về vốn Cơ sở hạ tầng và mặt bằng sản xuất: Khó khăn về vốn cho nên việc đầu tư cho xây dựng, sữa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng; xây dựng nhà xưởng; mở rộng mặt bằng sản xuất của các cơ sở sản xuất còn rất hạn chế Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, phần lớn là quy mô hộ gia đình, mới chỉ có khoảng gần 70 hộ có quy mô doanh nghiệp Các yếu tố phục vụ sản xuất: Nguồn nước ở đây rất khan hiếm do mực nước ngầm sâu, lại có lớp đá cứng nên việc khoan giếng gặp khó khăn. Nguồn điện ở đây không ổn định và không đủ cho nhu cầu sản xuất. Do đó, việc cải tiến máy móc, công nghệ cũng bị hạn chế. Bên cạnh đó, hệ thống điện cũng chưa được thiết kế an toàn, dây điện ngổn ngang, chằng chịt khiến nguy cơ tai nạn do điện giật là rất có thể xảy ra. Điều kiện lao động: Nguồn lao động ở làng đá Ninh Vân rất rồi dào, đặc biệt là trong lúc nông nhàn. Hệ thống tổ chức, quản lý: Hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề đá Ninh Vân đang được áp dụng giống như hệ thống tổ chức, quản lý môi trường làng nghề nói chung. Tuy nhiên, việc tổ chức áp dụng hệ thống đó vào thực tiễn chưa đồng bộ nên việc quản lý môi trường ở đây đạt hiểu quả chưa cao. Về công tác an toàn lao động trong xã: Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn lao động còn hạn chế: Người lao động trong các cơ sở sản xuất đá mỹ nghệ quy mô hộ gia đình thường phải làm việc trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, tham gia vào tất cả các công việc tại cơ sở, từ đục, đẽo, trạm, khắc đến vẽ hoa văn và xẻ đá. Trong khâu nào cũng có rủi ro và tai nạn lao động có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào của quá trình lao động sản xuất. 1.2.Hiện trạng môi trường tại làng nghề đá Ninh Vân Người dân ở làng đá Ninh Vân đang phải sống trong môi trường Bụi và Tiếng ồn rất lớn. Dọc các tuyến đường chính, trong các cơ sở sản xuất, các cơ sở khai thác,…đều có màu bụi trắng. Kết quả phân tích 12 mẫu khí được lấy ở khu sản xuất đá tại Ninh Vân ở bảng 3.1 cho thấy: Nồng độ bụi lơ lửng tại 12 điểm đo vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,59 – 2,29 lần. Nồng độ các khí SO2, CO, NO2, NOx đo được đều trong giới hạn quy chuẩn cho phép. Kết quả đo độ ồn cho thấy: Tại khu sản xuất tập trung ngoài khu dân cư là khu vực trực tiếp sản xuất, độ ồn tác động trực tiếp lên người công nhân đang làm việc. Độ ồn trung bình vào giờ làm việc cao điểm (9h – 11h và 13h – 19h) vào khoảng 90 dB vượt QCVN 26:2010 BTNMT tới 20 dB, độ ồn tối đa có lúc vượt quá 100 dB. Mức ồn trung bình tới 90 dB và kéo dài có thể ảnh hưởng rất lớn tới người lao động, thậm chí vượt quá giới hạn chịu đựng cho phép. Vào các khung giờ khác, độ ồn tuy có giảm nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép, vào thời điểm 23h-1h độ ồn vẫn còn vượt quá quy chuẩn cho phép 10 dB do tại thời điểm đo đang vào thời vụ nên hoạt động sản xuất vẫn chưa chấm dứt. Độ ồn chỉ giảm xuống dưới tiêu chuẩn cho phép vào khung giờ ban đêm. Tại khu vực sản xuất trong khu dân cư, phần lớn các hộ sản xuất đều làm nghề đá, do đó độ ồn là rất lớn, thậm chí vào cả những giờ nghỉ, do thời điểm này là khoảng thời gian trả hàng cho các hợp đồng nên họ làm hầu hết các thời gian tròn ngày kể cả ban đêm. Tuy nhiên, vị trí đo nằm ngoài khu vực sản xuất và khá xa khu sản xuất tập trung, do đó độ ồn tại khu vực này không quá lớn. Tuy vậy, tại tất cả các khung giờ, độ ồn vẫn cao hơn quy chuẩn cho phép từ 5 – 10 dB. Tại khu sơ chế gần khu dân cư, các nguyên liệu đầu vào sau khi khai thác được vận chuyển về và sơ chế tại đây, khu vực này có hơn 20 máy xẻ đá cỡ lớn hoạt động suốt ngày từ 6h – 18h gây ra tiếng ồn rất lớn cho người lao động cũng như khu dân cư trong làng nghề. Tại khu sơ chế Mã Vô, độ ồn gần tương tự như độ ồn tại khu sản xuất tập trung ngoài khu dân cư tại bảng 3.2a. Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy: Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) và cặn hòa tan (TDS) trong nước mặt ở Ninh Vân là rất lớn. Lượng cặn lơ lửng lên tới 105 mg/l, gấp 5,25 lần quy chuẩn cho phép. Hàm lượng kim loại nặng và BOD5, COD chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm. Nước sinh hoạt ở Ninh Vân chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm. Nước có pH trung tính, độ đục và hàm lượng As đều trong giới hạn cho phép. Nước thải có pH hơi kiềm, lượng cặn lơ lửng (TSS) và cặn hòa tan (TDS) cao, TSS lên tới 134 mg/l, vượt 2,68 lần quy chuẩn cho phép. Hàm lượng kim loại nặng đều trong giới hạn cho phép. Kết quả phân tích chất lượng đất cho thấy: Hàm lượng đạm trong đất ở mức trung bình (N = 0,104%), nghèo lân (P2O5 = 0,040%), giàu kali (K2O = 2,398 %). Các mẫu đất đều chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm. Như vậy, qua các số liệu phân tích đánh giá chất lượng môi trường tại làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân cho thấy: Môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn trầm trọng. Môi trường nước có pH trung tính đến hơi kiềm, hàm lượng cặn lơ lửng cao, vượt quy chuẩn cho phép. Đất chưa thấy dấu hiệu ô nhiễm. 1.3. Hiện trạng bệnh nghề nghiệp tại làng nghề đá Ninh Vân Do môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng nên hàng nghìn hộ dân ở Ninh Vân đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng bệnh tật. Các bệnh phổ biến là các bệnh về hô hấp; bệnh về da liễu. 2. XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG LAO ĐỘNG, PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI LÀNG NGHỀ KHAI THÁC VÀ CHẾ TÁC ĐÁ Ở NINH VÂN Mô hình được triển khai cụ thể như sau: Tổ chức các lớp tập huấn (1) Tập huấn nâng cao nhận thức cho người lao động về VSATLĐ và BVMT (2) Tập huấn cải tiến kỹ thuật sản xuất và sử dụng thiết bị bảo hộ lao động (3) Phổ biến các biện pháp y học trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa TNLĐ&BNN (4) Tập huấn tăng cường công tác quản lý, giám sát các cơ sở sản xuất trong việc thực hiện các quy định, chính sách, pháp luật về VSATLĐ. Tổ chức công tác khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động Nhằm phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp để có biện pháp phòng ngừa Tạo thói quen cho người lao động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đó là một thói quen cần thiết đối với người lao động làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật như môi trường làng đá Cải tiến máy móc, nhà xưởng Lắp đặt hệ thống hút bụi cho máy cắt đá Lắp đặt hệ thống phun hơi nước giảm phát tán bụi trong nhà xưởng Nâng cấp cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất Trang bị téc nước nhằm khắc phục vấn đề thiếu nước Trang bị các thiết bị bảo hộ lao động và tủ thuốc y tế Trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân cho người lao động Trang bị tủ thuốc y tế nhằm xử lý kịp thời tai nạn lao động Hiệu quả về giảm thiểu ô nhiễm môi trường lao động của mô hình Qua kết quả cho thấy việc cải tiến máy móc, hệ thống hút bụi được thiết kế lắp đặt ở máy cắt đá đã làm giảm một lượng lớn bụi phát ra khi vận hành máy này. Người thợ cắt đá sẽ không phải hít bụi vào cơ thể khi làm việc. Ngoài ra, hệ thống phun hơi nước cũng đã hạn chế rất tốt lượng bụi phát tán ra môi trường khu vực làm việc. Tuy nhiên vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép. Các hiệu quả khác Các buổi tập huấn đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn trong lao động và bệnh nghề nghiệp, người công nhân biết sử dụng các thiết bị bảo hộ cá nhân nhằm tự bảo vệ sức khỏe bản thân Buổi khám sức khỏe cũng đã góp phần giúp người lao động có thói quen đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh nếu mắc phải Mặt bằng phía trong nhà xưởng và khuôn viên trước mặt được san phẳng đã hạn chế được những tai nạn lao động do trượt ngã vì vấp phải đá. Hệ thống điện được thiết kế an toàn đã giảm thiểu những tai nạn do điện giật gây ra. Vấn đề thiếu nước cũng đã được khắc phục. Cây xanh được trồng trong khuôn viên làm việc cũng đã góp phần cải thiện môi trường, tạo cảnh quan đẹp và điều hòa không khí. Hạn chế của mô hình Lắp đặt hệ thống hút bụi cho máy cắt đá chỉ áp dụng có hiệu quả cho máy liên hợp có nhiều lưỡi cắt, không áp dụng được cho các máy cắt đá thủ công. Lượng bụi đo được sau khi xây dựng mô hình tuy có giảm nhưng vẫn vượt quy chuẩn cho phép (do mô hình chỉ mới thực hiện trên một máy của một cơ sở sản xuất, nên nó chưa đánh giá hết hiệu quả giảm thiểu bụi thực tế của mô hình mang lại). Do thói quen không sử dụng bảo hộ lao động của người lao động; ý thức chấp hành VSATLĐ của công nhân còn kém; công tác tuyên truyền từ ban quản lý làng nghề và chính quyền địa phương chưa thực sự đạt hiệu quả. Đề xuất giải pháp triển khai mở rộng mô hình cho toàn huyện Hoa Lư Cần nghiên cứu kỹ để đưa ra phương án cụ thể đối với từng doanh nghiệp sao cho phù hợp nhất cả về quy trình kỹ thuật và khả năng tài chính. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, tập huấn để giới thiệu hiệu quả mô hình nhằm nhân rộng mô hình cho các làng nghề có điều kiện sản xuất tương tự làng nghề đá mỹ nghệ Ninh Vân – Hoa Lư – Ninh Bình. Chính quyền cần có chính sách khuyến khích, khen thưởng đối với cơ sở sản xuất ứng dụng mô hình để cải thiện môi trường, VSATLĐ, phòng ngừa TNLĐ và BNN. 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG, BNN PHÙ HỢP VỚI THỰC TẾ HIỆN NAY . Qua tình hình nghiên cứu thực tế và qua kết quả xây dựng mô hình tại hai doanh nghiệp ở làng nghề đá Ninh Vân cũng như những bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình xây dựng mô hình, chúng tôi đề xuất một số giải pháp về khoa học công nghệ, y học nhằm giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở một số làng nghề có nguy cơ cao như sau: Giải pháp khoa học - công nghệ Giải pháp kỹ thuật Giải pháp sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân Giải pháp sử dụng thiết bị kỹ thuật an toàn Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường Giải pháp về quản lý và tuyên truyền về vệ sinh an toàn lao động Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường Chính quyền các cấp cần ưu tiên cho việc quy hoạch đưa toàn bộ các hộ đang sản xuất trong khu dân cư ra khu làng nghề sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư sinh sống. Trong quản lý môi trường làng nghề nên lấy cấp xã làm nòng cốt vì tại cấp xã các cán bộ quản lý có thể đi sát hoạt động sản xuất của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý. Tăng cường công tác giám sát các cơ sở sản xuất đảm bảo an toàn cho người lao động, giám sát việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường tại cơ sở sản xuất và xung quanh. Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân trong công tác đảm bảo an toàn lao động, nâng cao ý thức giữ vệ sinh môi trường khu vực sản xuất thông qua tờ rơi, đoạn phim. Giải pháp y học Cơ quan y tế địa phương cần thường xuyên tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và người dân khu vực bị ảnh hưởng của sản xuất. Tại cơ sở sản xuất cần có tủ thuốc đề phòng những trường hợp bị tai nạn lao động như trầy xước tay chân, người lao động có thể sơ cứu tại chỗ. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ KẾT LUẬN Qua quá trình nghiên cứu ở trên có thể rút ra một số kết luận như sau: 1. Nghề chế tác đá mỹ nghệ ở Ninh Vân đang ngày càng phát triển tạo ra nhiều sản phẩm nổi tiếng xuất hiện khắp mọi miền đất nước, thu hút hàng nghìn lao động tham gia (hơn 3000 lao động) với thu nhập ổn định, đời sống người dân làng nghề ngày càng được cải thiện nâng cao. Tuy nhiên, các hoạt động sản xuất ở làng nghề còn mang nhiều tính tự phát, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, mặt bằng sản xuất hạn chế, điều kiện làm việc của người lao động hết sức khó khăn 2. Ở Ninh Vân, môi trường làng nghề đang suy thoái trầm trọng. Ô nhiễm môi trường và bệnh nghề nghiệp gia tăng. Môi trường không khí ở đây bị ô nhiễm bụi và tiếng ồn trầm trọng, nồng độ bụi vượt TCCP từ 1,59 – 2,29 lần, tiếng ồn vượt TCCP từ 5 – 20 dBA. Nước có hàm lượng cặn lớn, đất có hàm lượng Ca, Mg cao. Các bệnh điển hình người dân mắc phải là viêm da dị ứng, viêm kết giác mạc, viêm họng hạt, viêm xoang mũi, viêm phổi, ù tai…Bên cạnh đó thì nguy cơ tai nạn lao động là rất cao (năm 2010 có tới 75 vụ tai nạn do làm đá). 3. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động ở làng nghề là do: - Hầu hết các cơ sở sản xuất thiếu vốn để đầu tư xây dựng nhà xưởng; cải thiện máy móc thiết bị; mở rộng quy mô sản xuất, trang bị bảo hộ lao động cho người lao động.... - Chính quyền các cấp chưa có vốn để quy hoạch triệt để khu làng nghề sản xuất tập trung để thuận tiện trong việc xử lý môi trường. - Chủ cơ sở sản xuất, công nhân lao động thiếu hiểu biết về công tác VSATLĐ, BVMT và phòng ngừa BNN. - Chính quyền cấp xã, Ban quản lý làng nghề làm việc còn nể nang chưa có những xử phạt đối với với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; chỉ dừng lại ở việc nhắc nhở. 4. Hai mô hình áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ, y học được xây dựng ở hai doanh nghiệp đã có hiệu quả tốt hơn trong việc cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Lượng bụi và tiếng ồn giảm; nồng độ bụi lơ lửng giảm từ 14,72% 19,49%, nồng độ bụi PM10 giảm từ 5,53% - 8,29%, môi trường được cải thiện; các thiết bị, máy móc được cải tiến; có thêm mái che cho nhà xưởng, tủ thuốc y tế, cây xanh, thiết bị bảo hộ lao động; khuôn viên được san bằng phẳng; vấn đề khó khăn về nguồn nước đã được giải quyết, các vụ tai nạn lao động giảm đi đáng kể, sức khỏe người dân được đảm bảo. 5. Trên cơ sở đó, chúng tôi đã đề xuất một số giải pháp khoa học - công nghệ, y học nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở một số làng nghề có điều kiện sản xuất tương tự như làng nghề đá Ninh Vân như sau: + Giải pháp kỹ thuật: Thường xuyên sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân; Sử dụng thiết bị kỹ thuật an toàn; Tổ chức nơi làm việc đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường; Trồng cây xanh xung quanh khu vực sản xuất để tạo bóng mát và giảm thiểu bụi; Thiết kế hệ thống hút bụi ngầm nhằm giảm lượng bụi phát tán ra môi trường (vì bụi đá nặng nên thiết kế hệ thống hút bụi ngầm kết hợp với phun nước vào các lưỡi cắt, tiện đá sẽ mang lại hiệu quả cao) + Giải pháp về quản lý và tuyên truyền: Nên lấy quản lý cấp xã làm nòng cốt trong hệ thống quản lý môi trường làng nghề (vì các cán bộ cấp xã có thể đi sát hoạt động sản xuất của từng hộ gia đình để thực hiện hiệu quả các giải pháp quản lý); Đẩy mạnh công tác quy hoạch làng nghề sản xuất tập trung tách khỏi khu dân cư; Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo vệ sinh an toàn lao động; Đẩy mạnh tuyên truyền áp dụng các biện pháp bảo hộ lao động thông qua tờ rơi, đoạn phim. + Giải pháp y học: Sử dụng các phương tiện bảo vệ sức khỏe cá nhân; Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động; Luôn có tủ thuốc y tế tại nơi làm việc. KHUYẾN NGHỊ Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân tạo điều kiện cho làng nghề phát triển bền vững cần thực hiện tốt một số điểm sau. 1. Cần tuyên truyền, khuyến khích nhằm nhân rộng mô hình ra các làng nghề có điều kiện sản xuất và nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp tương tự như làng nghề Ninh Vân. 2. Nghiên cứu bổ sung thêm vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, an toàn lao động trong khai thác đá. 3. Cơ quan y tế địa phương cần tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động cũng như người dân ở làng nghề, đặc biệt là người già và trẻ em nhằm phát hiện và điều trị sớm những bệnh do tác động của nghề làm đá. 4. Cơ quan chức năng địa phương cần áp dụng các quy tắc vệ sinh môi trường về vấn đề xả thải, đồng thời giám sát việc thực hiện các quy tắc này. 5. Các hộ sản xuất, doanh nghiệp phải có quy định về an toàn lao động, vệ sinh môi trường ở cơ sở sản xuất; tuân thủ các quy định về BVMT của nhà nước cấp trung ương và địa phương; cần sớm loại bỏ các công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 6. Cần phối hợp giữa các ban ngành có liên quan để xây dựng kế hoạch tổng thể về quy hoạch làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường. Trong đó cần chú trọng đến hệ thống thu gom, xử lý nước thải, khí thải, hạn chế tối đa ô nhiễm môi trường. 7. Cần có sự giám sát, nhắc nhở và kiểm tra của các cấp có thẩm quyền về VSATLĐ, phòng ngừa TNLĐ & BNN cho người lao động trong các làng nghề đá Ninh Vân nói riêng và các làng nghề ở Việt Nam nói chung. References Tài liệu tiếng việt: 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2007), Tài liệu huấn luyện an toàn vệ sinh lao động cho người sử dụng máy trong sản xuất nông nghiệp, Hà Nội. 2. Bộ Tài nguyên Môi trường (2008), Báo cáo môi trường quốc gia 2008 “Môi trường làng nghề Việt Nam”, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên Môi trường (2010), Pháp luật về bảo vệ môi trường, NXB Lao động. 4. Đặng Kim Chi, Nguyễn Ngọc Lân, Trần Lệ Minh (2005), Làng nghề Việt Nam và môi trường, NXB Khoa học kỹ thuật. 5. Nguyễn Thế Đạt (2005), Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động và một số vấn đề về môi trường, NXB Khoa học và Kỹ thuật, TP HCM. 6. Thu Hằng, phạm trường (2011), “Chuyện về làng đá Ninh Vân”, Báo ninh bình cuối tuần (số ngày 11/6/2011). 7. Nguyễn Trinh Hương (2005), Viện nghiên cứu KHKT Bảo hộ Lao động, Môi trường và sức khoẻ cộng đồng tại các làng nghề ở Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật. 8. Lê Văn Khoa, Trần Thiện Cường, Võ Văn Minh, Lê Thị Thuỳ Linh, Nguyễn Quốc Việt (2008), Những vấn đề bức xúc về môi trường vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng. 9. Nguyễn thị Thuyết (2008), Luận văn thạc sỹ khoa học: Một số vấn đề môi trường liên quan đến phát triển làng nghề Bắc Ninh trong giai đoạn đầu việt nam hội nhập WTO. 10. Lê Văn Trình và cộng sự (2000), Bảo vệ và làm sạch môi trường trong công tác bảo hộ lao động, NXB Lao động. 11. UBND tỉnh Ninh Bình (2011), Báo cáo tham luận trực tuyến của ông Nguyễn Quang Diệu trưởng ban quản lý làng nghề với Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị định 66 của Chính phủ về chính sách phát riển nghành nghề nông thôn. 12. UBND xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (2011), Đề án xây dựng nông thôn mới xã Ninh Vân giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020. 13. UBND xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình (2011), Báo cáo kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới xã Ninh Vân huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. 14. Viện Chăn nuôi (2009), Báo cáo chuyên đề “Thực trạng công tác nghiên cứu khoa học để phòng ngừa tai nạn lao động cho người lao động trong chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nước ta”. 15. Viện Chăn nuôi (2009), Báo cáo chuyên đề “Một số giải pháp khoa học – công nghệ - y học phòng ngừa tai nạn lao động cho người lao động trong ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Việt Nam”. 16. Viện Môi trường Nông nghiệp (2010), Báo cáo tổng hợp kết quả thực hiện dự án “ Tổ chức áp dụng các giải pháp khoa học, công nghệ, y học để cải thiện môi trường lao động, phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động một số nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, độc hại, ô nhiễm môi trường trong ngành nghề nông thôn” 17. Viện nghiên cứu KHKT bảo hộ lao động (2007), Báo cáo chuyên đề: “Tổng quan hiện trạng sản xuất, môi trường, điều kiện làm việc và sức khoẻ tại các làng nghề”. Tài liệu tiếng Anh: 18. Christopher L. C. E. Witcombe (2005), "Women in the Stone Age," in the essay "The Venus of Willendorf" (accessed June 11, 2005). 19. Health Canada (2004), Canadian handbook on health impact assessment, volume 1-4. 20. M. Hoover (2005), "Art of the Paleolithic and Neolithic Eras," from Art History Survey 1, San Antonio College (July 2001; accessed June 11, 2005). 21. M Mc Carthy, J P Biddulph (2007), A health impact assessment model for environmental changea attributable to devolopment project. 22. Noel de Nevers (1995), Air Pollution Control Engineering-McGraw-Hill International Edition 23. United Nations Human Settlements Programme (2002), Health effects of outdoor air pollution in developing countries of Asia; a literature review. 8(2)5. 24. World health organization (2003), Environmental burden of disease, No 1–13. VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ ! VUI LÒNG TẢI VỀ ĐỂ XEM BẢN FULL ĐẦY ĐỦ !
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan