Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại s...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu tại sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh

.PDF
107
302
149

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THIÊN TRANG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐẾN GIÁ CỔ PHIẾU CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TẠI SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HCM Chuyên ngành: Kế toán Mã số: 60340301 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LỢI Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM” là kết quả nghiên cứu độc lập của tôi, do chính tôi hoàn thành. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2016 Huỳnh Thiên Trang MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài: ...................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................................ 3 5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4 5.1 Phạm vi về nội dung:........................................................................................... 4 5.2 Phạm vi về không gian, thời gian: ..................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 4 7. Đóng góp của đề tài ............................................................................................... 5 8. Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........................ 6 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới .............................................................................. 6 1.2. Nghiên cứu trong nước: ................................................................................... 13 1.3 Khe hổng nghiên cứu ........................................................................................ 17 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 19 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 20 2.1 Tổng quan lý thuyết về thông tin trên BCTC ................................................ 20 2.1.1 Khái niệm thông tin trên BCTC ................................................................... 20 2.1.2 Mục đích và chức năng của BCTC ............................................................... 20 2.1.3 Thông tin trên BCTC ..................................................................................... 21 2.1.4 Vai trò của thông tin trên BCTC đối với nhà đầu tư: ................................ 23 2.2 Tổng quan lý thuyết về cổ phiếu và giá cổ phiếu ........................................... 24 2.3 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu........................................ 26 2.3.1 Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu..................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 36 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn ...................................................................... 36 3.2 Trình tự nghiên cứu: ......................................................................................... 38 3.3 Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................ 38 3.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................... 39 3.4.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................................... 39 3.4.2 Giả thuyết nghiên cứu: ...............................................................................40y 3.5 Phương pháp chọn mẫu .................................................................................... 46 3.5.1 Mẫu nghiên cứu: ............................................................................................ 46 3.5.2 Kích thước mẫu: ............................................................................................. 47 3.5.3 Phương pháp chọn mẫu: ............................................................................... 47 3.6 Thu thập dữ liệu nghiên cứu: ........................................................................... 48 3.7 Phương pháp phân tích dữ liệu: ...................................................................... 48 3.7.1 Phân tích thống kê mô tả: .............................................................................. 48 3.7.2 Phương pháp phân tích mô hình: ................................................................. 49 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 52 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 53 4.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán TP.HCM ................................................ 53 4.2 Kết quả nghiên cứu ........................................................................................... 53 4.2.2 Kết quả phân tích hồi quy ............................................................................. 55 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ........................................................................................ 67 CHƯƠNG 5.............................................................................................................. 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 68 5.1 Kết luận .............................................................................................................. 68 5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 69 5.2.1 Kiến nghị đối với công ty niêm yết ............................................................... 69 5.2.2 Kiến nghị đối với nhà đầu tư ......................................................................... 72 5.2.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và ban hành chính sách ...................... 73 5.3 Kết luận về hạn chế của đề tài và đề xuất cho hướng nghiên cứu trong tương lai ................................................................................................................... 76 5.3.1 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 76 5.3.2 Hướng nghiên cứu trong tương lai ............................................................... 76 KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 ........................................................................................ 77 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCTC Báo cáo tài chính BCKQHĐKD Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ BVS Giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu CĐKT Cân đối kế toán CFOPS Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh trên mỗi cổ phiếu CR Tỷ lệ thanh toán hiện hành DN Doanh nghiệp DPS Cổ tức trên mỗi cổ phiếu EPS Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu FEM Mô hình ảnh hưởng cố định GMM General Method of Moments GDCK Giao dịch chứng khoán HSX Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM NĐT Nhà đầu tư OLS Mô hình bình phương tối thiểu nhỏ nhất P/E Tỷ lệ giá trên thu nhập REM Mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên SXKD Sản xuất kinh doanh TMBCTC Thuyết minh báo cáo tài chính TTCK Thị trường chứng khoán TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ Số hiệu Tên Bảng biểu 3.1 Chi tiết cơ sở kế thừa các biến 3.2 Mô tả các biến và phương pháp tính 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả 4.2 Kết quả phân tích tương quan 4.3 Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS 4.4 Kết quả phân tích mô hình REM 4.5 Kết quả hồi quy mô hình FEM 4.6 Kiểm định đa cộng tuyến 4.7 Kết quả mô hình GMM Hình vẽ 3.1 Khung nghiên cứu của luận văn 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Thị trường chứng khoán là một bộ phận quan trọng của thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Mục đích chính kinh doanh trong thị trường chứng khoán là tạo ra một tài sản để làm giàu từ chứng khoán chứ không phải mất một tài sản vào thị trường chứng khoán, điều quan trọng là các nhà đầu tư lựa chọn được 1 cổ phiếu tốt và đầu tư vào các công ty niêm yết có tiềm năng tăng giá tốt. Nếu một công ty được niêm yết công khai, giá trị của nó đến các chủ sở hữu có thể xuất phát từ giá cổ phiếu. Tuy nhiên, giá cổ phiếu có xu hướng biến động liên tục phản ứng với những thông tin về điều kiện kinh tế chung cũng như các yếu tố cụ thể trong bản thân các doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, như chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thương mại nước ngoài và khác yếu tố kinh tế vĩ mô, thông tin tài chính, kỳ vọng của nhà đầu tư, giám sát thị trường và các yếu tố nội bộ khác. Trong tất cả những yếu tố này, thông tin tài chính là quan trọng nhất, bởi vì thông tin tài chính là các thông tin cụ thể mà căn cứ vào đó các nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định có đầu tư vào cổ phiếu của công ty hay không. BCTC là một trong những kênh thông tin mà các công ty niêm yết được yêu cầu cung cấp trên thị trường chứng khoán. Mục tiêu chính của thông tin kế toán thông qua các báo cáo tài chính là cung cấp thông tin về tình hình tài chính và hoạt động của một thực thể có ích cho các bên liên quan trong việc đưa ra các quyết định kinh tế. Các nhà đầu tư là một trong những người sử dụng quan trọng nhất những thông tin này. Như vậy có thể nói những thông tin được trình bày trên BCTC của doanh nghiệp giữ vai trò quan trọng trong việc kết nối một công ty với rất nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau bên ngoài doanh nghiệp, nó đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp những thông tin hữu ích, có thể 2 giúp cho người sử dụng thông tin ra quyết định một cách hợp lý thỏa mãn mục tiêu của họ. Đối với nhà đầu tư, khi đầu tư họ cần phải hiểu tác động của những thông tin này đến giá cổ phiếu như thế nào để có thể đưa ra các quyết định đầu tư hợp lý. Thông tin kế toán từ các báo cáo tài chính có thể mô tả tình trạng của doanh nghiệp. Các báo cáo tài chính bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố: hoạt động của các công ty và hệ thống kế toán áp dụng bởi các doanh nghiệp (Palepu, Healy, Bernard (2004)). Trên thế giới, Có rất nhiều nghiên cứu về giá trị của thông tin báo cáo tài chính (cả báo cáo giữa niên độ lẫn năm). Một số các nghiên cứu nghiên cứu thông tin kế toán trong việc dự đoán kết quả tài chính trong tương lai của các công ty, chẳng hạn như thu nhập và sự tăng trưởng (Lev Trigrajan, 1993), trong khi các nghiên cứu khác đo lường hiệu quả của thông tin kế toán trên giá cổ phần (Abarbanell & Bushee, 1998). Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng thông tin kế toán có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu . Trong khi đó ở Việt Nam, các nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu còn hạn chế, như Nguyễn Việt Dũng (2009), Nguyễn Thị Thục Đoan (2011).., tuy nhiên chưa đi sâu vào kiểm định trên nhiều mô hình định giá khác nhau, trong khi có rất thông tin kế toán trên BCTC ảnh hưởng đến giá cổ phiếu . Với tầm quan trọng và những hạn chế trong nghiên cứu như trên tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu tại các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán TP.HCM” là đề tài cho luận văn cao học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC đến giá cổ phiếu tại các công ty niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán ở TP.HCM Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, luận văn đưa ra một số mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: 3 Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC tới giá cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên sàn GDCK Tp.HCM Thứ hai, đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của thông tin trên BCTC đến giá cổ phiếu tại các công ty niêm yết trên sàn GDCK Tp.HCM Thứ ba, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán tài chính trong mối quan hệ với giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi sau: (1) Xác định các thông tin nào trên báo cáo tài chính có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết? (2) Mức độ ảnh hưởng của các thông tin trên báo cáo tài chính ảnh hưởng đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tp.HCM như thế nào? (3) Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán trong mối quan hệ với giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoáng Tp.HCM? 4. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tìm hiểu tác động của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán TP.HCM thông qua 1 số chỉ số tài chính như: lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS), giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần của công ty (BVS), cổ tức chi trả trên mỗi cổ phần (DPS), dòng tiền từ hoạt động trên mỗi cổ phần (CFOPS), tỷ số giá trên lợi nhuận (P/E), khả năng thanh toán hiện hành (CR). 4 5. Phạm vi nghiên cứu 5.1 Phạm vi về nội dung: Luận văn nghiên cứu mối quan hệ và ảnh hưởng của một số thông tin trên báo cáo tài chính đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán. Kiểm định chiều hướng, mức độ ảnh hưởng của 1 số nhân tố thuộc về các tỷ số tài chính đến giá cổ phiếu. Qua đó, đưa ra các kiến nghị tới các chủ thể trên TTCK Việt Nam. Mô hình dùng để kiểm định ảnh hưởng của các thông tin kế toán đến giá cổ phiếu được kế thừa từ các nghiên cứu trước đây. 5.2 Phạm vi về không gian, thời gian: Phạm vi về không gian : các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP HCM (HSX). Phạm vi nghiên cứu không bao gồm các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư, các ngân hàng và công ty bảo hiểm vì các đối tượng này lập và trình bày BCTC theo chế độ kế toán khác với chế độ kế toán dành cho các doanh nghiệp. Phạm vi thời gian: Dữ liệu nghiên cứu trong 6 năm 2010-2015. 6. Phương pháp nghiên cứu Để đạt mục tiêu nghiên cứu của đề tài, trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nghiên cứu chủ yếu thực hiện phương pháp định lượng Phương pháp định lượng: Thực hiện bằng cách thu thập các số liệu từ các báo cáo tài chính công bố của các công ty niêm yết trên sàn HSX và giá cổ phiếu đang lưu hành trên thị trường chứng khoán vào thời điểm t. Số liệu sau khi thu thập được sắp xếp theo cấu trúc dữ liệu bảng cân đối theo chuỗi thời gian và được xử lý bằng chương trình Stata để chạy tương quan và hồi qui, thực hiện kiểm chứng biến phụ thuộc là giá cổ phiếu và biến độc lập là các biến kế toán được nêu ở trên có phù hợp với Việt Nam cụ thể là Tp.HCM hay không? 5 Nguồn dữ liệu thứ cấp dùng cho bài nghiên cứu này được thu thập từ sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, công ty chứng khoán FPTs, công ty chứng khoán vndirect, cophieu68.vn 7. Đóng góp của đề tài Đóng góp về mặt khoa học: Luận văn có ý nghĩa nghiên cứu quan trọng, đã tổng hợp, hệ thống hóa, đánh giá được những vấn đề lý luận về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu. Luận văn đã đóng góp vào kho tài liệu nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm về ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM. Đóng góp về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra được những nghiên cứu đầy đủ và khoa học cũng như một số đề xuất liên quan đến kết quả nghiên cứu nhằm giúp cho NĐT, nhà quản lý và các đối tượng quan tâm khác nhận thấy rõ mối quan hệ này để đưa ra quyết định phù hợp. Kết quả nghiên cứu của luận văn có tính khoa học và khái quát cao, do đó các nhà phân tích tài chính, các NĐT, các nhà quản trị công ty và các đối tượng quan tâm khác hoàn toàn có thể sử dụng mô hình và kết quả nghiên cứu của luận văn để dự báo giá cổ phiếu các công ty niêm yết trên sàn GDCK TP.HCM nói riêng và trên sàn GDCK Việt Nam nói chung. 8. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết thúc, luận văn bao gồm 5 chương, kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu Chương 2: Cơ sở lý thuyết về thông tin trên BCTC và giá cổ phiếu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và các kiến nghị đề xuất 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới [1] Đầu tiên phải kể đến là nghiên cứu của Ball và Brown (1968) với bài nghiên cứu: “nghiên cứu thực nghiệm định giá cổ phiếu thông qua lợi nhuận kế toán”, Journal of Accounting Research, Volume 6, Issue 2 (Autumn, 1968), 159-178., Ông là người đầu tiên nghiên cứu sự tương quan giữa các thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Mẫu nghiên cứu lấy toàn bộ các công ty từ Standard and Poor’s Compustat trong thời gian từ năm 1946 – 1966 với 2 biến độc lập: lợi nhuận sau thuế, EPS và biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Tác giả tiến hành phân tích mô hình hồi quy OLS và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thông tin kế toán là một thông tin hữu ích để xác định giá cổ phiếu. Theo đó, đã có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm đánh giá mối quan hệ giữa lợi nhuận kế toán và giá cổ phiếu. [2] MSA Mondal, MS Imran 2010: “Các yếu tố quyết định giá cổ phiếu: trường hợp sàn giao dịch chứng khoán Dhaka”; - International Journal of Finance 2010 Bài viết nghiên cứu về các yếu tố quyết định giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Dhaka. Mục tiêu của nghiên cứu này là để phân tích ảnh hưởng của các yếu tố trong việc xác định giá cổ phiếu của một số công ty niêm yết trong DSE. Nghiên cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ 55 nhà đầu tư chứng khoán bằng bảng câu hỏi. Dữ liệu thứ cấp được lấy từ sàn giao dịch chứng khoán Dhaka (DSE) và các báo cáo hàng năm của doanh nghiệp mẫu. Nghiên cứu cũng phân tích ảnh hưởng của tính thanh khoản, đòn bẩy, lợi nhuận, tăng trưởng, quy mô của công ty và tỷ lệ cổ tức đến giá thị trường mỗi cổ phần phổ thông. Nghiên cứu cho thấy rằng một số các yếu tố định tính: uy tín công ty; tâm lý thị trường; công bố của công ty; phương tiện truyền thông; Quảng cáo; thay đổi trong chính sách của chính phủ; tình hình quốc tế; chính trị bất ổn… cũng như một số yếu tố định lượng như: cổ tức; tỷ lệ giá trên lợi nhuận; EPS; lợi nhuận 7 sau thuế; thu nhập trên vốn đầu tư (ROI); lợi nhuận giữ lại; chia tách cổ phiếu; lạm phát; lãi suất; tỷ giá hối đoái … đều ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Nghiên cứu chứng minh rằng 65 % sự thay đổi trong giá cổ phiếu được giải thích bởi dòng tiền, đòn bẩy, lợi nhuận, tăng trưởng, vốn hóa thị trường, và cổ tức. Như vậy, có thể thấy thông tin trên BCTC có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu. [3] Dr. Sanjeet Sharma 2011: “Các yếu tố quyết định giá cổ phiếu ở Ấn Độ”; Journal of Arts, Science & Commerce ■ E-ISSN 2229-4686 ■ ISSN 2231-4172 Nghiên cứu này đã được thực hiện để kiểm tra các mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và biến giải thích như: giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu, lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, tỷ lệ giá trên , tỷ suất cổ tức, tỷ lệ trả cổ tức, qui mô công ty và giá trị ròng cho 115 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ giai đoạn 1993-1994 đến 2008-2009. Tác giả đã tiến hành phân tích mô hình hồi quy đa biến về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các biến giải thích và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các thông tin trên BCTC, cụ thể là: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu, cổ tức trên mỗi cổ phiếu và giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu có tác động đáng kể đến giá thị trường của cổ phiếu. Hơn nữa, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng cổ tức trên mỗi cổ phiếu và lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu là yếu tố quyết định mạnh giá thị trường. Các biến còn lại chỉ có ảnh hưởng trong một vài năm như: tỷ lệ giá trên lợi nhuận, tỷ suất cổ tức, tỷ lệ chi trả cổ tức hoặc không có ảnh hưởng đáng kể như: qui mô công ty, giá trị ròng [4] Dhiaa Shamki, Azhar Abdul Rahman 2012: “Giá trị liên quan của lợi nhuận và giá trị sổ sách: nghiên cứu thực nghiệm ở Jordan”; International Journal of Business and Management Vol. 7, No. 3; February 2012 Bài báo kiểm tra giá trị liên quan của lợi nhuận và giá trị sổ sách của cổ phần riêng lẻ và một sự kết hợp bằng cách sử dụng mô hình Ohlson (1995 ) liên quan đến mô hình giá cổ phiếu và lợi nhuận cổ phần cho các công ty công nghiệp ở Jordan bao gồm 1128 quan sát/năm trong giai đoạn từ 1992 đến năm 2002. Bài viết này góp phần mở rộng các lý thuyết định giá bằng cách kiểm tra giá trị liên quan 8 của thông tin kế toán liên quan đến 2 mô hình: giá cổ phiếu và lợi nhuận cổ phần trong thị trường mới nổi từ khu vực Trung Đông. Phân tích mô hình hồi quy được thực hiện, ngoài ra thống kê mô tả cũng được thực hiện để đảm bảo độ chuẩn của phân bố mẫu. Phát hiện của nghiên cứu bao gồm 2 phần: đầu tiên, liên quan đến mô hình giá cổ phiếu, giá trị liên quan của 2 biến độc lập lợi nhuận và giá trị sổ sách đều tăng, trong khi mô hình kết hợp giữa lợi nhuận với giá trị sổ sách thì giá trị liên quan của nó liên quan không đáng kể. Thứ hai, liên quan đến mô hình lợi nhuận, giá trị lien quan của lợi nhuận kể cả khi đứng độc lập hay kết hợp với nhau đều tăng, trong khi đó giá trị sổ sách là giảm. Tóm lại, thông tin trên BCTC có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu này thì lợi nhuận quan trọng hơn trong việc giải thích biến động trong giá cổ phiếu hơn là giá trị sổ sách. Thêm vào đó, kết quả cũng chỉ ra rằng các biến độc lập lợi nhuận và giá trị sổ sách là giá trị liên quan hơn trong mô hình giá cổ phiếu. Thu nhập giải thích tốt hơn giá trị thị trường của các công ty công nghiệp ở Jordanian. Nghiên cứu này phải đối mặt với một số hạn chế . Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập để chỉ bao gồm các công ty với dữ liệu có sẵn cho các biến được lựa chọn và các năm (1992-2002) . Ngoài ra, nghiên cứu không thể so sánh kết quả của nó với các nghiên cứu trước đây liên quan đến ASE, nghiên cứu trong tương lai có thể mở rộng mẫu kích thước , thời gian và các ngành . Ngoài ra có thể mở rộng kiểm tra giá trị phù hợp của thông tin kế toán liên quan đến cả hai mô hình định giá trong ASE hoặc giữa các nước đang phát triển hoặc phát triển. [5] Renato Camodeca, Alex Almici, Alessandro Renzi Brivio 2012: “Giá trị liên quan của thông tin kế toán ở sàn giao dịch chứng khoán Ý và Anh”; Problems and Perspectives in Management, Volume 12, Issue 4, 2014 Nghiên cứu này nhằm xác minh giá trị liên quan của thông tin kế toán tham chiếu đến hai thị trường chứng khoán khác nhau: Anh và Ý . 9 Nghiên cứu bắt đầu từ nghiên cứu của Edward , Bell và cách tiếp cận của Ohlson , các mô hình hồi quy khác nhau đã được thực hiện bao gồm các biến độc lập là các biến kế toán: lợi nhuận sau thuế, giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (OCF) và biến phụ thuộc là giá cổ phiếu. Một mẫu gồm 100 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Milan và London trong thời hạn ba năm (2011-2013) được phân tích, các tác giả đã báo cáo hai phát hiện chính: đầu tiên, bằng chứng cho thấy giá trị liên quan lớn của thông tin kế toán ở Ý hơn ở Anh. Thứ hai, nghiên cứu nhấn mạnh rằng ở Ý số liệu kế toán có giá trị liên quan nhất liên quan đến lợi nhuận, trong khi ở Anh tập trung chủ yếu vào dòng tiền thuần. [6] Junjie Wang, Gang Fu, Chao Luo 2013: “Thông tin kế toán và phản ứng của giá cổ phiếu ở các công ty niêm yết – Nghiên cứu thực nghiệm từ 60 công ty niêm yết ở sàn giao dịch chứng khoán Shanghai”; Journal of Business & Management, Volume 2, Issue 2 (2013), 11-21, ISSN 2291-1995 E-ISSN 2291-2002 Nghiên cứu phân tích thực nghiệm mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu với một vài chỉ số thông tin kế toán như: lợi nhuận trên mỗi cổ phần, vòng quay các khoản phải thu ; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ Thu nhập từ hoạt động chính, Tỷ lệ thanh toán hiện hành, Tỷ lệ thanh toán nhanh, vòng quay hàng tồn kho, Tỷ lệ Giá trên lợi nhuận (P/E). Tác giả đã tiến hành phân tích tương quan và phân tích hồi quy dựa trên 60 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải năm 2011, và kết quả nghiên cứu cho thấy : (1) có một mối quan hệ tích cực tồn tại giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu , nhưng mức độ quan trọng khác nhau; (2) lợi nhuận trên mỗi cổ phần và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu có sự tương quan có ý nghĩa nhất . [7] Uddin, Rahman, Hossain 2013: “Các yếu tố quyết định giá cổ phiếu ở các công ty thuộc lĩnh vực tài chính ở Bangladesh – Một nghiên cứu trên sàn giao dịch chứng khoán Dhaka” Interdisciplinary Journal of Contemporary Research in Business, 5(3), trang 471-480 10 Bài viết nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu các công ty thuộc ngành tài chính ở Bangladesh. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 67 công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka trong giai đoạn từ 2005 đến 2011. Công cụ thống kê mô tả cũng như mô hình hồi quy đơn biến và đa biến đã được áp dụng để phân tích dữ liệu. Kết quả nghiên cứ cho thấythông tin trên BCTC có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu, cụ thể là EPS, giá trị tài sản ròng (NAV), lợi nhuận sau thuế, tỷ số P/E (tỷ lệ giá trên lợi nhuận) có tương quan thuận với giá của các cổ phiếu các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Dhaka. [8] Adaramola Anthony Olugbenga, Oyerinde Adewale Atanda 2014: “Mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá thị trường của các công ty niêm yết ở Nigeria”; Global Journal of Contemporary Research in Accounting, Auditing and Business Ethics (GJCRA), An Online International Research Journal (ISSN: 23113162), 2014 Vol: 1 Issue 1 Bài viết này xem xét giá trị phù hợp của thông tin kế toán trong thị trường chứng khoán Nigeria nhằm xác định liệu thông tin kế toán có khả năng ảnh hưởng đáng kể giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Dữ liệu được thu thập theo chuỗi thời gian cho 57 công ty từ năm 1991 đến 2010. Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp để điều tra các giá trị thích hợp của các số liệu kế toán. Phương pháp phân tích hồi quy được sử dụng trên các mô hình bảng cho phân tích với các biến kế toán: lợi nhuận trên mỗi cổ phần, cổ tức trên mỗi cổ phần, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phần và dòng tiền thuần từ hoạt động trên mỗi cổ phần. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có một mối liên quan giữa các thông tin kế toán và giá cổ phiếu của công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria. Thông tin về lợi nhuận, cổ tức, giá trị sổ sách và dòng tiền thuần có thể được sử dụng để dự đoán giá cổ phiếu của các công ty niêm yết. Điều này ngụ ý rằng thông tin kế toán phục vụ như một hướng dẫn cho các quyết định đầu tư của nhà đầu tư ở Nigeria. 11 [9] Udayan S Kachchhy, Bhavik U Swadia, Dr.Shailja C Tiwari 2014: “thông tin kế toán và phản ứng của giá cổ phiếu của các công ty niêm yết – Nghiên cứu thực nghiệm từ tất cả công ty thuộc lĩnh vực dầu mỏ và khí đốt niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ”; International Journal of Research & Development in Technology and Management Science –Kailash, Volume - 21| Issue 5 | DECEMBER 2014 | ISBN - 1-63102-449-3 Bài viết này đề cập với các mối quan hệ giữa thị trường vốn và báo cáo tài chính. Nghiên cứu thực nghiệm phân tích mối quan hệ giữa các thông tin kế toán và giá cổ phiếu với một vài chỉ số thông tin kế toán như: EPS, P/E, Interest Income to Total Funds (%),Return On Net Worth (%),Current Ratio, Quick Ratio, Interest Spread, Loan Turnover Ratio. Tác giả đã tiến hành phân tích thống kê mô tả, phân tích tương quan, phân tích hồi quy dựa trên 25 công ty xăng dầu niêm yết trên sàn chứng khoán Ấn Độ 2013-2014. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) mối quan hệ tích cực tồn tại giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, nhưng mức độ có ý nghĩa khác nhau; (2) Lợi nhuận trên mỗi cổ phần (EPS) có tương quan đáng kể nhất. [10] Udayan Kachchhy, Dr. Bhavik U Swadia 2015: “Thông tin kế toán và pahnr ứng của giá cổ phiếu của các công ty niêm yết – nghiên cứu thực nghiệm từ tất cả công ty thuộc các ngân hàng khu vực tư niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Ấn Độ”; IRC’s international journal of multidisciplinary research in social & management sciences, vol.3 issue 1, ISSN: 2320-8236 january-march 2015 Bài viết này đề cập với các mối quan hệ giữa thị trường vốn và báo cáo tài chính. Nghiên cứu lặp lại mô hình của Udayan S Kachchhy và cộng sự (2014) thực hiện trong các ngân hàng ở Ấn Độ. Đầu tiên, bài viết xem xét các chỉ số đại diện của các thông tin công bố báo cáo hàng năm, sau đó phát hiện ra các chỉ số phù hợp theo số liệu của các năm khác nhau; Cuối cùng, xây dựng và kiểm tra mô hình hồi quy của thông tin kế toán và phản ứng của giá cổ phiếu. Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa các thông tin kế toán và giá cổ phiếu dựa trên 14 ngân hàng khu vực tư nhân niêm yết trên sàn chứng khoán quốc gia 2013-2014, Và kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: (1) mối quan hệ tích cực tồn tại giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu, 12 nhưng mức độ có ý nghĩa khác nhau; (2)Tỷ lệ P/E (giá trên lợi nhuận) có tương quan đáng kể nhất. [11] Yoosuf Mohamed Irsath, Athambawa Haleem and Samsudeen Thowfeek Ahamed 2015: “Giá trị liên quan của thông tin kế toán và phản ứng cổ phiếu của các công ty niêm yết – nghiên cứu thực nghiệm từ thị trường chứng khoán Colombo, Srilanka”; 5th International Symposium 2015 – IntSym 2015, SEUSL Nghiên cứu này xem xét tác động của các giá trị liên quan của thông tin kế toán về giá cổ phiếu của các công ty niêm yết sản xuất thực phẩm đồ uống và thuốc lá ở sàn chứng khoán Colombo (CSE), Sri Lanka. Số lượng nghiên cứu thực nghiệm đã được thực hiện bởi các quốc gia khác nhau để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Các nghiên cứu trong quá khứ cho thấy rằng những biến động của giá cổ phiếu phụ thuộc vào yếu tố bên trong và bên ngoài. Trong số các yếu tố nội bộ, các yếu tố kế toán cụ thể như lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phần (DPS) và giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) ảnh hưởng đến quyết định của giá cổ phiếu. Các mẫu của nghiên cứu này bao gồm hai mươi hai công ty niêm yết trong CSE và khoảng thời gian 5 năm 2010-2014. Các dữ liệu và thông tin cần cho nghiên cứu này được thu thập từ các báo cáo công bố hàng năm và các trang web của các công ty niêm yết trong CSE từ năm 2010 đến năm 2014. Các phương pháp thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy được sử dụng để nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thông tin kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu cụ thể là các thông tin như: lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS), cổ tức trên mỗi cổ phần và tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu (NAVPS) có tác động tương quan đáng kể vào giá cổ phiếu. [12] Muhammad Asif, Kashif Arif, Waqar Akbar 2016: “Ảnh hưởng của thông tin kế toán đến giá cổ phiếu: nghiên cứu thực nghiệm từ sàn giao dịch chứng khoán Pakistan”; International Finance and Banking, ISSN 2374-2089 2016, Vol. 3, No. 1 Mục đích của bài viết này là để kiểm tra các mối quan hệ giữa thông tin kế toán và giá cổ phiếu. Để đạt được điều này, một mô hình bao gồm các biến kế toán: lợi 13 nhuận trên mỗi cổ phiếu, giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu, vốn được sử dụng trên mỗi cổ phiếu và dòng tiền hoạt động trên mỗi cổ phần và giá cổ phiếu. Số liệu được thu thập từ các công ty niêm yết trong KSE-30 (Karachi Stock Exchange) trong khoảng thời gian 2006-2013 và tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy OLS để kiểm tra các mối quan hệ. Kết quả thực nghiệm cho thấy các thông số thông tin kế toán có ảnh hưởng đáng kể đến giá cổ phiếu và chúng có khả năng giải thích chung trong việc xác định giá cổ phiếu. Nghiên cứu này tìm thấy kết quả phù hợp với nghiên cứu thực nghiệm trước đó. Như vậy, sơ lược các nghiên cứu trên thế giới trong thời gian gần đây liên quan đến ảnh hưởng của thông tin kế toán trên BCTC tới giá cổ phiếu, ta thấy có rất nhiều học giả nghiên cứu trong lĩnh vực này, đưa ra rất nhiều các yếu tố thuộc BCTC có tác động đến giá cổ phiếu như: lợi nhuận, giá trị sổ sách, cổ tức, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính, dòng tiền, giá trị tài sản ròng trên mỗi cổ phiếu, tỷ số P/E, vốn sử dụng trên mỗi cổ phần ….Và trên nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu hầu như tập trung ở các quốc gia phát triển, ít có nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển 1.2. Nghiên cứu trong nước: [1] Nguyễn Việt Dũng 2009: Mối liên hệ giữa thông tin báo cáo tài chính và giá cổ phiếu: vận dụng linh hoạt lý thuyết hiện đại vào trường hợp Việt Nam; Nghiên cứu dựa trên mô hình Ohlson (1995) kết hợp với nghiên cứu của Aboody, Hughes & Liu (2002) cho phép nới lỏng giả thiết thị trường hiệu quả, bài viết kiểm chứng mối liên hệ giữa thông tin BCTC và giá cổ phiếu trên TTCK Việt nam. Dữ liệu thu thập bao gồm 135 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM trong thời gian 2003 – 2007. Ngoài phương pháp bình phương tối thiểu thông thường (OLS), mối liên hệ này còn được kiểm định bằng mô hình ảnh hưởng cố định (FEM) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM). Kết quả cho thấy
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng