Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của gi...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai dk 9901 tại huyện trấn yên, tỉnh yên bái

.PDF
128
149
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NGÔ LAI DK 9901 TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên, 2016 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ ĐỨC CƯỜNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẬT ĐỘ VÀ PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG NGÔ LAI DK 9901 TẠI HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 60 62 01 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Thị Nguyên Thái Nguyên, 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận văn, trước phòng Đào tạo và nhà trường về các thông tin, số liệu trong đề tài. Tác giả luận văn Hà Đức Cường ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện luận văn của mình, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của rất nhiều cá nhân và tập thể. Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Dương Thị Nguyên - người thầy đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Nông học, Phòng Đào tạo - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ Yên Bái đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài. Cảm ơn gia đình, người thân, các cán bộ đồng nghiệp và bạn bè đã động viên và giúp đỡ rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu của tôi. Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2016 Tác giả luận văn Hà Đức Cường iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. ii MỤC LỤC ................................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................... vi DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU ........................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................... 2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................. 2 CHƯƠNG 1.................................................................................................................. 4 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................................ 4 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...................................................................... 4 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam.............................. 5 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ............................................... 5 1.2.2. Tình hình sản xuất Ngô ở Việt Nam ............................................... 9 1.2.3.Tình hình sản xuất ngô tại Yên Bái ............................................... 11 1.3. Tình hình nghiên cứu về mật độ khoảng cách trồng, phân bón cho ngô trên thế giới và ở Việt Nam .................................................................. 15 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về mật độ khoảng cách trồng, phân bón cho ngô trên thế giới ................................................................................ 15 1.3.2. Tình hình nghiên cứu về mật độ, khoảng cách trồng, phân bón cho Ngô ở Việt Nam ............................................................................... 20 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 28 2.1. Vật liệu nghiên cứu .............................................................................. 28 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................................ 28 2.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................ 28 iv 2.4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 28 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm...................................................... 28 2.4.2. Chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi .............................. 30 2.4.3. Biện pháp kỹ thuật áp dụng cho thí nghiệm ................................. 33 2.5. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................... 34 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 35 3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và lượng phân đạm khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .... 35 3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của giống DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................ 39 3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái ra lá của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................................................... 41 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................ 43 3.5. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................................... 46 3.6. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ................................... 48 3.7. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................... 51 v 3.8. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tỷ lệ gẫy thân, đổ rễ của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .................................................................... 54 3.9. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ...................................................... 57 3.10. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............................................. 59 3.11. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến hiệu quả kinh tế của giống Ngô lai DK 9901 vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân năm 2016 ............... 67 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................................... 69 1. Kết luận ................................................................................................... 69 2. Đề nghị .................................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt CD CIMMYT CSDTL FAO Cụm từ viết đầy đủ : Chiều dài : Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế : Chỉ số diện tích lá : Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc HT : Vụ Hè Thu 2015 IPI : Viện Kali Quốc tế PPIC : Viện Lân Kali Quốc tế IPRI : Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế M1,2,3 : Mật độ N,P,K : Đạm, lân, kali P1,2,3 : Phân bón SFRI : Viện Thổ nhưỡng Nông hoá Việt Nam X : Vụ Xuân 2016 vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới ................................................. 5 Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô tại các châu lục năm 2014 .......................... 6 Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 .................. 7 Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 ......... 9 Bảng 1.5: Kết quả sản xuất ngô tỉnh Yên Bái từ năm 2005-2014 .................. 12 Bảng 3.1. Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến thời gian sinh trưởng phát triển của giống ngô lai DK 9901 vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 .............................................................................................. 36 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến động thái tăng trưởng chiều cao cây của các công thức thí nghiệm trong vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............. 40 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của mật độ, phân bón đến động thái ra lá của giống ngô lai DK 9901 vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 ...................... 41 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của giống ngô lai DK 9901 vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 ............ 44 Bảng 3.5: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến số lá trên cây và chỉ số diện tích lá của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ...... 47 Bảng 3.6: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến trạng thái cây, trạng thái bắp, độ bao bắp của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái .......................................... 49 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của giống ngô lai DK 9901 vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.................................................... 53 Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến tính chống chịu của giống ngô lai DK 9901 vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 ............. 56 viii Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu năm 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............. 58 3.10. Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ....................... 63 Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất lý thuyết, năng suất thực thu của giống ngô lai DK 9901 trong vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái ............. 64 Bảng 3.11. Hạch toán hiệu quả kinh tế cho 1 ha ngô ở vụ Hè Thu 2015 và vụ Xuân 2016 .................................................................................. 67 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Ngô (Zea Mays L.) là cây lương thực có vai trò quan trọng cung cấp lương thực cho 1/3 dân số thế giới, đối với các nước như: Ấn Độ, Philippin, Mêxico và một số nước ở Châu Phi đã dùng ngô làm lương thực chính. Ngoài việc cung cấp lương thực ngô còn là nguồn thức ăn chủ lực cho chăn nuôi, ở các nước phát triển, tỉ lệ ngô làm thức ăn cho chăn nuôi chiếm trên 70%. Ngô còn là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Các loại ngô siêu ngọt, ngô nếp, ngô đường... dùng ăn tươi hoặc đóng hộp xuất khẩu. Ngô cũng là nguồn nguyên liệu để sản xuất tinh bột, cồn, bánh kẹo… Ở Việt Nam ngô chủ yếu được sử dụng làm thức ăn cho gia súc nhưng nhiều vùng như: Tây Bắc, Tây Nguyên vẫn coi ngô là lương thực chính. Năm 2013 diện tích ngô đạt 1.172,6 nghìn ha, năng suất 44,3 tạ/ha, sản lượng 5,2 triệu tấn (Tổng cục thống kê, 2014)[8]. Hiện nay nhu cầu sử dụng ngô của nước ta rất lớn, dự báo đến năm 2020 sản lượng ngô của Việt Nam cần đạt 8 - 9 triệu tấn/năm mới cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sử dụng trong nước. Tuy nhiên, năng suất ngô của nước ta vẫn thấp, năm 2013 năng suất ngô Việt Nam mới bằng 80,3% năng suất trung bình thế giới, (FAOSTAT, 2015)[10]. Trấn Yên là huyện vùng thấp của tỉnh Yên Bái, tổng diện tích đất tự nhiên là 62.859,54 ha chiếm 9,13% diện tích toàn tỉnh Yên Bái, trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 8.358,08 ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên. Năm 2010 diện tích ngô của huyện Trấn Yên là 1.247 ha, năm 2014 là 1.233 ha. Về năng suất năm 2010 đạt 29,45 tạ/ha, năm 2014 đạt 27,10 tạ/ha. Về sản lượng năm 2010 đạt 3.672 tấn, năm 2014 đạt 3.341,5 tấn Năng suất ngô trên địa bàn huyện hiện tại rất thấp, năng suất bình quân mới chỉ đạt 75 % năng suất ngô cả nước và mới chỉ đạt 40 - 50% tiềm năng năng suất của giống ngô lai. 2 Để nâng cao năng suất, sản lượng ngô của huyện Trấn Yên, cần phải tuyển chọn được những giống ngô cho năng suất cao, khả năng chống chịu tốt, cần phải tiến hành các thí nghiệm trên đồng ruộng, tìm ra biện pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện sinh thái của tiểu vùng mới đem lại kết quả cao. Giống ngô lai DK 9901 là giống đã được trồng ở một số địa phương, bước đầu cho kết qủa tương đối khả quan. Tuy nhiên tại các địa phương trồng ngô lai DK 9901 vẫn chỉ áp dụng quy trình kỹ thuật chung cho các giống ngô lai nên chưa khai thác một cách tốt nhất tiềm năng của giống ngô này. Vì vậy, nghiên cứu mật độ trồng tăng thích hợp cho giống ngô lai DK 9901 cũng như lượng phân bón hợp lý là rất cần thiết. Tuy nhiên, tăng mật độ trồng là bao nhiêu, và ứng với mức phân bón tăng lên như thế nào để đạt được năng suất hiệu quả kinh tế cao nhất cho giống ngô lai DK 9901 là vấn đề cần được giải đáp. Trên cơ sở các nghiên cứu thử nghiệm của giống ngô lai DK 9901 ta đưa ra được những công thức những mật độ, khoảng cách và biện pháp tối ưu mà giống đó cho hiệu quả cao nhất. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai DK 9901 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái". 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được mật độ và lượng phân bón thích hợp cho giống ngô lai DK 9901 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học để xác định được mật độ và lượng phân bón (đạm, lân và kali) thích hợp cho giống Ngô lai DK 9901 trên đất soi bãi tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 3 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Xác định được mật độ và lượng phân bón (đạm, lân, kali) thích hợp cho giống ngô lai DK 9901 trên đất soi bãi huyện Trấn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung; góp phần tăng năng suất, sản lượng, tăng hiệu quả kinh tế, giúp nông dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Kết quả nghiên cứu về mật độ, phân bón cho giống ngô DK 9901 tại huyện Trấn Yên, có thể áp dụng cho một số huyện khác trong tỉnh Yên Bái. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Trong sản xuất nông nghiệp, giống có vai trò quan trọng góp phần nâng cao năng suất và sản lượng cây trồng. Khả năng thích ứng và sản lượng thu được của giống liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào điều kiện sinh thái của các vùng miền cũng như trình độ và tập quán canh tác của các vùng miền đó. Mỗi một cây trồng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất trong điều kiện đủ ánh sáng và dinh dưỡng. Điều đó đồng nghĩa với việc cấu tạo cho chúng một không gian sống phù hợp, chính là mật độ và khoảng cách giữa các cây trong ruộng, làm sao để đảm bảo giảm sự tranh chấp về dinh dưỡng cũng như ánh sáng, đồng thời giúp người sản xuất tiết kiệm tối đa diện tích gieo trồng có thể. Kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu ngô Việt Nam cho thấy: Mật độ trồng phụ thuộc vào giống, mùa vụ và điều kiện canh tác. Mỗi giống đều có những đặc điểm riêng về sinh trưởng, phát triển như: sự phát triển của tán lá, chiều cao cây, sự phát triển của bộ rễ, nhu cầu dinh dưỡng, ánh sáng đều rất khác nhau; có giống ưa trồng dày, có giống ưa trồng thưa. Khi trồng ở mật độ quá thưa sẽ lãng phí đất, đồng thời xảy ra hiện tượng xói mòn ở những khoảng đất trống khi tán lá không che phủ tới, làm rửa trôi dinh dưỡng, cộng thêm vào đó là tình trạng cỏ dại mọc lấn át cây trồng khiến năng suất ngô giảm xuống trầm trọng. Ngược lại, nếu trồng với mật độ quá dày sẽ gây tình trạng cạnh tranh giữa các cây về dinh dưỡng, ánh sáng; mật độ quá rậm rạp nền ẩm độ tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh hại phát triển mạnh cũng dẫn tới sự tụt giảm về năng suất. Nhưng nếu trồng ở mật độ phù hợp với mỗi giống thì các cây được phân bố đều nhau hơn, giảm tối đa sự cạnh tranh giữa các cá thể về dinh dưỡng, ánh sáng và các yếu tố sinh trưởng khác, làm cơ sở giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt và cho năng suất tối ưu. 5 Bên cạnh đó lượng phân bón và thời gian bón phân hợp lý cũng chính là nguyên nhân chủ yếu tạo thành năng suất cho cây Vì vậy, muốn phát huy hiệu quả tối đa của giống, nhất là những giống mới có tiềm năng, năng suất cao thì một trong những yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải tiến hành nghiên cứu đánh giá khả năng thích ứng cũng như thử nghiệm các biện pháp kỹ thuật (mật độ, phân bón,...) đối với giống mới đó trước khi đưa vào sản xuất đại trà. Đề tài "Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống ngô lai DK 9901 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái" nhằm kịp thời đưa ra được biện pháp kỹ thuật thích hợp góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế đối với giống ngô lai DK 9901 tại huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. 1.2. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Sản xuất ngô trên thế giới vào những năm cuối của thế kỷ 20 đã có những bước tiến nhảy vọt nhờ ứng dụng rộng rãi ưu thế lai trong chọn tạo giống, đồng thời không ngừng cải thiện các biện pháp kỹ thuật canh tác. Ngô lai đã phát triển nhanh chóng là do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về ưu thế lai, các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong sản xuất. Chính ngô lai đã kích thích các nhà khoa học mở rộng đối tượng và phạm vi nghiên cứu nhằm thu được các giống lai có ưu thế lai lớn hơn và phong phú hơn. Bảng 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Năm Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 2011 172,26 51,5 887,85 2012 178,55 48,9 872,80 2013 184,19 55,2 1016,74 2014 183,32 55,7 1021,62 Nguồn: FAOSTAT,2015 [123] 6 Ngô là cây ngũ cốc lâu đời và phổ biến trên thế giới, có khả năng thích ứng rộng, được trồng từ 550 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam thuộc 69 nước trên thế giới, đồng thời có khả năng thích ứng tốt với các điều kiện sinh thái môi trường và địa bàn khác nhau, từ độ cao 1 - 2 m so với mặt nước biển ở vùng Andet - Peru đến gần 4.000m (Ngô Hữu Tình, 2003) [7]. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô trên thế giới nhìn chung có sự tăng trưởng không ngừng từ năm 2011 đến nay. So với năm 2011, năm 2014 diện tích đạt 183,32 triệu ha (tăng 6,42%), năng suất đạt 55,7 tạ/ha (tăng 8,16) sản lượng đạt 1021,62 triệu tấn (tăng 15,07%). Dự kiến năm 2050, sản lượng ngô sẽ đạt 1343 triệu tấn, diện tích thu hoạch đạt 156 triệu ha và năng suất là 86 tạ/ha (Deepak K. Ray, 2013) [65] Do nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của cây ngô trong nền kinh tế, nên từ đầu thế kỷ 20 đến nay, sản xuất ngô trên thế giới phát triển liên tục cả về diện tích, năng suất và sản lượng. Bảng 1.2. Tình hình sản xuất ngô tại các châu lục năm 2014 Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Châu Mỹ 68,39 76,97 526,4 Châu Á 59,09 51,46 304,1 Châu Âu 18,75 69,02 129,4 Châu Phi 37,0 20,97 77,61 Châu Úc 7,85 82,0 6,44 Vùng Nguồn: FAOSTAT,2015[43] Châu Mỹ dẫn đầu về diện tích (68,39 triệu ha), năng suất (76,97 tạ/ha) và sản lượng ngô (526,4 triệu tấn). Nhờ quá trình cơ giới hóa sản xuất và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khâu chọn, tạo giống, đặc biệt là ngô chuyển gen. Tiếp đến là Châu Á, tuy nhiên năng suất chỉ đứng thứ 4 (hơn 7 Châu Phi). Châu Úc có diện tích ngô thấp nhất (7,85 triệu ha) nhưng năng suất (82,0 tạ/ha) cao nhất. Diện tích trồng ngô của châu Phi khá lớn, đạt 37,0 triệu ha nhưng trình độ canh tác còn lạc hậu nên năng suất ngô chỉ đạt 20,97 tạ/ha, chỉ bằng 27,6% năng suất so với Châu Mỹ. Theo số liệu của tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), việc sản xuất và tiêu thụ ngô trên thế giới đang có sự mất cân đối giữa cung và cầu dẫn đến tình trạng các nước nhập khẩu ngô tăng dần, các nước xuất khẩu ngô giảm dần từ nay đến những năm đầu thế kỷ XXI. Xuất khẩu ngô đã đem lại nguồn lợi lớn cho các nước lớn sản xuất ngô như Mỹ, Trung Quốc, Brazil (Ngô Hữu Tình, 2003) [29]. Bảng 1.3. Tình hình sản xuất ngô của một số nước trên thế giới năm 2014 Diện tích (triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Mỹ 33,64 107,32 361,091 Trung Quốc 35,98 59,97 215,812 Braxin 15,43 51,76 79,877 Mexicô 7,06 32,96 23,273 Ấn Độ 8,6 27,52 23,670 Đức 0,429 119,62 5,142 Hy Lạp 0,19 119,6 21,69 Ixaren 0,005 340,97 163,60 Nước Nguồn FAOSTAT, 2015[43] Theo số liệu thống kê của FAO (2015), Mỹ là cường quốc số một trên thế giới về sản xuất ngô. Năm 2014, Mỹ có diện tích trồng ngô là 33,64 triệu ha, năng suất bình quân đạt 107,32 tạ/ha và tổng sản lượng đạt 361,091 triệu tấn chiếm 34,8% sản lượng ngô toàn thế giới. Trung Quốc là nước đứng thứ 2 trên thế giới về sản xuất ngô. Năm 2014, diện tích trồng ngô của Trung Quốc là 35,98 triệu ha, chiếm 19,13% diện 8 tích trồng ngô thế giới, sản lượng đạt 215,812 triệu tấn, chiếm khoảng 27,3% sản lượng ngô toàn thế giới. Sản xuất ngô trên thế giới có sự khác biệt rất lớn về năng suất giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Năng suất ngô trung bình của các nước phát triển là 7,8 tấn/ha, cao hơn năng suất ngô trung bình của thế giới, còn các nước đang phát triển năng suất là 2,7 tấn/ha. Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch này là do sự khác biệt về khoa học kỹ thuật. Ở các nước phát triển 90-100% diện tích ngô được trồng bằng các giống lai có ưu thế lai cao, trong khi đó các nước đang phát triển chủ yếu là trồng các giống thụ phấn tự do, diện tích trồng giống ngô lai chỉ chiếm 37% diện tích. Ngoài ra ở các nước đang phát triển do điều kiện kinh tế khó khăn, khả năng đầu tư thâm canh thấp nên không khai thác hết tiềm năng năng suất của giống. Theo Đại học Tổng hợp Iowa (2006)[12], trong những năm gần đây khi thế giới cảnh báo nguồn dầu mỏ đang cạn kiệt, vì vậy ngô đã và đang được dùng để chế biến ethanol, thay thế một phần nhiên liệu xăng dầu chạy ô tô ở Mỹ, Braxin, Trung Quốc,... Riêng ở Mỹ, về nhiên liệu tái tạo của chính phủ đòi hỏi sản xuất tới 13,2 tỉ gallon (49,2 tỉ lít) ethanol từ ngô trong năm 2012 và 13,8 tỉ gallon (52,2 tỉ lít) trong năm 2013. Như vậy trong năm 2012, chỉ tiêu này sẽ ngốn mất gần 40% tổng sản lượng ngô của nước này . Đặc biệt, từ 10 năm nay, việc ứng dụng công nghệ cao trong chọn tạo giống và canh tác cây ngô đã góp phần đưa sản lượng ngô thế giới vượt lên trên lúa mì và lúa nước, góp phần giải quyết nhu cầu lương thực và Protein động vật cho hơn 6 tỷ người trên hành tinh. Theo báo cáo thường niên của ISAAA, diện tích cây trồng biến đổi gen không ngừng tăng trong thời gian gần đây. Cây chuyển gen đã được trồng rộng rãi trên 25 quốc gia. Đáng lưu ý rằng trong danh mục các loại cây trồng biến đổi 9 gen hiện đang được trồng và thương mại hóa trên thế giới cây ngô đứng thứ ba về diện tích. Theo dự đoán vào năm 2020, các giống ngô biến đổi gen có thể chiếm 26% tổng diện tích. Tuy nhiên các giống ngô GMO này chủ yếu là giống kháng sâu và kháng thuốc trừ cỏ. 1.2.2. Tình hình sản xuất Ngô ở Việt Nam Ở nước ta ngô là cây trồng nhập nội mới được đưa vào Việt Nam khoảng 300 năm nhưng đã nhanh chóng trở thành một trong những cây trồng quan trọng trong hệ thống cây lương thực. Những năm trước đây do chưa được quan tâm, chú trọng phát triển nên cây ngô chưa phát huy được tiềm năng của nó. Năng suất ngô Việt Nam những năm 1960 đến 1980 chỉ đạt 1,0 đến 1,1 tấn/ha, sản lượng 280-400 nghìn tấn. Từ giữa những năm 1980, nhờ sự hợp tác với Trung tâm cải tạo Ngô và Lúa mỳ Quốc tế (CIMMYT), nhiều giống ngô cải tiến đã được đưa vào trồng ở nước ta, góp phần nâng năng suất lên gần 1,5 tấn/ha vào đầu những năm 1990. Tuy nhiên, ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt đặc biệt là từ đầu những năm 2000 đến nay. Bảng 1.4. Tình hình sản xuất ngô của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2014 Diện tích Sản lượng (1000 ha) Năng suất (tạ/ha) 2000 730,2 25,1 2.005,9 2005 1.052,6 36,0 3.787,1 2010 1.126,4 40,90 4.606,8 2011 1.121,3 43,13 4.835,7 2012 1.118,2 42,95 4.803,2 2013 1.170,3 44,35 5.190,8 2014 1.178,6 44,14 5202,5 Năm (1000 tấn) Nguồn: FAOSTAT/2015[43]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan