Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết dấu về gió xóa của hồ anh thái...

Tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết dấu về gió xóa của hồ anh thái

.PDF
111
153
70

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN NGỮ VĂN LƢU HUỲNH KHÔI NGUYÊN MSSV: 6106336 NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT DẤU VỀ GIÓ XÓA CỦA HỒ ANH THÁI Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Ngữ Văn Cán bộ hƣớng dẫn: THs. GV. NGUYỄN THỊ KIỀU OANH Cần Thơ, tháng 11 năm 2013 1 | Page ĐỀ CƢƠNG CHI TIẾT Đề tài : NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT DẤU VÈ GIÓ XÓA CỦA HỒ ANH THÁI PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Những nghiên cứu, phê bình về các tác phẩm của Hồ Anh Thái 2.2. Những nghiên cứu, phê bình về tác phẩm Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả và tác phẩm 1.1.1. Tiểu sử 1.1.2. Tác phẩm 1.1.3. Tóm tắt tiểu thuyết Dấu về gió xóa 1.2. Nghệ thuật trần thuật 1.2.1. Khái niệm 1.2.2. Các biểu hiện của nghệ thuật trần thuật 1.2.2.1. Điểm nhìn trần thuật 1.2.2.2. Kết cấu trần thuật 1.2.2.3. Giọng điệu trần thuật 1.2.2.4. Ngôn ngữ trần thuật Chƣơng 2: ĐIỂM NHÌN TRẦN THUẬT VÀ KẾT CẤU TRẦN THUẬT 2.1. Điểm nhìn trần thuật 2.1.1. Điểm nhìn toàn tri khách quan 2.1.2. Điểm nhìn thời gian 2 | Page 2.1.3. Điểm nhìn không gian 2.2. Kết cấu trần thuật 2.2.1. Kết cấu tuyến tính 2.2.2. Kết cấu đồng hiện 2.2.3. Kết cấu lồng ghép Chƣơng 3: GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT 3.1. Giọng điệu trần thuật 3.1.1. Giọng đùa cợt, giễu nhại 3.1.3. Giọng lạnh lùng ẩn chứa niềm xót xa thương cảm 3.1.4. Giọng thâm trầm suy ngẫm và triết lí 3.2. Ngôn ngữ trần thuật 3.2.1. Cách gọi tên nhân vật 3.2.2. Lời kể chuyện PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 | Page PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hồ Anh Thái không còn là một cái tên xa lạ trên văn đàn văn học Việt Nam thời kì hiện đại. Với sự mới mẻ trong cách viết, sự đổi mới tư duy cùng tư tưởng có phần phóng khoáng và giọng văn mang âm hưởng Tây phương đã tạo cho Hồ Anh Thái một dấu ấn riêng khá rõ nét. Trong số những tiểu thuyết đã phát hành, ông đã có nhiều tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn và tạo được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người đọc như Đức Phật, nàng Savitri và tôi , Người đàn bà trên đảo hay Cõi người rung chuông tận thế... Trải qua hơn hai thập kỉ viết văn, Hồ Anh Thái đã bộc lộ rõ sở trường ngòi bút của mình ở địa hạt tiểu thuyết, ông thực sự chú tâm tìm tòi và khám phá những nét độc đáo, mới lạ cho những đứa con tinh thần của mình. Quan niệm của ông về tiểu thuyết đó là tiểu thuyết cũng giống như những giấc mơ và trong những giấc mơ ấy ông hoàn toàn có khả năng tô vẽ nên những điều kì diệu. Quả thật như thế, với tiểu thuyết, Hồ Anh Thái có thể thỏa sức biến tấu những câu chuyện thật bình thường thành những lí lẽ hết sức độc đáo, cùng một bối cảnh, sự kiện, ông lại khoác lên một nét mới lạ và đưa vào tiểu thuyết dễ dàng như một người thợ lành nghề. Độc đáo hơn hết thảy là cách trần thuật cuốn hút, mang độc giả đi thẳng vào câu chuyện, biến nó sinh động và mê hoặc tới không ngờ. Từ cách kể chuyện với ngôi kể trực diện tới cách đổi giọng điệu luân phiên rồi chuyển điểm nhìn trần thuật đã mang tới một màu sắc văn chương tinh tế nhưng cũng không kém phần mới mẻ và hiện đại. Sự điêu luyện trong cách thể hiện ngôn từ đã đưa Hồ Anh Thái tiến một bước dài trong tiến trình vận động của văn chương nước nhà hay xa hơn là góp một tiếng nói nhỏ cho sự sống động của văn chương thế giới hậu hiện đại. Dấu về gió xóa là tác phẩm mới nhất của Hồ Anh Thái xuất bản năm 2012. Tác phẩm là một câu chuyện, một cuộc du hành, một chiêm nghiệm, là sự kết tinh hơn hai thập kỉ cầm bút của Hồ Anh Thái với phong cách đầy triết luận thường thấy, tác phẩm vừa ra đời đã đón nhận những phản hồi rất tích cực từ phía độc giả. Hồ Anh Thái đã đầu tư và cống hiến những trải nghiệm mới lạ cho văn chương. Ông thể hiện một giọng văn có khuynh hướng tôn giáo nghiêm trang và có phần thiền định nhưng vẫn có đâu đó sự hài hước, dí dỏm cùng những câu văn với 4 | Page sự chiêm nghiệm tuyệt đối về lẽ sống và cách làm người. Đối với chúng tôi, lí do nghiên cứu chính của đề tài này là vì sự đam mê với tác phẩm của Hồ Anh Thái, chúng tôi bị cuốn hút từ những trang viết đầu tiên cho tới tận những trang cuối cùng. Song song đó là mong muốn tìm hiểu sâu hơn về tác giả yêu thích, hiểu thêm về quá trình lao động của ông để cho ra đời một tiểu thuyết độc đáo như Dấu về gió xóa. Bên cạnh đó, chúng tôi muốn đóng góp một kênh tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai có niềm đam mê đặc biệt với văn học Việt nam và đặc biệt yêu quý nhà văn Hồ Anh Thái thông qua luận văn này. 2. Lịch sử vấn đề Tuy sự nghiệp cầm bút của Hồ Anh Thái chưa thật sự dài- gần hai thập kỉ và ông còn hẳn một chặng đường dài phía trước nhưng các tác phẩm của ông đã gây được sự chú ý đặc biệt của công chúng yêu văn chương. Các tác phẩm của Hồ Anh Thái lần lượt được tìm hiểu và nghiên cứu bởi báo chí, các nhà lí luận phê bình trong nước. Bên cạnh đó, sách của ông còn được dịch ra tiếng nước ngoài, chủ yếu là tiếng Anh và cũng gây được chú ý với các phân tích gia bên ngoài lãnh thổ, kể đến phải có các trang bán sách điện tử lớn và một số nhà báo cùng nhà phê bình của Mỹ đã tìm hiểu về lối hành văn cũng như ngôn ngữ của cha đẻ tiểu thuyết Dấu về gió xóa. 2.1. Những nghiên cứu, phê bình về các tác phẩm của Hồ Anh Thái Hồ Anh Thái đã viết hơn hai mươi tác phẩm qua gần 18 năm và quyển tiểu thuyết mới nhất vừa được giới thiệu trên thị trường chính là Dấu về gió xóa. Các tác phẩm của Hồ Anh Thái khi vừa mới phát hành đã được chú ý theo dõi, tìm đọc và đưa ra các nhận định cũng như các nghiên cứu để độc giả có cơ hội hiểu một cách thấu đáo nhất về một phong cách nghệ thuật luôn tạo sự mới lạ và bất ngờ. Trong bài viết Hồ Anh Thái rung chuông ở Anh- Mỹ (Tạp chí Thể thao và văn hóa) phóng viên Minh Võ phỏng vấn Hồ Anh Thái như sau “Ông trả lời, Thế hệ hậu chiến phải trả được ân nghĩa cho quá khứ nhưng cũng phải thấy rõ những gì cần thay đổi và cần góp ý. Quan niệm này được nhấn mạnh như một chủ đề trong tác phẩm của Hồ Anh Thái và thể hiện rõ trong thao tác cũng như trong những thể nghiệm về hình thức và ngôn ngữ. Hồ Anh Thái đắm mình vào lịch sử và văn học 5 | Page của đất nước, nhưng cũng mở rộng cửa tiếp nhận những ảnh hưởng từ bên ngoài và góp phần đưa văn học Việt Nam đương đại đi theo chiều hướng mới”.[25] Trong các tác phẩm của mình, Hồ Anh Thái đều mở ra một khung trời mới, một điểm nhìn mới khác lạ, độc đáo, không thể hòa lẫn. Ông biết hướng mình đến chiều sâu của nội dung bằng cách vận dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật nhằm làm nổi bật những nội dung chính mà ông muốn đề cập đến. Với lối viết và lối tư duy đầy đổi mới, Hồ Anh Thái đang từng bước, từng bước một hiện đại hóa văn học Việt Nam nói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng. Những bước đổi mới đó tuy chậm nhưng chắc chắn sẽ tạo được những lan tỏa đến những cây bút trẻ khác, tạo nên một làn sống đổi mới nền văn học hiện tại. Trong bài viết Truyện ngắn Hồ Anh Thái từ góc nhìn liên văn bản (Tạp chí nhà văn 07/2012), Nguyễn Thị Huế đã nhận xét “Nhiều nhà văn hiện đại Việt Nam sau 1975, trong đó có Hồ Anh Thái, đã táo bạo mở ra cho mình con đường riêng trong điều kiện thuận lợi của bối cảnh hội nhập, giao lưu quốc tế, trên một cái nền tư tưởng và một bản lĩnh văn hóa vững vàng. Việc tiếp nhận ảnh hưởng của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong văn học Việt Nam đương đại là điều không còn phải nghi ngờ, bàn cãi. Sự thể nghiệm của các nhà văn trên nhiều phương diện cả khi chỉ là vô tình, không tự giác song đã bắt gặp dòng mạch văn chương Hậu hiện đại đang diễn ra sôi nổi trên thế giới ”[5]. Hồ Anh Thái là một trong những nhà văn đi đầu trong việc tiếp cận xu hướng Hậu hiện đại trên thế giới. Ông mang đến một màu sắc mới cho văn học, tạo cho những tác phẩm của mình có “chất”, hay nói cách khác là có phong cách đặc thù, độc đáo. Thực tế đã chứng minh khi các tác phẩm của ông rất được công luận chú ý và quý mến từ phía độc giả, và gần 30 quyển tiểu thuyết nhưng ngòi bút của ông vẫn còn rất sung sức và lúc nào cũng tạo được sức hấp dẫn mới lạ. Bài viết Hiện tƣợng văn chƣơng Hồ Anh Thái (Tạp chí Nghiên cứu Văn học, 8/2009) của Anh Chi đã giới thiệu về nghệ thuật trần thuật của nhà văn như sau:“Ngôn ngữ nghệ thuật có cả sự trong sáng ngọt ngào, có được lối mô tả sắc nét, có khi câu văn thâm trầm, thương cảm sâu xa, có nhiều hình ảnh tượng trưng, và siêu thực nữa, nhiều khi trào lộng chua cay, đôi khi hài hước mà buồn thấm thía… Đó là văn hóa, đã nhuần nhuyễn trong tư duy và cảm xúc của nhà văn”.[1] Đã kinh qua biết bao thăng trầm trên đường đời nên trong các sáng tác của mình, 6 | Page Hồ Anh Thái đã sử dụng một vốn từ rất phong phú và đa dạng. Từ các từ thuần Việt dùng để miêu tả, diễn đạt cho đến cả các từ vay mượn tiếng nước ngoài để thể hiện được sự hội tụ và giao lưu văn hóa. Điểm chung của việc thể hiện vốn ngôn từ này không phải là một sự khoe khoang về tuổi đời hay sự hiểu biết qua việc đi đến nhiều quốc gia mà điểm cốt yếu nằm ở việc làm sao đạt được mục đích ngôn từ mà mình hướng đến. Và Hồ Anh Thái đã làm được điều đó, ông không cần chứng minh bất cứ điều gì vì trong ngôn ngữ trần thuật của mình, ông đã thể hiện đầy đủ và cứ thế theo thời gian vươn dài và đạt đến độ chín muồi hoàn hảo trong việc lựa chọn những ngôn từ phù hợp. Còn theo bài viết Tìm tàng một cuộc đối thoại (daibieunhandan.vn số 18/04/2012) của Hương Giang có đôi dòng nhận xét về tác phẩm của Hồ Anh Thái như sau “…có thể thấy mọi yếu tố của văn bản, từ ngôn từ, chi tiết, hình tượng cho đến giọng điệu... đều đã, đang và sẽ có thể trở thành đầu mối của một quan hệ giao tiếp nghệ thuật rộng lớn. Từ đó, cần có một nền tri thức về văn bản (hiểu theo nghĩa rộng) để mà lĩnh hội.”[3] Ta nhận thấy một sự lao động nghệ thuật chân chính và đáng trân trọng của Hồ Anh Thái. Ông đã tạo nên một nghệ thuật trần thuật của riêng cá nhân mình, sự thể hiện đó được cấu thành qua đầy đủ các yếu tố như ngôn từ, hình tượng, giọng điệu…và điều tất yếu là lối văn của ông không chấp nhận sự dễ dãi từ cả hai phía người viết và người thưởng thức, mà đòi hỏi một kiến thức thật sự, một sự uyên thâm cần thiết để có thể hiểu nổi cái kết cấu trần thuật đan lưới, mắc cài hay ngôn ngữ trần thuật khác biệt mang âm hưởng Phật Giáo. Song song đó, Hồ Anh Thái đã tích cực thay đổi điểm nhìn để phù hợp với thời đại, biến chuyển ngòi bút theo hướng hiện đại phù hợp với tinh thần đổi mới của xu hướng văn học hậu hiện đại còn nhiều bỏ ngõ. Bài viết “Hồ Anh Thái- Ngƣời mê chơi cấu trúc” (Hà Nội, 12/2002) của Nguyễn Đăng Điệp, đã nêu ra một số nhận định về giọng điệu trần thuật của Hồ Anh Thái như sau: “Trong truyện ngắn Hồ Anh Thái, nhất là giai đoạn sau, ta bắt gặp khá nhiều chất giọng giễu nhại. Sự xuất hiện của loại giọng điệu này hiếm khi xuất hiện trong tư duy nghệ thuật sử thi. Cái nụ cười chua chát về cõi nhân sinh, khả năng lật tẩy những trớ trêu, nghịch cảnh trong đời chỉ có thể có được khi nhà văn không nhìn đời bằng cảm hứng lãng mạn thuần túy màu hồng mà nhìn nó như những mảnh vỡ. Đây có thể xem là yếu tố đầu tiên tạo nên bản giao hưởng đời sống 7 | Page trong văn chương Hồ Anh Thái.” [2]. Chất giọng giễu nhại là một trong những thủ pháp của nghệ thuật trần thuật được Hồ Anh Thái sử dụng thành công và tạo nên dấu ấn trong lòng độc giả. Giọng giễu nhại trong tác phẩm của Hồ Anh Thái được sử dụng để đả kích, chê trách những con người, những sự kiện trong xã hội. Muốn tạo được giọng điệu đó, Hồ Anh Thái không sáng tác dựa trên lối mòn chủ nghĩa lãng mạn nữa mà ông tìm tới những góc nhìn cam go hơn, góc cạnh hơn để thấy sâu sắc và thấm thía về những kiếp đời, những kiếp người trong xã hội, từ đó hình thành giọng giễu nhại với đủ các cung bậc cảm xúc, màu sắc và cả sự thể nghiệm, từng trải. Qua những bài báo, bài đánh giá của các nhà nghiên cứu về các tác phẩm của Hồ Anh Thái đã cho chúng tôi thấy được những đặc điểm cơ bản trong nghệ thuật trần thuật độc đáo của Hồ Anh Thái thông qua các phương diện như điểm nhìn trần thuật, kết cấu trần thuật, giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật. Chúng tôi thấy được Hồ Anh Thái đã có sự kết hợp, hòa phối tài tình các thủ pháp nghệ thuật vào các tiểu thuyết của mình. Bên cạnh đó, qua một quá trình sáng tác lâu dài, chúng tôi còn thấy được những đóng góp không nhỏ của Hồ Anh Thái cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam đương đại, đưa nền văn học của chúng ta bước sang một tầm cao mới (đi theo xu hướng Hậu hiện đại với khuynh hướng Lạ hóa trong sáng tác văn học). 2.2. Những nghiên cứu, phê bình về tác phẩm Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái Dấu về gió xóa là một quyển tiểu thuyết hay và hấp dẫn bởi những chi tiết độc đáo và thu hút, nghệ thuật trần thuật được khai thác ở nhiều khía cạnh khác nhau tạo cho tác phẩm có chiều sâu từ cả nội dung lẫn tư tưởng. Từ lần phát hành đầu tiên, Báo Tiền Phong Online đã có một bài viết nhận xét về tác phẩm Dấu về gió xóa và có đề cập đến nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm như sau: “Nhà văn cũng nhắc đến thiền, không nhiều, nhưng những câu văn như “Mandala là vũ trụ ngay trong lòng người, vũ trụ lòng người có khi hàm chứa toàn bộ sinh diệt sắc không mà chính con người cũng không ý thức được. Người ta tiêu phí thời gian loay hoay ra bên ngoài để khám phá những điều sẵn có ngay trong lòng mình”, chứng tỏ ông có vẻ đã “ngộ”. Khác hẳn phương Tây năng động luôn thích mở rộng, phương 8 | Page Đông huyền bí lại thích đi sâu. Như cái mandala (một biểu tượng của Phật giáo) của ông giáo sĩ trong tiểu thuyết này, bao nhiêu ngày bao nhiêu tháng bao nhiêu công sức mới tạo hình được, chỉ một cơn gió là có thể không còn trên đời. Gió xóa.“Vũ trụ có sinh có diệt. Vũ trụ có mà không”. Đó là thiền. Có lẽ đây là đoạn để lại nhiều dư âm nhất. Với Dấu về gió xóa, người đọc nhận ra ở tiểu thuyết Hồ Anh Thái, từng tình tiết đơn lẻ nhiều khi còn hấp dẫn hơn nội dung tổng thể. Cách viết của ông vẫn thế. Những câu thoại không có ngoặc kép.”[11]. Đó là những điều đặc biệt tạo nên nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết này của Hồ Anh Thái. Ở đây ta nhận thấy nhà báo này có sự am hiểu về những tác phẩm của Hồ Anh Thái, song song đó, nhà báo còn chỉ ra nét nổi bật của tiểu thuyết chính là ngôn ngữ “thiền”thứ ngôn ngữ xuyên suốt tác phẩm- đem đến một sự trải nghiệm mới lạ giữa tôn giáo và văn chương. Bên cạnh ngôn ngữ, bài báo còn đề cập đến sự mới lạ trong cách thể hiện kết cấu trần thuật. Bản thể của cuốn tiểu thuyết này nếu không có sự pha trộn của nhiều kết cấu trần thuật đan xen với nhau sẽ không bao giờ thể hiện được cách sắp xếp các chi tiết khéo léo của Hồ Anh Thái, biến Dấu về gió xóa thành một cuốn tiểu thuyết thực sự thành công đối với ông. Đồng hành cùng các trang báo, các tác gia của nền văn học nước nhà cũng thích thú với quyển tiểu thuyết mới này của Hồ Anh Thái. Nhà văn Ma Văn Kháng đưa nhận xét về nghệ thuật trần thuật mà nổi bật là về ngôn ngữ tiểu thuyết của cây bút họ Hồ như sau: “Cuốn sách một lần nữa hiển hiện cái tài tung hoành về bút lực và chữ nghĩa của tác giả. Nhà văn mà không giàu chữ thì có còn là nhà văn nữa hay không! Đây là một bữa đại tiệc rất nhiều đặc sản về ngôn từ và giọng điệu. Giễu nhại, hài hước, đùa nghịch, châm chích… Nói lái - nói ngược - nói nhại - nói bóng nói gió - chêm đệm - liên tưởng - ẩn dụ - hoán dụ”.[8]. Quả thực, trong tác phẩm ta bắt gặp sự luân phiên thay đổi của các thành phần trần thuật. Ở đây nhà văn Ma Văn Kháng chỉ ra hai yếu tố làm nên thứ “đặc sản Hồ Anh Thái” là ngôn từ và giọng điệu. Khó có thể chê trách vào đâu về giọng điệu của ông, một sự uyên bác có thừa khi Hồ Anh Thái là một người có học thức cao, lại đảm nhận vai trò ngoại giao ở bên ngoài tổ quốc khiến cho ngôn ngữ của ông gần như được hợp lí hóa một cách tuyệt đối. Phần thứ hai là về giọng điệu như hài hước, đùa nghịch, giễu nhại, châm chích…để tựu trung lại cũng vì mong muốn phản ánh hiện thực xã hội một cách rõ nét và chân thực. Tuy không thể hiện trực tiếp như báo chí nhưng cách chọn văn 9 | Page chương như kiểu “mưa dầm thấm lâu” này đối với người đọc quả thực đã tạo được nhiều phản hồi tích cực và tạo nên môt giọng văn khác lạ, mới mẻ trong tiến trình đổi mới văn học. Riêng với bài viết “Tiếp cận Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái bằng cảm quan hậu hiện đại” (06/2013, Tạp chí Nhà Văn) Hỏa Diệu Thúy đã tiếp cận với nghệ thuật trần thuật của Hồ Anh Thái một cách rất tỉ mỉ và chi tiết: “Tiếp theo những thành công đã được khẳng định, nội lực của cây bút Hồ Anh Thái dường như ngày càng bộc lộ sự rộng mở và thâm hậu. Bỗng dưng có sự liên tưởng khập khiễng Dấu về gió xóa với cái duyên dáng mặn mà của một người mẫu đang ở độ chín cả về nhan sắc và kỹ thuật trình diễn. Trong Dấu về gió xóa Hồ Anh Thái cho người đọc hình dung thật sinh động và hấp dẫn về sự đổi mới trong cách viết, lối viết, dĩ nhiên, người đọc không thể sử dụng chiếc chìa khóa cũ để mở công trình hiện đại mới. Song, Hồ Anh Thái lại thú nhận: “Nhà văn viết trời viết đất gì thì cũng đang nói về những chuyện đang xảy ra xung quanh đấy thôi”.[23]. Hỏa Diệu Thúy đã nhìn nhận được sự đổi mới trong cách viết, lối viết. Tiêu biểu cho sự đổi mới ấy chính là điểm nhìn trần thuật và kết cấu trần thuật, cô khẳng định rằng không thể sử dụng chiếc chìa khóa cũ để mở một ổ khóa mới được, cũng như trong Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái, điểm nhìn đã được thay đổi, điểm nhìn toàn cảnh, bao quát hết những thân phận, những cảnh đời, kiếp người. Còn kết cấu đã được thay đổi, mới lạ với sự luân phiên thay đổi, biến chuyển trong suốt tác phẩm. Cảm quan Hậu hiện đại đã giúp Hỏa Diệu Thúy đến với tác phẩm Hồ Anh Thái trong sự đồng cảm và yêu mến nhưng trên hết là sự đồng điệu đến từ tâm lí của những nhà văn hoạt động văn chương chân chính, đam mê nghệ thuật một cách bất tận. Bài viết “Năm của những sự biến mất trong văn xuôi” (Báo Công An Nhân Dân) của phóng viên Hoài Nam có nhắc đến Dấu về gió xóa như một tác phẩm mới, thể hiện được những tư tưởng, những triết luận và những thủ pháp tạo nên nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm, anh đề cập: “Một cốt truyện hấp dẫn, sản phẩm của một nhà văn luôn ý thức phải tạo được sự hấp dẫn cho độc giả khi họ đắm chìm trong thế giới tưởng tượng của anh. Tuy nhiên, Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái không chỉ, không phải là vậy. Sự hấp dẫn của cốt truyện chỉ là cái bề mặt. Còn ở bề sâu, đó là những trải nghiệm, những chiêm nghiệm và suy tư của tác giả về tồn tại người, giá trị và ý nghĩa của nó.[14]Thế giới ngôn ngữ trần thuật trong 10 | P a g e tiểu thuyết Dấu về gió xóa quả thực rất nhiều màu sắc, nó có thể bày tỏ được nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau và trên hết, ngôn ngữ trần thuật mà Hồ Anh Thái sử dụng ẩn chứa nhiều nội dung và ý nghĩa, rất phù hợp với một tác phẩm cần nhiều tầng ý nghĩa và mang đầy tính triết luận như Dấu về gió xóa. Còn với bài viết Dấu về gió xóa- Xóa dấu hay lật tẩy? trên trang bungbinhsaigon.net của Hoài Nam có nhận xét rằng tiểu thuyết Dấu về gió xóa như một nồi lẩu thập cẩm và “ Tính chất “nồi lẩu” của tác phẩm còn nằm trong cấu trúc văn bản: trục chính của tiểu thuyết là câu chuyện về nhân vật Anh đến Đảo Xanh, trải nghiệm cuộc sống trên đảo, phát hiện ra cái nhà tù bí mật rồi góp một tay giải cứu hơn ba trăm tù nhân ở đó – toàn những nhân vật nồng danh khét tiếng mà thiên hạ ngỡ là đã chết. Nhưng vẫn có những chương “rẽ ngang”: một tiểu luận về tôn giáo, một kịch bản phim truyền hình, một câu chuyện chưa được kể trong sử thi Ấn Độ…, những chương này hoàn toàn có thể đứng được như những truyện ngắn đặc sắc. Giọng điệu văn xuôi của tác phẩm cũng là một sự kết hợp kiểu “nồi lẩu”: có giọng cao, đầy chất hài hước, giễu cợt khi tác giả viết về những hoạt động chính trường và cái mà “người đời” quen gọi là tình yêu; có giọng trầm, man mác, bùi ngùi khi tác giả viết về sự tồn tại phi lý và cái vô thường của kiếp người trên cõi thế: “Con người đi qua thế gian, lưu ảnh còn lại. Thật thế không? Ngay cả cái tự ngã của con người còn có thể là ảo ảnh, thì lưu ảnh mà làm gì?... Một vòng đời bắt đầu lặng lẽ thì cũng nên khép lại lặng lẽ. Nhất quán. Cái ồn ào danh tiếng con người gây ra ở khoảng giữa hai đầu cuộc đời chỉ là thứ phù vân vô nghĩa”.[15]. Nhận định của Hoài Nam khá chi tiết và bao quát hầu như toàn bộ nghệ thuật trần thuật của tác phẩm Dấu về gió xóa. Anh nhận định rằng kết cấu trần thuật của tác phẩm tuân theo lối tuyến tính mà minh chứng rõ ràng nhất là truyện chủ yếu đề cập đến hành trình tìm tới Đảo Xanh của nhân vật Anh. Tuy nhiên xen vào đó là kết cấu phi tuyến tính với sự chen ngang của một số câu chuyện đời, chuyện người trên đảo,… không những không làm câu chuyện bị rời rạc mà còn tạo nên hiệu ứng tốt cho tác phẩm. Song song đó, giọng đa thanh cũng là một yếu tố tạo nên nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm với sự hòa phối giữa giọng giễu nhại với giọng lạnh lùng nhưng chứa đựng niềm xót xa thương cảm…. Cả tác phẩm đầy những chi tiết bất ngờ, những kết cấu hấp dẫn và giọng điệu đa thanh biến chuyển quả thực đã làm 11 | P a g e cho tiểu thuyết Dấu về gió xóa thỏa mãn những yêu cầu khắc khe nhất từ phía người đọc. Bài viết “Đâu xóa đƣợc thân phận con ngƣời” (báo Người Lao Động ,chuyên mục Văn Hóa- Giải Trí 08/10/2012), nhà báo Nguyễn Quốc Trung đề cập đến nhiều khía cạnh trong tác phẩm, từ nội dung đến nghệ thuật, trong đó, ông có đề cập đến giọng điệu phê phán trong tác phẩm “Ở Đảo Xanh, Hồ Anh Thái bàn nhiều về thời hiện đại, đó là đức tin tôn giáo, thể chế chính trị, công nghệ truyền thông, truyền hình. Phải nói rằng bằng mẫn cảm của nhà văn, sự lạnh lùng của cây bút phân tích, Hồ Anh Thái đã có những trang đàm tiếu sắc nét về các thần tượng, nhân vật của công chúng qua sự phù phép của truyền hình, tung hô mớ kiến thức thập cẩm. Điều này đã làm đảo lộn quan niệm của đông đảo công chúng về giá trị thực của xã hội con người hôm nay. Trong cuốn sách, dường như tác giả cũng bày tỏ quan niệm rằng phương tiện thông tin nghe nhìn cản trở việc đem đến khả năng tư duy thực sự cho con người.”[24]. Thông tin mà Nguyễn Quốc Trung khai thác được là một mớ hỗn độn, trộn lẫn nào là tôn giáo, nào là chính trị, truyền thông, truyền hình…đó là ý tưởng tạo nên giọng giễu nhại của Hồ Anh Thái. Hồ Anh Thái đưa ra những chi tiết nực cười, phản cảm để từ đó làm nổi bật lên một xã hội Đảo Xanh đang đổ nát và thất bại. Giọng giễu nhại cất lên để chê bai bọn cầm quyền đã thực hiện chính sách ngu dân, chấp nhận sự xâu xé của các nước tư bản khác nhau. Tôn giáo chia năm xẻ bảy được Giáo Sĩ tổng hợp lại tạo nên đền thờ Đa Giáo, rồi biết bao câu chuyện dở khóc, dở cười khiến độc giả không khỏi suy nghĩ, băn khoăn, sau khi cất tiếng cười thì lại nghĩ ngợi đến những thân phận nổi trôi trong cuộc đời không biết đến bao giờ mới tìm được chốn bình yên. Tất cả các chi tiết ấy tạo nên một giọng điệu giễu nhại sắc bén , khó tả và tạo nên thương hiệu Hồ Anh Thái luôn là con người tìm tòi những điều mới lạ cho văn chương và cho cuộc đời. Trên đây là những ý kiến đánh giá khác nhau của các nhà báo, nhà phê bình về những đóng góp của Hồ Anh Thái cho văn học Việt Nam đương đại cũng như vấn đề Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa của ông. Tất cả những nhận định đều cho thấy quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc của Hồ Anh Thái để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu, phê 12 | P a g e bình còn làm rõ những mục đích nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm Dấu về gió xóa, giúp tác phẩm trở nên thu hút hơn và dễ dàng tiếp cận với người đọc hơn. 3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái, chúng tôi hướng tới những mục đích nghiên cứu cụ thể như sau. Thứ nhất, chúng tôi mong muốn tìm hiểu, lí giải một cách rõ ràng, cẩn thận về nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái, để từ đó có thể thấy được vai trò của các yếu tố nghệ thuật ảnh hưởng như thế nào đến việc biểu thị nội dung và tư tưởng của tác phẩm. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phải chỉ ra được mối quan hệ qua lại, tương tác của các thành tố trong nghệ thuật trần thuật, từ đó nêu lên sự hòa phối của các yếu tố nghệ thuật tạo nên thành công cho tác phẩm. Thứ hai, chúng tôi mong muốn tìm hiểu những điểm khác biệt góp phần định hình phong cách văn chương Hồ Anh Thái, đặc biệt từ quyển tiểu thuyết mới phát hành Dấu về gió xóa . Song song đó, chúng tôi cũng mong muốn đưa ý kiến, nhận định của cá nhân thành những kiến thức tham khảo có giá trị để những người đi sau muốn nghiên cứu sẽ có một kênh tham khảo bổ ích. Thứ ba, thông qua việc thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn trình bày một cách trực quan nhất về vai trò và vị trí của Hồ Anh Thái trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam đương đại. Ông là một trong những người tiên phong đổi mới văn học, đem những điều mới lạ và khác biệt vào văn chương, mở đường cho nền văn học Việt Nam tiếp cận với quá trình vận động đổi mới văn học trên thế giới. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái chính là đặc điểm nghệ thuật trần thuật và nội dung quyển tiểu thuyết mới nhất vừa được phát hành năm 2012 Dấu về gió xóa cùng một số tiểu thuyết khác của ông. Bên cạnh tiểu thuyết Dấu về gió xóa, một số tiểu thuyết đã phát hành của ông cũng được chúng tôi nghiên cứu kết hợp với các sách báo, tài liệu tham khảo cùng các trang sáng tác văn học, phê bình văn học, báo mạng… 13 | P a g e nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan và khách quan nhất. Đồng thời, thông qua các nguồn tài liệu trên Internet, chúng tôi nhanh chóng cập nhập được những nhận định mới, những vấn đề bàn luận thiết thực về đề tài đang thực hiện và thêm được nhiều nguồn tài liệu tham khảo bổ ích và hiệu quả. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện việc tìm hiểu Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa của Hồ Anh Thái, chúng tôi đã vận dụng những phương pháp nghiên cứu như sau: Phương pháp lịch sử. Phương pháp lịch sử là phương pháp xem xét và trình bày quá trình phát triển của các sự vật, hiện tượng lịch sử theo một trình tự liên tục và nhiều mặt, có lớp lang sau trước, trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Yêu cầu đối với phương pháp lịch sử là đảm bảo tính liên tục về thời gian của các sự kiện; làm rõ điều kiện và đặc điểm phát sinh, phát triển và biểu hiện của chúng, làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của chúng với các sự vật xung quanh. Chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này dựa trên quá trình sáng tác văn chương của Hồ Anh Thái. Qua gần hai thập kỉ cầm bút của Hồ Anh Thái, ông đã tạo dựng được cho mình một phong cách riêng, chúng tôi muốn dựa theo quá trình sáng tác của Hồ Anh Thái cũng như quãng thời gian định hình nên phong cách của ông để có cái nhìn toàn diện và sâu sắc nhất về đối tượng nghiên cứu. Phương pháp khoa học liên ngành, bao gồm dân tộc học và văn hóa học. Phương pháp khoa học liên ngành cho phép chúng tôi vận dụng những kết quả nghiên cứu từ những ngành khoa học khác để lí giải các vấn đề mang tính chất văn hóa, xã hội xuất hiện trong đề tài nghiên cứu này. Trong tiểu thuyết Dấu về gió xóa chúng tôi tìm hiểu tác phẩm thông qua việc sử dụng các nghiên cứu dân tộc học. Bối cảnh trong tác phẩm vừa có sự xuất hiện của những người Ấn Độ là người dân bản địa trên đảo, vừa chịu sự chi phối của những thế lực Tây phương đang thâu tóm các nguồn tài nguyên trên đảo, mỗi dân tộc có những suy nghĩ riêng, những lối hành xử riêng, vì thế mà những kiến thức từ dân tộc học sẽ giúp đỡ chúng tôi tiếp cận tác phẩm một cách chính xác nhất. Mặt khác, chúng tôi còn vận dụng các nghiên cứu từ văn hóa học để làm rõ những ảnh hưởng từ tôn giáo trên Đảo Xanh. Đảo Xanh nổi bật với sự đa dạng về tôn giáo như Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hỏa giáo và Ấn Độ 14 | P a g e giáo. Trong đó, Ấn Độ giáo và Phật giáo có sự ảnh hưởng xuyên suốt toàn bộ tác phẩm và với những kiến thức từ văn hóa học sẽ tạo tiền đề cho chúng tôi khám phá những nét đặc biệt về tôn giáo trong tác phẩm. Phương pháp so sánh, đối chiếu. So sánh, đối chiếu sẽ là sự cân đo giữa hai đối tượng, hai chủ thể để làm nổi bật đối tượng được so sánh. Với phương pháp này, chúng tôi đối chiếu tác phẩm với những tác phẩm khác để thấy được những ưu, khuyết điểm, từ đó ghi nhận những thành công và những nét đặc sắc tạo nên phong cách văn chương Hồ Anh Thái. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng phương pháp diễn dịch và quy nạp, kết hợp các thao tác bình luận, phân tích, chứng minh… để thực hiện đề tài này. 15 | P a g e PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả và tác phẩm 1.1.1. Tiểu sử Hồ Anh Thái sinh ngày 18 tháng 10 năm 1960 tại Hà Nội. Nguyên quán của ông là tại làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Là thế hệ sinh ra trong thời kì đất nước bị chia cắt và trưởng thành trong thời hậu chiến nên ông thấu hiểu rõ những khốn khổ và cơ cực của người dân Việt Nam, đó cũng là nguồn cảm hứng cho Hồ Anh Thái dùng cho những sáng tác của mình. Khi lớn lên, Hồ Anh Thái muốn có một cơ hội cống hiến cho đất nước nên ông đã chọn theo học đại học ngành Quan hệ quốc tế tại Hà Nội. Trong bốn năm đại học, Hồ Anh Thái cũng có tham gia viết báo, truyện… nhưng chưa tạo được sự chú ý đặc biệt cho người đọc. Sau khi tốt nghiệp Đại học, Hồ Anh Thái có tham gia cộng tác cho một số báo trong và ngoài nước. Đồng thời ông bắt đầu công tác tại các Đại sứ quán Việt Nam ở nhiều quốc gia và nhiều vùng lãnh thổ như châu Âu, châu Mỹ, Ấn Độ, Iran…Vì có nền tảng ngoại ngữ khi còn ngồi trên ghế nhà trường cùng thâm niên công tác ở nước ngoài nên Hồ Anh Thái có khả năng giao tiếp và đọc viết tốt bằng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh và tiếng Ấn. Ngoài việc làm tại Bộ Ngoại giao, Hồ Anh Thái còn là một nhà Ấn Độ học, nghiên cứu về đất nước và con người ông từng gắn bó trong một khoảng thời gian dài. Bên cạnh công việc chính, Hồ Anh Thái còn nhận thỉnh giảng từ phía các trường Đại học, ông là Tiến sĩ văn hóa Phương Đông và giảng dạy về các vấn đề văn hóa cũng như quốc tế. Hiện tại, Hồ Anh Thái đang sống cùng gia đình tại phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội và vẫn tiếp tục những chuyến công tác của mình đến các quốc gia khác. Theo thông tin hiện tại thì Hồ Anh Thái đang công tác tại Đại sứ quán Việt Nam tại Iran. Về sự nghiệp văn chương của mình, Hồ Anh Thái không xem việc viết văn như một cuộc chơi mà ông thực hiện nó rất nghiêm túc. Trong một bài phỏng vấn, Hồ Anh Thái đã tự nhận mình là “người viết chuyên nghiệp”, ông rất chú tâm viết 16 | P a g e lách và dù cho công việc có bận rộn thì ông vẫn dành tối thiểu hai tiếng đồng hồ hàng ngày để viết. Cõ lẽ sự tự ý thức lại nghề viết văn đã manh nha trong Hồ Anh Thái từ rất lâu rồi. Những ngày đầu cầm bút, Hồ Anh Thái đã xuất hiện với giọng văn trẻ trung, khỏe khắn, đúng với tinh thần thanh niên đầy nhiệt huyết, niềm tin và hy vọng. Đề tài của Hồ Anh Thái trong giai đoạn này thường đề cập đến vấn đề thanh niên, vấn đề thời đại. Bên cạnh đó, một số tác phẩm còn mang hơi hướng khám phá, phiêu lưu…Một số tác phẩm nổi tiếng thời kì đầu của Hồ Anh Thái phải kể đến như “Chàng trai ở bến đợi xe”, “Trong sương hồng hiện ra”, “Người và xe chạy dưới ánh trăng”, “Người đàn bà trên đảo”…Tuy nhiên, giai đoạn đầu sự nghiệp cầm bút của Hồ Anh Thái chưa gây được tiếng vang lớn và sự chú ý trong lòng người đọc. Sau một thời gian công tác tại châu Âu, châu Mỹ và Ấn Độ, khoảng đầu thập niên 90, Hồ Anh Thái đã quay lại văn đàn Việt Nam và phát hành một số quyển sách mang đề tài du hí cùng với đề tài đất nước, văn hóa và con người Ấn Độ. Có lẽ sáu năm không quá dài cũng không quá ngắn cho Hồ Anh Thái khi ông đã kịp dành thời gian và tình cảm cho vùng đất Nam Á này. Tiêu biểu cho những sáng tác giai đoạn này là các tiểu thuyết “Người đứng một chân” hay “Tiếng thở dài qua rừng kim tước”… Bước sang thiên niên kỉ mới, Hồ Anh Thái cũng có sự vận động ngòi bút, chuyển hướng đề tài sang các vấn đề thiên về suy tư, triết luận và mang nhiều màu sắc siêu thực. Tiêu biểu nhất phải đề cập đến đó là “Cõi người rung chuông tận thế”(2002) với nội dung khác biệt, đề cập đến nhiều vấn đề con người và xã hội thời kì mới. Tác phẩm khi vừa ra đời đã nhận được nhiều luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, tác phẩm này vẫn được xem là một trong những tác phẩm thành công nhất của Hồ Anh Thái tính đến thời điểm hiện tại. Bên cạnh “Cõi người rung chuông tận thế”, một số tác phẩm khác cũng tạo được sự chú ý từ độc giả như “Tự sự 265 ngày”, “Bốn lối vào nhà cười”, “Mười lẻ một đêm”… Sau nhiều năm chọn những đề tài mới lạ để làm mới nội dung tác phẩm của mình, năm 2007, Hồ Anh Thái quay trở lại đề tại Ấn Độ mà trọng tâm là Phật Giáo với tiểu thuyết “Đức Phật, nàng Savitri và tôi”. Ngay lập tức, cuốn tiểu thuyết đã tạo nên một cú đột phá cho Hồ Anh Thái. Đề tài đức Phật trong văn học cũng đã từng được đề cập trước đây nhưng riêng Hồ Anh Thái lại đề cập đến hình tượng đức 17 | P a g e Phật ở một góc độ khác, gần gũi và đơn giản hơn rất nhiều. Vì sự nổi tiếng đó mà tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Đan Mạch… Giai đoạn 2007- 2009, Hồ Anh Thái chuyên tâm tìm hiểu khai thác các đề tài thiên về sự hướng nội, thiên về đời sống nội tâm và các yếu tố liên quan đến tâm linh, tôn giáo. Một số tác phẩm của ông phải kể đến như: “Mười lẻ một đêm” ,“Namaskar! Xin chào Ấn Độ”, “Hướng nào Hà Nội cũng sông” Năm 2011, Hồ Anh Thái xuất bản cuốn “SBC là săn bắt chuột”. Cuốn sách thể hiện cái nhìn hài hước, giễu cợt của Hồ Anh Thái về những vấn đề trong cuộc sống hiện đại. Bằng cách viết văn ngẫu hứng, cách đặt tiêu đề gây tò mò, tác phẩm nhanh chóng gây được sự chú ý từ độc giả, mang đến cho Hồ Anh Thái giải thưởng Văn học nghệ thuật của Hội Nhà Văn Việt Nam. Cuối năm 2012 đến đầu 2013, Hồ Anh Thái phát hành hai quyển sách là “Dấu về gió xóa” và “Salam! Chào xứ Ba Tư” là hai quyển sách mang hơi hướng xuất ngoại với đề tài là những vùng đất, những xứ sở mới lạ. Hai tác phẩm này như một cột móc đánh dấu sự hoàn thiện cũng như sự chững chạc trong văn phong Hồ Anh Thái sau hơn hai thập kỉ cầm bút cống hiến cho đời. Cuối tháng 9/2013,Hồ Anh Thái vừa mới phát hành là tập truyện ngắn Người bên này trời bên ấy (2013), hy vọng đây sẽ là một tác phẩm thành công tiếp theo của Hồ Anh Thái. Càng về sau, các quyển tác phẩm của Hồ Anh Thái càng bộc lộ rõ những nét chung nhất trong sáng tác của ông, góp phần định hình nên một phong cách văn chương thu hút, mới lạ và nhất là mang được sự trải nghiệm, đầy tính tự sự và những tư tưởng triết lí mang ý nghĩa nhân văn của cây bút Hà Nội này. 1.1.2. Tác phẩm chính Hồ Anh Thái thể hiện khả năng của mình ở nhiều lĩnh vực như truyện ngắn, tiểu thuyết, ghi chép văn học, nghiên cứu khoa học… Ở mảng truyện ngắn, Hồ Anh Thái đã xuất bản được những tác phẩm với nội dung ngắn gọn, cô đọng và nhiều ý nghĩa nội tại như: Chàng trai ở bến đợi xe (1985), Những cuộc kiếm tìm (1988), Mai phục trong đêm hè (1989), Mảnh vỡ của đàn ông (1993), Người đứng một chân (1995), Lũ con hoang (1995), Tiếng thở dài 18 | P a g e qua rừng kim tước (1998), Tự sự 265 ngày (2001), Bốn lối vào nhà cười (2005), Người bên này trời bên ấy (2013). Ở mảng tiểu thuyết, Hồ Anh Thái đã chứng tỏ được khả năng làm chủ ngòi bút và làm chủ được những đề tài rộng, cũng chính tiểu thuyết cho thấy được hết khả năng của ông trong các sáng tác văn chương. Tác phẩm tiểu thuyết của ông phải kể đến như: Phía sau vòm trời (1986), Vẫn chưa tới mùa đông (1986), Người và xe chạy dưới ánh trăng (1987), Người đàn bà trên đảo (1988), Trong sương hồng hiện ra (1990), Cõi người rung chuông tận thế (2002), Đức Phật, nàng Sivitri và tôi (2007), Mười lẻ một đêm (2006), SBC là săn bắt chuột (2011), Dấu về gió xóa (2012). Bên cạnh truyện ngắn và tiểu thuyết, Hồ Anh Thái còn mong muốn được ghi lại những chuyến hành trình trên những vùng đất mình đã qua với bộ hai quyển sách Salam! Chào xứ Ba Tư (2013), Namaskar! Xin chào Ấn Độ (2008). Đây là tập hợp những câu chuyện kể của Hồ Anh Thái về hai vương quốc xinh đẹp với nhiều kì quan thiên nhiên và những dấu ấn văn hóa truyền thống cần lưu truyền và gìn giữ. Đôi khi Hồ Anh Thái có xu hướng ghi chép lại những mảnh ghép của cuộc sống, những góc nhìn, những hiện trạng trong xã hội như cuốn Họ trở thành nhân vật của tôi (2000)- ghi chép lại mẩu chuyện về các nhà văn, nhà thơ…đã tạo được cảm hứng cho Hồ Anh Thái sáng tác hay cuốn Hướng nào Hà Nội cũng sông (2009)- cho thấy những mặt khác của Hà Nội, có khi tốt hơn, có khi xấu hơn. Trải qua quá trình lao động nghệ thuật kiên trì cùng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, Hồ Anh Thái đã đạt được nhiều giải thưởng uy tín và đáng trân trọng, đồng thời ông cũng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy nhà nước cũng như cơ quan Hội Nhà Văn Việt Nam. Năm 1983-1984, Hồ Anh Thái đạt giải thưởng cho truyện ngắn “Chàng trai ở bến đợi xe” do báo Văn nghệ trao giải. Năm 1986-1990, Hồ Anh Thái tiếp tục nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ở hạng mục tiểu thuyết, đó là tiểu thuyết Người và xe chạy dưới ánh trăng. Năm 1995, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao giải cho Hồ Anh Thái hạng mục truyện ngắn với tác phẩm Người đứng một chân. 19 | P a g e Đến năm 2012, Hội Nhà văn Hà Nội trao giải thưởng cho tác phẩm SBC là săn bắt chuột ở hạng mục văn xuôi. Bên cạnh các giải thưởng đạt được, Hồ Anh Thái còn giữ nhiều chức vụ như Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội, thư ký Hội Nhà Văn Việt Nam. 1.1.3. Tóm tắt tiểu thuyết Dấu về gió xóa Dấu về gió xóa không hẳn xoay quanh một câu chuyện nào. Nội dung chính của cuốn tiểu thuyết xoay quanh số phận của nhiều con người, nhiều sự việc, nhiều mối quan hệ trên cùng một không gian Đảo Xanh. Câu chuyện khởi đầu từ lúc nhân vật Anh-Giáo Sư lên đảo để phục vụ công tác giảng dạy và kết thúc khi các mối quan hệ, các bất hòa và bí mật nhà tù Đảo Xanh được hé lộ. Bối cảnh câu chuyện xảy ra trên một hòn đảo có nhiều điều huyền bí tên là Đảo Xanh - Green Island. Điều lạ lùng và đặc biệt nhất là các nhân vật của đảo. Một giáo sư người Việt- nhân vật Anh- nhân vật chính- đến Đảo Xanh công tác và hoàn toàn không có ý niệm sẽ gắn bó với một đảo quốc lẻ loi ngoài khơi Thái Bình Dương. Cuối cùng, Anh lại là một sợi dây liên kết với hòn đảo và những con người trên đảo, từ Hoàng Tử, Giáo Sĩ, Chàng, Nàng, Ông Chủ San Hô hay Mắt Hai Màu… Chàng (Giám Đốc), Nàng (Cô Chủ) là một cặp tình nhân yêu nhau say đắm và cũng chính là cặp đôi đã đưa Anh vào “cuộc tình tay ba”. Những cuộc truy hoan chỉ có ba người, một cuộc tình thõa mản thể xác hay trò chơi của họ mà Anh gọi đùa là “cái bánh sandwich”, tất cả những sự việc ấy dường như chỉ gói trọn trong không gian căn phòng nơi Cô Chủ cho Anh thuê khi Anh vừa đến đảo. Cô chủ sở hữu nhà trọ nơi Anh đang ở có một cuộc tình mãnh liệt với Giám Đốc- là chủ của xí nghiệp chế biến hải sản- nhưng cũng đồng thời là chủ của nhà tù bí mật trên Đảo Xanh, về sau Giám Đốc bị tai nạn không nằm được nên được gọi là Người Đứng Duy trì và thiết lập niềm tin thần thánh trên đảo là Giáo Sĩ. Ông là một tu sĩ người Ấn độ đến Đảo Xanh rồi lập nên một Đền Thờ Đa Giáo có cả Phật giáo, Hồi giáo, Kitô giáo và cả Hỏa giáo. Ông vì đứng ra kể tội một tên thương gia bất lương nên tự nguyện im lặng không nói, và thoát khỏi tội sàm sở phụ nữ nên tự nguyện không sử dụng tay trái. Ông là người có khả năng xem bói và tướng số, từ vua đến dân đều rất kính nể và thán phục. Ông có một mối liên kết kì lạ với nhân vật Anh, 20 | P a g e
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng