Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân mông-nguyên của nhà trần (t...

Tài liệu Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân mông-nguyên của nhà trần (thế kỷ xiii)

.PDF
84
569
103

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN LỊCH SỬ --------***-------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG-NGUYÊN CỦA NHÀ TRẦN (THẾ KỶ XIII) Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. KHOA NĂNG LẬP LƯU THỊ HUỲNH NHƯ MSSV: 6106494 Lớp Sư Phạm Lịch Sử, K36 CẦN THƠ 5/2014 i TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN LỊCH SỬ --------***-------- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG-NGUYÊN CỦA NHÀ TRẦN (THẾ KỶ XIII) Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: ThS. KHOA NĂNG LẬP LƯU THỊ HUỲNH NHƯ MSSV: 6106494 Lớp Sư Phạm Lịch Sử, K36 CẦN THƠ 5/2014 ii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIỄN HƯỚNG DẪN .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. .. ............................................................................................................................. iii NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. iv LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp và có thể tham gia buổi báo cáo hôm nay tôi nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Vì lẽ đó mà: Lời đầu tiên, tôi xin được chân thành cảm ơn quý thầy cô của nhà trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện để tôi có thể học tập trong môi trường tốt nhất và đặc biệt là quý thầy cô Khoa Sư Phạm Trường Đại học Cần Thơ, những người đã dẫn đường tôi trên hành trình tìm tri thức, những người đã hướng dẫn, hỗ trợ tôi trong suốt những năm trên giảng đường đại học. Và tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Khoa Năng Lập người thầy đã dành nhiều thời gian và tâm huyết để tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ và những người bạn bè, những người đã cùng tôi vượt qua những khó khăn, vui buồn của thời sinh viên cũng như những lời động viên của cha mẹ, bạn bè đã tạo thêm nguồn động lực giúp tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của Trường Đại Học Cần Thơ. Bằng tất cả nổ lực và cố gắng của bản thân trong suốt quá trình tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành tốt luận văn này tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp tận tình và quý báo của quý thầy cô và các bạn. Xin trân trọng cảm ơn! Cần Thơ, tháng 5 năm 2014 Người viết Lưu Thị Huỳnh Như v MỤC LỤC LỜI CÁM ƠN .........................................................................................................v MỤC LỤC............................................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ........................................................................................................... 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 3 4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 3 5. Bố cục đề tài .................................................................................................................. 4 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................5 CHƯƠNG 1: NƯỚC ĐẠI VIỆT TRONG THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII) ............... 6 1.1. Về vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao ............................................................... 6 1.1.1. Tổ chức chính quyền, lập pháp ............................................................................ 6 1.1.2. Tổ chức quân đội .................................................................................................... 9 1.1.3. Chính sách đối với các dân tộc thiểu số miền núi và Chiêm Thành ........... 11 1.2. Về kinh tế .................................................................................................................. 12 1.2.1. Nông nghiệp .......................................................................................................... 12 1.2.2. Thủ công nghiệp ................................................................................................... 14 1.2.3. Ngoại thương ......................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2: CHIẾN TRANH VÀ HÒA HOÃN (1257- 1284) ............................. 17 2.1. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1257- 1258) ..................................................... 17 2.2. Cuộc đấu tranh ngoại giao bền bỉ (1258-1284) ................................................ 21 2.2.1. Giai đoạn thứ nhất (1258- 1279) ....................................................................... 23 2.2.2. Giai đoạn thứ hai (1279- 1285) .......................................................................... 26 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN MÔNG-NGUYÊN LẦN THỨ HAI ( NĂM 1285) VÀ LẦN THỨ BA ( NĂM 1288). .................................................................................................. 31 vi 3.1. Cuộc kháng chiến lần thứ hai (1258) ................................................................... 31 3.1.1. Sự chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lần thứ hai ................................................ 31 3.1.2. Diễn biến của cuộc kháng chiến lần hai ........................................................... 36 3.2. Cuộc kháng chiến lần thứ ba (1288) .................................................................... 45 3.2.1. Những trận đánh làm lung lay ý chí xâm lược của địch ............................... 45 3.2.2. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng ............................................................ 52 CHƯƠNG 4: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MÔNG - NGUYÊN XÂM LƯỢC ................. 60 4.1. Nghệ thuật chỉ đạo rút lui chiến lược................................................................... 60 4.2. Nghệ thuật tạo thế trận “ Cử quốc nghênh địch” (cả nước đánh giặc) .......... 62 4.3. Nghệ thuật chỉ đạo chiến thuật.............................................................................. 65 PHẦN KẾT LUẬN ...............................................................................................69 PHỤ LỤC ..............................................................................................................73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................77 vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, ông cha ta luôn phải chống lại kẻ thù xâm lược lớn hơn nhiều lần về quân sự, kinh tế. Song, với lòng yêu nước, ý chí kiên cường, với cách đánh mưu trí, sáng tạo, cha ông ta đã đánh thắng tất cả kẻ thù xâm lược, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc như chiến thắng Bạch Đằng, Như Nguyệt, Chương Dương, Hàm Tử...Thế kỉ XIII, trên bước đường ổn định và phát triển đất nước dưới thời Trần, nhân dân Đại Việt lại phải đương đầu với một cuộc thử thách lớn lao kéo dài suốt 30 năm. Với tư tưởng bành trướng, làm chủ toàn bộ phương Nam, quân Mông - Nguyên đã ba lần đánh xuống nước ta (vào các năm 1258, 1285, 1288). Dưới sự chỉ huy của vị thống soái, nhà quân sự thiên tài Trần Hưng Đạo và các vua Trần yêu nước cùng hàng loạt tướng lĩnh tài năng, “ cả nước đứng dậy” cầm vũ khí, gậy gộc chiến đấu dũng cảm, quyết bảo vệ Tổ quốc thân yêu. Trong vòng 30 năm (1258 1288), dân tộc ta phải liên tiếp ba lần đứng lên chống xâm lược. Kinh thành Thăng Long ba lần bị vó ngựa Mông- Cổ giày xéo, bộ tổng chỉ huy kháng chiến có lần bị kẹp giữa hai “gọng kìm” của giặc, nhưng với tinh thần “Sát Thát”, thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”, chủ động đối phó với với mọi âm mưu của giặc, quân dân Đại Việt đã đánh bại quân xâm lược, bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc. Chiến thắng Bạch Đằng vang vội mãi mãi đi vào lịch sử như một biểu tượng của truyền thống yêu nước, bất khuất, quật cường của dân tộc. Kháng chiến chống quân Nguyên không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ mạnh nhất thế giới lúc đó với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và quân xâm lược Nguyên Mông. Từ những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên của nhà Trần ( Thế kỉ XIII). 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đề tài này đã được nhiều nhà sử học, các nhà quân sư nổi tiếng nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực đa dạng và phong phú. Có thể kể ra một số tác phẩm tiêu biểu: “ Trần Hưng Đạo nhà quân sự thiên tài” do Viện sử học quân sự Việt Nam nghiên cứu. Trong tác phẩm này, các nhà nghiên cứu quân sự đã phân tích khá chi tiết về tài năng quân sự độc đáo của Trần Hưng Đạo, về quan điểm, tư tưởng xây dựng quân đội, nghệ thuật quân sự của Trần Hưng Đạo. Hay là “ Cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên thế kỉ XIII” của Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm nghiên cứu dựa vào sử liệu của Nguyên sử, các văn bia từ Trung Quốc với Việt Nam phân tích tình hình Đại Việt trước khi chiến tranh xảy ra, diễn biến cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên của nhà Trần ở thế kỉ XIII. Riêng tôi là sinh viên, trong khuôn khổ đề tài luận văn, nên tôi chỉ nghiên cứu những vấn đề tôi tâm đắc nhất, trong những nội dung đó sao cho phù hợp với tầm nhìn và sự hiểu biết của tôi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu quân sự trong cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước của ông cha ta. Tuy nhiên như chúng ta đã biết, trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, ông cha ta đã làm nên nhiều kỳ tích lừng lẫy. Cho nên trong phạm vi đề tài này tôi chỉ tập trung tìm hiểu về nghệ thuật quân sự của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên (12581288). 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa vào sử dụng các phương pháp: phương pháp logic và phương pháp lịch sử. Bên cạnh đó còn sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp để nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản về nghệ thuật quân sự trong ba lần kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược của nhà Trần. Đồng thời luận văn còn thực hiện dựa trên việc sưu tầm các nguồn tư liệu, sách báo, cộng thêm tham khảo có chọn lọc các tài liệu có liên quan đến nghệ thuật quân sự của nhà Trần nói riêng và nghệ thuật quân sự nói chung. 3 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và các tài liệu tham khảo, thì luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Nước Đại Việt trong thời Trần Chương 2: Chiến tranh và hòa hoãn Chương 3: Nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ hai (1285) và lần thứ ba (1288). Chương 4: Những đặc điểm nghệ thuật quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược. 4 PHẦN NỘI DUNG 5 CHƯƠNG 1: NƯỚC ĐẠI VIỆT TRONG THỜI TRẦN (THẾ KỈ XIII) 1.1. Về vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao 1.1.1. Tổ chức chính quyền, lập pháp Họ Trần ra sức củng cố và phát triển nhà nước phong kiến tập quyền. Tầng lớp quý tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên cái thế như Trần Thánh Tông thường nói: “ Thiên hạ là của tổ tông, người nối nghiệp của tổ tông nên cùng anh em trong họ hưởng phú quý. Tuy bên ngoài là cả thiên hạ phụng sự một người, nhưng bên trong ta cùng các khanh là đồng bào ruột thịt, lo cùng lo, vui cùng vui. Các khanh nên lấy câu nói ấy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên. Thế là phúc muôn năm của tông miếu xã tắc vậy”[7, 177] làm điểm tựa vững chắc, đáng tin cậy để xây dựng chính quyền. Để đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm chính quyền trong tay vua, tránh những vụ tranh ngôi trong nội bộ hoàng tộc và cũng để cho vua trẻ điều khiển vững vàng hơn, nhà Trần áp dụng chế độ thái thượng hoàng. Vua cha chỉ làm việc một số năm rồi truyền ngôi cho con, còn bản thân lui về Tức Mặc (thuộc thành phố Nam Định) giữ tư cách cố vấn. Chế độ này được thực hiện trong suốt triều đại nhà Trần. Họ Trần xây dựng Tức Mặc như kinh đô thứ hai, cũng có một số cơ quan văn phòng, giáo dục và kinh tế. Quyền hành của thái thượng hoàng rất lớn, không chỉ có quyền chỉ định người con kế vị mà khi cần có thể truất bỏ ngôi vua. Chế độ thái thượng hoàng góp phần hạn chế sự độc đoán của nhà vua đương quyền, góp phần củng cố chính quyền quý tộc Trần. Sự liên kết dòng họ nắm chính quyền như một nguyên tắc mà các vua Trần cố gắng thực hiện. Tất cả những chức vị quan trọng trong bộ máy nhà nước đều do tôn thất họ Trần nắm giữ . Các vương hầu họ Trần, ngoài việc nắm giữ những chức vị trọng yếu ở triều đình, còn được phân phong đi trấn trị các nơi. Vương hầu có quyền lực lớn ở vùng mình trấn trị. Các vương hầu còn được phong thái ấp và có phủ đệ riêng. Một đặc quyền khác của vương hầu quý tộc là được chiêu 6 mộ quân đội riêng. Tất cả những điều đó biểu hiện rằng nhà nước phong kiến thời Trần vẫn còn mang những yếu tố phân tán, nhưng những yếu tố này hoàn toàn bị hạn chế. Giữa quý tộc và nhà vua không có mâu thuẫn sâu sắc, trái lại, thế lực tập đoàn nhà Trần càng làm tăng cường thêm sức mạnh của vương triều Trần. Nhà nước có thể huy động quân đội vương hầu lúc cần thiết. Ngô Sĩ Liên đã từng nhận xét: “ Năm Nguyên Phong ( niên hiệu đời Trần Thái Tông- T.G.), giặc Nguyên sang cướp, vương hầu đều đem gia đồng và hương binh, thổ hào sung vào đội quân cần vương; việc biến năm Đạo Định, vương hầu lại đem thôn lại đem dân thôn trang sắm sửa nghi trượng để đón vua mới. Như thế thì chế độ nhà Trần cũng làm tăng thêm sức mạnh của cái thế “duy thành”“[8, 35]. Đúng như lời Ngô Sĩ Liên, tập đoàn quý tộc tôn thất họ Trần quả là bức tường thành bảo vệ ngai vàng vua Trần. Ngoài ra để quyền lợi dòng họ thêm vững vàng, lâu bền, ngoài chế độ kế thừa quyền lợi và quan chức theo họ, nhà Trần còn áp dụng lối kết hôn đồng tộc (người trong họ không được lấy vợ khác họ) ý đồ của các vua Trần là muốn khép kín, không muốn tạo dựng một tập đoàn quý tộc khác ngoài dòng họ của mình. Tuy tầng lớp nắm địa vị cao nhất trong bộ máy nhà nước là quý tộc Trần. Nhưng bên dưới là cả một bộ máy quan liêu phức tạp từ trung ương tới địa phương thu nhận người thuộc các tầng lớp (là thổ hào, sĩ phu…). Các vua đầu nhà Trần đều ra sức tìm đủ mọi biện pháp để chấn chỉnh bộ máy hành chính địa phương vốn đã gần như bị tê liệt hoàn toàn vào cuối thời Lý. Ở trung ương gồm các tể tướng, á tướng, tri mật viện sự và hành khiển ở môn hạ sảnh có nhiệm vụ chỉ đạo các quan văn võ do tôn thất họ Trần nắm giữ, bên dưới còn có một tập đoàn quan liêu đông đảo chia làm hai ban văn- võ. Ở triều đình có Thượng thư sảnh gồm sáu bộ: lại, lễ, hộ, binh, hình, công quản lí các công việc: tổ chức bộ máy hành chính, ngoại giao, tín ngưỡng, kinh tế, quân sự, pháp luật và xây dựng cơ bản. Nhà Trần cũng rất chú ý việc tăng cường các cơ quan thanh tra, giám sát và tòa án. Ngoài các cơ quan trên, nhà Trần còn đặt các cơ quan phụ trách riêng một số công việc như Quốc sử viện biên soạn quốc sử (người phụ trách đầu tiên 7 là bảng nhãn Lê Văn Hưu), Quốc tử viện (còn gọi là Quốc tử giám) giảng dạy các hoàng tử, vương hầu ở Thăng Long và Tức Mặc, Thái y viện trong coi thuốc men, chữa bệnh trong hoàng cung và tông nhân phủ theo dõi các hoàng tộc. Nhà Trần đã chia lại các đơn vị hành chính. Năm 1242, đổi 24 lộ thời Lý làm 12 lộ, dưới phủ lộ là các châu, huyện, xã. Trên hình thức, bộ máy hành chính của nhà Trần không khác bao nhiêu so với thời Lý, nhưng trong thực tế thì có quy cũ và chặt chẽ hơn nhiều. Về phương thức tuyển chọn quan lại, bên cạnh chế độ nhiệm tử vốn đã thịnh hành từ trước. Thời Trần, việc tuyển chọn quan lại bằng khoa cử phát triển hơn thời Lý. Năm 1232, mở khoa thi thái học sinh đầu tiên. Từ đó về sau, trong vòng mười năm lại mở một khoa. Ngoài ra, để tuyển nhân viên tùy thuộc trong các cơ quan, nhà Trần còn mở các kì thi lại viên. Những người dự thi phải thảo các giấy tờ hành chính, gọi là bạ đầu. Cũng có khi thi bằng phép viết, phép tính. Chế độ đẳng cấp trong hệ thống quan lại nhà Trần cũng thể hiện rất rõ, những quan lại nào thuộc tầng lớp quý tộc thì được hưởng mọi đặc quyền, đặc lợi, nhưng những quan khác thì chỉ hưởng được một vài chế độ đãi ngộ nhất định mà thôi. Khác với thời Lý, tất cả quan lại thời Trần đều có lương. Lương bổng của quan lại gồm hai khoản, đó là tiền bạc và đất đai. Nhà Trần đã ban cấp nhiều đất đai cho quan liêu và quý tộc, chế độ ban cấp này đã dẫn tới sự mở rộng hình thái điền trang - thái ấp. Để thăng thưởng và xử phạt quan lại, nhà Trần đã cho áp dụng việc khảo công xét thành tích quan lại để thăng thưởng cũng được quy định cụ thể: Cứ 15 năm xét duyệt một lần, 10 năm thăng tước một tước một cấp và 15 năm thăng chức một bậc, chức quan nào khuyết thì người chánh kiêm chức người phó, nếu chánh phó đều khuyết thì viên chức trên quản lí luôn chờ khi đủ niên hạn sẽ bổ sung. Nhà sử học Phan Huy Chú đã nhận xét về bộ máy quan liêu thời Trần là “ các chức quan trong (ở trung ương-T.G.), quan ngoài (ở địa phươngT.G.) lớn nhỏ đều có hệ thống”[8,37]. Phương thức nhiệm tử, khoa cử và thủ sĩ đã 8 góp phần quy định bản chất thành phần của chính quyền nhà Trần, một chính quyền mà chủ yếu và chủ chốt là quý tộc họ Trần và sĩ phu Nho học tham gia. Năm 1230, Trần Thái Tông ban hành bộ Quốc triều thông chế ( 20 quyển) quy định về tổ chức chính quyền. Sau đó, qua vài lần sửa chữa và bổ sung, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật.Cơ quan luật pháp thời Trần cũng được tăng cường và hoàn thiện hơn. Ở triều đình có thẩm hình viện chuyên xét xử ngục tụng. Cuối thế kỉ XIII, nhà Trần lại ban hành bộ Quốc triều hình luật và lập viên đăng văn kiểm pháp ( gọi tắt là viện kiểm pháp) lấy các đại thần phụ trách. Việc tuyển chọn quan chức phụ trách hình án lấy tiêu chuẩn thanh liêm, thẳng thắng. Pháp luật thời Trần bảo vệ chính quyền chuyên chế phong kiến, bảo vệ đặc quyền đặc lợi của quý tộc, bảo vệ trật tự đẳng cấp phong kiến, phân biệt rõ rệt quý tộc quan liêu với nhân dân, phân biệt dân tự do với tầng lớp cuối cùng của xã hội là nô tỳ. Pháp luật thời Trần còn phản ánh sự phát triển của tư hữu ruộng đất và bảo vệ quyền lợi vay lãi. 1.1.2. Tổ chức quân đội Ngoài việc tổ chức bộ máy nhà nước chặt chẽ để củng cố chính quyền phong kiến tập trung, nhà Trần ngay từ đầu, đã ra sức xây dựng một đội quân hùng mạnh. Quân chủ lực gồm cấm quân và quân các lộ. Cấm quân cũng tức là quân cấm vệ, là lực lượng vũ trang thường trực, có nhiệm vụ bảo vệ Hoàng Đế, bảo vệ kinh thành và triều đình trung ương. Cấm quân luôn luôn được tuyển chọn chặt chẽ và kĩ càng. Với thời chiến, tổng số cấm quân có lúc lên đến 10 vạn. Quân các lộ là lực lượng vũ trang địa phương, có nhiệm vụ bảo vệ chính quyền và trật tự xã hội ở các địa phương. Quân các lộ ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh. Năm 1239, Trần Thái Tông đã hạ chiếu tuyển trai tráng sung vào quân đội, chia làm ba bậc thượng, trung và hạ. Năm 1241, lại tuyển những người có sức mạnh, am hiểu võ nghệ sung làm thượng đô túc vệ. Nhưng đến năm 1246 thì quân đội nhà Trần mới tổ chức thật chu đáo, thời điểm quan trọng đánh dấu một bước tiến trong công cuộc xây dựng quân đội, đặc biệt là cấm quân. Mùa xuân năm đó, tuyển những người khỏe mạnh sung vào quân 9 Tứ Thiên, Tứ Thánh, Tứ Thần. Mỗi quân hiệu túc vệ được tuyển chọn trong dân đinh một số lộ nhất định. Còn một số khác sung vào cấm quân trong cấm vệ. Hạng thứ ba gọi là đoàn đội trạo nhi, tức là đội chèo thuyền, thủy thủ của thuyền trận. Ngoài quân túc vệ ở kinh đô và quân các lộ do nhà nước tổ chức, quý tộc tôn thất họ Trần còn được phép thành lập những quân đội riêng với lực lượng là gia nô, nô tỳ. Quân đội này thường gọi là quân đội vương hầu gia đồng. Những lúc có chiến tranh, các vương hầu, quý tộc đều được quyền mộ quân, góp sức cùng nhà nước đánh giặc, nhân dân cũng được phép tổ chức dân binh để bảo vệ quê nhà. Trong cuộc kháng chiến vệ quốc chống quân xâm lược Mông Cổ, nhà Trần đã có một lực lượng quân đội đông đảo là vì “ Bách tính đều là lính nên mới phá được giặc to và làm mạnh được thế nước”[8,41] Phan Huy Chú viết. Theo An Nam chí lược “ việc lấy quân không có số nhất định, chỉ chọn dân đinh nào khỏe mạnh thì lấy. Cứ năm người một ngũ, mười ngũ làm một đô, lại chọn hai người nhanh giỏi dạy tập vũ nghệ. Khi nào có việc điều động thì gọi ra, khi không có việc thì trở về nhà làm ruộng”[8,41]. Như vậy, nhà Trần cũng áp dụng chính sách “ngụ binh ư nông”( gửi binh ở nhà nông- nghĩa là đến phiên thì tập trung luyện tập và canh gác, hết phiên thì về quê sản xuất) như thời Lý. Quân đội thời Trần được luyện tập thường xuyên. Trong những năm chuẩn bị kháng chiến, thường có những cuộc diễn tập lớn, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã nói: “ Quân lính cần tinh nhuệ, không cần nhiều”[8,41]. Các tướng lĩnh tôn thất đều được học tập quân sự ở Giảng Võ Đường, binh pháp rất được coi trọng, quân đội Đại Việt được huấn luyện theo bộ Binh thư yếu lược do Trần Hưng Đạo nhà thiên tài quân sự biên soạn. Ngoài Hưng Đạo Vương, trong hàng ngũ tướng tá nhà Trần, có nhiều nhà chỉ huy quân sự ưu tú. Bấy giờ, vũ khí trang bị cho quân đội cũng được cải tiến thêm một bước, ngoài gươm, giáo và cung tên, súng ống cũng đã được sử dụng. Quân đội nhà Trần gồm bốn binh chủng, đó là bộ binh, thủy binh, tượng binh và kị binh. 10 Mỗi binh chủng có một ưu thế riêng nhưng lợi hại nhất vẫn là thủy binh và tượng binh. Tất cả các binh chủng đều có cống hiến rất xuất sắc trong trận quyết chiến chiến lược Bạch Đằng năm 1288. 1.1.3. Chính sách đối với các dân tộc thiểu số miền núi và Chiêm Thành Tiếp tục thực hiện chính sách của thời Lý đối với các dân tộc thiểu số miền núi, nhà Trần cũng thực hiện chính sách “vừa nhu, vừa cương”, một mặt gả công chúa cho các tù trưởng để kết thân, mặt khác sẵn sang mang quân đi đàn áp nếu các tù trưởng có ý định chống lại triều đình. Nhờ chính sách này, trong 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược MôngNguyên đã có sự tham gia tích cực của nhân dân cũng như một số tù trưởng của các dân tộc ít người ở miền núi, đó là đội dân binh của phụ đạo Hà Đặc ở Phú Thọ, quân của hào trưởng Nguyễn Thế Lộc ở Lạng Sơn. Đối với Chiêm Thành ở phía Nam, nhà Trần lên thay nhà Lý năm 1226, nhà nước phong kiến Trần được củng cố. Quân Chiêm Thành không dám quấy nhiễu vùng biên giới Đại Việt. Năm 1306, vua Trần gả công chuá Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân, vua Chiêm dâng đất hai châu Ô và Lý làm sính lễ. Mùa xuân năm 1307, vua Trần tiếp quản vùng đất mới và đổi tên hai châu đó thành Thuận châu và Hóa châu. Năm 1312, vua Trần Anh Tông lại tự đem quân đi đánh Chiêm Thành, bắt được Chế Chí mang về. Năm 1318, Minh Tông sai quân đi đánh Chiêm Thành, người Chăm thất bại, vua Chiêm là Chế Năng, phải chạy sang Giava cầu viện. Năm 1326, Huệ Túc Vương Đại Niên mang quân đi đánh Chiêm Thành nhưng thất bại. Tiếp theo những năm sau, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIV nhà Trần có nhiều lần cử quân đi đánh Chiêm Thành nhưng thất bại rút về (1352). Từ đó người Chiêm Thành phát triển lực lượng thường tiến đánh Hóa châu, sự suy yếu của nhà Trần nữa sau thế kỉ XIV là thời cơ để quân Chiêm Thành chiếm lại những vùng đất đã mất. Năm 1361 và 1366 quân Chiêm Thành đánh vào đất Quảng Bình. Thời kì này Chiêm Thành hưng thịnh lên. Trong năm 1371, 1376 và 1378 quân Chiêm Thành 3 lần đem quân đánh vào kinh đô Thăng Long, cướp phá rồi rút về. Năm 1389, quân Chiêm Thành lại đánh Thanh Hóa, 11 quân nhà Trần do Hồ Qúy Ly chỉ huy bị bại trận. Nhưng sau đó từ những năm cuối thế kỉ XIV Chiêm Thành bắt đầu suy vong. Những lần tấn công cướp phá của người Chăm đã làm sức sản xuất bị phá hoại, nhân dân thêm đói khổ. Cũng từ trong cuộc chiến tranh với người Chăm, Hồ Qúy Ly đã nắm được quyền lực về quân sự, tạo những ưu thế đầu tiên để dần dần nắm chính quyền. 1.2. Về kinh tế 1.2.1. Nông nghiệp Để khôi phục lại sức sản xuất bị đình đốn cuối thời Lý, nhà Trần đã chú trọng tổ chức khai khẩn đất hoang, mở rộng sản xuất nông nghiệp. Ở mỗi lộ, có hai viên đồn điền chánh sứ và phó sứ đôn đốc việc khai khẩn đồn điền của quân dân. Năm 1266, vương hầu, công chúa, phò mã, cung phi chiêu mộ những người dân nghèo đói phiêu tán làm nô tỳ, khi khẩn ruộng hoang, lập thành các điền trang. Bọn quí tộc lại sai nô tỳ đến những vùng ven biển, đắp đê ngăn nước mặn, qua hai ba năm, đất khai phá trở thành đồng ruộng, đó là những tư trang của quí tộc. Nô tỳ được phép lấy vợ lấy chồng, cư trú và canh tác ở đấy. Thời Trần sơ, nhà nước rất chú ý việc đắp đê phòng lụt. Năm 1248, Thái Tông ra lệnh các lộ đắp đê từ đầu nguồn đến bãi biển gọi là “ đỉnh nhĩ “ (quai vạc), đặc chức Hà đê chánh sứ và phó sứ để trong coi việc đắp đê. Nhà nước qui định rõ: hàng năm vào tháng giêng hoặc khi mùa màng rỗi rãi, tất cả nhân dân không phân biệt sang hèn, già trẻ, đều phải đi sửa đắp đê, học sinh quốc tử giám cũng không được miễn “từ đó thủy tai không còn nữa và đời sống nhân dân được sung sướng ”[8,29]. Nhà Trần đã đào thêm một số kênh và sông, có tác dụng về mặt giao thông cũng như thủy lợi. Năm 1231, vua Trần sai Nội Minh Tự Nguyễn Bang Cốc đem phủ quân đào kênh Trầm và kênh Hào từ phủ Thanh Hóa ( thuộc huyện Tĩnh Gia) đến địa giới phía nam Diễn Châu. Sông Tô Lịch được khơi sâu thêm nhiều lần, lần đầu tiên năm 1256. Do điều kiện thiên nhiên cũng như sức lao động của nhân dân và chính sách bảo vệ sản xuất nông nghiệp, châu thổ các sông Hồng, sông Mã… đã trở thành vùng sản xuất nhiều lúa. 12 Bên cạnh việc trồng lúa, khoai, sắn nhân dân còn trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, trồng cây ăn quả, rau đậu… Một tác giả nhà Nguyên là Uông Đại Uyên, tác giả Đảo di chí lược viết “ Nước Đại Việt… đất rộng người đông, khí hậu thường nóng, ruộng đất phần lớn phì nhiêu”[8,29]. Năm 1293, sứ nhà Nguyên là Trần Phu sang ta, làm bài thơ “An Nam tức sự” có câu: “Lúa mỗi năm chín 4 lần tuy vào giữa mùa đông mà mạ vẫn mườn mượt”[8,29] Hình ảnh nông thôn Việt Nam ở thế kỉ XIV cũng phần nào phản ánh trong bài thơ của Trần Quang Triều: “ Mưa chan ruộng lúa mây liền đội Dâu đến mùa tằm đọt mới ương…”[6,118] Hoặc một nhà thơ thời Trần là Bùi Tông Quán đã thễ hiện sự vui mừng qua mấy câu thơ sau: “ Đứng mãi nào hay ngày đã tận Khắp đồng lúa tốt tựa mây xanh…”[6,118] Làng Việt Nam ở thời Trần qua bài thơ của Trần Phu gợi lên “ những vườn dâu nho nhỏ, những buồng chuối lớn cong xuống trông như những lưỡi gươm “[6,118] với những bãi dâu trải dài, mỗi nhà có 5, 3 mẫu, giậu tre bao bọc xung quanh.., Đấy là tình hình sau chiến tranh nhưng ít nhiều cũng cho chúng ta hình dung đươc vẻ phong thịnh của nông nghiệp trong những ngày hòa bình trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Cổ. Từ buổi đầu thời Trần, bên cạnh ruộng đất làng xã và ruộng đất phong cấp của quí tộc thuộc sở hữu nhà nước, bộ phận ruộng đất tư hữu đã phát triển mạnh mẽ. Năm 1237 Trần Thái Tông đã xuống chiếu định thể lệ làm chúc thư, văn khế ruộng đất và vay mượn tiền. Năm 1254, Thái Tông cho phép bán quan điền, tức ruộng công, cho dân mua làm ruộng tư, cứ mỗi diện giá năm quan tiền. Chế độ thuế khóa được qui định trên cơ sở chế độ sở hữu ruộng đất. Thuế rộng tư thời Trần mỗi mẫu ba thăng thóc. Nông dân cày ruộng công mỗi mẫu phải nộp một trăm thăng. Năm 1242, Trần Thái Tông qui định thuế nhân đinh 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng