Đăng ký Đăng nhập

Tài liệu Ngân sách nhà nước

.PDF
23
58
86

Mô tả:

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC PGS.TS. SỬ ĐÌNH THÀNH 11/12/2009 1 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU • Đặc điểm và nguyên tắc ngân sách nhà nước • Đo lường tình trạng ngân sách • Phân tích bội chi ngân sách 11/12/2009 2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NGUYÊN TẮC • Khái niệm • Đặc điểm • Nguyên tắc 11/12/2009 3 Khái niệm ngân sách • Ngân sách - tiếng Anh “budget” có nghĩa là cái túi đựng tiền. • Ngân sách nhà nước là một đạo luật tài chính cơ bản do quốc hội quyết định, thông qua đó các khoản thu, chi tài chính của nhà nước được thực hiện trong một niên khóa tài chính. • Khởi đầu là Anh quốc áp dụng thể chế ngân sách nhà nước vào thể kỷ 17, kế đến là Mỹ và Pháp, sau đó mô hình này lan rộng đến các nước khác 11/12/2009 4 Đặc điểm của ngân sách • Ngân sách nhà nước là một bộ luật tài chính đặc biệt (hiến pháp, các pháp luật khác). • Ngân sách nhà nước là một bản dự toán thu chi (yếu tố vật chất). • Ngân sách nhà nước là một công cụ quản lý. 11/12/2009 5 Nguyên tắc quản lý ngân sách Nguyên tắc niên hạn: Nguyên tắc này có thể được tóm tắt với 2 nội dung chính: (i) Mỗi năm quốc hội phải thông qua ngân sách nhà nước một lần; (ii) chính phủ thi hành ngân sách nhà nước trong thời gian một năm. Tùy theo quan điểm của mỗi quốc gia, năm ngân sách nhà nước có thể bắt đầu từ ngày 1-1 của năm dương lịch và kết thúc ngày 31-12 hoặc có thể bắt đầu từ ngày 1− 4 và kết thúc ngày 31- 3. Hạn chế của niên hạn => ngân sách trung hạn 11/12/2009 6 Nguyên tắc quản lý ngân sách – Nguyên tắc đơn nhất: – Nguyên tắc này yêu cầu toàn bộ dự toán thu, dự toán chi cần được trình bày trong một văn kiện duy nhất. – Nguyên tắc đơn nhất không chấp nhận việc lập ngân sách bằng nhiều văn kiện không tập trung. Chính phủ không được đệ trình ngân sách nhà nước trước quốc hội bằng nhiều văn kiện khác nhau. – Quốc hội chỉ xem xét và thông qua ngân sách nhà nước bằng một đạo luật duy nhất. 11/12/2009 7 Nguyên tắc quản lý ngân sách – Nguyên tắc toàn diện: – Ngân sách nhà nước phải là một ngân sách toàn diện và bao quát => các khoản thu và chi trong ngân sách nhà nước phải được hợp thành một tài liệu duy nhất, phản ảnh đầy đủ mọi chương trình tài chính của chính phủ. – Tất cả khoản thu và khoản chi của quốc gia phải ghi vào trong dự toán ngân sách nhà nước, không có sự bù trừ giữa thu và chi. 11/12/2009 8 ĐO LƯỜNG TÌNH TRẠNG NGÂN SÁCH • Giá trị danh nghĩa và giá trị thực. • Kế toán tiền mặt và kế toán vốn • Ngân sách tĩnh và ngân sách động • Bội chi ngân sách • Nợ ngầm định 11/12/2009 9 Giá trị danh nghĩa và giá trị thực • Giá trị danh nghĩa là giá trị được xác định theo thời giá hiện tại. Giá trị thực là giá trị đã được loại trừ nhân tố lạm phát => chỉ số lạm phát tăng lên, giá trị thực giảm xuống. – Cả khoản nợ và bội chi ngân sách đều được công bố theo giá trị danh nghĩa – Khi giá cả tăng lên kéo theo khoản nợ thực của quốc gia giảm xuống. Kết quả này còn được gọi là thuế lạm phát đánh vào các chủ nợ. 11/12/2009 10 Giá trị danh nghĩa và giá trị thực • Ví dụ, trong năm 2006, nợ của Mỹ là 3,91 ngàn tỷ đô la và tỷ lệ lạm phát là 1,9%. Như vậy, thuế lạm phát trong năm là 0,019 x 3,91 ngàn tỷ đô la = 74 tỷ đô la. Bội chi được đo lường theo cách tính truyền thống trong năm 2003 là 375 tỷ đô la (chi ngân sách lớn hơn thu ngân sách), nhưng nếu như chúng ta tính đến thu thuế lạm phát thì bội chi giảm xuống còn 301 tỷ đô la (375 – 74 = 301 tỷ đô la). 11/12/2009 11 Kế toán tiền mặt và kế toán vốn • Kế toán tiền mặt (Cash accounting) là một phương pháp đo lường tình trạng tài khóa của chính phủ dựa vào dòng tiền chi tiêu thường xuyên và thu thường xuyên. • Kế toán vốn (Capital accounting) là phương pháp đo lường tình trạng tài khóa có tính đến những thay đổi giá trị của phần tài sản mà chính phủ nắm giữ (sở hữu). 11/12/2009 12 Kế toán tiền mặt và kế toán vốn • Ví dụ, chính phủ vay nợ 2 tỷ đô la, trong đó chi tiêu thường xuyên 1 tỷ đô la, còn lại 1 tỷ đô la xây dựng cơ sở vật chất. • Sự chi tiêu này đơn giản đã dịch chuyển 1 tỷ đô tiền mặt thành 1 tỷ đô la tài sản được theo dõi ở tài khoản vốn. Từ tài khoản vốn, chính phủ theo dõi tình hình biến động của tài sản này. 11/12/2009 13 Ngân sách tĩnh và ngân sách động • Mô hình hóa ngân sách ở trạng thái tĩnh: giả định quy mô chiếc bánh kinh tế không đổi và chính sách của chính phủ hướng đến làm thay đổi quy mô của từng lát bánh kinh tế. • Phân tích ngân sách ở trạng thái động: cách tiếp cận nhằm mô hình hóa ngân sách không chỉ bao gồm những ảnh hưởng của chính sách đến phân phối nguồn lực mà còn ảnh hưởng đến quy mô chiếc bánh kinh tế. 11/12/2009 14 Bội chi ngân sách • Bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng chi ngân sách nhà nước vượt quá thu ngân sách nhà nước trong một năm • Hiện tượng ngân sách nhà nước không cân đối thể hiện trong sự so sánh giữa cung và cầu về nguồn lực tài chính của nhà nước. 11/12/2009 15 Bội chi ngân sách • Phạm vi tính bội chi ngân sách – Tùy theo phạm vi xác định bội chi ngân sách nhà nước là bội chi toàn diện, bội chi của chính phủ hay bội chi ngân sách trung ương. • Nội dung kinh tế bội chi ngân sách nhà nước – Trên giác độ nội dung kinh tế, cần phải xác định các khoản thu, chi trong cân đối ngân sách nhà nước để tính mức bội chi ngân sách nhà nước. – Xác định thu chi khác nhau => mức bội chi khác nhau 11/12/2009 16 Nợ ngầm định • Khi quốc hội thông qua một đạo luật cho phép các cá nhân nhận được một khoản thanh toán từ chính phủ trong tương lai (bảo hiểm…), thì sẽ tạo ra một nghĩa vụ nợ ngầm định, bởi vì khoản thanh toán này hiện không ghi vào trong tiến trình ngân sách hàng năm. – Để hiểu được nợ ngầm định, chúng ta phải sử dụng khái niệm hiện giá, trong đó phân biệt 1 đô la hiện tại và 1 đô la trong tương lai: 1 đô la tương lai có giá trị nhỏ hơn 1 đô la hiện tại, vì 1 đô la hôm nay đem đầu tư sẽ sinh lời. 11/12/2009 17 Nợ ngầm định • Giả sử, với chương trình an sinh xã hội, khi nghỉ hưu, chính phủ phải trả cho bạn 1 đô la lợi ích an sinh xã hội. Khi đó, theo mối quan hệ giữa giá trị hiện tại và giá trị tương lai thì chính phủ sẽ thu tiền thuế bảo hiểm xã hội mà bạn trả hôm nay ở mức nhỏ hơn 1 đô la, giả sử bằng 8,7 cent (tức là hiện giá của 1 đô la). 11/12/2009 18 PHÂN TÍCH BỘI CHI • Bội chi theo cơ cấu và bội chi theo chu kỳ • Vấn đề bội chi ngân sách địa phương • Giới hạn bội chi ngân sách 11/12/2009 19 Bội chi cơ cấu và bội chi chu kỳ • Bội chi ngân theo cơ cấu hay được chuẩn hóa (Structural budget deficit or Standardized deficit) là cách tiếp cận đo lường tình hình tài khóa của chính phủ trong dài hạn, loại bỏ các yếu tố ngắn hạn. • Bội chi ngân sách được điều chỉnh theo chu kỳ (Cyclically adjusted budget deficit) – cách tiếp cận đo lường tình trạng tài khóa của chính phủ nếu như nền kinh tế hoạt động ở mức GDP toàn dụng. 11/12/2009 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan