Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ làm quen tr...

Tài liệu Nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích ở trường mầm non thị trấn yên thịnh, ninh bình

.PDF
57
875
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC AN THỊ TÂM NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH - NINH BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Sơn La, năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC AN THỊ TÂM NÂNG CAO VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI QUA VIỆC GIÚP TRẺ LÀM QUEN TRUYỆN CỔ TÍCH Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH - NINH BÌNH CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN VỚI TÁC PHẨM VĂN HỌC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Người hướng dẫn: ThS. Trịnh Thị Hồng Sơn La, năm 2013 LỜI CẢM ƠN Khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng. Nhân dịp khóa luận được công bố, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô, Thạc sĩ Trịnh Thị Hồng - người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình cho chúng em trong quá trình thực hiện đề tài này. Em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Phòng đào tạo, các thầy cô giáo trong khoa Tiểu học - Mầm non, Thư viện trường Đại học Tây Bắc, các ban ngành chức năng và tập thể lớp K50 ĐHGD Mầm non. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới ban giám hiệu trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận này. Với nội dung khóa luận này em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn! Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và các bạn Sơn La, tháng 5 năm 2013 Người thực hiện An Thị Tâm DANH MỤC VIẾT TẮT CĐSP : Cao đẳng sư phạm ĐC : Đối chứng ĐHGD : Đại học giáo dục SL : Số lượng TC : Tiêu chí TCSP : Trung cấp sư phạm TN : Thực nghiệm MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3.Mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 3 5. Giới hạn nghiên cứu ....................................................................................... 3 5.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu ................................................................. 3 5.2. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận .................................................................. 4 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn .............................................................. 4 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ............................................................. 4 7. Giả thuyết khoa học ........................................................................................ 4 8. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 4 9. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 4 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN ...................................................................... 5 1.1. Khả năng phát triển tâm sinh lý và tư duy của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi)........ 5 1.2. Vai trò của truyện cổ tích ............................................................................ 8 1.3. Phân loại truyện cổ tích ............................................................................. 10 1.4. Đặc điểm tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) ........... 11 Tiểu kết ............................................................................................................ 13 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON THỊ TRẤN YÊN THỊNH – NINH BÌNH............... 14 2.1. Khảo sát thực trạng dạy học ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh – Ninh Bình ................................................................................................................. 14 2.1.1.Mục đích khảo sát.................................................................................... 14 2.1.2. Thời gian khảo sát .................................................................................. 14 2.1.3. Phương pháp khảo sát ............................................................................ 14 2.1.4. Nội dung khảo sát ................................................................................... 14 2.1.4.1.Khảo sát chương trình, nội dung dạy học về truyện cổ tích của trẻ 5 - tuổi ......................................................................................................................... 14 2.1.4.2. Khảo sát hoạt động dạy học của giáo viên giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích .............................................................................................................. 15 2.1.4.3. Khảo sát hoạt động học của trẻ qua việc làm quen với truyện cổ tích .. 18 Tiểu kết ............................................................................................................ 20 CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP DẠY HỌC, THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..................................................................................... 21 3.1. Đề xuất biện pháp để nhằm nâng cao phát triển tư duy cho trẻ qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích ............................................................................... 21 3.1.1. Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp kể diễn cảm ............. 21 3.1.2. Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp đàm thoại .................. 23 3.1.3. Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp trực quan................... 25 3.1.4.Giúp trẻ làm quen truyện cổ tích bằng phương pháp trao đổi, gợi mở....... 26 3.2. Thiết kế và thực nghiệm sư phạm .............................................................. 28 3.2.1. Những vấn đề chung ............................................................................... 28 3.2.1.1. Mục đích thực nghiệm ......................................................................... 28 3.2.1.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................ 28 3.2.1.3. Phạm vi thực nghiệm ........................................................................... 28 3.2.1.4. Điều kiện thực nghiệm ......................................................................... 28 3.2.1.5. Thời gian thực nghiệm ......................................................................... 29 3.2.1.6. Nội dung thực nghiệm ......................................................................... 29 3.2.1.7. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................... 29 3.2.1.8. Chuẩn bị cho thực nghiệm ................................................................... 29 3.2.2. Tiến hành thực nghiệm ........................................................................... 30 3.2.2.1. Tiến trình một số bài soạn thực nghiệm ............................................... 30 3.2.2.2 Gợi ý tiến trình một số bài soạn thực nghiệm........................................ 30 3.3. Phân tích kết quả thực nghiệm ................................................................... 40 Tiểu kết ............................................................................................................ 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 44 1. Kết luận ........................................................................................................ 44 2. Kiến nghị...................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 46 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Qua hơn 60 năm hoạt động, ngành giáo dục mầm non đã không ngừng đổi mới về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học nhằm giúp trẻ hoàn thiện và phát triển nhân cách một cách toàn diện. Trẻ mẫu giáo ở lứa tuổi 5 đến 6 tuổi đã có sự phát triển về mặt tư duy, nhận thức, chú ý và ghi nhớ có chủ định hơn ở lứa tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Lứa tuổi này trẻ ham học hỏi, khám phá thế giới xung quanh. Đây là lứa tuổi quan trọng đối với trẻ, là giai đoạn chuẩn bị để trẻ chuyển từ môi trường hoạt động vui chơi ở trường mầm non sang môi trường hoạt động ở trường phổ thông. Chính vì vậy, giáo viên cần giúp trẻ hình thành và phát triển về nhận thức, luôn có được sự tự tin để trẻ bước vào học lớp 1. Muốn phát triển về nhận thức, trước hết trẻ phải có vốn ngôn ngữ mà ngôn ngữ là một trong những yêu cầu quan trọng nhất, nó là công cụ của tư duy và là phương tiện giao tiếp. Hay nói cách khác, chúng ta cần phải nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ nhằm làm phong phú thêm vốn từ cho trẻ để trẻ có thể nhận thức tốt khi bước vào trường phổ thông. 1.2. Văn học là một loại hình nghệ thuật có vai trò to lớn quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của trường mẫu giáo. Đó là sự mở cửa cho con người đi từ những bước chập chững đầu tiên vào thế giới các giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học. Sự tiếp xúc thường xuyên của trẻ mẫu giáo với tác phẩm văn học được lựa chọn sẽ kích thích ở trẻ sự nhạy cảm thẩm mỹ, sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ. Văn học góp phần hình thành trí tuệ cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình thức quan trọng để phát triển tính cá nhân, tính độc lập sáng tạo ở trẻ. Kể chuyện cổ tích là một trong những nội dung của chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non. Đây là hoạt động cơ bản giúp trẻ rèn luyện thực hành, trải nghiệm nghệ thuật. Có lẽ, đối với trẻ thơ không có món quà nào hấp dẫn bằng những câu chuyện kể. Từ những em bé nhút nhát, yếu đuối nhất cho những em bướng bỉnh nhất, truyện kể đều làm cho các em say sưa, thích thú. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này qua việc quan sát lớp mẫu giáo trong giờ kể chuyện cổ tích, chúng ta dễ dàng nhận thấy sự lôi cuốn của câu chuyện đối với trẻ thơ đến nhường nào, cả lớp ngồi trật tự nghe cô kể, chú ý nhìn cô giáo và sự biến 1 đổi nét mặt của trẻ theo tình tiết của câu chuyện, đó là những lúc căng thẳng, lúc buồn đăm chiêu lo lắng, lúc giọng nhẹ nhàng, to, nhỏ, trầm ấm. Thông qua những câu truyền cổ tích, trẻ biết yêu thương, biết mơ ước hướng tới một cuộc sống tươi đẹp hơn. Có thể nói rằng, hạnh phúc nhất là trẻ em được sống với tuổi thơ của mình trong thế giới của truyện cổ tích. Thật thú vị biết bao khi các em được cô giáo, bố mẹ, ông bà kể cho nghe những câu chuyện cổ tích có những câu chuyện sẽ đi theo suốt cuộc đời các em. Như vậy, rõ ràng truyện cổ tích có nhiều yếu tố đáp ứng được nhu cầu tinh thần cho con người nói chung và cho trẻ thơ nói riêng, đó là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ mẫu giáo. 1.3. Trên thực tế ở một số trường mầm non hiện nay các giáo viên chưa thực sự quan tâm tới việc làm thế nào giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích một cách hiệu quả nhất, khơi dậy trong các em sự rung động thật sự trước cái hay, cái đẹp của thể loại này. Với những lý do trên tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Văn học là một loại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần làm nên sự phong phú của nhân cách và làm nảy sinh tư tưởng đối với trẻ thơ. Với sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật và quá trình phát triển văn hóa toàn cầu cùng với những thành tựu tiến bộ khoa học về tâm lí học, lí luận dạy học là cơ sở để cho một số tác giả đi vào tìm hiểu, xây dựng một số phương pháp dạy học nói chung, dạy kể chuyện cổ tích ở trường mẫu giáo nói riêng nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Vài thập kỉ lại đây, vấn đề phương pháp kể chuyện cho trẻ mẫu giáo đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi thấy có rất nhiều các nhà tâm lí học, giáo dục học, các tác giả trong và ngoài nước quan tâm và nghiên cứu vấn đề này. Cuốn phương pháp kể chuyện sáng tạo truyện cổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo của PGS-TS.Hà Nguyễn Kim Giang (2006). Ở cuốn này tác giả đi nghiên cứu các phương pháp kể chuyện cổ tích thần kì cho trẻ mẫu giáo. Cuốn Đặc điểm ngôn ngữ kể chuyện trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của Lê Thị Kim Anh (2004) 2 Khóa luận của Quàng Thị Tiên, lớp k47 ĐHGD Mầm non, khoa Tiểu học Mầm non, trường Đại học Tây Bắc, Một số biện pháp rèn kĩ năng kể chuyện cho trẻ mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi Công trình “Văn học và phương pháp cho trẻ làm quen với TPVH” của Cao Đức Tiến (1993) “Cho trẻ tiếp xúc với TPVH ở trường mẫu giáo” Gianh Hà (2002) Cuốn “Đặc điểm thẩm mĩ của truyện cổ tích thần kì ở Việt Nam” Hà Châu (2004) Những công trình nghiên cứu trên đều dựa vào đặc điểm phát triển của trẻ cũng như điều kiện sống của mỗi vùng, mỗi miền mà trẻ sinh sống và hoạt động. Nhằm đưa ra các phương pháp kể chuyện cổ tích cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu này chỉ dừng lại ở việc đề xuất một số phương pháp kể chuyện theo hướng chung chung chứ chưa đi sâu vào một khía cạnh nào cụ thể để nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ. Tất cả những công trình khoa học được nghiên cứu ở trên chính là tiền đề, là cơ sở lí luận vững chắc để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình ”. 3.Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, đề tài hướng tới đề xuất biện pháp việc nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài triển khai một hệ thống nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu một số cơ sở lí luận và thực tiễn có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ tiếp nhận truyện cổ tích ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình. - Tổ chức thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của việc “Nâng cao phát triển tư duy cho trẻ 5 - 6 tuổi qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình” mà đề tài đề xuất. 5. Giới hạn nghiên cứu 5.1. Khách thể và địa bàn nghiên cứu - Nhóm trẻ 5 - 6 tuổi của trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình. 3 5.2. Đối tượng nghiên cứu Tìm hiểu toàn bộ quá trình giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với truyện cổ tích tại trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận Đọc và hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến đề tài, xây dựng cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu. 6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Dự giờ, khảo sát điều tra kết hợp với phỏng vấn giáo viên ở trường Mầm non Yên Thịnh trong giờ học giúp trẻ làm quen với tác phẩm văn học. 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Thiết kế một số bài soạn theo các biện pháp dạy học đã đề xuất - Kiểm chứng giả thuyết đặt ra và thử nghiệm các biện pháp đề xuất. 7. Giả thuyết khoa học Vấn đề kể chuyện cho trẻ mẫu giáo nhằm phát triển tư duy tại các trường mầm non nói chung, kể chuyện cổ tích nhằm phát triển tư duy nói riêng ở trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình hiện nay còn “bỏ ngỏ”, nhiều giáo viên còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng cũng như cách thức hướng dẫn trẻ kể chuyện cổ tích. Nếu đề tài đề xuất được những biện pháp hướng dẫn trẻ phù hợp thì sẽ giúp trẻ phát huy cao nhất khả năng kể chuyện cổ tích, bồi dưỡng trí tưởng tượng, khả năng phát triển ngôn ngữ thông qua việc kể truyện cổ tích. 8. Đóng góp của đề tài Nếu đề tài nghiên cứu thành công trước hết đó là một cơ hội trải nghiệm cho bản thân trong công tác tập dược nghiên cứu khoa học. Đây cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên học chuyên ngành Mầm non - trường Đại học Tây Bắc. 9. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lí luận Chương II: Thực trạng dạy học cho trẻ 5 - 6 Tuổi ở Trường Mầm non Thị trấn Yên Thịnh - Ninh Bình Chương III: Đề xuất các biện pháp để nhằm nâng cao phát triển tư duy cho trẻ qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích. 4 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Khả năng phát triển tâm sinh lý và tư duy của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) Theo quan điểm những nhà tâm lý học, ngôn ngữ học, giáo dục học hiện đại cho rằng: Trẻ 1 tuổi đã bắt đầu có hoạt động trí tuệ, đến 1 tuổi rưỡi trẻ bắt đầu tư duy. Trẻ 2 tuổi đã có khả năng phân biệt những sự vật hiện tượng có hình dạng khác nhau. Qua hướng dẫn trẻ có thể hiểu được những điều người lớn sai bảo trong khi chơi với trẻ 3 - 4 tuổi, trẻ đã biết nhảy múa, biết tự mình làm một số việc bắt trước hình vẽ, xếp đồ chơi. 5 - 6 tuổi trẻ đã bắt đầu có năng lực phân tích, năng lực tổng hợp, biết so sánh nặng - nhẹ, to - nhỏ và phân biệt được khá nhiều màu sắc, hình khối. Trẻ bắt đầu tư duy và suy diễn trừu tượng, thích bắt trước hành vi, lời nói các nhân vật mà trẻ được xem trên vô tuyến truyền hình hoặc do người khác kể cho nghe. Tuổi mẫu giáo lớn đã có thể trả lời những câu hỏi thông thường về nội dung mà trẻ nhận biết được nhờ các giác quan, nhất là thị giác và thính giác. Tuổi mẫu giáo đã biết dùng lời nói để làm phương tiện để “chuyện trò” với người khác và nhận biết môi trường xung quanh. Trẻ rất yêu thích nghe và kể lại truyện cổ tích. Ở trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) có khả năng đó vì trẻ đã có những hiểu biết về không gian, thời gian vật lí. Các cháu đã đạt tới trình độ phân tích, tổng hợp suy luận nhất định nên thường hay lặng lẽ suy nghĩ, có khi lẩm bẩm nói một mình. Đó là biểu hiện của sự phối hợp hoạt động giữa cảm giác, tri giác, xúc cảm và ngôn ngữ để tạo ra một thế giới cho mình, một thế giới còn khép kín, lệ thuộc chủ yếu vào nhu cầu và sự thỏa mãn biểu hiện trong yêu thích hay không yêu thích, muốn hay không muốn. Thích được nghe chuyện cổ tích và vỗ về, muốn ăn muốn ngủ, muốn chơi đùa, muốn học hỏi… Theo quan điểm sinh lý học Trẻ 5 - 6 tuổi đã có thể tiếp thu sự chỉ dẫn, huấn luyện và trả lời được khá rõ ràng những vấn đề đặt ra bằng những câu hỏi thích thú hấp dẫn. Những nhà sinh lý học và giải phẫu học cho biết não bộ của trẻ 5 - 6 tuổi không khác với bộ não người trưởng thành là bao nhiêu với 1 tỉ rưỡi tế bào nơron thần kinh và hàng vạn tế bào phụ trợ khác trong đại não, trẻ đã biểu hiện năng lực trí tuệ qua hoạt động tổng hợp của lời nói, qua suy nghĩ, quan sát, tập trung chú ý, khả năng ghi nhớ, liên tưởng, tưởng tượng và khả năng giải quyết các nhiệm vụ chơi, học, sinh hoạt của mình một cách sáng tạo. Sự khôn lớn, phát triển và trưởng thành của trẻ phụ thuộc vào hoạt động thích nghi với môi trường và thế giới hiện thực 5 theo cơ chế đồng hóa và điều ứng ở con người. Cơ chế này có mối liên hệ với hoạt động diễn ra ở trẻ. Phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện, có điều cần lưu ý là sự di truyền gen đã tạo ra sự kì diệu trong tâm linh trẻ mà người lớn không thể xem thường. Đó là cơ sở niềm tin để giáo dục trẻ bằng những phương tiện văn học nghệ thuật vốn rất gần gũi với thế giới tâm linh của trẻ. Phản xạ không điều kiện được ổn định và có sẵn. Phản xạ có điều kiện là loại phản xạ được hình thành sau này trong quá trình sống của cá thể trẻ. Để nó lâu bền cần sự hỗ trợ của những điều kiện hình thành và sự củng cố. Phản xạ có điều kiện là hoạt động tín hiệu nhờ hai loại kích thích: Kích thích cụ thể như âm thanh, hình ảnh, mầu sắc gọi là tín hiệu thứ nhất. Còn tín hiệu thứ 2 có được ở trẻ là nhờ những kích thích trừu tượng như: lời nói, chữ viết, môi trường, xã hội, con người. Đó chính là điều kiện không thể thiếu ở trẻ mẫu giáo để hình thành và củng cố hệ thống tín hiệu thứ 2. Muốn mở mang trí lực cho trẻ ở độ tuổi này cần phải hướng dẫn, dạy bảo trẻ sử dụng tiếng nói để giao tiếp. Trước 7 tuổi là thời kì then chốt để rèn luyện ngôn ngữ và tư duy cho trẻ. Hoạt động của ngôn ngữ thứ 2 là cơ sở sinh lý của hoạt động tư duy và phát triển ngôn ngữ. Đối với trẻ mẫu giáo, tư duy là quá trình phản ánh vào trí óc trẻ những sự vật khách quan bên ngoài, nó có đặc điểm là phải dựa vào ngoại giới, là đi từ nhận thức cảm tính đến nhận thức lý tính, tức là sau khi sự vật đã được tích lũy vào não rất nhiều, sự nhận biết cảm tính nhờ suy luận những nhận biết cảm tính được khái quát lên lý tính. Theo quan điểm ngôn ngữ học Muốn phát triển tư duy trước tiên trẻ phải có một vốn từ phong phú và ngôn ngữ mạch lạc. Thật vậy, nếu trong đầu trẻ có rất nhiều ý tưởng ngộ nghĩnh, dễ thương nhưng ngôn ngữ kém phát triển trẻ sẽ không thể nào diễn đạt ý hiểu của mình một cách sáng tạo. Ở lứa tuổi 5 - 6 tuổi trẻ rất nhạy cảm với sự hình thành ngôn ngữ. Vì vậy, người lớn phải thận trọng trong khi dùng từ với trẻ và với những người xung quanh, trẻ rất dễ bắt trước. Trẻ thường sử dụng khoảng 3500 từ, sự phong phú và đa dạng của câu, các hình thức độc thoại đã chuyển sang đối thoại và kể chuyện. “Trẻ đã có sự phân biệt ngôn ngữ của người kể và ngôn ngữ của các nhân vật trong chuyện, như vậy cảm xúc về ngôn ngữ và năng lực biểu cảm bằng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển khá”. Theo khảo sát của các nhà khoa học như P.Blomxki và Bulomana (Mỹ) thì bộ óc con người liên tục học tập có thể chứa lượng tri thức tương đương với trên nửa triệu cuốn sách. Nếu trí lực bình thường của con người đạt được ở lứa tuổi 6 thanh niên là 100% thì ở tuổi 4 - 7 tuổi trẻ đạt được khoảng 80% khối lượng kiến thức ấy. Như vậy, đủ thấy độ tuổi mẫu giáo lớn là độ tuổi then chốt nhất để phát triển trí tuệ một cách thuận lợi, để hướng dần trẻ vào hoạt động học tập. Người ta đã phát hiện ra cách thức tổ chức hoạt động hệ thần kinh của trẻ mẫu giáo rất kì lạ, chúng phát triển theo lối cạnh tranh. Nếu ở thời kì này thường được hoạt động thường xuyên tích cực thì một số lượng thần kinh yếu và vô ích sẽ bị hao trừ, trí tuệ của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi phát triển nhanh nhất nên môi trường tự nhiên và môi trường xã hội có ảnh hưởng rất lớn. Như chúng ta đã đề cập ở trên, sự phát triển trí lực ở trẻ mẫu giáo chỉ trở thành đặc tính cá nhân, khi trẻ biết dùng ngôn ngữ để suy nghĩ với tư cách là nội dung và công cụ tư duy. Ngôn ngữ trở thành nội dung và công cụ tư duy khi nó đã tìm được con đường vận động hợp lý và tạo ra được một số biểu danh chỉ định sự vật. Theo quan điểm tâm lí học Về vấn đề trí lực, ngành mẫu giáo đã được thừa hưởng thành tựu tâm lý học lớn nhất của thế kỉ XX, đó là ngành “Tâm lý kết cấu phát sinh học” do nhà bác học Thụy Sỹ Giang Piagie (1896 - 1983) khởi xướng và chủ trì. Piagie cho rằng trí tuệ của trẻ em trải qua 4 giai đoạn: Một là, giai đoạn vận động cảm tri, tức là trẻ sống nhờ vào mối quan hệ giữa cảm giác và vận động. Hai là, sự phát triển trí tuệ của trẻ là thời kì tiền vận động, từ 2 - 6 tuổi, là lúc trẻ sử dụng kí hiệu làm trung gian lĩnh hội và thuật tả thế giới khách quan. Ba là, thời kì vận động cụ thể là lúc trẻ 2 - 12 tuổi. Trẻ tiến hành những thao tác suy luận hợp lí trong những tình huống riêng, trong mối quan hệ với sự vật cụ thể. Bốn là, thời kì vận động hình thức khi tư duy của trẻ vượt qua sự vật cụ thể để tiến tới tư duy trừu tượng. Theo Piagie, trẻ 1 - 4 tuổi đã có khả năng kể chuyện, hỏi truyện và trình bày việc làm, suy nghĩ của mình với những xét đoán suy luận không hoàn toàn như tư duy người lớn mà mang đặc điểm tâm lí tuổi thơ với cái nhìn “quy ngã”. Tức là trẻ tự biến thành “mặt trời bé thơ” soi sáng tất cả thế giới tự nhiên, xã hội, con người và chính bản thân bởi một thứ ánh sáng trí tuệ khác, trí tuệ bên trong, trí tuệ trái tim. Nhiều nhà tâm lý học trẻ em đều nhất trí rằng, trẻ thường hiếu động, hiếu kì, hay bắt trước, giàu sức tưởng tượng. Giữa những đặc điểm ấy có mối liên hệ 7 hỗ trợ lẫn nhau. Chúng ta đều biết thế giới nghệ thuật được tái tạo và sáng tạo trong tác phẩm văn chương và đặc biệt là trong truyện cổ tích. Vutgotxki, nhà tâm lý học Xô Viết (1896 - 1934) nói: “Văn học chủ yếu không phải là để giải thích, cải tạo cuộc sống mà là tạo dựng và lưu truyền cảm xúc cho người đọc”. Trong hoạt động nhận thức cảm tính tri giác là sự hiểu biết những gì mắt thấy tai nghe và cảm thấy. Nó có khả năng phân tích và hiểu được những ấn tượng của cảm giác xuất hiện trong trí não. Ở trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi cùng với tri giác nhìn những tri giác khác cũng phát triển mà trước hết phải kể đến tri giác nghe. Trẻ dần dần nhìn, tập nghe được những điều cô giáo yêu cầu. Về sau tùy từng hoàn cảnh, trẻ biết tự mình phát biểu lên được những điều đã tri giác được theo nhiệm vụ cô giáo đề ra cho chúng. Tâm lý của trẻ mẫu giáo quan trọng nhất là trí tưởng tượng. Giàu sức tưởng tượng là thuộc tính của trí tuệ, gắn liền với năng lực hiểu biết của trẻ. Tuổi mẫu giáo là mảnh đất phì nhiêu bồi đắp trí tưởng tượng cho con người. Vì vậy, những câu chuyện kể cổ tích với những yếu tố hoang đường kì ảo thích hợp với tư duy của trẻ. Đối với trẻ “những gì làm trẻ xúc động mạnh mẽ là phương tiện duy nhất để làm cho trí tưởng tượng và tính nhạy cảm hoạt động”. Cần quan tâm đặc biệt đến đặc trưng tâm lý này ở trẻ để tìm hiểu sự tiếp nhận văn học và những phản ứng diễn ra Trẻ mẫu giáo rất hiếu động, hiếu thắng, hiếu kì, nhiều hứng thú và muốn biết tất cả. Đặc biệt thích nghe kể chuyện nói chung và thích nghe truyện cổ tích nói riêng, thích quan sát, ham hiểu biết và thử nghiệm. Chính những đặc điểm này đã là cơ sở lí luận cho chúng tôi xây dựng nên những biện phát nhằm nâng cao phát triển tư duy cho trẻ qua việc giúp trẻ làm quen truyện cổ tích. 1.2. Vai trò của truyện cổ tích Truyện cổ tích nói chung, truyện cổ tích Việt Nam nói riêng, là những truyện truyền miệng dân gian kể lại những câu truyện tưởng tượng xoay quanh một số nhân vật quen thuộc như: nhân vât tài giỏi, nhân vật dũng sĩ…. Dạy trẻ kể chuyện: Là dạy trẻ biết sử dụng các phương thức kể chuyện, kể lại các câu truyện mà mình đã được nghe, được chứng kiến, được tham gia qua đó giáo dục trí tuệ cho trẻ. Truyện cổ tích có vai trò rất quan trọng đối với đời sống của con người nói chung và đặc biệt nói riêng đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của trẻ, ngay từ khi mới sinh ra trẻ đã được các bà, các mẹ…. kể cho nghe những câu truyện cổ tích. Tất cả những điều đó, dường như nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi đứa trẻ, nó nuôi dưỡng tâm hồn và phát triển tình cảm của trẻ. Trước hết phải nói rằng kể chuyện cổ tích góp 8 một phần thỏa mãn nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ. Và không chỉ dừng lại ở đó truyện cổ tích còn có vai trò rất quan trọng, nó như là một phương tiện giáo dục toàn diện đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Có lẽ đối với trẻ thơ, không có món quà nào hấp dẫn bằng truyện cổ tích. Theo nhận xét của nhiều cô giáo thì “giờ học” được yêu thích nhất, giữ trật tự nhất là giờ các cháu được nghe kể chuyện, nhất là chuyện cổ tích. Còn các bà mẹ trẻ thì cho rằng không gì dỗ trẻ dễ dàng để đi ngủ sớm bằng cách kể cho chúng nghe truyện cổ tích. Chúng ta nhận thấy rằng: “truyện kể nói chung, truyện cổ tích nói riêng đều là những tác phẩm nghệ thuật”. Kể chuyện cổ tích bồi dưỡng cho trẻ những tri thức thông thường về tự nhiên, xã hội, về kinh nghiệm đối nhân xử thế trong mối quan hệ con người với nhau, song chức năng cơ bản của môn kể chuyện là kích thích sự vận động linh hoạt của trí tuệ mở ra những chân trời mới cho trí tưởng tượng, làm phong phú các hình thức, màu sắc của lí tưởng sống đang từng bước hình thành trong tâm hồn trẻ. Những tiếng cười sảng khoái không khí thư giãn thoải mái trong giờ kể chuyện tạo sự gần gũi, sự cảm thông, lòng tin cậy giữa người kể và người nghe, đặc biệt là giữa cô với những trẻ rụt rè trong giao tiếp, thiếu cởi mở do bản tính hoặc do môi trường sống. Kể chuyện cổ tích là một biện pháp tốt rèn cho trẻ thói quen chú ý có chủ định, phát triển ngôn ngữ - là điều kiện cần cho sự tiếp thu mọi tri thức khoa học. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy trong giờ kể chuyện cổ tích: khi câu chuyện mới bắt đầu thì trong lớp còn có trẻ thờ ơ, không chú ý, đùa nghịch nhưng ít phút sau khi kể đến những biến cố li kì đặc biệt, những yếu tố kì ảo, thần kì, sự đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong câu truyện cổ tích thì sự chú ý của trẻ cũng tăng dần, sự tập trung chú ý hứng thú thể hiện rõ trên từng ánh mắt, gương mặt của trẻ. Ngoài ra, kể những câu chuyện cổ tích góp phần rèn luyện khả năng Tiếng Việt cho trẻ, đó là một yếu tố nền tảng để giúp trẻ tiếp thu và lĩnh hội tri thức khoa học. Truyện kể có vai trò chủ đạo trong việc giúp trẻ nhận thức về thế giới của các em, giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có. Những yếu tố kì ảo trong truyện cổ tích sẽ là điều kiện giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo ở trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo đang là độ tuổi “học mà chơi, chơi mà học”, cuộc sống của trẻ ở trường mầm non là một dòng chảy các hoạt động mang tính chất là trò chơi, câu chuyện. Tuy nhận thức của trẻ chưa cao qua các câu chuyện cổ tích chúng ta dễ dàng giáo dục hành vi, ý thức cho trẻ. 9 1.3. Phân loại truyện cổ tích Căn cứ vào nhân vật chính và tính chất sự việc được kể lại có thể chia truyện cổ tích ra làm 3 loại: + Truyện cổ tích về loài vật: Những câu truyện ngụ ngôn, những con vật nuôi trong nhà, khi miêu tả đặc điểm các con vật thường nói đến nguồn gốc các đặc điểm đó: “Trâu và Ngựa”, “Chó 3 cẳng”… hoặc các con vật thông minh dùng mẹo để thắng các con vật mạnh hơn nó: “Cóc kiện Trời”, “Truyện Công và Qụa”… + Truyện cổ tích thần kì hay truyện thần thoại: Truyện cổ tích thần kì kể lại những sự việc xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người. Đó có thể là những mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình phụ quyền, vấn đề tình yêu hôn nhân, những quan hệ xã hội: “Tấm Cám”, “Cây khế”, “Cây tre trăm đốt”…Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ, nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người: “Thạch Sanh”, “Người thợ Săn và mụ Chằn”… Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh, về một xã hội họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi về quyền lợi. Về mặt tính cách họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu đựng, trừ những nhân vật xấu xí mà có tài: “Sọ Dừa”, “Lấy vợ Cóc”... + Truyện cổ tích thế tục: Truyện tiếu lâm, truyện kể lại những sự kiện khác thường li kì nhưng những sự kiện này rút ra từ thế giới trần tục. Yếu tố thần kì nếu có thì không có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của câu chuyện như trong các truyện cổ tích thần kì. Nhóm truyện có đề tài nói về các nhân vật bất hạnh: “Trương Chi”,“Sự tích chim Hít”, “Tích Chu”…Nhóm có nội dung phê phán những thói xấu: “Đứa con trời đánh”, “Gái ngoan dạy chồng”…Nhóm truyện về người thông minh: “Quan án xử kiện”, “Em bé thông minh”…Nhóm truyện về người ngốc nghếch: “Chàng ngốc thua kiện”, “Làm theo vợ dặn”... Trong các truyện kể trên, loại cổ tích thần kì là quan trọng nhất đối với trẻ vì với trẻ lúc này đời sống của trẻ đang tồn tại hai thế giới: Thế giới thực xung quanh và thế giới tưởng tượng. Trong truyện cổ tích thần kì những yếu tố hoang đường kì ảo đóng vai trò quan trọng trong kết cấu và quá trình dẫn truyện, nó tạo ra sức mạnh, vẻ đẹp độc đáo cuốn hút trẻ thơ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng đặc biệt với trẻ mẫu giáo lứa tuổi 5 - 6 tuổi, lứa tuổi giàu trí tưởng tượng, khát khao nhận thức, hồn nhiên yêu thích cuộc sống với những ảo giác êm đẹp và rất giàu mơ ước. Thế giới cổ tích thần kì - một thế giới nghệ thuật của hư cấu hoang đường rất phù hợp với nếp tư duy của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, lứa tuổi chưa quen với những chuyện bên ngoài của cuộc sống, những mối quan hệ phức tạp giữa con 10 người với nhau trong xã hội, chưa có được kinh nghiệm cay đắng làm cho con người khôn ngoan. Truyện cổ tích thần kì dường như xây nên những lâu đài bay bổng của trí tưởng tượng, của khát vọng ước mơ về một thực tại khác, một thế giới không biết đến bi kịch đau đớn, con người bình đẳng, không có bất công, không đi tìm sự lí giải của lí trí. Sống trong thế giới của truyện cổ tích làm tâm hồn của trẻ thơ trở nên lạc quan hơn với cuộc đời. Chính vì vậy, trong luận văn chúng tôi tập trung nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao việc phát triển tư duy cho trẻ thông qua việc giúp trẻ làm quen với truyện cổ tích. 1.4. Đặc điểm tiếp nhận truyện cổ tích của trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) * Trẻ mẫu giáo lớn tiếp nhận truyện cổ tích thông qua khâu trung gian là cô giáo. Với tư cách là người đọc trực tiếp rồi đọc lại và kể lại, với những ấn tượng sâu sắc rõ nét, những hiểu biết kĩ càng giá trị toàn diện của truyện. Như vậy là trẻ mẫu giáo tiếp nhận truyện gián tiếp, do đặc điểm này trẻ thiếu tính chủ động, khả năng trực cảm, trực giác dựa trên sự phối hợp và hòa quyện giữa các cơ quan thụ cảm, sự tri giác nhạy bén của thị giác, thính giác, ngữ cảnh và linh cảm, độ tập trung tự lực trực tiếp tạo ra. Trẻ không được tự học, phải “nghe nhờ” tức là không được phát huy khả năng tri giác phối hợp giữa chữ viết và âm thanh, giữa kí hiệu và nghĩa, phần nào giảm đi năng lực ghi nhớ và liên tưởng của trẻ. Ở trên lớp, sự tiếp nhận của trẻ là sự tiếp nhận thụ động vì các cháu phải ngồi im để nghe cô giáo kể chuyện, chúng phải tập trung chăm chú lắng nghe, theo dõi những gì cô làm. Tuy nhiên, trẻ không thể tự do một mình tiếp nhận mà cùng các bạn nghe cô kể. Đặc điểm này vừa có lợi thế vừa bị hạn chế. Lòng tin cậy và sự quen biết trong lớp học có thể làm cho trẻ đỡ căng thẳng thần kinh, làm cho sự tiếp nhận có không khí thi đua, cởi mở, kích thích tính năng động, hoạt bát của trẻ nhưng đồng thời dễ phân tán sức chú ý của trẻ. Như vậy, muốn trẻ tiếp nhận truyện cổ tích, trước tiên trẻ phải được nghe chuyện qua cô giáo kể. Và điều quan trọng sự tiếp nhận này cô giáo phải tạo ra được sự hòa cảm, chia sẻ trong tình yêu thương để có thể tạo ra môi trường xúc cảm thẩm mĩ và một tư duy vô cùng phong phú ở trẻ. * Không thể vận dụng đầy đủ lý thuyết tiếp nhận văn học đối với trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi). Vì để trẻ tự tiếp nhận truyện nên ngôn ngữ là phương tiện quan trọng làm phong phú tư duy cho trẻ, khả năng phân biệt và sử dụng ngôn ngữ để phản ánh và biểu hiện nội dung của truyện, nhưng trẻ lại thiếu phương tiện quan trọng ngôn ngữ này cũng như khả năng phân biệt và sử dụng ngôn ngữ khi kể chuyện. Trẻ cũng chưa nắm được những khái niệm về khoa học, văn học nên chưa tạo 11 được kênh thông tin giao tiếp tương ứng với đặc trưng văn học giữa cô và trẻ. Trẻ tiếp nhận truyện nhiều hay ít là nhờ vào đặc điểm tình cảm, đời sống tâm hồn và sự hiểu biết nhờ kinh nghiệm, linh cảm và bản chất con người tồn tại dưới những dạng khác nhau. Dù còn ở lứa tuổi nhỏ, tư duy còn non nớt nhưng trẻ vẫn có sự rung động, vẫn có thể cảm nhận được những cái hay, cái đẹp, trẻ đều có thể nhận ra nhiều điều chất chứa trong chuyện cổ tích . Nếu chỉ nói đến sức tưởng tượng nghệ thuật để sáng tạo ra cuộc sống với những khát vọng lớn lao, với những lý tưởng nhân đạo và sự cao cả của con người. Như vậy, chúng ta thấy văn học cần thiết cho sự trưởng thành của trẻ mẫu giáo biết chừng nào “lứa tuổi cần hoạt động thật nhiều để mặc cho trí tưởng tượng tràn ngập tâm hồn”. Đặc biệt, với thể loại truyện cổ tích thì sức tưởng tượng không còn giới hạn ở sự liên tưởng, hình dung ra bức tranh nghệ thuật trong mối quan hệ nối kết giữa các sự vật cụ thể mà nó được mở rộng ra trong không gian và thời gian bên ngoài cho đến mức không còn bịa đặt và bày vẽ ra được nữa. Thế giới trong cổ tích còn dung nạp cả trí tưởng tượng hoang đường với những yếu tố kì ảo nhờ hư cấu chủ tâm, điều đó càng tạo nên sức hấp dẫn kì lạ của truyện cổ tích thỏa mãn trí tưởng tượng bay bổng và niềm mơ ước được sống trong ảo ảnh và giấc mơ mới lạ của con người. Tư duy của trẻ em và tư duy của truyện cổ tích cũng có những nét tương đồng, gần gũi, trong thế giới cổ tích ấy con người trực tiếp giao cảm, thế giới huyền thoại cổ tích với thế giới hiện thực dường như khác nhau nhưng trẻ lại dung hòa hội nhập. Trẻ có thể thâm nhập vào thế giới cổ tích một cách dễ dàng và đồng thời lại có thể tách mình ra, hòa nhập vào thế giới cổ tích huyền thoại chính là trẻ đã tự mình hòa nhập vào thế giới tự nhiên vào môi trường sống đầy dưỡng khí mà ở đó trẻ thỏa mãn giải tỏa những “ấm ức” và hình thành những khát vọng, ước mơ. Khi thâm nhập truyện trẻ “tự đồng nhất” mình với nhân vật mình yêu thích, suy diễn từ mình, lấy mình ra làm trung tâm và chỉ hướng vào bản thân mình. * Trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi) tiếp nhận văn học không mang nội dung đích thức và đầy đủ các giai đoạn, cũng như mức độ sâu sắc của quá trình định hướng và tự lực chiếm lĩnh tác phẩm. Mức độ tiếp nhận diễn ra ở trẻ mẫu giáo chỉ giới hạn trong việc “cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” với một số thể loại phù hợp. Sự tiếp nhận văn học của trẻ mẫu giáo diễn ra trong nhà trường nên phải tôn trọng quy luật nhận thức quá trình tiếp nhận và quá trình sư phạm đan xen, hòa nhập vào nhau với những phương pháp giáo dục đặc biệt hiệu quả. 12 Tiểu kết Trong chương này chúng tôi đề cập đến cơ sở lí luận về việc kể chuyện cổ tích nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Việc kể chuyện cổ tích của trẻ 5 - 6 tuổi phụ thuộc vào vốn ngôn ngữ, khả năng nhận thức, tư duy óc sáng tạo của trẻ. Tốc độ phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, vì thế tư duy của chúng cũng khác nhau do vậy khả năng kể chuyện cổ tích ở mỗi trẻ cũng không đều nhau. Không chỉ có giờ kể chuyện trong phân môn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, trẻ kể được chuyện cổ tích mà có thể thông qua các hoạt động ngoài giờ học khác như: Hoạt động góc, hoạt động ngoại khóa, giờ chơi cũng giúp trẻ rất nhiều trong việc hình thành thói quen và tạo nên kĩ năng kể chuyện nhằm phát triển tư duy cho trẻ. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất