Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nh...

Tài liệu Nâng cao lợi nhuận của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam, chi nhánh bà rịa vũng tàu

.PDF
78
1
66

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU VIÊN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC LÊ THỊ THU HẰNG NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Vũng Tàu, Tháng 09 Năm 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA - VŨNG TÀU VIỆN ĐÀO TẠO QUỐC TẾ VÀ SAU ĐẠI HỌC LÊ THỊ THU HẰNG NÂNG CAO LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BÀ RỊA VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS TS PHAN ĐỨC DŨNG Vũng Tàu, Tháng 09 Năm 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng bài luận văn “Nâng cao lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu” là bài nghiên cứu của chính tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Phan Đức Dũng. Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam kết rằng toàn bộ hay các cấu phần của luận văn này chưa từng được tuyên bố hoặc được sử dụng để thực hiện nhận bằng cấp ở những nơi khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của số liệu và các nội dung khác trong luận văn của mình. Vũng Tàu, ngày … tháng …. năm 2022 Tác giả Lê Thị Thu Hằng i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự hướng dẫn và hỗ trợ nhiệt tình từ quý Thầy Cô và bạn bè, đồng nghiệp . Luận văn này được hoàn thành là nhờ sự trợ giúp của rất nhiều người. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy, quý Cô, Giảng viên tham gia giảng dạy tại trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức quý báu trong thời gian qua. Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Phan Đức Dũng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cũng như truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu và giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin được cảm ơn các anh, chị cùng các bạn học viên cao học tại trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu, các đồng nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu đã nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và đóng góp ý kiến trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu luận văn. Sau cùng, tôi xin được gửi đến gia đình, những người đã luôn thương yêu, động viên và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi học tập. Gia đình là nguồn động lực tinh thần to lớn giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Vũng Tàu, ngày tháng năm 2022 Người thực hiện luận văn Lê Thị Thu Hằng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... ii MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ vi DANH MỤC BẢNG....................................................................................................... vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... viii TÓM TẮT ..........................................................................................................................x MỞ ĐẦU ............................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ..........................................................................................1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................2 2.1. Nghiên cứu ngoài nước .....................................................................2 2.2. Nghiên cứu trong nước......................................................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................4 3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................4 3.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................4 3.3. Câu hỏi nghiên cứu ...........................................................................5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................5 4.1. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................5 4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................5 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu ...............................5 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu .......................................................5 7. Kết cấu luận văn ...........................................................................................6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..............................................................7 1.1. Các khái niệm chung về Ngân hàng thương mại ......................................7 1.2. Các lý thuyết về lợi nhuận của Ngân hàng thương mại ...........................7 iii 1.2.1. Thu nhập của Ngân hàng thương mại ............................................8 1.2.2 Các tiêu chí xác định lợi nhuận của Ngân hàng thương mại ..................9 1.2.3 Chi phí của ngân hàng thương mại ......................................................11 1.3. Các nhân tố tác động đến lợi nhuận của Ngân hàng thương mại ...........13 1.3.1. Nhân tố vi mô ...............................................................................13 1.3.2. Nhân tố vĩ mô ...............................................................................20 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI VIETINBANK BRVT GIAI ĐOẠN 2017 - 2020 ..........................................................................................................24 2.1. Giới thiệu khái quát về Vietinbank BRVT .............................................24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..................................................24 2.1.2. Cơ cấu tổ chức..............................................................................25 2.1.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................27 2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Vietinbank BRVT ..............29 2.2.1. Hoạt động huy động vốn ..............................................................29 2.2.2. Hoạt động cho vay .......................................................................32 2.3. Thực trạng lợi nhuận tại Vietinbank BRVT ...........................................33 2.3.1. Thực trạng chi phí tại Vietinbank BRVT ......................................35 2.3.2. Thực trạng khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT ....................37 2.4. Đánh giá thực trạng lợi nhuận của Vietinbank BRVT giai đoạn 20172020 ................................................................................................................39 2.4.1. Những thành tựu đạt được và nguyên nhân .................................39 2.4.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân .......................................43 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI VIETINBANK BRVT 50 3.1. Mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh tại Vietinbank BRVT đến năm 2026 ........................................................................................................50 3.1.1. Dự báo môi trường kinh tế - xã hội giai đoạn 2022 – 2026 .........50 3.1.2. Mục tiêu và định hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2022 – 2026 ........................................................................................................52 3.2. Giải pháp nâng cao lợi nhuận của Vietinbank BRVT ............................54 iv 3.2.4 Nâng cao lợi nhuận thu được từ các nghiệp vụ truyền thống, và phát triển các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại ..........................................................56 3.2.5 Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động ......................57 3.2.6 Các giải pháp khác ...............................................................................57 3.2.7. Kiến nghị Vietinbank hội sở ................................................................60 KẾT LUẬN ......................................................................................................................64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................65 v DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức các phòng ban tại Vietinbank chi nhánh Bà RịaVũng Tàu ............................................................................................. 25 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2015 - 2018........................... 46 Hình 2.3: Tỷ lệ lạm phát giai đoạn 2017 - 2020 ........................................... 47 vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn tại Vietinbank BRVT ................................ 29 Bảng số 2.2: Huy động vốn theo thành phần kinh tế qua các năm ............... 30 Bảng số 2.3: Vốn huy động phân theo loại tiền tệ ........................................ 31 Bảng số 2.4: Cơ cấu tín dụng tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017-2020 . 32 Bảng 2.5: Cơ cấu thu nhập tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .. 33 Bảng 2.6: Các chi phí tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .......... 35 Bảng 2.7: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản tại Vietinbank BR - VT giai đoạn 2017 – 2020 ........................................................................................... 37 Bảng 2.8: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .................................................................................. 37 Bảng 2.9: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tại Vietinbank BR-VT...................... 38 giai đoạn 2017 – 2020 ................................................................................... 38 Bảng 2.10: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .................................................................................. 39 Bảng 2.11: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 ........................................................................................... 41 Bảng 2.12: Quy mô tài sản tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .. 41 Bảng 2.13: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi trên tổng tài sản tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 ........................................................................... 42 Bảng 2.14: Tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .................................................................................. 43 Bảng 2.15: Tính thanh khoản tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 ............................................................................................................... 44 Bảng 2.16: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản tại Vietinbank BR-VT giai đoạn 2017 – 2020 .................................................................................. 44 Bảng 3.1. Mục tiêu tài chính năm 2022 ........................................................ 53 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu : Từ viết tắt Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC : ( Asia-Pacific Economic Cooperation) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of ASEAN : Southeast Asian Nations) ASEM : Tiến trình Hợp tác Á - Âu (Asia - Europe Meeting) BGĐ : Ban Giám đốc BRVT : Bà Rịa Vũng Tàu CN : Chi nhánh HĐQT : Hội đồng quản trị KHDN : Khách hàng doanh nghiệp KQKD : Kết quả kinh doanh LN : Lợi nhuận NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NIM : Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin) NNIM : Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Net Non Interest Margin) PGD : Phòng giao dịch ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On Asset) ROE : Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity) RRTD : Rủi ro tín dụng viii SXKD : Sản xuất kinh doanh TCTD : Tổ chức tín dụng TP : Thành phố TTS : Tổng tài sản VCSH : Vốn chủ sở hữu Vietinbank BRVT : Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Bà Rịa Vũng Tàu WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization) ix TÓM TẮT Đề tài “Nâng cao lợi nhuận của Vietinbank BRVT” với mục đích tập trung làm rõ giả thuyết về lợi nhuận của ngân hàng; đưa ra một số ý tưởng và gợi ý một số giải pháp để nâng cao lợi nhuận hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank BRVT trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế. Đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận liên quan đến thu nhập và chi phí của ngân hàng thương mại (NHTM), khả năng sinh lời của NHTM, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của NHTM, lược khảo các nghiên cứu có trước về khả năng sinh lời của NHTM Bằng các phương pháp thu thập, phân tích số liệu thứ cấp; đề tài đã chỉ ra thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietinbank BRVT giai đoạn 2017 - 2020. Từ các thực trạng cũng như định hướng phát triển của Vietinbank BRVT, luận văn đã hướng đến các nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng. Các nhóm giải pháp luận văn tập trung: (1) giải pháp thúc đẩy các nhân tố tích cực nhằm nâng cao lợi nhuận của Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu, (2) Gia tăng nguồn thu từ các hoạt động truyền thống, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại, (3) Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng suất lao động, (4) các nhóm giải pháp khác. x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay ngành Ngân hàng đóng vai trò là hệ thống huyết mạch cung cấp vốn tín dụng cho nền kinh tế quốc dân, có nhiều đóng góp quan trọng vào việc huy động và phân bổ nguồn lực tài chính để khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển ngày càng đa dạng về loại hình, không ngừng lớn mạnh về quy mô vốn và tài sản; từng bước đổi mới, áp dụng mô hình quản trị tiên tiến, hiện đại, tiệm cận với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế, thực hiện ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn vai trò huy động và cung ứng vốn tín dụng, dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế. Một trong những yếu tố để khẳng định sức mạnh nội lực chính là khả năng sinh lời tại mỗi ngân hàng. Khả năng sinh lời là một trong các đo lường quan trọng đánh giá kết quả tài chính của các NHTM, được xem xét trên cơ sở kết hợp kết quả kinh doanh và nguồn lực sử dụng. Khả năng sinh lời là nền tảng quan trọng giúp các ngân hàng đổi mới, đa dạng hóa sản phẩm, từ đó kinh doanh hiệu quả. Chính vì vậy, việc đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng cũng như xem xét các yếu tố ảnh hưởng là đề tài không mới, nhưng luôn được quan tâm bởi các nhà nghiên cứu, quản trị và điều hành hoạt động ngân hàng. Do việc phân tích khả năng sinh lời là yếu tố vô cùng quan trọng vì vậy mỗi ngân hàng cần phải thường xuyên phân tích, đánh giá đầy đủ, chính xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những nhân tố tác động tích cực đến khả năng sinh lời để phát huy cũng như tìm ra những nhân tố tác động tiêu cực để hạn chế. Trải qua hơn 33 năm xây dựng, phát triển, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank) đã trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng với nhiều nỗ lực đột phá đổi mới sáng tạo trên tất cả các lĩnh vực hoạt động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước. Là một nhân viên trong hệ thống Vietinbank, tác giả nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao lợi nhuận của ngân hàng sẽ 1 góp phần thúc đẩy nền kinh tế xã hội, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài “Nâng cao lợi nhuận tại Vietinbank BRVT” để tìm ra các yếu tố tích cực và tiêu cực đã tác động đến khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT trong thời gian qua. Từ đó đề xuất các giải pháp thiết thực để nâng cao lợi nhuận cho Vietinbank BRVT trong giai đoạn 2022-2026. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.1. Nghiên cứu ngoài nước Berger và các đồng nghiệp cộng tác (2003) đã nghiên cứu về sự thay đổi hiệu quả của hệ thống tài chính của Mỹ do sự thay đổi về các yếu tố kỹ thuật, cạnh tranh và quy định chế tài của Nhà nước. Công trình nghiên cứu đã cho thấy trong khoảng thời gian 1991-1997, hiệu quả về mặt chi phí có sự giảm sút trong khi mức độ lợi nhuận được gia tăng một cách đáng kể, đặc biệt là khi các ngân hàng tham gia vào quá trình thâu tóm sát nhập. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có sự tăng trưởng lợi nhuận bằng cách gia tăng các dịch vụ cao cấp. Giai đoạn 2005-2009 tại Nam Phi, Robert và Mabwe (2010) đã tiến hành các nghiên cứu thực tiễn về hoạt động của ngân hàng trước và sau khủng hoảng. Các NHTM lớn được đánh giá về chất lượng tín dụng, thanh khoản và lợi nhuận thông qua 7 yếu tố tài chính. Nghiên cứu chỉ ra rằng khi khủng hoảng xảy ra, tất cả ngân hàng đều có sự giảm sút đáng kể về kết quả hoạt động kinh doanh, chất lượng tín dụng xấu và thanh khoản thấp. Rất nhiều nhà nghiên cứu như Berge (1995), Dermiguc-Kun and Huizinga (1999), Naceur & Omran (2011), Lee & Hsieh (2013) đều cho rắng tỷ lệ vốn ngân hàng là một yếu tố quan trọng quyết định lợi nhuận ngân hàng: có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa mức vốn và lợi nhuận ngân hàng. Nghiên cứu Athanasoglou cùng nhóm nghiên cứu (2008) về yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng tại khu vực Đông Nam Âu cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng soi với tổng dư nợ và lợi nhuận ngân hàng. 2 Hamdi và cộng sự (2017) cho thấy GDP và lạm phát có ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Kaufmann, Kraay và Mastruzzi (2003) đã dùng bộ chỉ số quản trị cấp quốc gia WGI (Worldwide Governance Indicator) của World Bank để đánh giá sự phát triển chung của các nước thông qua 6 chỉ số: Tiếng nói và trách nhiệm giải trình; Sự ổn định về chính trị và không có khủng bố, bạo lực; Hiệu quả của Chính phủ; Chất lượng các quy định; Quy định của pháp luật; Kiểm soát tham nhũng. Anbar và Alper (2012) cho rằng các ngân hàng thường hưởng lợi nhiều hơn từ các nền kinh tế tăng trưởng cao hơn bằng cách cho vay nhiều hơn và tăng chất lượng tài sản ngân hàng. 2.2. Nghiên cứu trong nước Liễu Thanh Trúc và Võ Thành Danh (2012) đã nghiên cứu đề tài “Phân tích hoạt động kinh doanh của hệ thống của hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam”. Đề tài chủ yếu dựa trên phân tích các tỷ số tài chính và sử dụng phương pháp phân tích hiệu quả truyền thống. Nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng nền kinh tế của hệ thống NHTMCP có xu hướng tăng qua các năm. Có nhiều nhóm chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nhưng nghiên cứu này chỉ tập trung vào cấu trúc tài chính, khả năng sinh lời, và phân tích rủi ro tài chính. Nguyễn Hữu Huân và Trần Huy Hoàng (2016) thực hiện nghiên cứu “Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế”. Đây là nghiên cứu theo phương pháp định lượng nhằm khám phá các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam trong thời kỳ hội nhập giai đoạn 2005 - 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả hoạt động của các NHTM chịu ảnh hưởng bởi hai nhóm nhân tố chính. Trong đó, nhóm nhân tố chủ quan gồm Thị phần, rủi ro thanh khoản, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và quy mô của ngân hàng. Các nhân tố khách quan bao gồm: Tổng thu nhập quốc nội và lạm phát của nền kinh tế. Tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm các nhân tố: quy mô ngân hàng, tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài và thị phần của ngân hàng. 3 Hà Thị Thu Phương (2018) nghiên cứu về đề tài “Năng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam”. Đề tài được tiến hành trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Những thay đổi về hội nhập ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bởi vì, theo thông lệ quốc tế tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM phải từ 9% trở lên, nếu tỷ lệ này không đảm bảo thì NH sẽ không đủ khả năng mở rộng hoạt động của mình, hoặc có thể đứng trước nguy cơ phá sản. Việc nâng cao năng lực tài chính sẽ giúp các NHTM phòng ngừa được rủi ro, đảm bảo an toàn vốn trong hoạt động kinh doanh và giảm thiểu những thiệt hai do rủi ro gây ra. Hà Thị Thu Phương (2018) cho rằng, bên cạnh việc hỗ trợ đắc lực cho sự phát triển KTXH, hệ thống NHTM đang có các vấn đề sau: (1) Năng lực tài chính kém; (2) Chất lượng nhân lực không cao; (3) Phân bố không hợp lý; (4) Năng lực cạnh tranh yếu và không lành mạnh… Đây là những điểm yếu khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng ngân hàng số (Digital banking) sẽ trở thành xu hướng trong cách mạng 4.0 và có thể giúp ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh và giảm chi phí. Một nhóm nghiên cứu Vũ và Nam (2013) đã thu thập dữ liệu từ 56 ngân hàng hoạt động trong giai đoạn 2000-2006 cho rằng: quy mô ngân hàng, khả năng quản lý, chất lượng tài sản, tổng sản phẩm quốc nội có tác động tỷ lệ thuận với lợi nhuận ngân hàng; trong khi đó tỷ lệ lạm phát và mức độ vốn hóa tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu chung Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của Vietinbank BRVT trong môi trường hoạt động kinh doanh ngân hàng, qua đó, đề xuất các giải pháp để nâng cao lợi nhuận cho Vieitnbank Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2022-2026. 3.2. Mục tiêu cụ thể Nhận diện thực trạng và đánh giá các yếu tố chủ quan, khách quan ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT. Nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố chủ quan và khách quan đến khả năng sinh lời tại Vietinbank BRVT. 4 Đề xuất các nhóm giải pháp cụ thể để nâng cao lợi nhuận cho Vietinbank Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2022-2026. 3.3. Câu hỏi nghiên cứu Các nhân tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT? Mức độ tác động của các nhân tố vi mô và vĩ mô đến khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT ra sao? Vietinbank BRVT cần đề ra những giải pháp cụ thể nào để thúc đẩy các nhân tố vĩ mô và vi mô tác động tích cực đến khả năng sinh lợi ? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: là các nhân tố vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Vietinbank BRVT. Thời gian nghiên cứu: thu thập số liệu thứ cấp về các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank BRVT giai đoạn 2017 – 2020 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp định tính. Phương pháp định tính được thực hiện bằng việc phân tích, thống kê, so sánh từ số liệu thứ cấp các chỉ tiêu tài chính của Vietinbank BRVT giai đoạn 2017 - 2020 nhằm làm rõ thực trạng lợi nhuận của ngân hàng. Bên cạnh đó, đề tài sẽ tập trung vào việc khảo sát thực tế, phân tích các đặc điểm, xu hướng của các nhân tố vi mô và vĩ mô có tác động đến khả năng sinh lợi tại Vietinbank BRVT thông qua bảng số liệu và đồ thị và từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao khả năng sinh lợi cho Vietinbank BRVT. Nguồn dữ liệu: Cơ sở dữ liệu thu thập trong luận văn lấy từ các BCTC năm của Vietinbank BRVT (dữ liệu theo năm). 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu Đề tài cung cấp cho ban lãnh đạo của Vietinbank BRVT một cái nhìn tổng quát về thực trạng khả năng sinh lợi của ngân hàng trong giai đoạn 2017-2020 thông qua những phân tích, đánh giá dữ liệu. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những 5 nhận định cụ thể về các nhân tố có tác động đến khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, với những kết quả nghiên cứu có được sẽ là cơ sở để ban lãnh đạo ngân hàng đề ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhằm phát huy tối đa những yếu tố tích cực, hạn chế những yếu tố tiêu cực để từ đó nâng cao hơn nữa khả năng sinh lợi tại ngân hàng trong những giai đoạn 2022-2026. Hạn chế: Dữ liệu sơ cấp chỉ giới hạn trong phạm vi khảo sát khách hàng, nhân viên của Vietinbank BRVT, quy mô khảo sát cũng như thời gian tiến hành nghiên cứu còn hạn chế. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận về các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng lợi nhuận tại Vietinbank BRVT. - Chương 3: Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Vietinbank BRVT. 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Các khái niệm chung về Ngân hàng thương mại Có rất nhiều quan điểm về khái niệm ngân hàng thương mại (NHTM): Theo Rose (2001): Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất – đặc biệt là tiết kiệm, tín dụng, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kỳ tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế. Luật các tổ chức tín dụng: NHTM là tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền ký gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán - Theo Nguyễn Đăng Dờn (2012) Như vậy, Ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán. Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ. 1.2. Các lý thuyết về lợi nhuận của Ngân hàng thương mại Lợi nhuận của ngân hàng được tính theo công thức sau: * Lợi nhuận trước thuế của ngân hàng: 7 Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí * Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng: Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập doanh nghiệp Để đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, thông thường sẽ sử dụng các chỉ tiêu sau đây: Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận thuần với tổng tài sản Có trung bình - gọi là hệ số ROA (Return on Asset) Chỉ tiêu này mang ý nghĩa: Một đồng tài sản có (tổng tài sản) tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản Có (tích sản) của ngân hàng. Tài sản Có sinh lời càng lớn thì hệ số ROA sẽ càng lớn. Theo đó: H (ROA) = Lợi nhuận thuần / Tài sản Có bình quân Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận ròng với vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng Chỉ tiêu này được phản ảnh qua hệ số ROE (Return on Equity). Ý nghĩa của chỉ tiêu này là một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và khả năng sinh lời trên một đồng vốn chủ sở hữu. H (ROE) = Lợi nhuận ròng / Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi Chỉ tiêu này so sánh giữa lợi nhuận ròng với số tài sản Có sinh lời: P' = Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản Có sinh lời Trong đó tài sản Có sinh lời sẽ bao gồm:  Các khoản cho vay  Đầu tư chứng khoán  Tài sản Có sinh lời khác Đây là chỉ tiêu cho thấy hiệu suất sinh lời của tài sản Có sinh lời. Nếu tỷ suất này càng gần H(ROA) thì hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng càng lớn. 1.2.1. Thu nhập của Ngân hàng thương mại Thứ nhât, thu nhập từ lãi Thu nhập từ lãi của NHTM chủ yếu đến từ lãi tiền gửi tại các tổ chức tín dụng (TCTD) khác hoặc Ngân hàng nhà nước (NHNN), lãi từ cho vay khách hàng, lãi từ đầu tư kinh doanh chứng khoán nợ, lãi từ cho thuê tài chính và một số khoản 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan