Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đất đai trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh p...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và đất đai trên địa bàn huyện phù ninh tỉnh phú thọ

.PDF
98
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HOÀNG THU TRANG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Phú Thọ, năm 2020 BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO UBND TỈNH PHÚ THỌ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG HOÀNG THU TRANG NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 8310110 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Ngô Thuý Quỳnh Phú Thọ, năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam kết chắc chắn rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc, bản luận văn này là nỗ lực, kết quả làm việc của cá nhân tôi (ngoài phần đã trích dẫn). Phú Thọ, ngày tháng năm 2020 Tác giả Hoàng Thu Trang ii LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nhận được sự hướng dẫn, giảng dạy tận tình của các Thầy giáo, Cô giáo; sự quan tâm và động viên của gia đình, bạn bè, tôi đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ của mình. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: Các Thầy giáo, Cô giáo Trường Đại học Hùng Vương đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Cám ơn Huyện ủy, Hội đồng nhân dân- Ủy ban nhân dân huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ rất nhiều để tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, với lòng kính trọng và biết ơn, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Giảng viên, PGS.TS. Ngô Thúy Quỳnh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình hoàn thành Luận văn của mình. Cảm ơn Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn. Phú Thọ, ngày tháng năm 2020 Tác giả Hoàng Thu Trang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... vii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................... 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3 4. Khung nghiên cứu, quan điểm nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 7 6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 8 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................... 8 Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện và kinh nghiệm thực tiễn ...................................... 11 1.1. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ...................................... 11 1.1.1. Đất đai ................................................................................................... 11 1.1.2. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện ................................... 16 1.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về đất đai của một số địa phương trong và ngoài tỉnh ......................................................................................................... 26 1.2.1. Kinh nghiệm của huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ................................... 26 1.2.2. Kinh nghiện của tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................... 29 1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .................... 32 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.................................................................................. 33 CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ...... 34 iv 2.1. Khái quát về những thuận lợi, khó khăn cho quản lý nhà nước về đất đai của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ................................................................. 34 2.1.1. Nhận định chung ................................................................................... 34 2.1.2. Đánh giá cụ thể...................................................................................... 36 2.2.2. Biến động về cơ cấu sử dụng đất ở huyện Phù Ninh ............................ 49 2.2.3. Tình hình thực hiện nội dung (nhiệm vụ) quản lý nhà nước về đất đai của chính quyền huyện Phù Ninh ................................................................... 53 2.2.4. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ................................................................................... 57 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.................................................................................. 69 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÙ NINH, TỈNH PHÚ THỌ ................................................................................................................ 70 3.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội làm căn cứ để sử dụng đất đai và quản lý nhà nước về đất đai ............................................................................ 70 3.1.1. Định hướng chung ................................................................................. 70 3.1.2. Mục tiêu phát triển ................................................................................ 71 3.2. Định hướng sử dụng đất đai của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ ............ 72 3.2.1. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực của huyện Phù Ninh ............... 72 3.2.2. Định hướng sử dụng đất đai của huyện Phù Ninh ................................ 74 3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 77 3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai ............................. 77 3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước ở cấp huyện, xã về quản lý đất đai ................................................................................................. 78 3.2.3. Giải pháp 3: Tuyên truyền giáo dục ý thức, trách nhiệm của người dân trong việc sử dụng hiệu quả quỹ đất trên địa bàn huyên ................................ 80 3.2.4. Giải pháp 4: Xây dựng Trung tâm thông tin về đất đai của huyện ....... 82 v 3.2.5 Giải pháp 5: Triển khai đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện và công khai kết quả đánh giá .......................................... 83 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.................................................................................. 84 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 85 1.Kết luận ........................................................................................................ 85 2. Kiến nghị đối với UBND tỉnh Phú Thọ: ..................................................... 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 87 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Biến động các loại đất ở huyện Phù Ninh ...................................... 47 Bảng 2.2: Biến động cơ cấu sử dụng đất huyện Phù Ninh ............................. 50 Bảng 3.1: Dự báo cơ cấu sử dụng đất ở huyện Phù Ninh đến 2025 ............... 74 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT GDP: Tiếng Anh: Gross Domestic Product Tiếng Việt: tổng sản phẩm nội địa hay là tổng sản phẩm quốc nội HĐND: Hội đồng nhân dân NN: Nhà nước TTg: Thủ tướng UBND: Ủy ban nhân dân 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất của người dân Việt Nam, mặt khác nó là yếu tố quan trọng hàng đầu của môi trường sống cũng như địa bàn xây dựng và góp phần thúc đẩy phát triển KTXH, quốc phòng, an ninh của đất nước. Trong công cuộc CNH, HĐH cùng với sự bùng nổ dân số và sự phát triển không ngừng môi trường sống, đất đai ngày càng trở nên quan trọng đối với Quốc gia cũng như của các địa phương. Trong những năm qua, đất đai là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên, việc phát huy giá trị nguồn tài nguyên này có nhiều tiến bộ, do đó có đóng góp không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của cả nước cũng như của các địa phương. Tuy nhiên trong quá trình khai thác nguồn tài nguyên này nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn chưa được tường minh. Việc quản lý đất đai đã từng bước đi vào nền nếp nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế, nhiều bất cập. Một số quy định của luật pháp về đất đai đã trở nên không còn phù hợp, tích tụ ruộng đất trong nông nghiệp để phát triển nông sản tập trung đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều nơi người dân bỏ hoang đất nông nghiệp để đi kiếm việc làm ở nơi khác. Phù Ninh là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Phú Thọ, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 80 km về phía Đông, là một trong những huyện của tỉnh có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi để phát triển nông lâm nghiệp và nguồn tài nguyên đất có diện tích khá. Xác định được tầm quan trọng của đất đai đối với sự phát triển kinh tế xã hội địa phương, huyện Phù Ninh luôn coi trọng vấn đề quản lý đất đai, coi việc quản lý đất đai là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu của 2 huyện. Việc triển khai thực hiện Luật Đất đai năm 2013 và Chỉ thị số 12/CTUBND ngày 27/11/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ về tăng cường công tác QLNN về đất đai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Phù Ninh quan tâm và chỉ đạo sát sao; nhờ vậy, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn trong những năm qua đã từng bước đi vào nề nếp, có nhiều chuyển biến rõ nét, đạt được một số kết quả nhất định, góp phần ổn định, phát triển KTXH của huyện Phù Ninh nói riêng và tỉnh Phú Thọ nói chung. Bên cạnh những nỗ lực của các cấp, chính quyền địa phương của huyện Phù Ninh về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai, tiêu biểu như việc quản lý và sử dụng đất đai vẫn còn nhiều bất cập trong thời gian dài; như việc quản lý đất đai nói chung và quản lý đất nông, lâm trường nói riêng vẫn còn tình trạng trùng lấn, sử dụng kém hiệu quả; tình trạng tranh chấp, lấn, chiếm đất đai vẫn còn diễn ra ở nhiều nơi. Công tác hậu kiểm sau khi giao đất, cho thuê đất chưa được tổ chức thực hiện thường xuyên; việc xử lý vi phạm pháp luật về đất đai có lúc, có nơi chưa được kịp thời, không triệt để; việc tiếp nhận hồ sơ và giải quyết một số thủ tục hành chính về đất đai còn kéo dài, chưa đúng trình tự thủ tục và thời gian quy định... Để kịp thời có những biện pháp khắc phục những điểm yếu đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả, lập lại trật tự, kỷ cương trong quản lý và sử dụng đất. Đồng thời đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, mang lại lợi ích thiết thực cho xã hội và cho người dân, làm thay đổi bộ mặt của một huyện miền núi trên con đường CNH, HĐH thì việc nắm vững và áp dụng đúng các quy định liên quan đến việc QLNN về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013 là một trong những yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Phú Thọ nói chung và của huyện Phù Ninh nói riêng. Vì vậy, nghiên cứu về các quy định của pháp luật về QLNN về đất đai 3 theo Luật Đất đai năm 2013 và thực tiễn thực hiện việc quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là một trong những việc làm có tính cấp thiết trong thời gian hiện nay. Xuất phát từ đòi hỏi về việc cần làm sảng tỏ hơn những vấn đề lý luận đối với QLNN đối với đất đai, đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, tác giả đã chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới một cách có căn cứ khoa học. Đồng thời, góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về QLNN đối với đất đai trên địa bàn huyện. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra, tác giả luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đó là: Nhiệm vụ 1: Hệ thống hóa các vấn đề về QLNN đối với đất đai trên địa bàn huyện. Nhiệm vụ 2: Đánh giá thực trạng QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, chỉ ra những mặt được, mặt chưa được, nguyên nhân của những hạn chế và đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Nhiệm vụ 3: Đề xuất giải phát nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đẩt đai trên địa bàn huyện Phù Ninh trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 4 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là đất đai và QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Trong quá trình nghiên cứu đặt quản lý nhà nước đối với đất đai trong mối quan hệ với quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: nghiên cứu thực trạng QLNN về đất đai ở huyện Phù Ninh. - Về thời gian: nghiên cứu trong giai đoạn từ 2016 – 2019. 4. Khung nghiên cứu, quan điểm nghiên cứu, phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Khung nghiên cứu 4.2. Quan điểm nghiên cứu a) Quan điểm duy vật biện chứng Luận văn áp dụng 2 nguyên lý, 6 cặp phạm trù và 3 quy luật cơ bản của Chủ Nghĩa Mác Lê Ninh làm cơ sở lí luận. Qua đó, xem xét đánh giá tính toàn diện, chính xác, sự phát triển và biến đổi không ngừng của hoạt động 5 QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh và các vấn đề liên quan. b) Quan điểm hệ thống - cấu trúc Đánh giá công tác QLNN về đất đai tại huyện Phù Ninh dưới nhiều tác động bên trong và bên ngoài dựa trên các thành phần cụ thể của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đánh giá mối quan hệ của quản lý Nhà nước về đất đai trong mối tương tác với các ngành, nghề khác để đề ra giải pháp phát triển tường mặt và toàn bộ hệ thống của quản lý Nhà nước về đất đai. c) Quan điểm lịch sử - logic Tác giả đã sưu tập, xử lý thông tin và các tài liệu nhằm đánh giá quản lý Nhà nước về đất đai qua các thời kỳ, các kết quả nghiên cứu khoa học để ngăn ngừa và tránh khỏi những khuyết điểm có thể lập lại trong tương lai và thiết kế mô hình các giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN đối với đất đai tại Phù Ninh trong thời gian tới. d) Quan điểm hiệu lực, hiệu quả Đối với QLNN về đất đai phải thượng tôn yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Việc QLNN về đất đai phải vì lợi ích của nhà nước và của người dân, của các tổ chức và của xã hội, cũng như của cộng đồng. Việc quản lý Nhà nước về đất đai phải coi trọng hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài. 4.3. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài tác giả tiếp cận nghiên cứu theo các hướng chính như sau: - Tiếp cận từ vĩ mô đến vi mô: tác giả tiếp cận phân tích các chính sách đất đai của nhà nước trong tổng thể chính sách vĩ mô về phát triển kinh tế, sử dụng tài nguyên nhằm tìm ra những điểm bất hợp lý giữa quản lý nhà nước về đất đai với QLNN về phát triển KTXH, môi trường, an ninh quốc phòng. - Tiếp cận hệ thống: Coi quản lý nhà nước về đất đai là một trong những bộ phận của quản lý nhà nước về phát triển trên địa bàn huyện. Đến 6 lượt mình, quản lý nhà nước về đất đai là một hệ thống, gồm nhiều lĩnh vực quản lý đối với các lĩnh vực khai thác tài nguyên đất. Dựa trên mối tương quan giữa quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, đất đai, tác giả đặt đất đai trong tổng thể các nguồn tài nguyên để đưa ra các định hướng, giải pháp nhằm phát huy được mặt tích cực, hạn chế và ngăn ngừa mặt trái của hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai, tạo ra những tiền đề để nền kinh tế địa phương phát triển bền vững, hài hòa với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Tiếp cận lịch sử: Sử dụng phương pháp này để phân tích QLNN về đát đai ở mỗi giai đoạn khác nhau, tác giả đã so sánh những giai đoạn, thời điểm lịch sử khác nhau nhằm đưa ra các vấn đề liên quan tới công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng phương án nâng cao hiệu quả thiết thực dựa trên các dữ liệu tổng hợp. - Tiếp cận theo nguyên lý nhân quả. Mọi kết quả có nguyên nhân của nó. Theo đó tác giả đi tìm nguyên nhân của những thành công và của những hạn chế trong quản lý nhà nước về đất đai ở huyện Phù Ninh trong những năm vừa qua. Rồi từ đó tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. 4.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 4.4.1. Phương pháp phân tích thống kê Sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thống kê phục vụ việc đánh giá thực trạng QLNN về đất đai tại huyện Phù Ninh trong thời gian vừa qua. Từ kết quả thu thập các số liệu thống kê về đất đai, những sai phạm trong quản lý Nhà nước về đất đai để phân tích hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Đồng thời, tác giả còn thu thập thêm các thông tin liên quan đến các mục tiêu nghiên cứu về QLNN về đất đai tại Phù Ninh. 4.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa Vì điều kiện không cho phép mà tác giả không thể triển khai phương 7 pháp điều tra xã hội học mà chỉ tiến hành khảo sát thực địa để “mục kích sở thị” những vấn đề cần có sự nhìn nhận trên thực tế. Trong khi khảo át thực địa tìm hiểu thêm về sự hài lòng của nhân dân về QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập số liệu thông qua hoạt động phát phiếu điều tra trực tiếp với bộ câu hỏi soạn sẵn để đánh giá công tác tiếp dân, giải quyết đơn khiếu nại, đơn tố cáo về đất đai theo ý kiến của người dân và cán bộ quản lý. 4.4.3. Phương pháp so sánh Tác giả so sánh hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh qua các năm trong thời gian nghiên cứu để thấy được động thái kết quả, hiệu quả QLNN về đất đai ở huyện Phù Ninh. Đồng thời, sử dụng để có cái nhìn so sánh hiện trạng và tương lai QLNN về đất đai trên địa bàn huyện này. 4.4.4. Phương pháp chuyên gia Tác giả sử dụng phương pháp này để lấy thêm thông thin phục vụ yêu cầu nghiên cứu và để thẩm định các nhận định, kết luận của tác giả luận văn. 4.4.5. Phương pháp phân tích chính sách Tác giả tiến hành phân tích, đánh giá xem sự đúng, sai của những chính sách đang thực hiện và sự chính xác của những chính sách được kiến nghị trong tương lai. Theo quy trình chính sách gắn với xem xét đúng sai ở mỗi khâu trong quy trình chính sách nhằm nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ. 5. Đóng góp mới của luận văn 5.1. Về mặt lý luận và học thuật Góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu về QLNN về đất đai trên địa bàn huyện như bản chất, ý nghĩa của QLNN về đất đai, nội dung QLNN về đất đai, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN về đất đai và đánh giá hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện. 5.2. Về mặt thực tiễn 8 Luận văn cung cấp thêm căn cứ khoa học cho việc hoạch định chủ trương, chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Trong đó, góp phần làm rõ thành công và hạn chế cũng như nguyên nhân gây ra hạn chế trong QLNN về đất đai. Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh trong giai đoạn tới. 6. Kết cấu luận văn Ngoài Lời nói đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện và kinh nghiệm thực tiễn; Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ; Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. 7. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Từ những tài liệu thu thập được và sau khi tổng quan tác giả rút ra một số nhận định chủ yếu dưới đây: a). Những vấn đề luận văn có thể kế thừa: Nhìn chung nhiều công trình đã đề cập khá rõ về vấn đề quản lý nhà nước đối với đất đai, từ việc lý giải về khái niệm quản lý nhà nước, mục đích của việc quản lý nhà nước về đất đai đến chỉ ra những nội dung chính của QLNN đối với đất đai b). Những vấn đề luận văn cần đi sâu nghiên cứu làm rõ thêm: Cần lý giải rõ hơn, thỏa đáng hơn về nội hàm quản lý nhà nước đối với đất đai, nội dung quản lý nhà nước đối với đất đai, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả QLNN đối với đất đai và đánh giá hiệu quả QLNN đối với đất đai trên địa bàn huyện. Để minh họa cho nhận định trên, tác giả xin trình bày một số công trình 9 khoa học tiêu biểu. Cho đến nay, việc nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoạt động QLNN về đất đai đã có rất nhiều công trình nghiên cứu được công bố, đó là: Luận văn Thạc sĩ, “Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới giá đất trên địa bàn quận Lê Chân- Tp Hải Phòng”, Nguyễn Văn Sửu, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012. Tác giả luận văn đã chỉ ra các yếu tố tác động tới QLNN đối với đất đai, đặc biệt nhấn mạnh thể chế, luật pháp và hệ thống QLNN trong lĩnh vực đất đai. Yếu tố địa lý, tự nhiên cũng được tác giả này nhắc tới. Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai”, Nguyễn Thị Quang Đức, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Tác giả luận văn đã phân tích khá kỹ nhiều vấn đề lý luận về quản lý hành chính, giá trị của quyết định hành chính trong lĩnh vực QLNN đối với đất đai. Quyết định hành chính trong lĩnh vực QLNN đối với đất đai chủ yếu nhắm vào các quy định về TTHC trong các quyết định. Tác giả này cho rằng, cải cách thủ tục hành chính phải đi đôi với ban hành các quyết đinh hành chính về quản lý đất đai. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường, “Bình luận chế độ quản lý nhà nước về đất đai theo Luật Đất đai năm 2013”, Trần Quang Huy, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2014. Tác giả cho biết nhiều quy định về quản lý đất đai có sự chống chéo, vướng mắc với các quy định trong các đạo luật xây dựng, luật đầu tư, luật quy hoạch.. Nguyễn Hoàng Long, “Quản lý nhà nước về đất đai tại Quận Bắc Từ Liên, Thành phố Hà Nội”, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội, 2014. Tác giả cho rằng, tại huyện Bắc Từ Liêm việc quản lý nhà nước đối với đất đai tuy đã có nhiều bước tiến nhưng cũng bộc lộ nhiều bất cập. Giá đề bù đất nông nghiệp và giá đất sau khi đã xây dựng kết cấu hạ tầng 10 trở thành đất xây dựng đã gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Nhiều dự án trong khu công nghiệp sau thời gian dài khu công nghiệp được cấp phép, thu hồi đất nông nghiệp nhưng không triển khai xây dựng nên xảy ra tình trạng lãng phí đất nông nghiệp (tức là bị thu hồi nhưng không sử dụng). Trần Thị Mỹ Hạnh, “Quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn Thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội, 2016. Luận văn đề cập những bất ổn trong việc QLNN đối với đất đai, chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp và cũng bất ổn trong việc định giá đề bù và giá sau khi chuyển sang đất xây dựng. Trần Mạnh Tuấn, “Quản lý nhà nước về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ thực tiễn tỉnh Đăk Nông”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Học viện Hành chính, Hà Nội, 2017. Tác giả luận văn đã cho biết tình trạng buông lỏng sau cấp phép quyền sử dụng đất. Đất nông nghiệp được cấp quyền sử dụng đem nhượng quyền sử dụng nhiều lần nhưng chính quyền không nắm được. Tại các khu dân cư đô thị, việc cấp quyền sử dụng đất sau thời gian dài không tiến hành xây dựng, sai lệch về bản đồ quy hoạch đã gây nhiều khó khăn cho việc quản lý. Kết quả tổng quan cho thấy, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện vấn đề nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Để bổ khuyết cho việc nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả QLNN về đất đai nói chung và thực tiễn QLNN về đất đai trên địa bàn huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan