Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của quỹ cep.pdf...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của quỹ cep.pdf

.PDF
110
378
124

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- LÊ THỊ PHƯỢNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA QUỸ CEP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- LÊ THỊ PHƯỢNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA QUỸ CEP Chuyên ngành: Mã số: Tài Chính - Ngân Hàng 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN NGỌC HÙNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn này là những thông tin xác thực và đều được trích dẫn nguồn. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 4 năm 2013 Tác giả luận văn Lê Thị Phượng ii MỤC LỤC Danh mục chữ viết tắt Danh mục Bảng số liệu LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. Trang 1 CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ .......................... Trang 3 1.1 Khái quát về tài chính vi mô: .............................................................. Trang 3 1.1.1. Khái Niệm : .................................................................................. Trang 3 1.1.2. Đối tượng của TCVM: ................................................................. Trang 5 1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô: ............................................................... Trang 5 1.1.4. Các sản phẩm - dịch vụ của TCTCVM: ...................................... Trang 6 1.1.5. Quan điểm xưa và nay về tín dụng vi mô: ................................... Trang 6 1.1.5.1. Quan điểm cũ: .................................................................... Trang 6 1.1.5.2. Quan điểm hiện đại về TCVM: ......................................... Trang 7 1.1.6. Các quy định của Nhà nước về tài chính vi mô: .......................... Trang 7 1.2 Chuẩn Nghèo: ...................................................................................... Trang 10 1.2.1. Chuẩn nghèo của ngân hàng thế giới và một số quốc gia:..............Trang 10 1.2.2. Chuẩn nghèo của Việt Nam: ......................................................... Trang 11 1.2.3. Chuẩn nghèo Thành Phố Hồ Chí Minh: ...................................... Trang 12 1.3 Tài chính vi mô ở các khu vực trên thế giới: ....................................... Trang 14 1.3.1. Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ: ...................................................... Trang 14 1.3.2. Khu vực Mỹ La tinh: .................................................................... Trang 15 1.3.3. Khu vực châu Phi: ....................................................................... Trang 16 1.3.4. Khu vực châu Á: ........................................................................... Trang 17 1.3.4.1 Tình hình chung: .................................................................... Trang 17 1.3.4.2 Mô hình TCVM Ngân hàng Grameen – Bangladesh: ........... Trang 19 1.3.4.2.1.Giới thiệu về Ngân hàng Grameen – Bangladesh: ........ Trang 19 iii 1.3.4.2.2.Mô hình họat động TCVM của Grameen:..................... Trang 20 1.3.4.2.3.Điểm khác biệt giữa ngân hàng Grameen và ngân hàng thông thường: ............................................................. Trang 21 1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển TCVM ở Việt Nam: ....... Trang 22 KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................... Trang 25 CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA QUỸ CEP ........................................................... Trang 26 2.1 Giới thiệu về quỹ trợ vốn CEP: ........................................................... Trang 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của quỹ CEP: ..................... Trang 26 2.1.2 Hê thống kiểm sóat nội bộ. ........................................................ Trang 27 2.2 Tình hình cung cấp tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP: ............... Trang 30 2.2.1 Tình hình nguồn vốn: ................................................................ Trang 30 2.2.2 Các sản phẩm và dịch vụ của CEP............................................. Trang 35 2.2.3 Qui trình cho vay của Quỹ CEP: ................................................ Trang 41 2.2.3.1 Đối tượng vay vốn là nhân dân lao động ............................... Trang 41 2.2.3.1.1 Xác định thị trường và khách hàng tiềm năng .............. Trang 41 2.2.3.1.2 Lập hồ sơ vay vốn.......................................................... Trang 42 2.2.3.1.3 Xét duyệt cho vay .......................................................... Trang 44 2.2.3.1.4 Giao vốn......................................................................... Trang 44 2.2.3.1.5 Thu hồi vốn vay và giám sát đánh giá ........................... Trang 45 2.2.3.2 Đối tượng vay vốn là công nhân viên .................................... Trang 47 2.2.3.2.1 Xác định thị trường và khách hàng tiềm năng .............. Trang 47 2.2.3.2.2 Lập hồ sơ vay vốn.......................................................... Trang 48 2.2.3.2.3 Xét duyệt cho vay .......................................................... Trang 48 2.2.3.2.4 Giao vốn......................................................................... Trang 48 2.2.3.2.5 Thu hồi vốn vay và giám sát đánh giá ........................... Trang 50 2.2.4 Hiệu quả họat động. ................................................................... Trang 50 iv 2.2.5 Các rủi ro gặp phải ..................................................................... Trang 63 2.3 Tác động hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP đến đời sống của người nghèo trên địa bàn TP.HCM............................................... Trang 65 2.3.1 Tình hình hộ nghèo trên địa bàn TP.HCM: .............................. Trang 65 2.3.2 Tác động hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP đến đời sống của người nghèo trên địa bàn TP.HCM .............. Trang 68 2.4 Đánh giá chung về những thành quả và tồn tại trong hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của quỹ CEP. ................................................ Trang 75 2.4.1 Những thành quả: ...................................................................... Trang 75 2.4.2. Những tồn tại: ........................................................................... Trang 80 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... Trang 82 CHƯƠNG 3 : NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TỰ TẠO VIỆC LÀM CỦA QUỸ CEP .................. Trang 83 3.1 Định hướng chiến lược phát triển của quỹ CEP. .............................. Trang 83 3.2 Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP. ..................................................................... Trang 85 3.2.1 Tăng cường việc huy động các nguồn vốn ưu đãi: ...................... Trang 85 3.2.2 Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả : ................................................. Trang 85 3.2.3 Liên kết với đối tác để thực hiện sản phẩm cho vay theo chương trình hướng tới đối tượng nghèo: ........................................................... Trang 86 3.2.4 Ưu đãi hơn trong tính và thu lãi: .................................................. Trang 86 3.2.5 Khảo sát và đánh giá tổng thể tình hình thoát nghèo của các hộ vay vốn ................................................................................................... Trang 87 3.2.6 Gia tăng tỷ lệ trích lập dự phòng nợ khó đòi ................................ Trang 87 3.2.7 Nhanh chóng chuyển đổi mô hình hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng....................................................................................... Trang 88 3.2.8 Hoàn thiện công tác quản trị ......................................................... Trang 88 v 3.3 Một số kiến nghị: ............................................................................... Trang 88 3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước: ....................................................... Trang 88 3.3.2 Kiến nghị Đối với Tổng Liên đoàn và LĐLĐ.TP.HCM (cơ quan chủ quản của CEP): ............................................................................ Trang 89 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................ Trang 91 KẾT LUẬN ........................................................................................................ Trang 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... Trang 94 PHỤ LỤC ........................................................................................................... Trang 96 vi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB BCH BKS CEP CĐCS CN CNLĐ CP DN ĐGTĐ ĐT FFH GB HĐQT HĐTV KD KH KSNB KT LĐLĐ LĐTB&XH Luật các TCTD Luật DN NĐ 165 NĐ 28 NGO Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) Ban chấp hành Ban kiểm soát Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. Tên tiếng anh là “Capital Aid Fund for Employment of the Poor” – viết tắt CEP. Công đoàn cơ sở Chi nhánh Công nhân, lao động. Chính phủ Doanh nghiệp Đánh giá tác động Đô thị Freedom from Hunger là một tổ chức TCVM quốc tế hoạt động ở châu Phi Ngân hàng Grameen- Bangladesh Hội đồng quản trị Hội đồng thành viên Kinh doanh Khách hàng Kiểm soát nội bộ Kinh tế Liên đoàn Lao động Lao Động Thương Binh và Xã Hội. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/6/2010 Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 Nghị định số 165/2007/NĐ-CP ngày 15/11/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ. Nghị định số 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam Tổ chức phi chính phủ (Non-governmental organization) vii NLĐ NT NTĐB NVTD NVTDTH PAR QĐ Quỹ XH SX TCVM TCTCVM TC CT-XH TC XH TNBQ TNDN TNHH TP TP. HCM UBMTTQ UBND VN WB XĐGN XH Người lao động Nông thôn. Nông thôn đồng bằng Nhân viên tín dụng Nhân viên tín dụng tổng hợp Dư nợ rủi ro (Portfolio at risk) Quyết định Quỹ Xã hội Sản xuất Tài chính vi mô Tổ chức tài chính vi mô Tổ chức chính trị - xã hội Tổ chức xã hội Thu nhập bình quân Thu nhập doanh nghiệp Trách nhiệm hữu hạn Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Ủy ban Nhân dân Việt Nam Ngân hàng thế giới (World Bank) Xóa đói giảm nghèo Xã hội viii DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU STT Tiêu đề Bảng 1.1: Các chính sách về TCTCVM ở Việt Nam 1. 2. Bảng 1.2: Chuẩn nghèo của một số quốc gia năm 2010 Trang 8 11 3. Bảng 1.3: Chuẩn nghèo quốc gia Việt Nam qua các giai đoạn 12 4. Bảng 1.4: So sánh chuẩn nghèo của Tp.HCM với chuẩn nghèo quốc gia 13 5. Bảng 1.5 : Tỷ lệ nghèo (thu nhập) theo các chuẩn nghèo khác nhau 14 6. Bảng 2.1: Quy mô và tốc độ gia tăng nguồn vốn từ năm 2008 đến 2012 31 7. Bảng 2.2 : Dư nợ vay theo đối tượng cho vay từ năm 2008 đến năm 2012 33 8. Bảng 2.3: Tổng hợp nguồn vốn quỹ CEP từ năm 2008 đến năm 2012 33 9. Bảng 2.4: Dư nợ vay theo sản phẩm quỹ CEP từ năm 2008 đến năm 2012 37 10. Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ vay theo sản phẩm và đối tượng cho vay 38 11. Bảng 2.6: Tỷ trọng nợ vay theo đối tượng cho vay từ 2008 đến 2012 39 12. Bảng 2.7: Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện theo đối tượng từ 2008 40 đến 2012 13. Bảng 2.8: Tình hình doanh thu từ 2008 đến 2012 51 14. Bảng 2.9: Cơ cấu doanh thu từ 2008 đến 2012 51 15. Bảng 2.10: Lãi suất thực cho vay ngắn hạn từ 2008 đến 2012 52 16. Bảng 2.11: Chi phí của quỹ CEP từ năm 2008 đến năm 2012 52 17. Bảng 2.12: Các chỉ số hoạt động của Quỹ 54 18. Bảng 2.13: Tương quan chi phí và thu nhập bình quân nhân viên từ 2008 55 đến 2012 19. Bảng 2.14: Lợi nhuận của quỹ CEP từ năm 2008 đến năm 2012 56 20. Bảng 2.15: Phân phối lợi nhuận của quỹ CEP từ năm 2008 đến năm 2012 57 21. Bảng 2.16: Chỉ số tài chính CEP từ 2008 đến 2012 59 22. Bảng 2.17: Tương quan lãi cho vay và lãi đi vay từ 2008 đến 2012 60 23. Bảng 2.18: Năng suất và thu nhập bình quân nhân viên tạo ra từ 2008 đến 61 2012 24. Bảng 2.19: Nợ quá hạn từ 2008 đến 2012 62 25. Bảng 2.20: Kết quả hộ nghèo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đọan 1 66 (từ 1992 – 2003) ix 26. Bảng 2.21: Kết quả hộ nghèo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đọan 2 66 (từ 2004 – 2010) 27. Bảng 2.22: Kết quả hộ nghèo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 2009 - 2011 67 28. Bảng 2.23: Số khách hàng và dư nợ nợ cho vay 2008- 2012 69 29. Bảng 2.24: Căn cứ phân loại hộ nghèo của quỹ CEP 70 30. Bảng 2.25: Phân loại hộ nghèo của quỹ CEP 70 31. Bảng 2.26: Phân loại hộ nghèo trên qui đổi theo thu nhập năm 70 32. Bảng 2.27: Đối tượng nhân dân lao động vay vốn lần đầu từ năm 2008 – 72 2012 33. Bảng 3.1: Tỷ lệ % dân số sống dưới 2USD/ngày tại một số quốc gia 84 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài: Nước ta hiện nay đời sống, an sinh xã hội của người dân được Đảng và Nhà Nước rất quan tâm, đây là một trong những nội dung được thể hiện xuyên suốt trong nghị quyết của Trung ương Đảng đặc biệt là hội nghị lần thứ 5 của Trung ương Đảng khoá X vừa qua đã nhấn mạnh. Vì vậy với thực trạng về hộ nghèo trong cả nước nói chung và trên địa bàn TP.HCM nói riêng luôn là vấn đề rất được xã hội quan tâm. Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) là một tổ chức tín dụng phi lợi nhuận, hoạt động nhằm mục đích trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm đã góp phần thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua. Hoạt động cho vay của quỹ CEP là hình thức cho vay bằng tín chấp, đối tượng là những hộ nghèo không có tài sản thế chấp vì vậy nhu cầu vay rất lớn trong khi nguồn vốn của đơn vị có giới hạn đồng thời việc rủi ro trong vấn đề thu hồi vốn cao, vì vậy để giúp cho hoạt động tín dụng của quỹ CEP được duy trì và phát triển bền vững cần có nhiều giải pháp trong đó có sự hỗ trợ quan tâm của Đảng, Nhà nước, của Chính quyền các cấp và của xã hội để Quỹ CEP có thể hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu của mình, góp phần thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo trên địa bàn TP.HCM và đảm bảo an sinh xã hội của đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Xuất phát từ những luận cứ trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của quỹ CEP” làm luận văn bảo vệ nhận học vị Thạc Sĩ Kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu : - Nghiên cứu thực trạng việc cung cấp tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP cho người nghèo trên địa bàn TP.HCM. 2 - Xác định những vấn đề tồn tại cần hoàn thiện trong việc cung cấp tín dụng cho người lao động nghèo tự tạo việc làm. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ góp phần thực hiện nhiệm vụ XĐGN trên địa bàn TP.HCM. 3. Phương pháp nghiên cứu Căn cứ số liệu về tình hình thu chi, quyết toán hàng năm và các báo cáo kết quả thực hiện từ 2007-2012 của Quỹ CEP và Quỹ Xoá Đói giảm nghèo TP.HCM, số liệu khảo sát thực tế, tác giả sử dụng phương pháp định chế và phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá thực trạng của việc cung cấp tín dụng nhỏ của Quỹ CEP cho người nghèo trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, từ đó rút ra những tồn tại cần hoàn thiện trong việc cung cấp tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quỹ trong thời gian tới. 4. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của đề tài được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 : Tổng quan về Tài chính vi mô. Chương 2 : Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP Chương 3 : Những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tự tạo việc làm của Quỹ CEP. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH VI MÔ 1.1. Khái quát về tài chính vi mô : 1.1.1. Khái Niệm : Tài chính vi mô (Microfinance) thường được định nghĩa là các dịch vụ tài chính cho người nghèo và khách hàng có thu nhập thấp. Theo Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB “ Tài chính vi mô (TCVM) là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như cung ứng khoản vay, nhận tiền gửi, dịch vụ thanh toán, bảo hiểm cho người nghèo, hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư 1“ . TCVM đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới do các cá nhân giàu có, có thu nhập và địa vị cao trong xã hội cung cấp hoặc do các chủ cửa hàng, cửa hiệu, hiệu cầm đồ cung cấp cho người nghèo và với mức lãi suất rất cao, tồn tại phổ biến trong khu vực không chính thức. Lần đầu tiên, người ta biết đến TCVM là vào những năm đầu thế kỷ thứ 17, do Jonathan Swift, một người Ailen, là cha đẻ của TCVM. Đến thế kỷ thứ 19, các hình thức cung cấp TCVM dưới dạng bán chính thức mới ra đời do F.W.Raiffeisen, một người Đức thiết kế và áp dụng từ những năm 1860 cho lĩnh vực nông nghiệp. Theo phương pháp của F.W.Raiffeisen những nhóm tiết kiệm, vay vốn hoạt động dựa trên nguyên tắc giúp đỡ nhau, bằng những nguồn lực về tài chính, kỹ thuật, tổ chức của chính những thành viên trong nhóm. Những nguồn lực này nhằm giúp đỡ trước tiên cho các thành viên là những nông dân, những nhà sản xuất nhỏ trong khu vực nông nghiệp. Qua đó, giúp cho các thành viên không 1 (Nguồn http://WWW.adb.org/Microfinance) 4 phải đối diện với các nguồn lực bên ngoài, được tính theo các điều kiện thị trường, thường với mức lãi suất rất cao, và kèm thêm các điều kiện thế chấp về tài sản. Trong những nguồn lực của nhóm, nguồn tài chính quan trọng nhất là sự tham gia đóng góp vốn của các thành viên. Những nguồn vốn đóng góp là cơ hội để cho các thành viên được vay, đầu tư vào sản xuất, cho các nhu cầu chi tiêu khác, bên cạnh đó, từ sự đóng góp vốn cũng tạo ra thu nhập cho những người góp vốn. Mô hình của F.W.Raiffeisen được hình thành và phát triển không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, mà còn được nhân rộng trong cộng đồng của XH, ngay cả trong khu vực thành thị. Cách thức tổ chức thành các nhóm tiết kiệm, vay vốn giúp cho nhiều người nghèo, đối tượng kinh doanh (KD) nhỏ trong khu vực thành thị, được đáp ứng nhu cầu về vốn và các nguồn lực thiếu hụt khác, nhằm phát triển sản xuất KD, tạo nguồn thu nhập ổn định. Thời gian gần đây, TCVM đã phổ biến rộng hơn, nhờ mô hình Grameen Bank được phát triển của Giáo sư Muhammad Yunus, người Bangladesh, mô hình đã có những tác động tích cực trong công cuộc XĐGN ở nước này và trên thế giới, qua đó cũng làm thay đổi nhận thức của nhiều người về lĩnh vực TCVM. Sự khác nhau giữa Tài chính vi mô (Microfinance) và tín dụng vi mô (microcredite) là : TCVM là các hoạt động cho vay, bảo hiểm, tiết kiệm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến cho nhóm khách hàng có thu nhập thấp. Còn TDVM đơn giản chỉ là một khoản cho vay nhỏ, do một tổ chức nào đó hoặc ngân hàng cung cấp. TDVM thường dành cho cá nhân vay hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm, không cần tài sản thế chấp. Có thể hiểu, TDVM là một mặt cho vay của TCVM. Tóm lại người nghèo cũng cần có nhiều loại công cụ tài chính để tích lũy 5 tài sản, bình ổn tiêu dùng và tự bảo vệ mình trước rủi ro. Vì vậy, theo nghĩa rộng, TCVM là việc tìm ra phương cách hiệu quả và đáng tin cậy để cung cấp ngày càng nhiều hơn các sản phẩm TCVM cho người nghèo và khách hàng có thu nhập thấp. 1.1.2. Đối tượng của TCVM : Đối tượng của TCVM là phục vụ cho những người nghèo và người có thu nhập thấp không tiếp cận được với các tổ chức tài chính chính thức. Khách hàng của TCVM thường là những người lao động, bán hàng rong, sản xuất thủ công, hộ gia đình kinh doanh, các cửa hàng nhỏ lẻ, cung cấp dịch vụ quy mô nhỏ, hoặc các hộ nông dân …. ở khắp các khu vực từ nông thôn đến thành thị. Ngoài ra TCVM còn cung cấp các khỏan vay hỗ trợ cho giáo dục mà đối tượng phục vụ là sinh viên, học sinh nghèo có điều kiện khó khăn để giúp họ có thể tiếp tục học hành. 1.1.3. Tổ chức tài chính vi mô : Tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM) là các tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính cho những người nghèo. Vì khách hàng của họ là những người nghèo, không có tài sản đảm bảo nên mức độ rủi ro khi cho vay cao hơn so với các khách hàng ngân hàng truyền thống. Vào những thập niên 70 và thập niên 80, phong trào doanh nghiệp siêu nhỏ dẫn đến sự xuất hiện của các tổ chức phi chính phủ (Non Government Organizations - NGO) cung cấp các khoản vay nhỏ cho người nghèo. Ngày nay các TCTCVM đã phát triễn khá mạnh và đa dạng về hình thức cũng như tính chất sỡ hữu bao gồm : các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng nhà nước, các công ty tín dụng, công ty bảo hiểm, các hợp tác xã, tổ chức phát triển cộng đồng như các nhóm hỗ tương và tín dụng công đoàn ... Như vậy TCTCVM bao gồm các dịch vụ TCVM cung cấp bởi cả hai tổ chức : 6 + Tổ chức chính thức - tức là các ngân hàng, các công ty tín dụng, hợp tác xã … ; + Tổ chức bán chính thức - tức là các tổ chức phi chính phủ (NGO) 1.1.4. Các sản phẩm - dịch vụ của TCTCVM : Trước đây, những người nghèo khi cần tiền, họ không thể tiếp cận được các dịch vụ tài chính chính thức mà thường nhờ tới các mối quan hệ xã hội để tiếp cận những dịch vụ cho vay không chính thức, những khoản vay này thường có chi phí cao và không đảm bảo. Nhưng từ thập niên 80, các loại dịch vụ tài chính cung cấp cho người nghèo đã xuất hiện. Những người nghèo cũng cần nhiều dịch vụ tài chính đa dạng cho hoạt động kinh doanh của họ, mua sắm tài sản, tiêu dùng, và quản lý rủi ro. Các TCTCVM đã triển khai cung ứng các dịch vụ tài chính dành cho người nghèo, gồm các sản phẩm dịch vụ sau : - Cung cấp các khoản cho vay : cung cấp các khoản vay để tự tạo việc làm như buôn bán nhỏ, sản xuất, gia công chế biến giản đơn, cung cấp vốn lưu động cho doanh nghiệp nhỏ, cho vay với mục đích phục vụ cho giáo dục (chủ yếu tập trung vào sinh viên và học sinh) và các khỏan vay để trang trãi các trường hợp khẩn cấp khác như sửa chữa nhà cửa .... - Cung cấp các dịch vụ nhận tiền gửi tiết kiệm, tư vấn rũi ro, dịch vụ chuyển tiền và bảo hiểm vi mô. Các dịch vụ này giúp cho các TCTCVM có thể tiếp cận với những người nghèo, giúp họ tạo ra thu nhập, ổn định tài chính và thoát khỏi cuộc sống đói nghèo. 1.1.5. Quan điểm xưa và nay về tài chính vi mô : 1.1.5.1. Quan điểm cũ : Theo quan trước đây cho rằng TCVM là dịch vụ tài chính mang tính từ thiện được Chính phủ hay các tổ chức XH tài trợ. Quan điểm này đã bộc lộ những mặt hạn chế như từ ý nghĩ được tài trợ nên trong hoạt động kinh doanh của người nghèo không quan tâm đến vấn đề hiệu quả, chi phí do đó dẫn đến chi 7 phí cho hoạt động rất lớn. Đồng thời, từ tư tưởng đó cũng dẫn đến suy nghĩ lệch lạc cho rằng người tham gia hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực TCVM chỉ có Chính phủ. Bên cạnh đó, người nghèo bị đánh giá tiêu cực như là : Trình độ học vấn thấp, sử dụng tài chính không hợp lý, và có tư tưởng cho rằng dù có trợ giúp đến đâu thì họ mãi mãi vẫn là người nghèo. Từ những nhận định trên đã kiềm hãm sự phát triển của TCVM và làm cho hoạt động của nó không sinh lời và bị bó hẹp. 1.1.5.2. Quan điểm hiện đại về TCVM Hiện nay, đã xuất hiện một luồng quan điểm mới về TCVM với những khác biệt như sau : - Dân số trên thế giới ngày càng tăng nhanh chóng, sự phát triển kinh tế giữa các quốc gia, khu vực không đồng đều, tình trạng nghèo ngày càng tăng. Chính phủ hoặc các tổ chức XH không thể tài trợ và giải quyết triệt để vấn đề này vì vậy bản thân những người nghèo phải tự tìm cách để cải thiện cuộc sống. - Những người nghèo đều có mong mỏi thoát nghèo. Vì vậy, việc giúp họ kiếm tiền hợp pháp, từ đó giúp bản thân vươn lên trong cuộc sống đồng thời sẽ góp phần giúp xã hội ngày càng phát triển. - Các TCTCVM hiện nay sẽ đóng vai trò là trung gian tài chính cung cấp vốn cho người nghèo. Hoạt động của các tổ chức này với mục tiêu là kiếm lợi nhuận. Quan điểm cho rằng TCTCVM nên là tư nhân, để không sa vào họat động kém hiệu quả do sự ỷ lại vào việc tài trợ của Chính phủ và các tổ chức XH để tránh được tình trạng tham nhũng, cho vay không đúng đối tượng nhằm hưởng chênh lệch lãi suất. 1.1.6. Các quy định của Nhà nước Việt Nam về tài chính vi mô : Ngành TCVM Việt Nam phát triển từ đầu thập niên 90, với sự hỗ trợ của các NGO và các cơ quan chính quyền địa phương. Thị trường TCVM vẫn còn rất lớn, sự cạnh tranh giữa các tổ chức thường xảy ra ở các khu vực đô thị. Mục tiêu 8 chính của ngành TCVM là tăng cường năng lực cho các tổ chức thành viên để cung cấp tốt hơn các dịch vụ tiết kiệm – tín dụng cho người nghèo, trao đổi thông tin giữa các tổ chức thành viên với các cơ quan CP và vận động tài trợ nước ngoài để mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả hoạt động. Các quy định về TCVM Việt Nam là một thách thức lớn đối với CP. Việc thiếu khung pháp lý cụ thể cho ngành TCVM sẽ làm cản trở năng lực của các tổ chức trong việc thu hút các nguồn lực của quốc gia, trên thế giới và cả việc thu hút tiền gởi tiết kiệm. Điều này làm cho các tổ chức TCVM phải hoạt động dưới sự quản lý của một tổ chức NGO hay tổ chức đoàn thể. Các tổ chức TCVM chính thức chủ yếu nhận hỗ trợ bởi các nguồn quỹ nhà nước. Quá trình hình thành chính sách về TCTCVM ở Việt Nam được mô tả tóm tắt như sau: ( xem bảng 1.1) Bảng 1.1: Các chính sách về TCTCVM ở Việt Nam : 09/03/2005 Nghị định 28/2005/ND-CP những quy định đầu tiên 15/11/2007 2/4/2008 05/5/2008 Thông tư Thông tư 02 02/2008/ND-CP có hiệu lực hướng dẫn thực hiện Nghị định 28 và 165 Nghị định 165/2007/ND-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định 28 10/12/2008 16/6 /2010 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 chính thức xác định tổ chức TCVM là tổ chức tín dụng Hạn nộp Giấy phép hoạt động cho Ngân hàng Nhà nước (12 tháng kể từ ngày Nghị định 165 có hiệu lực) 01/01/2011 06/ 12/ 2011 Quyết định số 2195/QĐ-TTg phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống TCVM tại Việt Nam đến 2020 Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực Ngày 9/3/2005 Chính phủ ban hành Nghị định 28/2005/ND- CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam. Việc ban hành này đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực TCVM của Việt Nam. Theo NĐ 28, TCVM là hoạt động cung cấp một số dịch vụ tài chính, ngân hàng đơn giản cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp hoặc nghèo và Tổ chức TCVM là một trong các loại hình tổ chức tín dụng, thực hiện một số hoạt 9 động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Như vậy, TCTCVM theo pháp luật Việt Nam hiện hành là tổ chức tín dụng, loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhằm cung cấp các dịch vụ TCVM, bao gồm: tín dụng vi mô, nhận tiết kiệm bắt buộc, tiền gửi tự nguyện và thực hiện một số dịch vụ thanh toán cho các hộ gia đình, cá nhân có thu nhập thấp. TCTCVM không bao gồm Quỹ Tín dụng nhân dân (TDND). NĐ 28 và NĐ 165, cơ sở pháp lý đầu tiên để thương mại hoá hoạt động TCVM thông qua hai hình thức: chuyển đổi hoặc thành lập mới. Chuyển đổi trong thực tế tại Việt Nam là việc các tổ chức, chương trình, dự án TCVM phi lợi nhuận, hoạt động chủ yếu là cấp tín dụng bằng vốn tự có và các nguồn tài trợ và huy động tiết kiệm từ những người vay vốn như một biện pháp đảm bảo trở thành các TCTCVM chính thức, với hình thức công ty TNHH, có thể nhận tiền gửi từ công chúng và hoạt động dưới sự điều tiết của NHNN. NĐ 28 ra đời là khởi đầu chính sách thương mại hoá từng bước hoạt động TCVM, cho phép TCTCVM hoạt động như một ngành kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, theo đúng xu hướng và kinh nghiệm của thế giới. Để cụ thể hóa hơn cho hoạt động của các TCTCVM, năm 2010 Quốc hội đã ban hành luật số 47/2010/QH12 - Luật các Tổ chức Tín dụng (TCTD), quy định về TCTCVN như sau: TCTCVM là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ. Huy động vốn của TCTCVM bao gồm nhận tiền gởi bằng đồng VN dưới hai hình thức tiết kiệm bắt buộc theo quy định của TCTCVM và tiền gửi của tổ chức và cá nhân bao gồm tiền gửi tự nguyện của khách hàng TCVM, trừ tiền gửi nhằm mục đích thanh toán. Hoạt động khác của TCTCVM gồm ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng