44
Lời nói đầu
Thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế, nước ta
đã bước đầu đạt được những thành tựu to lớn như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định, tốc độ lạm phát được kiểm soát, đời sống nhân dân ngày càng
được cải thiện. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của chúng ta không cao, nền sản
xuất ở mức độ thấp, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu. Mặt khác, do đất nước ta
trải qua thời kỳ chiến tranh lâu dài, đất nước thống nhất chưa được bao
lâu.Trong điều kiện hiện nay, khi mà xu thế hội nhập và hợp tác trong tất cả các
lĩnh vực của nền kinh tế ngày càng trở nên rõ ràng và cần thiết hơn bao giờ hết,
đất nước chúng ta cũng không thể tránh khỏi những quy luật tất yếu khách quan
trong tiến trình phát triển của xã hội loài người. Nền kinh tế của chúng ta cũng
phải trải qua những giai đoạn mà các nước phát triển đã trải qua. Ở giai đoạn
quá độ lên chủ nghĩa xã hội này nhiệm vụ đặt ra đối với chúng ta là cực kỳ khó
khăn, chúng ta vừa phải phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng quan hệ
sản xuất của chúng ta là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong giai đoạn quá
độ này chúng ta phải đầu tư nhiều để phát triển cơ sở hạ tầng của nền kinh tế,
tạo đà cho sự phát triển vững chắc sau này.Vì thế, vấn đề đặt ra hiện nay đối với
các doanh nghiệp và các định chế kinh tế khác đó là đầu tư mua sắm tài sản cố
định, mở rộng cơ sở xuất, đầu tư theo chiều sâu nhằm hiện đại hoá kỹ thuật
công nghệ, hoàn thành và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu
cầu ngày càng cao của xã hội.
Muốn thực hiện được điều này các doanh nghiệp phải cần đến một lượng vốn
khá lớn và khoảng thời gian tương đối dài. Nguồn vốn mà các doanh nghiệp dùng để
đầu tư có thể là nguồn vốn tự có, vốn do Nhà nước cấp, vốn liên doanh liên kết, vốn cổ
phần hay vốn vay ngân hàng…Trong điều kiện nước ta hiện nay thì tín dụng trung dài