Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Chuyên ngành kinh tế Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quản...

Tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục hải quan tỉnh quảng trị

.PDF
150
210
69

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ NGỌC ĐỨC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ HUẾ, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HỒ NGỌC ĐỨC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ: 8 34 04 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG VĂN LIÊM HUẾ, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Hoàng Văn Liêm. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài là trung thực và chưa công bố bất kỳ dưới hình thức nào trước đây. Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, đánh giá được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Hồ Ngọc Đức i LỜI CẢM ƠN Với tình cảm sâu sắc, chân thành, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể Quý thầy, cô giáo và các cán bộ công chức Phòng Sau đại học Trường Đại học Kinh tế Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Hoàng Văn Liêm, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình tôi trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị và Chi cục Kiểm tra sau thông quan và các Phòng chức năng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học cũng như quá trình thu thập dữ liệu cho luận văn này. Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn cùng lớp đã góp ý giúp tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Thừa Thiên Huế, tháng 8 năm 2018 Tác giả luận văn Hồ Ngọc Đức ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ Họ và tên học viên: HỒ NGỌC ĐỨC Chuyên ngành: Quản lý kinh tế. Niên khóa: 2016-2018 Người hướng dẫn khoa học: TS. HOÀNG VĂN LIÊM Tên đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm tra sau thông quan là một hoạt động đặc thù của cơ quan hải quan nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về hải quan, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật và là một biện pháp hữu hiệu nhằm phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các hiện tượng trốn thuế, gian lận thuế đối với các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về thuế góp phần tăng thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, các Doanh nghiệp chưa thật sự hài lòng đối với chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan, còn về phía cơ quan hải quan thì vẫn có hiện tượng một số cán bộ công chức gây phiền hà, nhũng nhiễu để vụ lợi hoặc có thái độ chưa đúng mực khi tiếp xúc gây mất lòng tin đối với các doanh nghiệp. Để triển khai quá trình kiểm tra sau thông quan đạt hiệu quả mong muốn, đòi hỏi cần phải nghiên cứu nhằm cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng hơn nữa nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn đề ra. 2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này sử dụng số liệu thứ cấp thu thập tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị và số liệu sơ cấp được thu thập trên cơ sở ý kiến đánh giá của 30 cán bộ công chức có liên quan đến hoạt động kiểm tra sau thông quan và 170 Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn Quảng Trị thông qua phiếu khảo sát được thiết kế sẳn. Dùng phương pháp thống kê mô tả và phân tích dữ liệu để so sánh, đánh giá chất lượng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan qua 3 năm 2014-2016 tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. 3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về kiểm tra sau thông quan đồng thời thông qua nghiên cứu thực trạng, chất lượng công tác kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Giải thích C/O Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa CBCC Cán bộ công chức CBL Chống buôn lậu DN Doanh nghiệp GATT Hiệp định chung về thu thuế quan HQ Hải quan KTSTQ Kiểm tra Sau thông quan NSNN Ngân sách Nhà nước QLRR Quản lý rủi ro TCHQ Tổng cục Hải quan WCO Tổ chức Hải quan thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới XNC Xuất nhập cảnh XNK Xuất nhập khẩu iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ ................................ iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................iv MỤC LỤC...................................................................................................................v DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................ix DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................3 5. Kết cấu của luận văn ...............................................................................................7 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN .................................................................................................8 1.1. Lý luận về hoạt động kiểm tra sau thông quan ....................................................8 1.1.1. Khái niệm kiểm tra sau thông quan ..................................................................8 1.1.2. Đặc điểm, vai trò, lợi ích của doanh nghiệp khi được kiểm tra sau thông quan ......9 1.2. Chất lượng dịch vụ kiểm tra sau thông quan và sự hài lòng của khách hàng...........11 1.2.1. Các khái niệm liên quan..................................................................................11 1.2.2. Đặc trưng của dịch vụ hành chính công trong lĩnh vực hải quan ...................12 1.2.3. Chất lượng dịch vụ kiểm tra sau thông quan và sự hài lòng của khách hàng......13 1.3. Mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan và sự hài lòng của khách hàng ..................................................................................15 1.3.1. Mô hình chất lượng dịch vụ - mô hình SERVQUAL .....................................15 1.3.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ...............................................18 v 1.4. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại các nước và Việt Nam .....................................................................................................24 1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại các nước...........................................................................................................................24 1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại các địa phương của Việt Nam .........................................................................................25 1.4.3. Bài học rút ra cho Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ............................................27 TÓM TẮT CHƯƠNG 1............................................................................................29 CHƯƠNG 2.THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KTSTQ TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ..............................................................................30 2.1. Khái quát về hoạt động Hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Trị ..........................30 2.1.1. Giới thiệu về Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị....................................................30 2.1.2. Đặc điểm của hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ..............................................................................................................................33 2.2. Đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................38 2.2.1. Thực trạng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ..............................................................................................................................38 2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ...........................................................................................................45 2.3. Đánh giá của doanh nghiệp về chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị .............................................................................52 2.3.1. Đặc điểm mẫu khảo sát ...................................................................................52 2.3.2. Đánh giá của doanh nghiệp và cán bộ công chức HQ về thời gian thông quan hàng hoá ....................................................................................................................54 2.3.3. Điểm trung bình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan ............................................................................................56 2.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng cronbach’s alpha ...................................60 2.3.5. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .................................................................62 vi 2.3.6. Phân tích hồi quy.............................................................................................68 2.4. Đánh giá chung về chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................75 2.4.1. Những kết quả đạt được ..................................................................................75 2.4.2. Những hạn chế ................................................................................................76 2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ......................................................................................77 TÓM TẮT CHƯƠNG 2............................................................................................79 CHƯƠNG 3.ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH QUẢNG TRỊ .............................................................................................................81 3.1. Định hướng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị: .................................................................................................81 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ..................................................................................................82 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách về KTSTQ ...................82 3.2.2. Tiếp tục hoàn chỉnh tổ chức bộ máy và xây dựng lực lượng kiểm tra sau thông quan theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu............................................................86 3.2.3. Xây dựng chương trình và tăng cường công tác phối hợp với các tổ chức, cá nhân phục vụ KTSTQ ...............................................................................................90 3.2.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về kiểm tra sau thông quan...........................................................................................................................91 TÓM TẮT CHƯƠNG 3............................................................................................92 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................93 1. Kết luận .................................................................................................................93 2. Kiến nghị ...............................................................................................................94 2.1. Đối với Quốc hội và Chính phủ .........................................................................94 2.2. Đối với Bộ Tài chính và Tổng Cục Hải quan ....................................................96 2.3. Đối với Cục HQ tỉnh Quảng Trị ........................................................................99 2.4. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân ..................................................99 vii TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................100 PHỤ LỤC................................................................................................................102 BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Thang đo chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan và sự hài lòng của khách hàng ......................................................................................22 Bảng 2.1. Tình hình cán bộ công chức của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ......................................................................................32 Bảng 2.2. Hàng hóa xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016..............................................................................................35 Bảng 2.3. Số lượng doanh nghiệp có hoạt động XNK trên địa bàn tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................38 Bảng 2.4. Số lượng tờ khai XNK đăng ký tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ......................................................................................39 Bảng 2.5. Doanh nghiệp xác định phải kiểm tra tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................41 Bảng 2.6. Tình hình các vụ việc vi phạm qua KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ..........................................................43 Bảng 2.7. Tình hình ban hành quyết định hành chính từ kết quả KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016....................................44 Bảng 2.8. Tình hình giải quyết các vụ việc trong hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ..........................................45 Bảng 2.9. Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật đối với hoạt động KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ..........................................46 Bảng 2.10. Năng lực cán bộ công chức KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ............................................................................47 Bảng 2.11. Kết quả đánh giá xếp loại cán bộ công chức KTSTQ tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ...................................................49 Bảng 2.12. Tình hình tuyên truyền phổ biến pháp luật tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016 ......................................................................51 Bảng 2.13. Đặc điểm cơ bản của DN và CBCC được khảo sát...............................53 ix Bảng 2.14. Đánh giá về thời gian thông quan hàng hóa ..........................................55 Bảng 2.15. Tổng hợp ý kiến đánh giá của các đối tượng điều tra ...........................57 Bảng 2.16. Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số cronbach’s alpha ...60 Bảng 2.17. Kiểm định KMO and Bartlett's Test......................................................63 Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố khám phá .....................................................64 Bảng 2.19. Kiểm định mối tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc .........69 Bảng 2.20. Mô hình tóm tắt sử dụng phương pháp Enter........................................70 Bảng 2.21. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy ....................................71 Bảng 2.22. Kiểm tra đa cộng tuyến..........................................................................72 Bảng 2.23. Kết quả phân tích hồi quy......................................................................73 Bảng 2.24. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết....................................................74 x DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mô hình 5 khoảng cách chất lượng .......................................................16 Hình 1.2. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng ..17 Hình 1.3. Mô hình nghiên cứu...............................................................................19 Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị ................................31 Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu sau kiểm định .......................................................74 xi PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán, xuyên suốt trong chính sách đối ngoại, hợp tác quốc tế của Việt Nam trong quá trình đổi mới đất nước. Quá trình hội nhập của Việt Nam đã diễn ra ngày càng sâu rộng và có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội. Giai đoạn hiện nay, hội nhập kinh tế càng trở nên mạnh mẽ hơn với việc ký kết và thực hiện các Hiệp định thương mại (FTA) thế hệ mới, không chỉ nhằm mở cửa thị trường mà còn là bước đi quan trọng khẳng định cam kết của Việt Nam hội nhập với khu vực và thế giới. Tiến trình này đã tác động đến thể chế HQ với vai trò là lực lượng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ quan HQ đứng trước yêu cầu thông quan nhanh hàng hóa để tạo thuận lợi cho thương mại, đồng thời vẫn phải đảm bảo quản lý chặt chẽ chính sách chế độ, chống gian lận thương mại, bảo vệ sản xuất nội địa và không để thất thu thuế [9]. Thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 20112020 của Chính phủ, ngành HQ đã và đang thực hiện nhiều cải cách, hiện đại hóa nhằm đơn giản hóa các thủ tục, chế độ quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ quốc tế. Theo đó, nhiều dịch vụ công trực tuyến đã được triển khai như đăng ký sử dụng hệ thống VNACCS cho doanh nghiệp, tra cứu biểu thuế - phân loại hồ sơ, thư viện văn bản, khảo sát ý kiến doanh nghiệp... đã giúp cho việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng, giảm chi phí và thời gian đã phần nào làm cho cộng đồng doanh nghiệp hài lòng. Song song đó, hoạt động KTSTQ được ngành HQ triển khai nhằm đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về HQ, tạo sự công bằng cho các doanh nghiệp tuân thủ tốt pháp luật hay cũng như truy thu tiền thuế còn thiếu nộp vào Ngân sách Nhà nước đối với các doanh nghiệp có hành vi gian lận [7]. Cục HQ tỉnh Quảng Trị cũng nằm trong bối cảnh đó và đã triển khai mạnh mẽ công cuộc cải cách, hiện đại hóa theo chủ trương của ngành đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu và được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá 1 cao. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chưa thật sự hài lòng đối với chất lượng hoạt động KTSTQ vì sợ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp khi được kiểm tra; còn về phía cơ quan HQ thì vẫn có hiện tượng một số CBCC gây phiền hà, nhũng nhiễu để vụ lợi hoặc có thái độ chưa đúng mực khi tiếp xúc gây mất lòng tin đối với các doanh nghiệp. Với mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ, xây dựng được lực lượng KTSTQ chuyên nghiệp, hoạt động có hiệu quả. KTSTQ phải là sự đảm bảo cho khâu thông quan được cải tiến, đơn giản hoá thủ tục, thông quan nhanh hàng hóa, tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nâng cao năng lực hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, góp phần hoàn chỉnh cơ chế, chính sách pháp luật ngày càng thuận lợi hơn cho doanh nghiệp, nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý của Nhà nước, chống thất thu thuế, tăng nguồn thu cho NSNN là hết sức cấp thiết. Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị” được chọn làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng KTSTQ, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động KTSTQ. - Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề liên quan đến chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị. Đối tượng khảo sát: Doanh nghiệp có làm thủ tục KTSTQ và cán bộ công chức có liên quan đến hoạt động KTSTQ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu được triển khai tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị. - Về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng giai đoạn 2014-2016; các giải pháp được đề xuất cho những năm tiếp theo. Số liệu sơ cấp được điều tra khảo sát trong khoảng thời gian từ tháng 11 đến tháng 12 năm 2017. - Về nội dung: KTSTQ là một hoạt động kiểm tra rộng bao gồm nhiều nội dung, nhiều bước, quy trình thủ tục tuân thủ theo quy định của TCHQ. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu đánh giá thực trạng chất lượng hoạt động KTSTQ tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị trên nền tảng lý thuyết về chất lượng dịch vụ công trong lĩnh vực HQ. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ báo cáo tổng kết tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở TW để định hướng. 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Được tiến hành thu thập trên cơ sở ý kiến đánh giá của 30 cán bộ công chức có liên quan đến hoạt động KTSTQ và 170 Doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu trên địa bàn Quảng Trị. Phương pháp chọn mẫu: Để đạt được kích thước mẫu tối thiểu, nghiên cứu sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện (phi xác suất). 3 Kích thước mẫu: Do phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) và phân tích hồi quy đa biến nên cỡ mẫu phải đáp ứng tiêu chuẩn về cỡ mẫu theo 2 phương pháp phân tích này. Theo Hair và cộng sự (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá thì cần thu thập dữ liệu với cỡ mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát. Nghiên cứu này có số biến quan sát là 26 (26 chỉ tiêu khảo sát). Do vậy, cỡ mẫu cần lấy là 130 (n = 26*5). Đối với phân tích hồi quy đa biến, cỡ mẫu tối thiểu được tính theo công thức n ≥ 8*x + 50 (n là số mẫu; m là số nhân tố). Với x số nhân tố được phân tích trong đề tài này thì cỡ mẫu tối thiểu phải là 98 (n = 8*6+50). Như vậy, cỡ mẫu khảo sát 200 quan sát được tính theo công thức (1) hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của 2 phương pháp phân tích chính của đề tài. Thiết kế bảng hỏi: Thông tin khảo sát được thu thập dựa vào bảng hỏi được thiết kế sẵn gồm 2 phần: Phần A: Thông tin chung về đối tượng khảo sát; Phần B: Nội dung khảo sát Hình thức điều tra thông qua phiếu khảo sát được thiết kế sẳn, nhằm đánh giá mức độ đồng ý của các đối tượng điều tra về chất lượng hoạt động KTSTQ. 4.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu 4.2.1. Đối với số liệu thứ cấp Trên các cơ sở các tài liệu đã được tổng hợp, vận dụng các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ, so sánh bằng số tuyệt đối, số tương đối; hạch toán kinh tế nhằm phân tích, đánh giá chất lượng KTSTQ qua 3 năm 2014-2016 tại Cục HQ tỉnh Quảng Trị. 4.2.2. Đối với số liệu sơ cấp Sau khi thu thập xong dữ liệu, tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi không đạt yêu cầu. Tiếp theo là mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu. Sau đó tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS 20.0. Sử dụng phương pháp: - Phân tích thống kê mô tả Được sử dụng để xử lý các dữ liệu và thông tin thu thập được nhằm đảm bảo tính chính xác và từ đó, có thể đưa ra các kết luận có tính khoa học và độ tin cậy cao 4 về vấn đề nghiên cứu. Cụ thể, thực hiện phân tích để mô tả đặc điểm của các đối tượng điều tra như giới tính, độ tuổi, chức vụ, thâm niên và ngành nghề. Tiếp theo là tính giá trị trung bình của từng nhóm nhân tố và rút ra nhận xét. - Kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha Mục đích của phân tích hệ số Cronbach’s Alpha là để kiểm tra độ tin cậy của các biến, loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế biến rác. Theo Nunnally & Berstein (1994), các biến quan sát được chấp nhận khi có hệ số tương quan biến tổng (Correct Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6. Tất cả các biến quan sát của những thành phần đạt được độ tin cậy sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). - Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Sau kết quả phân tích Cronbach’s Alpha loại bỏ các biến không đảm bảo độ tin cậy, phân tích nhân tố được sử dụng để thu nhỏ và gom các biến lại, xem xét mức độ hội tụ của các biến quan sát theo từng thành phần và giá trị phân biệt của các nhân tố. Khi phân tích nhân tố cần lưu ý những điểm sau: Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO lớn, từ 0,5 đến 1 là điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp. Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity), nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê, Sig ≤ 0,05 thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) là hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này càng lớn ≥ 0,5 cho biết các biến và nhân tố càng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, biến quan sát có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại [10]. Trong phân tích nhân tố dùng phương pháp Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng khi trích các nhân tố có trị số Eigenvalue lớn hơn 1. Đại lượng Eigenvalue đại diện cho lượng biến thiên giải thích bởi nhân tố. Những nhân tố có Eigenvalue < 1 sẽ không có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn một biến gốc, vì sau khi chuẩn hóa mỗi biến gốc có phương sai là 1. Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% (Hair và cộng sự, 1988) [10]. 5 - Phân tích hồi quy Được sử dụng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến, trong đó một biến gọi là biến phụ thuộc và các biến kia là các biến độc lập. Mô hình này được mô tả như sau: Yi=β0+β1X1i+β2X2i+…+ βkXki+ei Trong đó: Xki: Giá trị của biến độc lập thứ k tại quan sát i; βk:Hệ số hồi quy riêng phần; ei: là một biến độc lập có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi σ2. Sau khi rút trích các nhân tố từ phân tích nhân tố khám phá (EFA), dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội, kiểm tra phần dư chuẩn hóa, kiểm tra độ chấp nhận của biến (Tolerance), kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF. Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là khi VIF>10, đó là dấu hiệu đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Nếu các giả định không bị vi phạm, mô hình hồi quy tuyến tính bội được xây dựng [10]. Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R2 điều chỉnh. Giá trị R2 điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2 do đó được sử dụng phù hợp với hồi quy tuyến tính đa biến. - Kiểm định thống kê Các phương pháp kiểm định thống kê: Kiểm định T-Test, ANOVA… + Kiểm định Independent - Samples T-test Tại kiểm định Levene (kiểm định F): Sig > 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal variances assumed. Sig < 0,05: Sử dụng kiểm định t ở cột Equal variances not assumed. Tại kiểm định T: Sig > 0,05: H0 chấp nhận, không có sự khác biệt Sig < 0,05: H0 bị bác bỏ, có sự khác biệt. + Kiểm định ANOVA Phương pháp kiểm định ANOVA để kiểm định sự khác nhau về giá trị 6 trung bình (điểm bình quân gia quyền về tỷ lệ ý kiến đánh giá của đối tượng điều tra theo thang điểm Likert). Phân tích này nhằm cho thấy được sự khác biệt hay không giữa các ý kiến đánh giá của các nhóm khách hàng được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau như: độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp. Với các giả thuyết đặt ra [10]: H0: Không có sự khác biệt giữa trung bình của các nhóm được phân loại. H1: Có sự khác biệt giữa trung bình các nhóm được phân loại. (α là mức ý nghĩa của kiểm định, α = 0,05) Nếu Sig ≥ 0,05: Chưa đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 Nếu Sig ≤ 0,05: Đủ bằng chứng thống kê để bác bỏ giả thuyết H0 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan Chương 2: Thực trạng chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan