Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hìn...

Tài liệu Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự việt nam

.PDF
20
38
58

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG NGỌC THANH MéT Sè VÊN §Ò C¥ B¶N §Ó GI¶M Vµ TIÕN TíI XO¸ Bá H×NH PH¹T Tö H×NH TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐẶNG NGỌC THANH MéT Sè VÊN §Ò C¥ B¶N §Ó GI¶M Vµ TIÕN TíI XO¸ Bá H×NH PH¹T Tö H×NH TRONG LUËT H×NH Sù VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. LÊ VĂN CẢM HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not defined. 1.1. Các nghiên cứu hiện nay về hình phạt tử hìnhError! Bookmark not defined. 1.2. Hình phạt tử hình và cơ sở nhằm giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt này trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined. 1.2.1. Khái niệm về hình phạt tử hình ........... Error! Bookmark not defined. 1.2.2. Các đặc điểm của hình phạt tử hình .... Error! Bookmark not defined. 1.2.3. Bản chất của hình phạt tử hình............ Error! Bookmark not defined. 1.3. Đối tượng và phạm vi của việc hạn chế và tiến tới xóa bỏ hình phạt tử hình........................................ Error! Bookmark not defined. 1.3.1. Đối tượng hạn chế (không) áp dụng hình phạt tử hìnhError! Bookmark not defi 1.3.2. Phạm vi hạn chế (không) áp dụng hình phạt tử hình đối với một số tội danh trong Bộ luật hình sự ........ Error! Bookmark not defined. Chương 2: THỰC TRẠNG NHỮNG QUY PHẠM CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TỪ SAU CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY ....................... Error! Bookmark not defined. 2.1. Lịch sử hình thành các quy định về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam ....................... Error! Bookmark not defined. 2.1.1. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1945 - 1985 về hình phạt tử hình ................................. Error! Bookmark not defined. 1 2.1.2. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1985 – 1999 về hình phạt tử hình ................................. Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Các quy định của luật hình sự Việt Nam giai đoạn 1999- đến nay về hình phạt tử hình............................. Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam trong những năm gần đây ........................... Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá các quy phạm về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam - những tồn tại, hạn chế của các quy định này trong luật hiện hành ..................................... Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Đánh giá chung quy định của pháp luật hình sự về hình phạt tử hìnhError! Bookma 2.3.2. Những tồn tại, bất cập về thực trạng quy định và áp dụng hình phạt tử hình ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tếError! Bookmark not Chương 3: CÁC LUẬN CỨ NHẰM GIẢM VÀ TIẾN TỚI XOÁ BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH TRONG VIỆC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMError! Bookmark not de 3.1. Một số định hướng cho việc hoàn thiện pháp luật để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark 3.2. Một số giải pháp cụ thể nhằm giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt NamError! Bookmark not defined. 3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự.Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Một số giải pháp pháp luật về mặt kinh tế, xã hộiError! Bookmark not defined. 3.2.3. Một số giải pháp về giáo dục .............. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN .................................................... Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 10 2 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay của đất nước ta, đặc biệt khi chúng ta đang tiến hành công cuộc xây dựng Nhà nước Pháp quyền (NNPQ) xã hội chủ nghĩa do Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, lần thứ X chỉ ra và tiếp tục khẳng định tại báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng lần thứ XI “Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đảm bảo Nhà nước ta thực sự là của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” [37, tr. 246], với định hướng rất rõ ràng đó là: Nâng cao nhận thức về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Còn tại Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã chỉ ra: “Công tác tư pháp còn nhiều hạn chế; Chính sách hình sự… còn nhiều bất cập, chậm được sửa đổi bổ sung; Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử…” [8] do đó nhiệm vụ cải cách Tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầu hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trong tương lai. Trong đó Nghị quyết đưa ra phương hướng cụ thể đó là: Phải hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự…, tôn trọng và bảo vệ quyền con người; Coi trọng việc hoàn thiện chính sách hình sự…, đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít loại tội phạm đặc biệt nghiêm trọng [74, tr. 2]. Do đó việc nghiên cứu một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam để từ đó đưa ra những quan điểm phân tích mang tính khoa học, có chiều sâu và xác đáng góp phần Hoàn thiện 3 chính sách, PLHS Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt chính trị xã hội, mặt lập pháp, mặt lý luận và về mặt thực tiễn. Bởi vì: Ngay tại Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, được quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2014 cũng đã quy định rất rõ tại Điều 19 đó là: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bi ̣ tước đoạt tính mạng trái luật” [65, Điều 19] . Đây chính là nguyên tắc hiến định rất quan trọng về quyền con người, Chính vì vậy việc sửa đổi pháp luật nói chung, chính sách pháp luật hình sự nói riêng là rất cần thiết để phù hợp với nguyên tắc này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đưa ra những phân tích mang tính khoa học có chiều sâu và xác đáng được thể hiện trên một số bình diện cụ thể như sau: 1.1. Về góc độ chính trị- xã hội Khi nói đến một NNPQ đích thực nào thì các quy định của pháp luật hình sự cũng đều phải nhằm bảo vệ một cách hữu hiệu các quyền và tự do của con người và của công dân, trong đó có quyền cao cả nhất là quyền được sống an toàn trong hoà bình. Đây là một ý nghĩa và giá trị xã hội cao quý nhất được thừa nhận chung của nền văn minh nhân loại; mặt khác các quy định của pháp luật hình sự trong một Nhà nước như thế nào (có hay không có hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự quốc gia và nếu có thì việc quy định như thế nào, áp dụng có phù hợp không, việc thực hiện ra sao? Có vi phạm các điều cấm của quốc tế hay không, có phù hợp với xu thế hội nhập trong tương lai khi quốc gia đó tiếp tục hội nhập với các tổ chức của quốc tế…) đó là những tiêu chí căn bản để từ đó cộng đồng quốc tế (Tổ chức Liên hợp quốc) đánh giá "mức độ dân chủ và nhân đạo, pháp chế và nhân văn" của mỗi quốc gia đó như thế nào [18, tr. 2]. 4 1.2. Về góc độ lập pháp Nhìn chung ở hầu hết các NNPQ có tính đích thực thì các chế định của pháp luật trong lĩnh vực Tư pháp hình sự (TPHS) nói chung và PLHS nói riêng chính là để bảo vệ các quyền và tự do của con người về mặt cốt lõi phải phù hợp với những quy định và những nguyên tắc được thừa nhận chung của pháp luật quốc tế (Công ước quốc tế) trong lĩnh vực Tư pháp hình sự. Xuất phát từ lý do này, để đáp ứng tốt trong xu thế hội nhập quốc tế, năm 2009 Quốc hội đã tiến hành thảo luận Dự thảo luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999 theo hướng nhân đạo hoá (xoá bớt một số cấu thành tội phạm quy định mức hình phạt tử hình). Do đó ngày 19/6/2009 Quốc hội chính thức thông qua Luật số 37/QH12 "Về sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự năm 1999" đã giảm bớt cấu thành tội phạm (CTTP) từ 29 CTTP xuống còn 23 CTTP ở 22 điều luật có quy định hình phạt tử hình. Vì vậy, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế nước ta đã có sự phát triển đáng kể, xu thế hội nhập ngày càng tích cực, sâu rộng và có trách nhiệm trước cộng đồng quốc tế của nước ta thì việc cải cách thể chế pháp luật, trong đó có PLHS cho phù hợp là rất cần thiết. 1.3. Về góc độ khoa học- thực tiễn Hiện tại có hai nhóm quan điểm trái ngược nhau, chủ yếu xoay quanh một số vấn đề là: có nên tiếp tục quy định hình phạt tử hình trong hệ thống hình phạt của PLHS quốc gia hay không? Và nếu có thì cần hạn chế ở mức độ nào? Hay là phải xoá bỏ ngay hình phạt đặc biệt nghiêm khắc, thiếu tính nhân đạo nhất này ra khỏi hệ thống hình phạt của PLHS quốc gia. Hoặc nếu là tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình thì tiến tới đến khi nào?. Do đó những đòi hỏi đặt ra cho các nhà khoa học-luật gia, các cán bộ đã và đang làm việc trong lĩnh vực TPHS của đất nước một nhiệm vụ quan trọng đó là cần phải nghiên cứu để đưa ra những luận chứng, những nội dung phân tích có tính tích cực, khách 5 quan, khoa học để đóng góp ý kiến xác đáng với nhà làm luật nhằm khắc phục và loại bỏ những bất cập-hạn chế nhất định trong thực tế áp dụng đó là: Nếu xét dưới góc độ thực tiễn về mục đích của hình phạt (nói chung) thì hình phạt sẽ có 4 mục đích đó là: 1) phục hồi lại công lý- sự công bằng xã hội, 2) ngăn ngừa riêng, 3) ngăn ngừa chung, 4) hỗ trợ cho cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm. Vì vậy khi áp dụng hình phạt tử hình được coi là hình phạt đặc biệt nghiêm khắc nhất so với tất cả các loại hình phạt khác trong hệ thống hình phạt PLHS Việt Nam thì đương nhiên loại bỏ 1 trong 4 mục đích đầy ý nghĩa của hình phạt (nói chung) - mục đích "ngăn ngừa riêng". Bởi vì, khi đã áp dụng hình phạt tử hình đối với một người bị kết án thì sinh mạng của người đó đã bị tước bỏ vĩnh viễn cho nên người đó sẽ không bao giờ còn có cơ hội để cải tạo- giáo dục, sửa chữa lỗi lầm trong nhà tù được nữa. Do đó hình phạt tử hình (nói riêng) chỉ còn lại có 3 trong 4 mục đích chính của hình phạt (nói chung) mà tôi vừa đề cập ở trên [87, tr. 190]. Mặt khác, trên thực tế các quan điểm quốc tế trong thời kỳ đương đại hiện nay được thừa nhận cho thấy trong các NNPQ là các nước văn minh phát triển cao trên thế giới thì việc áp dụng hình phạt trong pháp luật hình sự về mặt cơ bản đều có mục đích hướng đến không nhằm gây nên những đau đớn về thể xác và hạ thấp nhân phẩm con người. Như vậy, cả về lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật được đề cập trên, đều đặt ra yêu cầu cần thiết nghiên cứu đề tài “Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam”. Đó chính là lý do thôi thúc tác giả lựa chọn đề tài này để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ của mình trong nhiều năm qua. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác cải cách tư pháp, trong đó đặc biệt quan tâm đến cải cách về thể chế pháp 6 luật nói chung và pháp luật hình sự nói riêng. Tuy nhiên việc nghiên cứu đề tài: “Một số vấn đề cơ bản để giảm và tiến tới xoá bỏ hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam” là một chuyên đề còn mới cho nên chưa được quan tâm đúng mức, những công trình khoa học nghiên cứu về chuyên đề này của các nhà khoa học- pháp luật trong nước còn khá khiêm tốn (mang tính chung chung). Cụ thể, cho đến thời điểm hiện nay chỉ có một số ít cuốn sách, công trình khoa học, đề tài chuyên khảo, một vài luận văn tiến sỹ và một số bài báo viết về lĩnh vực tử hình trong Luật hình sự đó là: 2.1. Các sách như 1) Bộ luật hình sự của nước Công hoà xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam năm 1999, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2) Phạm Văn Lợi, Nguyễn Văn Hiển, “Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp”, NXB Tư pháp Hà Nội, 2005; 3) TS. Phạm Văn Lợi (chủ biên) sách chuyên khảo "Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tử hình”, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006; 4) TS. Phạm Văn Lợi (chủ biên) "Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam”, NXB Tư pháp Hà Nội, 2007. 5) Hội luật gia (Sách tham khảo) "Hình phạt tử hình trong Luật quốc tế", NXB Hồng Đức, 2008; 6) ThS. Vũ Thị Thuý, (Sách chuyên khảo) “Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam”, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, 2010; 7) Nguyễn Đăng Dung - Phạm Hồng Thái - Vũ Công Giao - Lã Khánh Tùng, (Sách tham khảo) “Những điều cần biết về hình phạt tử hình”, NXB Lao động - Xã hội, 2010; 8) GS.TSKH. Đào Trí Úc - PGS.TS. Vũ Công Giao - PGS.TS. Trương 7 Thị Hồng Hà, (sách tham khảo) “Quyền sống và Hình Phạt tử hình”, NXB chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội 2015. 2.2. Các luận án tiến sỹ, luận văn thạc sỹ 1) Phạm Văn Beo (2007) "Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam" Viện Nhà nước và Pháp luật - Luận án Tiến sỹ Luật học; 2) Trần Hữu Nam (2003), “Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam”, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội - Luận văn Thạc sĩ Luật học.; 3) Trần Thu Huyền (2006), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam, khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội - Luận văn Thạc sỹ Luật học.; 2.3. Các bài báo 1) Trần Quang Tiệp (2003), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình", Nhà nước và pháp luật, (3); 2) Trương Quang Vinh (1998) "Dư luận xã hội một số nước về việc áp dụng hình phạt tử hình", Tạp chí Luật học, (3); 4) Viện Nhà nước và Pháp luật (2004), Luật hình sự và tố tụng hình sự các nước trên thế giới; Nguyễn Quốc Khánh (2004), “Một số vấn đề pháp lý, nhân đạo về hình phạt tử hình và công tác thi hành hình phạt tử hình”, Tạp chí Dân chủ pháp luật (7); 5) Vu Diệu Giang (2002), "Tác dụng trừng phạt và cải tạo của hình phạt tử hình", Tạp chí Luật học (5); 6) GS.TSKH. Lê Văn Cảm*, Nguyễn Thị Lan “Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam: Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ?” (Bài viết) được đăng trên tạp chí khoa học ĐHQGHN, Tập 30, số 3 (2014) 1-14; 7) " Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Hạn chế tử hình?" bài đăng trên Báo Pháp luật ngày 16/3/2015; 8) Trần Văn Độ (2005), "Thi hành hình phạt tử hình ở một số nước trên 8 thế giới và vấn đề hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam", Nhà nước pháp luật, (3), tr.66. 9) Đặc biệt trong 6 năm gần đây, từ 2009– 2015 đã có một số các bài báo, bài nghiên cứu khoa học ở các cấp độ khác nhau về vấn đề hình phạt tử hình và hạn chế áp dụng hình phạt tử hình được đăng trên các Tạp chí Tòa án nhân dân thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Tạp chí Viện kiểm sát nhân dân, Báo bảo vệ pháp luật thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao đó là: 1) Đinh Xuân Thảo (2009) “Một số góp ý về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, Tạp chí kiểm sát (10), tr. 33; 2) TS. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), “Hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam, qua tham khảo bộ luật hình sự Trung Hoa”, Tạp chí kiểm sát (21), tr 44 -47; 3) ThS Đỗ Mạnh Quang (2013) “Cần nghiên cứu thu hẹp phạm vi các tội danh có quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự”, Tạp chí kiểm sát (4), tr. 28 – 32; 4) ThS Huỳnh Quốc Hùng (2013) “Cần quy định rõ trong Bộ luật hình sự các chế định phạm tội nghiêm trọng trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng”, Tạp chí kiểm sát (4), tr. 33; 5) TS. Phạm Minh Tuyên “Một số vấn đề về xét xử tội phạm khủng bố và tài trợ khủng bố theo điều 230a và điều 230b của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí kiểm sát (4), tr. 52 – 59; 6) ThS. Đàm Cảnh Long (2014), “Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án hình sự nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự của Tòa án”, Tạp chí kiểm sát (20), tr. 45, 46; 7) TS. Mai Đắc Biên (2015) “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kiểm sát (Xuân) tháng 01. 2015, tr. 47, 63; 8) Bùi Văn Hưng (2015) “Vài nét về chế độ tử hình ở Hàn Quốc và một số liên hệ với Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát (6), tr. 54- 63; 9) Đắc Thái (2015) “Xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi) góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân”, Báo bảo vệ pháp 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Tới Anh (2015), “Vài nét về hình phạt tử hình trong pháp luật của một số nước trên thế giới và đề xuất hoàn thiện Bộ luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr.43, 47. 2. Nguyễn Ngọc Anh (2010), “Giảm hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự thể chế hóa quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (12), tr.15 – 19. 3. Báo pháp luật TP HCM (2015), Tử hình quan tham không phải cách chống tham nhũng duy nhất, thứ hai ngày 4/5/2015. 4. Phạm Văn Báu (2012) “Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (12), tr. 28 – 37. 5. Phạm Văn Beo (2007), Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án Tiến sỹ Luật học, Viện Nhà nước và Pháp luật. 6. Mai Đắc Biên (2015), “Tội phạm hóa và phi tội phạm hóa trong pháp luật hình sự ở nước ta hiện nay”, Tạp chí kiểm sát, (Xuân), tr.47, 63. 7. Bộ Chính trị (2002), Nghị quyết số 08- NQ/TW ngày 02.01.2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 9. Bộ Công an (1974), Chỉ thị số 138/KCL ngày 13/02/1974 về việc thi hành án tử hình, Hà Nội. 10. Bộ Công an (2003), Dự thảo đề án về tử hình, Hà Nội. 11. Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, TANDTC, VKSNDTC (2013), Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT – BCA – BQP – BYT – TANDTC – VKSNDTC, ngày 06/6/2013 “Hướng dẫn tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc”, Hà Nội. 10 12. C.Mác - Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 4, tr.443, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. C.Mác - Ăng-ghen (1993), Toàn tập, Tập 8, tr.673, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (Một số vấn đề cơ bản của phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 15. Lê Cảm (2000), “Luật hình sự Việt Nam trước thế kỷ thứ XV”, Dân chủ pháp luật, (5). 16. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), tr. 687, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 17. Lê Cảm (2007), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 18. Lê Cảm, Nguyễn Thị Lan (2014) “Hình phạt tử hình trong pháp luật hình sự Việt Nam: Giữ nguyên hay cần giảm và tiến tới loại bỏ?”, Tạp chí khoa học ĐHQGHN, (3), tr.1-14. 19. Đỗ Văn chỉnh (1997), “Một số vấn đề cần khắc phục trong việc thi hành án hình sự”, Tòa án nhân dân, (8). 20. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 47-SL "Giữ tạm thời các luật lệ hiện hành ở miền Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những bộ luật pháp duy nhất cho toàn quốc", ngày 10.10.1945. 21. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945), Sắc lệnh số 6-SL "Cấm nhân dân không được đăng lính, bán thực phẩm, làm tay sai cho quân đội Pháp", ngày 05.9.1945. 22. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 21-SL ngày 14.02.1946. 11 23. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 26-SL "Truy tố các việc phá huỷ công sản", ngày 25.02.1946. 24. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 4-SL "Uỷ ban bảo vệ khu quyền ân xá, ân giảm, phóng tích", ngày 28.12.1946. 25. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946), Sắc lệnh số 6-SL "Về việc truy tố những người can tội ăn chộm, ăn cắp, tự ý phá huỷ, cắt dây điện thoại và dây điện tín", ngày 15/01/1946. 26. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1947), Sắc lệnh số 19-SL "Tổ chức Toà án binh trong toàn cõi Việt Nam (Trừ các Toà án binh đặt tại mặt trận", ngày 16.02.1947. 27. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1947), Sắc lệnh số 45-SL "Đặt một Toà án binh tối cao", ngày 25.4.1947. 28. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1948), Sắc lệnh số 12-SL, ngày 12.3.1948. 29. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1949), Sắc lệnh số 68-SL "Ấn định kế hoạch thực hành các công tác Thuỷ nông và thể lệ bảo vệ các công trình Thuỷ nông", ngày 18.6.1949. 30. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 106-SL "Định việc trừng trị những tội làm chậm trễ hay ngăn trở việc thi hành nghĩa vụ quân sự và lệnh tòng quân ", ngày 15.6.1950. 31. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1950), Sắc lệnh số 85-SL "Cải cách bộ máy Tư pháp và Luật Tố tụng", ngày 22.5.1950. 32. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953), Sắc lệnh số 133-SL, ngày 20.10.1953. 33. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953), Sắc lệnh số 150-SL "Thành lập Toà án nhân dân đặc biệt ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất", ngày 12.4.1953. 12 34. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1953), Sắc lệnh số 151-SL "Trừng trị địa chủ chống pháp luật trong khi và ở những nơi phát động quần chúng thi hành chính sách ruộng đất", ngày 12.4.1953. 35. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1956), Sắc lệnh số 267-SL "Trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của Nhà nước và nhân dân, cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch Nhà nước", ngày 15.6.1956. 36. Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1976), Quyết định số 29/QĐ/76 " Về trừng trị các tên Tư sản mại bản phạm tội lũng đoạn, đầu cơ, tích trữ, phá rối thị trường", ngày 27.5.1976. 37. Đảng công sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 38. Trần Văn Độ (2005), “Thi hành hình phạt tử hình ở một số nước trên thế giới và vấn đề hoàn thiện pháp luật về thi hành hình phạt tử hình ở Việt Nam”, Nhà nước pháp luật, (3), tr. 66. 39. Thiên Đức (2004), Sẽ bỏ án tử hình đối với một số tội phạm kinh tế, Bài báo đăng trên báo pháp luật thứ ba, ngày 20.4.2004. 40. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2010), Những điều cần biết về hình phạt tử hình, Nxb Lao động - Xã hội. 41. Đỗ Đức Hồng Hà (2009), “Hoàn thiện hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự Việt Nam, qua tham khảo bộ luật hình sự Trung Hoa”, Tạp chí kiểm sát, (21), tr. 44 -47. 42. Hội đồng kinh tế-Xã hội (1984), Nghị quyết 1984/50 ngày 25/5/1984 về những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người phải đối măt với hình phạt tử hình, Hà Nội. 43. Hội đồng Nhà nước (1981), Nghị quyết số 14-QN/HĐNN7 ngày 28.8.1981 "Đối với những vụ án tử hình", Hà Nội. 13 44. Hội đồng Thẩm phán TANDTC (2001), Nghị quyết số 01/2001/NQHĐTP ngày 10/5/2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của các điều 139, 193, 194, 278, 279 Bộ luật hình sự 1999, Hà Nội. 45. Hội luật gia Việt Nam (2008), Hình phạt tử hình trong Luật quốc tế, NXB Hồng đức Hà Nội. 46. Bùi Văn Hưng (2015), “Vài nét về chế độ tử hình ở Hàn Quốc và một số liên hệ với Luật hình sự Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát, (6), tr. 54- 63. 47. Huỳnh Quốc Hùng (2013), “Cần quy định rõ trong Bộ luật hình sự các chế định phạm tội nghiêm trọng trong trường hợp nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng”, Tạp chí kiểm sát, (4), tr. 33. 48. Nguyễn Mạnh Kháng (2000), “Hình phạt: Một số vấn đề lý luận”, Nhà nước pháp luật, (10), tr.21. 49. Nguyễn Mạnh Kháng (2000), “Quan điểm tiếp cận hiệu quả của hình phạt”, Nhà nước pháp luật, (8). 50. Lê triều (1428), Bộ Luật Hồng Đức. 51. Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người. 52. Liên hợp quốc (1966), Công ước về các quyền dân sự và chính trị. 53. Phạm Văn Lợi (2006), Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi hành hình phạt tư hình (sách chuyên khảo) , Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. 54. Phạm Văn Lợi (2007), Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, Nxb Tư pháp Hà Nội. 55. Đàm Cảnh Long (2014), “Cần hoàn thiện các quy định pháp luật về thi hành án hình sự nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành án hình sự của Tòa án”, Tạp chí kiểm sát, (20), tr. 45-46. 56. Phạm Thị Kim Ngân (1995), Tâm lý học Tư pháp, tr.170-171, Nxb TPHCM, TPHCM. 57. Trần Công Phàn (2014), “Một số định hướng sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự đáp ứng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, Tạp chí kiểm sát, (16), tr. 2- 12. 14 58. Đỗ Mạnh Quang (2013), “Cần nghiên cứu thu hẹp phạm vi các tội danh có quy định hình phạt tử hình trong Bộ luật hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (4), tr. 28-32. 59. Quốc hội (1997), Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1985, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Quốc hội (2000), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1998, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 61. Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 62. Quốc hội (2007), Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội. 63. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự số 53/2010/QH12, Hà Nội. 64. Quốc hội (2011), Bộ luật hình sự của nước CHXHCN Việt Nam năm 1999, được sửa đổi bổ sung một số điều năm 2009, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 65. Quốc hội (2014), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 2013, Nxb Hồng đức Hà Nội. 66. Quốc hội (2015), Bộ luật hình sự 2015 (Dự thảo trình Quốc hội thông qua ngày 27/11/2015), Hà Nội. 67. Nguyễn Sơn (2002), “Bàn về bản chất và chức năng của hình phạt”, Nhà nước và pháp luật, (9), tr. 43-45. 68. Đắc Thái (2015), “Xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi) góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN, bảo vệ tốt hơn quyền con người, quyền công dân”, Báo bảo vệ pháp luật, (70), thứ 3 ngày 01.9.2015, tr. 9, 10. 69. Đinh Xuân Thảo (2009), “Một số góp ý về dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự”, Tạp chí kiểm sát, (10), tr. 33. 15 70. Thủ tướng Chính phủ (1955), Thông tư số 442/TTG "Về trừng trị một số tội phạm", Hà Nội. 71. Thủ tướng Chính phủ (1955), Thông tư số 556/TTG "Bổ khuyết Thông tư 442/TTg ngày 19.01.1955 Về trừng trị một số tội phạm", Hà Nội. 72. Vũ Thị Thuý (2010), Hình phạt tử hình trong Luật hình sự Việt Nam, Sách chuyên khảo, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh. 73. Trần Quang Tiệp (2003), "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thi hành hình phạt tử hình", Nhà nước và pháp luật, (3), tr.43. 74. Tòa án nhân dân - Tòa án nhân dân tối cao (2010), “Làm chết tử tù có phạm tội?”, Tạp chí Tòa án nhân dân, (23), tr. 30 - 34; 14. 75. Toà án nhân dân tối cao (1990-2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án các năm từ (1990-2005), Hà Nội. 76. Tòa án nhân dân tối cao (1997), Công văn số 127/KHXX ngày 21/11/1997“Về thi hành hình phạt tử hình”, Hà Nội. 77. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Nội vụ (1997), Thông tư liên tịch số 02/1998/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA “Về thi hành hình phạt tử hình”, ngày 21/11/1997, Hà Nội. 78. Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ Tư pháp – Bộ Công An (2000), Thông tư liên tịch số 01/2000/TTLT-TANDTCVKSNDTC - BTP - BCA “Hướng dẫn thi hành mục 3 Nghị quyết số 32/1999/QH10 của Quốc hội (21/12/1999) và Nghị quyết số 299/2000/NQUBTVQH10” của Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội (28/01/2000), Hà Nội. 79. Trường Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, NXB Giáo dục Hà Nội. 80. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân Hà Nội. 16 81. Hoàng Anh Tuyên (2015), “Những nội dung cơ bản sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Bộ luật hình sự sửa đổi”, Báo bảo vệ pháp luật (70), tr. 11, 14. 82. Phạm Minh Tuyên (2013), “Một số vấn đề về xét xử tội phạm khủng bố và tài trợ khủng bố theo điều 230a và điều 230b của Bộ luật hình sự và thực tiễn áp dụng”, Tạp chí kiểm sát, (4), tr. 52-59. 83. Đào Trí Úc (1993), Mô hình lý luận về Bộ luật hình sự Việt Nam, tr. 138139, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 84. Đào Trí Úc (1994), Những vấn đề lý luận của việc đổi mới pháp luật hình sự trong giai đoạn hiện nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 85. Đào Trí Úc (1997), Nhà nước và Pháp luật của chúng ta trong sự nghiệp đổi mới, Nxb khoa học Hà Nội. 86. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, tr. 222, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 87. Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Trương Thị Hồng Hà (2015), Quyền sống và Hình Phạt tử hình, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, Hà Nội. 88. Mai Khắc Ứng (2009), “Trần Trọng Kim Việt Nam sử lược”, Tạp chí Xưa & Nay, (346). 89. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1978), Pháp lệnh về việc ân giảm án tử hình và xét duyệt án tử hình, Hà Nội. 90. V.I. Lênin (1978), Toàn tập, Tập 3, tr.119-120, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 91. V.I. Lênin (1997), Toàn tập, Tập 4, Nxb Tiến bộ, Maxcơva. 92. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (1995-2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành kiểm sát các năm từ 1995-2005, Hà Nội. 93. Viện nghiên cứu khoa học Pháp lý (1995), Hình phạt trong Luật hình sự Việt Nam, tr.25, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 94. Trương Quang Vinh (1998), "Dư luận xã hội một số nước về việc áp dụng hình phạt tử hình", Luật học, (3). 17 95. Võ Khánh Vinh (2005), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 96. Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Giáo trình Luật thi hành án hình sự Việt Nam, tr.119, 124, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 97. Nguyễn Xuân Yêm (2004), Án tử hình và sự hành hình tử tội, http://www.cand.com.vn. II. Tài liệu tiếng Anh 98. Cesare Beccaria (1963), On Crimes and Punishment, trans. Henry Paolucci Indianapolis: Bobbs-Merrill. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan