Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường đ...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường đại học hồng đức thanh hoá

.DOC
81
199
91

Mô tả:

1 LỜI CẢM ƠN Sau hơn 2 năm nghiên cứu nghiêm túc, khẩn trương, dưới sự giúp đỡ tận tình của PGS.TS. Hà Văn Hùng (Trường Đại học Vinh) luận văn cơ bản được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Hà Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy phản biện, cảm ơn tập thể các thầy giáo, cô giáo khóa sau đại học Trường Đại học Vinh, các cán bộ giáo viên, các bạn sinh viên Trường Đại học Hồng Đức đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ giáo viên Khoa GDTC Trường Đại học Hồng Đức đã có những đóng góp ý tưởng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn tập thể học viên lớp K14 - Quản lý giáo dục, khóa học 2006 – 2008 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi có được kết quả này. Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, người thân đã ủng hộ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và thực hiện thành công luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong được sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của các Giáo sư, Tiến sĩ, các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để kết quả nghiên cứu tiếp theo được hoàn thiện hơn, góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. Nghệ An, ngày 05 tháng 01 năm 2009 TÁC GIẢ Nguyễn Thanh Dũng 2 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN 1 2 3 4 GD-ĐT GDTC HS-SV TDTT Giáo dục và đào tạo Giáo dục thể chất Học sinh, sinh viên Thể dục thể thao 3 MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................................... BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN .................................................................................................................................... MỤC LỤC .................................................................................................................................... MỞ ĐẦU .................................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................................... 2 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................................................... 3 5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................................................... 3 6.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu .................................................................................................................................... 3 6.2. Phương pháp phỏng vấn 4 .................................................................................................................................... 4 6.3. Phương pháp quan sát sư phạm .................................................................................................................................... 4 6.4. Phương pháp test (kiểm tra sư phạm) .................................................................................................................................... 4 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm .................................................................................................................................... 4 6.6. Phương pháp toán học thống kê .................................................................................................................................... 5 7. Cấu trúc của luận văn .................................................................................................................................... 5 8. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................................................................... 5 9. Đóng góp của luận văn .................................................................................................................................... 5 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................................... 6 1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác GDTC .................................................................................................................................... 6 1.2. Sự phát triển của Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa .................................................................................................................................... 9 5 1.3. Quản lý quá trình dạy học .................................................................................................................................... 12 1.3.1. Vị trí, nhiệm vụ của GDTC trong các trường học ở nước ta .................................................................................................................................... 12 1.3.2. Những cơ sở lý luận của khoa học tổ chức quản lý GDTC .................................................................................................................................... 13 1.4. Chương trình, kế hoạch đào tạo môn GDTC .................................................................................................................................... 14 1.4.1. Khái niện GDTC .................................................................................................................................... 14 1.4.2. Cấu trúc, nội dung GDTC trong trường học những nội dung chính của TDTT trường học gồm .................................................................................................................................... 14 1.4.3. Một số yếu tố đảm bảo công tác GDTC .................................................................................................................................... 15 1.5. Đánh giá chất lượng giáo dục đại học .................................................................................................................................... 15 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC HỌC TẬP MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC – THANH HÓA .................................................................................................................................... 18 2.1. Đặc điểm xã hội của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa .................................................................................................................................... 18 6 2.2. Kết quả điều tra phỏng vấn đội ngũ giáo viên .................................................................................................................................... 20 2.3. Cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ .................................................................................................................................... 21 2.4. Thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Hồng Đức - Thanh Hóa .................................................................................................................................... 24 2.4.1. Nội dung .................................................................................................................................... 24 2.4.2. Phương pháp tổ chức quá trình giảng dạy .................................................................................................................................... 24 2.4.3. Kết quả phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên TDTT về thực trạng công tác GDTC của nhà trường .................................................................................................................................... 25 2.5. Thực trạng công tác cán bộ - hệ thống tổ chức quản lý – cơ sở vật chất của nhà trường .................................................................................................................................... 28 2.6. Thực trạng chất lượng GDTC của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức Thanh Hóa .................................................................................................................................... 30 2.6.1. Kết quả kiểm tra lý luận và kỹ năng thực hành .................................................................................................................................... 30 2.6.2. Khảo sát trình độ thể lực của sinh viên .................................................................................................................................... 31 7 2.7. Kết quả điều tra về tiêu chuẩn rèn luyện của HS-SV .................................................................................................................................... 37 CHƯƠNG III. ĐỀ XUÂT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC – THANH HÓA .................................................................................................................................... 39 3.1. Những căn cứ để lựa chọn các giải pháp .................................................................................................................................... 39 3.2. Xây dựng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức .................................................................................................................................... 40 3.3. Xây dựng các giải pháp nhằm quản lý thực hiện tốt chương trình GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa .................................................................................................................................... 42 3.4. Xây dựng các giải pháp nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên .................................................................................................................................... 42 3.5. Tổ chức tuyên truyền đội viên, nhận thức về vai trò công tác tổ chức trong nhà trường .................................................................................................................................... 43 3.6. Đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ công tác GDTC .................................................................................................................................... 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 8 .................................................................................................................................... 55 A. KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .................................................................................................................................... 55 B. .................................................................................................................................... 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................................................... 57 Phụ lục 1 ................................................................................................................................ 1 Phụ lục 2 ................................................................................................................................ 2 Phụ lục 3 ................................................................................................................................ 3 Phụ lục 4 ................................................................................................................................ 5 Phụ lục 5 ................................................................................................................................ 6 Phụ lục 6 ................................................................................................................................ 8 Phụ lục 7 ................................................................................................................................ 11 9 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí công tác thể dục thể thao (TDTT), đặc biệt là việc phát triển phong trào tập luyện TDTT toàn diện, phong trào thể thao quần chúng, thể thao cho mọi người. Ngày nay, phong trào TDTT đã được phát triển rộng rãi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, các môn học thể dục đã được đưa vào giảng dạy ở hầu hết các trường học từ mẫu giáo đến đại học. Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước được thể hiện qua các chính sách, giải pháp, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ và các bộ, ngành liên quan về công tác giáo dục, đào tạo, trong đó có giáo dục thể chất (GDTC). Những sự quan tâm đó đem lại hiệu quả rõ nét như: Chúng ta đã có những nội dung, chương trình GDTC cho các trường từ mẫu giáo đến đại học. Đã đào tạo được đội ngũ giáo viên TDTT; các trường các cấp đã xây dựng sân bãi, mua sắm được một số dụng cụ tập luyện nhất định phục vụ cho công tác giảng dạy. Đặc biệt, chúng ta đã có những văn bản pháp quy để hướng dẫn việc thực hiện công tác GDTC ở trường học, của cán bộ quản lý, cán bộ giáo viên và của học sinh, sinh viên (HS-SV). GDTC trong trường học là một hoạt động TDTT, giữ vai trò quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hóa thể chất cho HS-SV. Nghiên cứu sự phát triển thể chất của các lớp người nói chung và thế hệ trẻ nói riêng, qua các giai đoạn lịch sử có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn - đối với công tác giảng dạy và rèn luyện thân thể trong các nhà trường. Việc tiến hành GDTC sao cho phù hợp với từng đối tượng trong xã hội đặc biệt là đối với lứa tuổi HS-SV là một vấn đề mang tính cấp thiết. Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường học, các cấp là một mặt của giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), góp phần thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Chất lượng của hệ thống đào tạo phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó khả năng quản lý của lãnh đạo, trình độ giáo viên, nội 10 dung chương trình, cơ sở vật chất, trang thiết bị… là một trong những yếu tố then chốt quyết định tới kết quả đào tạo. Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa được thành lập theo Quyết định số 797/TTG ngày 24 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở 3 trường Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trường Đại học Hồng Đức trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và chịu sự quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT và các Bộ, ngành Trung ương. Đây là một trường đại học công lập, trường đại học đa cấp, đa lĩnh vực, Trường mới được thành lập hơn 10 năm nên còn tồn tại khá nhiều vấn đề như: Cán bộ giáo viên, phụ huynh, sinh viên chưa coi trọng giờ học thể dục; Công tác quản lý, nhất là quản lý bằng văn bản còn thiếu chặt chẽ; Trình độ giáo viên còn thấp; Cơ sở vật chất, sân bãi, dụng cụ còn hạn chế … Đặc biệt là các chương trình, tài liệu chuyên môn chưa thống nhất đã ít nhiều ảnh hưởng lớn đến chất lượng GDTC nói riêng và chất lượng đào tạo của nhà trường nói chung. - Việc nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả GDTC là yếu tố rất cần thiết trong thực tiễn giảng dạy. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn và tiến hành nghiên cứu đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa”. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới đối với Trường Đại học Hồng Đức, để nhằm khắc phục những thiếu sót trong quá trình giảng dạy, hoàn thiện dần chương trình môn học và nâng cao hiệu quả công tác GDTC đối với sinh viên các lớp Đại học thuộc Đại học Hồng Đức đang theo học chương trình GDTC của Bộ GD-ĐT ban hành. Kết quả nghiên cứu sẽ được đưa vào ứng dụng rộng rãi trong toàn Trường Đại học Hồng Đức và là tài liệu tham khảo để góp phần nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên các trường đại học, cao đẳng của tỉnh và của toàn quốc. 2. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDTC, nghiên cứu thực trạng công tác GDTC ở Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, xu hướng phát triển giáo dục của nhà trường, chúng tôi đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 11 Các cán bộ giảng dạy TDTT, cán bộ quản lý và sinh viên hệ đại học Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, các chương trình môn học GDTC và các văn bản pháp quy hiện hành có liên quan đến lĩnh vực GDTC trong trường học. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu đề tài cần tiến hành giải quyết các nhiệm vụ sau: - Đánh giá thực trạng công tác GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. - Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả GDTC Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. - Đánh giá kết quả của các giải pháp đã áp dụng tại Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 5. Giả thuyết khoa học: Từ cơ sở lý luận và tiễn có thể đề xuất được những giải pháp khoa học có tính khả thi mà qua đó nâng cao được chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 6. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu trên chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 6.1. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu được sử dụng rộng rãi với mục đích nhằm tham khảo các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng, Nhà nước, Ngành TDTT và Bộ GD-ĐT về định hướng phát triển công tác GDTC. Từ phân tích tiếp thu và sử dụng các thông tin khoa học liên quan cần thiết, tổng hợp lại thành những vấn đề cơ bản có tính định hướng cần thiết. Với đề tài này, sử dụng phương pháp phân tích và tổng họp tài liệu có liên quan tới vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và GDTC nói riêng. Lý luận và phương pháp giáo dục TDTT, tâm lý học TDTT, sinh lý học TDTT, các chương trình thể thao quốc gia trong nước và ngoài nước, các Văn bản, Nghị quyết của Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD-ĐT, Ủy ban TDTT, các Văn bản tổng kết hồ sơ giảng 12 dạy… của Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp nâng cao chất lưọng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 6.2. Phương pháp phỏng vấn: Cùng với việc thu thập các thông tin từ việc phân tích tài liệu khoa học chúng tôi còn thu thập các thông tin từ các chuyên gia, các nhà khoa học, các giáo viên TDTT, các nhà quản lý thông qua hình thức phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp bằng phiếu hỏi. 6.3. Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này được sử dụng để khảo sát, phân tích đáng giá khách quan thực trạng GDTC trong sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. Phương pháp quan sát sư phạm có 3 loại chính: - Quan sát sư phạm trực tiếp. - Quan sát sư phạm bằng các phương tiện máy móc. - Quan sát sư phạm bằng việc khảo sát, đo đếm. 6.4. Phương pháp test (kiểm tra sư phạm): Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích kiểm tra thể lực và kỹ, chiến thuật ở một số môn thể thao (theo chương trình đào tạo). Trong quá trình giảng dạy chương tình GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa, quá trình kiểm tra sư phạm được mô tả cụ thể ở phần giải quyết nhiệm vụ 2 của đề tài. 6.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Các vấn đề nghiên cứu chỉ có thông qua thực tiễn kiểm chứng bằng thực nghiệm sư phạm mới đủ tin cậy, để xác định vấn đề được giải quyết có cơ sở khoa học hay không. Chúng tôi tiến hành thực nghiệm so sánh trên 160 sinh viên, với hệ thống các giải pháp cơ bản đã được xác định, có ảnh hưởng các hoạt động ngoại khóa của sinh viên … Tùy theo mức độ thay đổi điều kiện cơ bản của thực tế, cho ra 3 loại thực nghiệm: - Thực nghiệm trong điều kiện tự nhiên: Điều kiện thực tế huấn luyện giảng dạy thì điều kiện không bị thay đổi hoặc ít bị thay đổi. - Thực nghiệm theo mô hình: Trong đề tài này với mục đích kiểm nghiệm hiệu quả của các giải pháp đề xuất, đã tiến hành thực nghiệm sư phạm trong điều kiện tự nhiên để kiểm định hiệu quả của các giải pháp. 13 Trên cơ sở kiểm tra các chỉ số đánh giá chất lượng giảng dạy bởi trước khi thực hiện giải pháp so sánh với kết quả kiểm tra các chỉ số đánh giá hiệu quả chất lượng GDTC sau khi thực hiện các giải pháp để làm sáng tỏ hiệu quả của các giải pháp đề suất. 6.6. Phương pháp toán học thống kê: Phương pháp này được sử dụng để sử lý số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu thực trạng GDTC và xác định hiệu quả của các giải pháp để xuất. 7. Cấu trúc của luận văn: Ngoài lời cảm ơn, phần mở đầu, kết luận, các biểu bảng, các ký hiệu viết tắt và phụ lục, luận văn được thực hiện trong 3 chương: - Chương I. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. - Chương II. Thực trạng về việc học tập môn GDTC của sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. - Chương III. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 8. Tổ chức nghiên cứu: 8.1. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 12 năm 2008 được tiến hành theo các giai đoạn sau: - Giai đoạn 1: tháng 11 năm 2007 xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu. - Giai đoạn 2: từ tháng 11 năm 2007 đến tháng 05 năm 2008 giải quyết nhiệm vụ. - Giai đoạn 3: từ tháng 05 năm 2008 đến tháng 09 năm 2008 giải quyết nhiệm vụ (tiếp). - Từ tháng 09 năm 2008 đến tháng 12 năm 2008 hoàn thành đề tài, viết báo cáo tóm tắt và bảo vệ trước hội đồng khoa học. 8.2. Địa điểm nghiên cứu: Trường Đại học Vinh. 9. Đóng góp của luận văn: - Luận văn nêu nên thực trạng công tác GDTC của Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa. 14 - Xây dựng được một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác GDTC của Trường Đại học Hồng Đức trong giai đoạn hiện nay. 15 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về công tác GDTC: - TDTT là một bộ phận cấu thành của nền văn hóa nhân loại. Do thấy rõ vai trò và tác dụng của TDTT đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà, nên ngay từ những ngày đầu dựng nước trong lúc đất nước ta đứng đầu trước thử thách ngàn cân treo sợi tóc. Bác Hồ của chúng ta mặc dù bận trăm công ngàn việc nhưng ngày 27 tháng 03 năm 1946 ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục, trong lời kêu gọi đó Bác đã viết: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng mới việc gì cũng cần có sức khỏe mới thành công. Vậy nên tập thể dục bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người dân yêu nước…”[18] hoặc “Mỗi người dân khỏe mạnh tức là góp phần cho cả nước khỏe mạnh” [18]. Để khẳng định vai trò quan trọng của công tác TDTT trong sự nghiệp cách mạng nước ta, ngày 27 tháng 03 năm 1964 Bác đã ký Sắc lệnh thành lập Nhà Thanh niên và Thể thao – Bác rất quan tâm đến sự nghiệp phát triển TDTT vì sức khỏe nhân dân, vì rằng việc gì cũng cần tới sức khỏe mới thành công. Bác kêu gọi toàn dân thường xuyên rèn luyện thể thao nhằm giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cho con người, tin yêu thế hệ trẻ. Quan tâm và chăm sóc đến sự phát triển thể chất của thế hệ trẻ. Thực hiện nguyện vọng của người, trong những năm qua Đảng ta với chủ trương: “Đảm bảo cho sự nghiệp TDTT của nước ta phát triển vững chắc, đem lại những hiệu quả thiết thực, từng bước xây dựng nền TDTT xã hội chủ nghĩa phát triển cân đối, có tính dân tộc, khoa học và dân chủ” [12]. Công tác TDTT cần coi trọng, nâng cao chất lượng GDTC trong trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo nhân dân rèn luyện TDTT hàng ngày[3]. Đồng thời, trong từng giai đoạn cách mạng tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể khác nhau. Đảng ta luôn có những Chỉ thị, Nghị quyết lãnh đạo kịp thời đề ra các chủ trương, đường lối nhằm đẩy mạnh công tác TDTT nói chung và công tác GDTC trong trường học nói riêng. Các Chỉ thị: 106/CTTW, 108/CTTW, 227/CTTW đều nhấn mạnh vai trò của TDTT như một công tác cách mạng quan trọng, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là chăm 16 sóc sức khỏe cho nhân dân đặc biệt là tuổi trẻ học đường, Chỉ thị số 112/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt nhiệm vụ và biện pháp sau: “Đối với HS-SV, trước hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn thể dục theo chương trình quy định có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập luyện và hoạt động thể thao ngoài giờ học”. Nghị quyết đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần VI đã ghi rõ: Từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen hàng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là thế hệ trẻ. Nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học...” Để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển sự nghiệp TDTT nước nhà. Trên cơ sở các nghị quyết, chỉ thị Đảng về mặt nhà nước, cũng đã ban hành nhiều văn bản có tính pháp quy về công tác TDTT cho từng thời kỳ. Chỉ thị số 48/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã phân tích sâu sắc tình hình công tác GDTC của HS-SV trong các trường học, phân tích các mặt thiếu sót, nguyên nhân, đề ra các giải pháp lớn nhằm đẩy mạnh việc giữ gìn sức khỏe cho HS-SV. Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị số 133/TTg về quy hoạch phát triển ngành nghề TDTT. Trong đó đã nêu: “Ngành TDTT phải xây dựng định hướng phát triển có tính chiến lược, trong đó quy định rõ các môn thể thao và tạo thành phong trào tập luyện rộng rãi của quần chúng; Bộ GD-ĐT cần đặc biệt coi trọng việc GDTC trong nhà trường, cải tiến nội dung giảng dạy TDTT nội khóa, ngoại khóa, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thể thao cho HS-SV ở các cấp học, quy chế bắt buộc ở các trường nhất là trường Đại học phải có sân bãi, phòng tập TDTT đáp ứng nhu cầu ở tất cả các cấp học” [2]. Pháp lệnh cũng đã khẳng định giáo dục, trong đó có GDTC từ con đường cơ bản để chuẩn bị nguồn nhân lực cho việc phát triển xã hội. Đặc biệt Quốc hội gần đây cũng đã thông qua Pháp lệnh về TDTT, trong Pháp lệnh có một số điều khoản quan trọng đối với sự phát triển ngành TDTT là: Điều 14 khoản 2: GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện cho người học. Điều 14 khoản 3: Nhà nước khuyến khích hoạt động TDTT ngoại khóa trong nhà trường. 17 Điều 18: Người học có nhiệm vụ học theo chương trình GDTC; được khuyến khích tạo điều kiện tham gia hoạt động TDTT được bồi dưỡng phát triển năng khiếu TDTT. Quán triệt nội dung của các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ; 2 ngành Giáo dục đào tạo và TDTT cũng đã ra Thông tư liên bộ, trong Thông tư này khẳng định: “Hai ngành nhất trí xây dựng chương trình mục tiêu, cải tiến nâng cao chất lưọng GDTC, sức khỏe, bồi dưỡng năng khiếu thể thao cho HS-SV…”. Đồng thời, kiến nghị với Nhà nước: “… phê duyệt thành chương trình quốc gia và đầu tư kinh phí thích đáng” [30]. Ngày 17 tháng 04 năm 1993 cũng đã có Thông tư liên bộ số 493 GDĐT/TDTT về việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng GDTC cho HS-SV đã nên rõ: “ … trong quá trình phát triển và đào tạo: GDTC là nội dung, giải pháp quan trọng, góp phần đào tạo thanh thiếu niên Việt Nam phát triển hài hòa về trí tuệ, thể chất, tinh thần và đạo đức. Đồng thời xây dựng nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của HS-SV. Hai ngành cũng đã đề ra quy chế GDTC lựa chọn cho HS-SV; tiến hành điều chỉnh và ban hành tài liệu giảng dạy, sách giáo khoa, sách hướng dẫn phương pháp giảng dạy và tập luyện thể thao: Thông tư cũng đề cập tới việc xây dựng quy hoạch đội ngũ giáo viên, hướng dẫn viên, quy hoạch sân bãi, dụng cụ phục vụ cho việc thực hiện chương trình nội, ngoại khóa cho HS-SV. Hai ngành GD-ĐT và TDTT đã thống nhất những biện pháp chủ yếu để nhằm tăng cường việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác GDTC trong trường các cấp. Để đưa công tác GDTC ở các trường thành một khâu quan trọng trong sự nghiệp giáo dục – đào tạo. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đã ra văn bản quyết định ban hành quy chế về công tác GDTC các cấp; quy chế nêu rõ: “GDTC được thực hiện trong hệ thống nhà trường từ mầm non đến đại học, góp phần đào tạo những công dân phát triển toàn diện. GDTC là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu GD-ĐT nhằm giúp cho con người phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Thể chất là một phần có kế hoạch hướng dẫn HS-SV tập luyện thường xuyên, tổ chức thi kiểm tra rèn luyện thân thể theo lứa tuổi và chỉ tiêu phát triển thể lực cho HSSV theo quy định của chương trình GDTC …” [34]. 18 Đặc biệt để bước vào thiên niên kỷ mới, thực hiện được sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hòa nhập với nền công nghiệp trí thức. Đảng ta càng coi trọng hơn sự nghiệp giáo dục. Những cụm từ: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu”, “Xã hội hóa giáo dục”, “công nghệ tri thức”… đã và đang biến thành hiện thực trong sự nghiệp giáo dục của Đảng và Nhà nước ta. Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta trong suốt thời kỳ cách mạng đã rất coi trọng công tác giáo dục đào tạo, trong đó có GDTC và coi đó là công việc của toàn xã hội: “Chăm lo sức khỏe con người là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung, của ngành TDTT nói riêng”. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả phong trào TDTT nhằm đáp ứng đòi hỏi của Đảng, của nhân dân và của sự nghiệp xây dựng đất nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa, văn minh, hiện đại, xã hội công bằng, dân chủ và tiến bộ. 1.2. Sự phát triển của Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa: Trường Đại học Hồng Đức – Thanh Hóa là trường đại học công lập duy nhất của tỉnh Thanh Hóa. Trường được thành lập theo Quyết địn số 797/TTg ngày 24 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở 3 trường: Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật, Cao đẳng Sư phạm, Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Mặc dù trường còn rất non trẻ nhưng các thế hệ giáo viên, cán bộ công nhân viên, sinh viên của nhà trường đã không ngừng phấn đấu để từng bước xây dựng nhà trường lớn mạnh, trưởng thành, lập được nhiều thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, kỹ sư, nhà kinh tế, nghiên cứu khoa học và tham gia các công tác xã hội. Về bộ máy: Nhà trường có 11 khoa và 1 bộ môn trức thuộc, 9 phòng chức năng, 2 ban, 4 trung tâm đào tạo và nghiên cứu, 1 trạm xá, 1 Trường Mầm non thực hành. * Các khoa và bộ môn trực thuộc: - Khoa Khoa học xã hội - Khoa Khoa học tự nhiên - Khoa Sư phạm mầm non - Khoa Sư phạm tiểu học - Khoa Ngoại ngữ - Khoa Kinh tế quản trị kinh doanh - Khoa Nông lâm ngư nghiệp 19 - Khoa Kỹ thuật công nghệ - Khoa Mac - Lênin - Khoa GDTC - Khoa Tại chức - Bộ môn Tâm lý - Giáo dục * Các phòng: - Phòng Đào tạo - Phòng Quản lý khoa học – Quan hệ quốc tế. - Phòng Công tác học sinh – sinh viên. - Phòng Tổ chức cán bộ. - Phòng Kế hoạch tài chính. - Phòng Hành chính tổng hợp. - Phòng Kiểm định chất lượng - Phòng Quản trị Vật tư thiết bị - Phòng Thanh tra giáo dục * Các ban: - Ban Quản lý nội trú. - Ban Quản lý dự án xây dựng. * Các trung tâm: - Trung tâm thông tin tư liệu thư viện. - Trung tâm bồi dưỡng cán bộ quản lý. - Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật. - Trung tâm giáo dục quốc phòng. Về nhân sự: Trường có 642 cán bộ viên chức trong biên chế. Trong đó có 3 chuyên viên chính, 118 giảng viên chính, 347 giảng viên và 174 cán bộ nhân viên. Trường có 35 Tiến sĩ, 201 Thạc sĩ. Hiện nay có 25 cán bộ giảng viên đang làm nghiên cứu sinh và 52 cán bộ giảng viên đang học Cao học trong và ngoài nước. Các tổ chức chính trị xã hội trong trường, đảng bộ nhà trường có 379 đảng viên, sinh hoạt ở 25 chi bộ; Công đoàn nhà trường có 700 đoàn viên, sinh hoạt ở 24 công đoàn bộ phận. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh nhà trường có 11 liên chi đoàn với 7.223 đoàn viên, sinh hoạt ở 155 chi đoàn. 20 Về HS-SV: STT Năm học 1 2 3 4 5 2003 - 2004 2004 - 2005 2005 – 2006 2006 – 2007 2007 – 2008 Hệ đào tạo Chính quy Không chính quy 6.161 3.714 4.249 3.885 5.466 3.977 4.847 3.968 4.441 3.991 Tổng 9.875 8.134 9.443 8.815 8.432 Trong 5 năm 2003 - 2008 đã có 13.665 học sinh sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, đặc biệt trường đã đào tạo cho ngành giáo dục 4.581 giáo viên trung học cơ sở có trình độ cao đẳng, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng ở trung học cơ sở trong những năm qua. Về chuyên ngành đào tạo: * Hệ tập trung. * Bậc đại học: - Năm 1998 – 1999 đào tạo cử nhân sư phạm toán và ngữ văn, kỹ sư trồng trọt. - Năm 1999 trở đi đào tạo cử nhân sư phạm cho các môn văn hóa khác, bác sỹ công cộng, cử nhân cao đẳng điều dưỡng, kỹ sư chăn nuôi thú y. * Bậc cao đẳng: - Khối sư phạm: Đào tạo giáo viên trung học cơ sở văn học - lịch sử, văn học địa lý, văn học - giáo dục công dân, toán - vật lý, toán - kỹ thuật công nghiệp, hóa – sinh, sinh - kỹ thuật nông nghiệp, tiếng anh, giáo viên tiểu học, giáo viên mầm non, năm 2001 đào tạo giáo viên thể dục – công tác đội. - Khối kinh tế kỹ thuật đào tạo các chuyên ngành: Trồng trọt - bảo vệ thực vật chăn nuôi thú y, lâm nghiệp, tài chính kế toán, quản trị kinh doanh, tin học… - Bậc trung học: Kế toán doanh nghiệp, kế toán ngân sách, điều dưỡng viên y tế, y sỹ y học dân tộc, y sỹ sản khoa, nữ hộ sinh, địa chính, giáo viên, mẫu giáo. * Hệ tại chức: Trường liên kết với các trường đại học đào tạo sinh viên các ngành: Kinh tế, kế toán, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, khách sạn du lịch, giao thông, chế biến nông lâm hải sản, sư phạm tiểu học, sư phạm mầm non…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất