Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình ở hà tĩnh hiện nay luận văn tốt n...

Tài liệu Một số giải pháp nhằm hạn chế bạo lực gia đình ở hà tĩnh hiện nay luận văn tốt nghiệp đại học

.DOC
74
217
112

Mô tả:

Trêng ®¹i häc vinh Khoa gi¸o dôc chÝnh trÞ Cï thÞ thanh nh MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc ngµnh chÝnh trÞ – luËt Vinh - 2011 0 Trêng ®¹i häc vinh Khoa gi¸o dôc chÝnh trÞ Cï thÞ thanh nh MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở HÀ TĨNH HIỆN NAY khãa luËn tèt nghiÖp ®¹i häc ngµnh chÝnh trÞ – luËt ngêi híng dÉn khoa häc Ts. Phan v¨n b×nh Vinh - 2011 Lời cảm ơn Để hoàn thành tốt khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân em còn nhận được sự giúp đỡ của Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Hà Tĩnh, Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Hà Tĩnh, sự quan tâm nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa, Hội đồng khoa giáo dục chính trị, các thầy cô giáo trong tổ bộ môn CNXH. Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th. s Phan Văn Bình - người đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong cả quá trình nghiên cứu khóa luận. Từ đáy lòng mình một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp 48 B3 chính trị- luật đã bên em và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành tốt khóa luận của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Cù Thị Thanh Như Mục Lục Trang A - Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................3 4. Phạm vi nghiên cứu...................................................................................3 5. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................4 6. Ý nghĩa của đề tài.....................................................................................4 7. Kết cấu của đề tài......................................................................................4 B - Phần nội dung Chương 1. Một sồ vấn đề lý luận về gia đình và bạo lực gia đình 1.1. Gia đình và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.................5 1. 1. 1. Khái niệm gia đình............................................................................5 1. 1. 2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình..............................8 1. 2. Bạo lực gia đình ...................................................................................11 1.2.1 Khái niệm............................................................................................11 1.2.2 Các hình thức bạo lực gia đình...........................................................13 1. 2. 2. 1. Bạo lực về thân thể (thể chất).....................................................13 1. 2. 2. 2. Bạo lực về tinh thần và tình cảm..................................................16 1. 2. 2. 3. Bạo lực về kinh tế và quan hệ xã hội...........................................18 1. 2. 3. Hậu quả của nạn bạo lực gia đình....................................................19 1. 2. 3. 1. Chủ thể, nạn nhân của bạo lực gia đình......................................19 1. 2. 3. 2 . Hậu quả của bạo lực gia đình......................................................22 Tiểu kết chương 1.........................................................................................29 Chương 2: Thực trạng và một số giải pháp nhằm hạn chế nạn bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh hiện nay 2. 1. Thực trạng về vấn đề bạo lực trong gia đình ở Hà Tĩnh.......................30 2. 1. 1. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội ở Hà Tĩnh.....30 2. 1. 1. 1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................30 2. 1. 1. 2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................33 2. 1. 2. Tình hình bạo lực gia đình trên thế giới và Việt Nam trong giai đoạn hiên nay. .......................................................................................................34 2. 1. 2. 1. Trên thế giới..................................................................................34 2. 1. 2. 2. Ở Việt Nam...................................................................................35 2. 1. 3 Thực trạng nạn bạo lưc gia đình ở Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. .37 2. 1. 3. 1. Khái quát về bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh.....................................37 2. 1. 3. 2. Một số hình thức bạo lực cụ thể....................................................39 2. 2. Nguyên nhân dẫn đến nạn bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh .......................47 2. 2. 1. Nguyên nhân trực tiếp.......................................................................47 2. 2. 2 . Nguyên nhân gián tiếp.....................................................................51 2. 3 .Giải pháp nhằm hạn chế vấn đề baọ lực gia đình ở tĩnh Hà Tĩnh hiện nay.................................................................................................................55 2. 3. 1. Giải pháp về giáo dục .....................................................................55 2. 3. 2. Giải pháp về kinh tế.........................................................................58 2. 3. 3. Giải pháp về nâng cao hiệu quả của pháp luật ................................60 2. 3. 4 .Giải pháp về các chính sách xã hội .................................................62 Tiểu kết chương 2.........................................................................................64 C - Kết luận ....................................................................................65 D - Tài liệu tham khảo...................................................................67 CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN BCH : Ban chấp hành BLGĐ : Bạo lực gia đình CMND : Chứng minh nhân dân CSĐT : Cảnh sát điều tra ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long LHPN : Liên hiệp phụ nữ LHQ : Liên Hợp Quốc NĐ – CP : Nghị định – chính phủ PGS-TS : Phó giáo sư – tiến sỹ TAND : Tòa án nhân dân TMDV : Thương mại dịch vụ UBND : Ủy ban nhân dân VHTT & DL : Văn hóa thể thao và du lịch VKSND : Viện kiểm sát nhân dân A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia đình gắn liền với đời sống của mỗi người. Trong xã hội từ xưa đến nay, gia đình luôn chiếm giữ vị trí quan trọng. Hồ Chủ Tịch đã nói: “rất quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt”. Chính vì vậy xây dựng gia đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người trong đó có tất cả chúng ta. Gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá nhân của mỗi thành viên mỗi công dân của xã hội. Từ thuở lọt lòng cho đến suốt cuộc đời, mỗi thành viên đều được nuôi dưỡng chăm sóc để trở thành công dân của xã hội, lao động cống hiến và hưởng thụ. Đóng góp cho xã hội trước hết và chủ yếu là thông qua gia đình và với gia đình. Sự yên ổn và hạnh phúc của mỗi gia đình là tiền đề điều kiện quan trọng cho sự hình thành, phát triến nhân cách và bảo đảm đạt hiệu quả cho các hoạt động lao động của xã hội. Đúng vậy, quan hệ giữa chồng với vợ, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em với nhau là quan hệ tình cảm thiêng liêng, cao quý, ấm áp…Gia đình là bến bờ bình yên ta tìm về những lúc vui buồn trong cuộc sống, là nơi thõa mãn những nhu cầu tình cảm và vật chất của các thành viên, bảo vệ và chia sẻ cùng ta trước những căng thẳng, sóng gió của cuộc đời. Gia đình trở thành “thiên đường trong thế giới không tim”. Thế nhưng có phải gia đình nào cũng là thiên đường không khi mà bạo lực gia đình đang là vấn đề mang tính toàn cầu, nó xẩy ra hầu hết ở các quốc gia trên thế giới. Đặc biệt trong xu thế hội nhập hiện nay thì vấn đề bạo lực đã, đang lan rộng và trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng và đặt ra cho xã hội văn minh nhiệm vụ cấp bách: phải làm gì để bảo vệ các nạn nhân, đặc biệt là bảo vệ phụ nữ trước những hành vi bạo lực? 1 Theo số liệu điều tra của Liên đoàn Phụ nữ toàn quốc, bạo lực gia đình đang đe dọa cuộc sống của 30% trong tổng số 270 triệu gia đình sống trên lục địa (theo Tạp chí khoa học về Phụ nữ, số 4/2003). Quả thực đó là một con số không nhỏ. Hậu quả của bạo lực gia đình gây ra là hết sức nghiêm trọng, nó không chỉ gây tổn thương về cuộc sống, sức khỏe, danh dự của các thành viên trong gia đình; mà còn vi phạm tới các chuẩn mực đạo đức xã hội, tiếp tay cho sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như: mại dâm, ma túy, trẻ em lang thang cơ nhỡ, nạn buôn bán trẻ em và phụ nữ…ảnh hưởng nặng đến sự phát triển của đất nước. Qua đó cho ta thấy bao lực không còn là việc “nội bộ” tự giải quyết trong mỗi gia đình mà đã trở thành một tệ nạn cần có sự quan tâm, chung tay chia sẻ của xã hội cũng như sự can thiệp của cộng đồng và pháp luật. Hà Tĩnh cũng là một trong những địa bàn mà vấn đề bạo lực gia đình đang tồn tại và gây nhức nhối trong dư luận. Để góp phần khắc phục những hậu quả thương tâm của nạn bạo hành gia đình ở Việt Nam nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng, tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hạn chế Bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh hiện nay” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề bạo lực gia đình ở Việt Nam trong khoảng 10 năm trở lại đây mới được nghiên cứu ở một số công trình của Hội Liên Hiệp Phụ nữ và một số tác giả trong nước với những hình thức và mức độ khác nhau. Chúng ta phải kể đến đề tài “Nghiên cứu bạo lực gia đình ở Việt Nam” của tiến sĩ Hoàng Bá Thịnh – chủ nhiệm bộ môn Giới và gia đình, Trường đại học Khoa học xã hội và nhân văn; bài viết “Lối sống gia đình ngày nay” của Mai Huy Bích, Nxb Phụ nữ; bài thuyết minh về bạo lực gia đình của hai tác giả Phạm Minh Trí và Vũ Miên Ly. Đề tài “Thực trạng và giải pháp giảm bạo lực gia đình đối với phụ nữ tại thành phố Đà Nẵng của tác giả Nguyễn Thị Hoàng Mai – Đại học kinh tế Đà Nẵng. Đề tài “Bạo lực gia đình – vấn 2 đề xã hội nghiêm trọng và phổ biến” của Thạc sỹ Thân Trung Dũng, khoa công tác đảng – Công tác chính trị - Học viện hậu cần. Đề tài “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và xây dựng một số giải pháp nâng cao bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình cho phụ nữ tỉnh Thái Bình” và đề tài “Áp dụng một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình ở nông thôn”của bác sỹ y khoa Trần Thị Ngọc Lan, Phó chủ tịch Hội LHPN. Trong các công trình nghiên cứu trên thì chỉ có đề tài của tác giả Trần Thị Ngọc Lan và tác giả Nguyễn Thị Hoàng Mai là đã tiếp cận vấn đề bạo lực gia đình ở hai địa phương cụ thể đó là tỉnh Thái Bình và thành phố Đà Nẵng. Đề tài đã đánh giá được thực trạng và đưa ra được một số giải pháp thiết thực để góp phần đẩy lùi những hậu quả xấu do bạo hành gia đình mang lại. Còn lại chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ về một địa phương cụ thể mà chỉ mới nghiên cứu chung chung, mang tính khái quát. Vì vậy, tôi mạnh dạn nghiên cứu vấn đề này với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế một phần nào nạn bạo lực gia đình ở tỉnh Hà Tĩnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Trên cơ sở lý luận và từ kết quả khảo sát thực trạng của vấn đề bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những hậu quả của nạn bạo hành gia đình ở Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 4. Phạm vi nghiên cứu Đây là đề tài có phạm vi nghiên cứu tương đối rộng, khóa luận này không có ý định đi sâu nghiên cứu chi tiết về nạn bạo hành gia đình một cách cụ thể. Khóa luận chỉ tập trung vào giải quyết các vấn đề sau: 3 - Khảo sát thực trạng của nạn bạo lực gia đình ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay - Kiến nghị và đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm hạn chế một phần nào đó nạn bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung. 5. Phương pháp nghiên cứu đề tài Để thực hiện đề tài này trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác lê – nin, tư tưởng Hồ chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề gia đình và bạo lực gia đình. Ngoài ra đề tài còn sử dụng các phương pháp cơ bản sau: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp tài liệu. Phương pháp thống kê số liệu. Phương pháp tiếp cận phỏng vấn. Phương pháp điều tra xã hội học. 6. Ý nghĩa của đề tài - Đề tài đóng góp một phần nhỏ bé giúp các cấp các ngành cũng như tất cả mọi người có thể có cách nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về vấn đề bạo lực gia đình và những tác động xấu của nó đến đời sống xã hội. Để từ đó mỗi người cần có thái độ lên án nhằm đẩy lùi nạn bạo hành gia đình trong cuộc sống. - Đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế nạn bạo lực gia đình ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và ở Việt Nam nói chung trong giai đoạn hiện nay. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, khóa luận gồm có 2 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về gia đình và nạn bạo lực gia đình Chương 2: Thực trạng và giải pháp nhằm hạn chế nạn bạo lực gia đình ở Hà Tĩnh trong giai đoạn hiện nay. 4 B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIA ĐÌNH VÀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 1.1. GIA ĐÌNH VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH 1. 1. 1. Khái niệm gia đình Trong ý thức cộng đồng các dân tộc, gia đình luôn được coi là tổ ấm, là môi trường đầu tiên phát sinh, nuôi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, tạo nên nhân cách con người Việt Nam. Vậy gia đình là gì? Cho đến nay đang có nhiều khái niệm về gia đình do xuất phát từ những góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau: Xã hội học xem gia đình là một ngành khoa học nghiên cứu về quan hệ xã hội trong phạm vi gia đình. Theo xã hội học thì gia đình được quan niệm “là một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống” [12, 70] Như vậy, theo bộ môn này hai yếu tố đặc thù của gia đình là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình được gắn kết với nhau bởi quan hệ trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi (kinh tế, văn hóa, tình cảm…). quan hệ hôn nhân được đảm bảo trên cơ sở pháp luật và một phần bởi phong tục tập quán trong nền văn hóa chung của xã hội. Cũng thuộc lĩnh vực xã hội học từ thực tiễn xã hội phương tây, nơi mà gia đình phần nào đã giải phóng cá nhân khỏi sự kiểm soát, ràng buộc trong những mối quan hệ với cộng đồng xã hội thì một nhóm mà xã hội học đã quan niệm gia đình là một nhóm người. 5 EW. Bugess và H.J.Locke coi: “gia đình là một nhóm người thống nhất với nhau bởi quan hệ huyết thống hoặc nhận con nuôi tạo thành một hộ duy nhất tác động qua lại và giao tiếp với nhau theo vai trò xã hội của riêng từng người trong số họ”. Kinglay David định nghĩa: “Gia đình là một nhóm người mà quan hệ của họ với nhau dựa trên cơ sở dòng dõi và do đó họ là họ hàng thân thích của nhau” [11, 24]. Cũng bàn về khái niệm và gia đình, từ điển triết học viết: “Gia đình – đơn vị xã hội, hình thức tổ chức quan trọng nhất của quan hệ cá nhân dựa trên hôn nhân và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc khác chung sống và có kinh tế chung” [20, 387] Qua khái niệm gia đình của “từ điển triết học”, ta thấy triết học đã đề cập đến khái niệm gia đình một cách khá hoàn chỉnh, nói lên được cơ sở quan trọng của gia đình chính là quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống, đồng thời chỉ rõ những quan hệ cơ bản giữa các thành viên trong gia đình với nhau như “quan hệ vợ và chồng”, “giữa cha mẹ và con cái”, “giữa anh chị em và những người thân thuộc khác”. Tất cả những mối quan hệ cơ bản này bất cứ trong chế độ xã hội nào cũng như trong hình thức giai đoạn nào đều tồn tại. Mối quan hệ này trở thành chủ đạo và chi phối những quan hệ khác trong gia đình và ngoài xã hội. Theo Giáo sư Lê Thi: “Khái niệm gia đình dùng để chỉ một nhóm xã hội hình thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại) cùng chung sống, đồng thời có thể có một số người được gia đình nuôi dưỡng tuy không có quan hệ máu mủ. Các thành viên trong gia đình gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi. Giữa họ có những ràng buộc mang tính pháp lý được Nhà nước thừa nhận và bảo hộ” [18, 18]. 6 Quan niệm gia đình của giáo sư Lê Thi không chỉ bao gồm quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống mà còn bao gồm cả quan hệ nhận con nuôi. Trong rất nhiều các khái niệm khác nhau về gia đình, “Từ điển tiếng việt” do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Gia đình là một tập hợp người cùng sống chung thành một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và dòng máu, thường gồm có vợ chồng, cha mẹ và con cái” [17, 16]. Như vậy, “Từ điển tiếng việt” đưa ra một khái niệm gia đình khá hoàn chỉnh, ngắn gọn và dễ hiểu. Bất kỳ đối tượng nào khi tiếp cận khái niệm này cũng có thể dễ dàng hiểu được gia đình là gì? Gia đình_một đơn vị nhỏ nhất trong xã hội, là hạt nhân của xã hội… Vấn đề gia đình là một trong những vấn đề giữ vị trí quan trọng của Chủ nghĩa Mác – lênin. Các Mác từng cho rằng: “quan hệ thứ ba ngay từ đầu tham dự vào quá trình phát triển lịch sử và hằng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người đã tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở, đó là quan hệ giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình” [4, 288]. Như vậy, quan niệm của Các Mác về gia đình đã nói rõ gia đình là một cộng đồng xã hội đặc biệt trong đó các thành viên gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân và huyết thống, đồng thời Các Mác cũng chỉ ra hai mối quan hệ cơ bản trong gia đình là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái. Đây là hai mối quan hệ làm nền tảng cho các mối quan hệ khác giữa các thành viên trong gia đình. Theo giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học – Nxb chính trị quốc gia Hà Nội 2006 định nghĩa như sau : “Gia đình là một trong những hình thức tổ chức cơ bản của đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục… giữa các thành viên”. 7 Ở nước ta hiện nay trong thời kỳ quá độ lên CNXH với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần trong đó có kinh tế hộ gia đình đóng vai trò rất quan trọng. Từ đó, xuất hiện khái niệm “hộ” và “hộ gia đình”. “Hộ” được hiểu như một nhóm người sống trong một mái nhà, có quỹ thu chi chung. Tuy nhiên, có trường hợp độc thân là sống một mình, có trường hợp là 2 – 3 người phụ nữ, nam giới hay người già cùng một hộ. Cuộc điều tra dân số ở nước ta năm 1989 đã đưa ra khái niệm “hộ gia đình” với định nghĩa bao gồm những người có quan hệ hôn nhân và huyết thống hoặc được nuôi dưỡng, có quỹ thu chi chung. Tóm lại, mặc dù khái niệm gia đình được các nhà khoa học nhìn nhận ở những bình diện, góc độ khác nhau nhưng nhìn chung thì gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, gia đình có một vị trí hết sức quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, gia đình là tế bào của xã hội, là yếu tố cấu thành xã hội, là nơi nuôi dưỡng mọi con người, là môi trường quan trọng để hình thành và giáo dục nhân cách, giáo dục ý thức công dân. Trình độ phát triển của lực lượng lao động và trình độ phát triển của gia đình là hai yếu tố quyết định những trật tự xã hội của con người ở một thời đại lịch sử của một quốc gia. Do vậy, khóa họp đặc biệt của Đại hội đồng LHQ về trẻ em tổ chức tại New York tháng 5/2002 tiếp tục khẳng định: “gia đình là vấn đề cơ bản của xã hội và do vậy cần được củng cố”. 1. 1. 2. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình Theo nghĩa đầy đủ, gia đình bắt đầu được hình thành khi hai người nam và nữ tổ chức đăng ký và làm lễ kết hôn. Đó là gia đình một thế hệ với hai vợ chồng son – giai đoạn phát triển thứ nhất của gia đình. Giai đoạn thứ hai bắt đầu khi có đứa con đầu lòng rồi lại có đứa con thứ hai (gia đình có con nhỏ trước khi đi học phổ thông). Giai đoạn thứ ba bắt đầu từ khi con đi học phổ thông tức là con cái bắt đầu vào cuộc đời lao động, học tập gian khổ để chuẩn bị trở thành người công dân. Giai đoạn thứ tư bắt đầu từ khi con 8 trưởng thành và ra ở riêng, nghĩa là con cái đã trở thành người công dân và có cuộc sống gia đình độc lập. Giai đoạn thứ năm là gia đình của đôi vợ chồng về già. Đặc biệt gia đình Việt Nam hiện nay đang phải đương đầu với một thử thách lớn khi chuyển từ mô hình truyền thống sang hiện đại. Để tồn tại và phát triển mỗi gia đình cần phải tìm cách thích ứng với những điều kiện mới, từng thành viên trong gia đình phải tự điều chỉnh các mối quan hệ trong gia đình. Thực tế cho thấy sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng cùng với những trào lưu tiến bộ về khoa học công nghệ có phần không tương xứng với sự phát triển văn hóa, xã hội đã làm đổ vỡ, mờ nhạt một số hệ thống giá trị tinh thần đạo đức ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Có không ít những gia đình Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, bế tắc, thậm chí tan vỡ kéo theo sự suy thoái về các định hướng giá trị, ảnh hưởng phần nào đến sự phát triển của thế hệ trẻ; mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình còn gặp không ít những khó khăn, khúc mắc và những vấn đề nan giải cần phải được giải quyết. Cũng do gia đình trải qua năm giai đoạn như trên nên đòi hỏi trong mỗi giai đoạn cụ thể mỗi thành viên trong gia đình cần phải có cách ứng xử phù hợp để duy trì sự tồn tại và phát triển của gia đình. Trong gia đình giữa các thành viên tồn tại bốn mối quan hệ cơ bản sau: – Thứ nhất, trong quan hệ vợ chồng, sự cư xử tốt đẹp trong quan hệ vợ chồng có tác dụng quyết định việc tạo ra không khí đầm ấm và điệu kiện thuận lợi để giáo dục con cái. Bí quyết để giữ gìn sự đầm ấm trong gia đình là vợ chồng phải luôn luôn hiểu nhau, chia sẻ, thông cảm cùng nhau, biết đáp ứng và tự hoàn thiện điều chỉnh hành vi của mình để đáp ứng tốt hơn các nhu cầu chính đáng của nhau. Nói chung, người đàn ông luôn mong muốn vợ mình là một ngừơi dịu dàng, yêu chồng, thương con, đảm đang chăm nom chồng con chu đáo trong các sinh hoạt hằng ngày từ bữa cơm cho đến giấc 9 ngủ. Giống như người xưa vẫn thường nói “tình yêu của người đàn ông thông qua dạ dày”. Đặc biệt tâm lý của người đàn ông không thích vợ mình là ngừời lắm điều, hay can thiệp vào mọi việc một cách quá nhiều khiến chồng mất tự do, hay quát mắng con cái làm cho gia đình không hạnh phúc, yên ấm… Về phía phụ nữ, họ thích chồng mình là người có tâm hồn cao thượng, bao dung, sống có trách nhiệm với gia đình, có ý chí mạnh mẽ, yêu thương và có thái độ đối xử khéo léo với vợ, biết quan tâm việc nhà, chăm sóc và trân trọng công lao của vợ. Trong năm giai đoạn phát triển nói trên của gia đình, tâm lý của vợ chồng có những diễn biến cụ thể khác nhau khi nhiệm vụ giáo dục con cái thay đổi, quan hệ cụ thể giữa các thành viên trong gia đình thay đổi. Do đó, vợ chồng tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhau là việc suốt đời, tình yêu vợ chồng cũng luôn đổi mới theo từng giai đoạn. Có làm như vậy mới thông cảm với nhau và biết cách tránh bất hòa hoặc có xẩy ra bất hòa cũng phát hiện ngay và giải quyết được kịp thời. – Thứ hai, quan hệ giữa cha mẹ và con cái điều rất quan trọng là tôn trọng nhân cách, phẩm giá của con. Khi con có sự sai trái thay vào đó là sự quát mắng thì cha mẹ phải giải thích, khuyên nhủ để con biết sai ở chỗ nào mà sữa chữa. Có như vậy, con cái mới hiểu lòng cha mẹ, tin yêu cha mẹ. Về phía con cái đối với cha mẹ phải biết kính trọng, lễ độ, vâng lời và chăm sóc cha mẹ, quan tâm đến cuộc sống, nhu cầu và nguyện vọng của cha mẹ, đem lại cho cha mẹ sự hài lòng và hạnh phúc. Cha mẹ đã già thường có mặc cảm mình là gánh nặng cho con cái và tuổi cao thường sinh ra trái tính, cho nên con cái phải có hiểu biết, thông cảm và có cách cư xử khéo léo, tế nhị. – Thứ ba, quan hệ giữa các anh chị em trong gia đình cần phải yêu mến, tôn trọng giúp đỡ lẫn nhau nhất là khi gặp khó khăn, hoạn nạn; cần phải biết bao dung và độ lượng trong cách cư xử, là anh chị phải biết bảo ban các em, là em phải vâng lời anh chị. Các thái độ ghen tỵ, tranh giành nhau hưởng 10 quyền lợi, đùn đẩy nhau làm nghĩa vụ đối với cha mẹ, ông bà …đều là thái độ xấu cần khắc phục. – Thứ tư, quan hệ giữa cháu và ông bà, các cháu phải kính trọng lễ độ, vâng lời ông bà, sẵn sàng giúp đỡ ông bà, chăm sóc ông bà lúc ốm đau, bệnh tật…vì ông bà luôn thương yêu cháu, vất vả, nhường nhịn, lo lắng cho cháu. 1. 2. Bạo lực gia đình 1. 2. 1. Khái niệm Bạo động trong gia đình là một vấn đề chính trong xã hội của chúng ta hiện nay. Bạo lực trong gia đình ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Đó là một tình trạng bi thảm riêng cho những người trải quả hậu quả tàn khốc của nó. Trước tiên chúng ta phải hiểu thế nào là hành hạ trong gia đình, bạo động trong gia đình? “Hành hạ trong gia đình là bất cứ hành động nào có liên quan đến bạo động vũ lực hoặc đe dọa kể cả dùng sức mạnh giam giữ gây thương tích cho thân thể hoặc đặt một người vào tình trạng lo sợ về công việc có thể bị thương tích cho bản thân vào một người bị hại”. Bước sang thế kỷ 21, bạo lực gia đình vẫn lan rộng và trở thành một hiện tượng phổ biến và nghiêm trọng. Hiện có nhiều khái niệm khác nhau về bạo lực gia đình nhưng khái niệm bạo lực gia đình của LHQ thông qua năm 1993 được các tổ chức cũng như các nhà khoa học trên thế giới chấp nhận rộng rãi. Theo đó, “bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ hành động bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến hoặc có thể dẫn đến những tổn thất về thân thể, tâm lý hay tình dục, hay những đau khổ của phụ nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, việc cưỡng bức hay tước đoạt sự tự do dù ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư” (United nations, 1995). Theo WHO “Bạo lực gia đình là việc đe dọa hay dùng sức mạnh thể chất hay quyền lực đối với bản thân, người khác hoặc đối với một nhóm người hay một cộng đồng người mà gây ra tổn thương, tử vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển” 11 Bạo lực trong gia đình là một khái niệm mới được dùng ở Việt Nam để chỉ bất kỳ một hành động bạo lực nào của thành viên trong gia đình gây ra hoặc có thể gây ra hậu quả làm tổn hại hoặc gây đau khổ cho các thành viên khác trong gia đình về thân thể, tình dục hay tâm lý. Có thể hiểu bạo lực gia đình là hành vi lạm dụng quyền lực (có hoặc không sử dụng vũ lực) nhằm hăm dọa, đánh đập một người thân trong gia đình để điều khiển, kiểm soát người đó. Trong Từ điển tiếng việt (2003) đưa ra khái niệm: “Bạo lực là sức mạnh dùng để trấn áp lật đổ”. Tuy nhiên, không phải mọi hình thức bạo lực trong xã hội đều mang tính chính trị, đều hướng vào việc lật đổ các đảng nhóm, phe phái chính trị. Người ta có thể dùng bạo lực để hành xử với nhau trong cuộc sống hàng ngày vì rất nhiều lý do. Các mối quan hệ xã hội là vô cùng đa dạng và phức tạp thì hành vi bạo lực trong việc xử lý các mối quan hệ này cũng đa dạng phức tạp như vậy. Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội. Nó là việc các thành viên trong gia đình sử dụng sức mạnh để xử lý các vấn đề trong gia đình. Nếu gia đình là một thiết chế xã hội đặc biệt, là hình thức thu nhỏ của xã hội thì BLGĐ cũng là một hình thức thu nhỏ và đặc biệt của bạo lực xã hội. Sự khác biệt giữa BLGĐ với các dạng thức bạo lực xã hội khác là ở chỗ BLGĐ lại diễn ra giữa những người thân, những người có cùng huyết thống, hôn nhân, những người sống dưới một mái nhà, nơi được coi là tổ ấm hạnh phúc của mỗi người. Theo PGS.TS Lê Thị Quý chuyên gia nghiên cứu về giới và bạo lực gia đình thì khái niệm bạo lực gia đình là: “Những hành vi ngược đãi, đánh đập, sỉ nhục của một hoặc nhiều thành viên trong gia đình làm tổn thương tới nhân phẩm, sức khỏe, tâm thần, tính mạng của một hay nhiều thành viên khác. Bạo lực xẩy ra giữa những người có quan hệ đặc biệt (vợ, chồng, con) 12 hoặc ruột thịt (ông bà, cha mẹ, anh chị em họ hàng) có thể trong cùng một mái nhà hoặc khác mái nhà” T.S Nguyễn Thị Hoài Đức đưa ra khái niệm về bạo lực gia đình “bạo lực gia đình là hành động của một người gây ra bằng việc sử dụng lợi thế về mặt quyền lực trong mối quan hệ vợ chồng (hay mối quan hệ giống như vợ chồng), vi phạm đến quyền và tự do của người kia và đe dọa đến sự bình yên của người kia bằng việc khiến họ phải chịu đựng đau khổ và tổn thương”. Hiện nay, nhờ có những cuộc đấu tranh trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, đặc biệt là các cuộc đấu tranh của phụ nữ vì bình đẳng và phát triển mà bạo lực gia đình được nhìn nhận như một trở ngại của phát triển và là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với quyền con người trong đó có quyền con người của phụ nữ. “Phần lớn bạo lực chống lại phụ nữ xẩy ra trong gia đình và người gây bạo lực gần như luôn là đàn ông, thường là chồng, người yêu, người yêu cũ hay những người đàn ông quen biết của phụ nữ”.(WHO 1998). Ở Việt Nam, lần đầu tiên khái niệm bạo lực gia đình được luật pháp hóa trong Luật phòng chống bạo lực gia đình: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về vật chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình” (Khoản 2, Điều 1 Luật phòng chống bạo lực gia đình). Trong vài chục năm về trước, nạn bạo lực gia đình được nhiều người cho là chuyện vặt, chuyện nội bộ của các gia đình. Nhưng trong nhận thức quốc tế cũng như Việt Nam trong thập niên qua, bạo lực gia đình đối với phụ nữ không còn là vấn đề riêng của gia đình mà là vấn nạn của xã hội, là vi phạm quyền con người, quyền bình đẳng của phụ nữ và của trẻ em. 1. 2. 2. Các hình thức bạo lực gia đình Tùy theo quan điểm và phương pháp tiếp cận, hiện có nhiều cách phân loại các hình thức bạo lực trong gia đình nhưng thường tập trung ở 3 loại cơ bản sau: Bạo lực thân thể (bạo lực thể chất); bạo lực tinh thần, tình cảm và 13 bạo lực về kinh tế và quan hệ xã hội. Theo đó bạo lực về thân thể chiếm khoảng 58,6 %; bạo lực về tinh thần và tình cảm chiếm khoảng 27 %; bạo lực kinh tế và quan hệ xã hội chiếm khoảng 14 %. 1. 2. 2.1. Bạo lực thân thể (bạo lực thể chất) Theo điều 2 Luật phòng chống bạo lực gia đình của Quốc hội quy định về các hình thức của bạo lực gia đình như sau: a. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng. b. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm. c. Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng. d. Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh chị em với nhau. đ. Cưỡng ép quan hệ tình dục e. Cưỡng ép tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ. g. Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình. i. Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở. h. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính. Theo đó Bạo lực thân thể là những hành vi gồm: – Xâm hại thân thể: là những hành vi mà người gây ra bạo lực thường sử dụng sức mạnh cơ bắp tay chân hoặc công cụ thậm chí cả vũ khí gây nên thương tích đối với nạn nhân. Hành vi đánh, đấm, tát, đá, túm tóc, giật bẻ 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất